Nguồn gốc tập tục đốt pháo ngày tết ở Trung Quốc

Chinese-new-year-firecrackers

Tác giả: Đào Hương Thục

Mỗi năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp là người ta có thể nghe thấy tiếng pháo nổ rải rác đó đây. Đặc biệt, đối với bọn trẻ hiếu động, chúng không thể cưỡng lại được sự hấp dẫn đến mê hoặc của pháo. Cả một băng pháo dài được chúng dỡ ra, một tay cầm que hương, tay kia cầm quả pháo, hứng khởi ném pháo vào nhau, đuổi nhau trong các ngõ nhỏ. Phía này có tiếng pháo, phía kia cũng là tiếng pháo. Tiếng pháo nổ đùng đoàng hòa lẫn với tiếng cười đùa của bọn trẻ lan truyền khắp nơi, như “nhắc nhở” mọi người về một năm mới đã đến.

Trong dân gian, đốt pháo như một nghi thức thì phải đến trưa 30 tháng Chạp mới chính thức bắt đầu. Mọi nhà, sau khi làm lễ cúng Tổ tiên, Thần tài đều phải đốt pháo để bày tỏ niềm vui trước thềm năm mới. Bởi vậy lúc này, tiếng pháo nối nhau không dứt từ nhà này sang nhà khác, từ nơi này đến nơi kia, không gian ngập tràn khói pháo và mùi lưu huỳnh. Continue reading “Nguồn gốc tập tục đốt pháo ngày tết ở Trung Quốc”

Saudi Arabia quy định trang phục phụ nữ như thế nào?

20150131_blp904

Nguồn: “Saudi Arabia’s dress code for women“, The Economist, 28/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Các nhà bình luận, chủ yếu không phải là người Saudi, đã bình luận ồn ào khi bà Michelle Obama, đệ nhất phu nhân của nước Mỹ, có mặt tại Saudi Arabia vào ngày 27 tháng Giêng trong một bộ quần áo rộng với màu sắc sặc sỡ và không mang khăn trùm đầu. Vương quốc giàu dầu mỏ này nổi tiếng với những phụ nữ mặc các bộ áo choàng dài màu đen được gọi là abaya, thường kết hợp với hijab (khăn trùm đầu) hay niqab (khăn trùm chỉ hở mắt), hoặc một bộ burqa (bộ đồ trùm từ đầu đến chân, chỉ hở đôi mắt). Vậy phụ nữ Saudi và nước ngoài thực sự nên ăn mặc như thế nào ở Saudi Arabia? Continue reading “Saudi Arabia quy định trang phục phụ nữ như thế nào?”

9 điều luật cổ đi trước thời đại

westindians-570x447

Nguồn:Top 10 Ancient Laws Way Ahead Of Their Time“, Toptenz.net, 24/03/2012.

Biên dịch: Hoàng Thảo Anh

Những bộ cổ luật đã được biên soạn bài bản từ cách đây hơn 4000 năm (từ khoảng những năm 2000 TCN). Đa số chúng thường có những quy định rất hà khắc và bị xem là man rợ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp, các luật lệ cổ xưa đó thực sự có tính từ bi và công bằng, thậm chí còn vượt trội nếu so với các nền pháp luật hiện hành.

9. Quyền động vật – Luật Brehon

“Việc cưỡi một con ngựa cho đến khi nó kiệt sức, bắt một con bò đau yếu làm việc quá mức hay hành hạ một con vật trong cơn giận dữ mà khiến nó gãy xương, là bất hợp pháp”

Nguồn: Luật Brehon (cổ luật của người Celtic, nay thuộc Ireland) Continue reading “9 điều luật cổ đi trước thời đại”

Lý giải sự kình địch giữa Iran và Ả-rập Saudi

iransaudi-1

Nguồn: Nawaf Obaid, “Iran’s Syrian Power Grab”, Project Syndicate, 19/11/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc mời Iran tham gia vòng đàm phán kế tiếp về cuộc khủng hoảng Syria tại Thủ đô Vienna (Áo) – lời mời vốn đã được nhắc lại vào tuần trước – có những ảnh hưởng sâu rộng. Trên thực tế, chính quyền hiện tại của Iran đang cố gắng phá vỡ thế cân bằng quyền lực đã kéo dài khoảng 1.400 năm, còn Ả-rập Saudi, vốn là cái nôi là thế giới Hồi giáo, sẽ không chấp nhận điều này.

Sự chia rẽ giữa Iran và Ả-rập Saudi, hai cường quốc nổi bật nhất Trung Đông của hai nhánh Hồi giáo Shia và Sunni, có nguồn gốc sâu xa. Nếu chúng ta muốn hiểu được những gì thật sự đang diễn ra tại Trung Đông ngày nay – không chỉ ở Syria – thì cần phải nhắc lại nguồn gốc của sự phân chia hai dòng Sunni và Shia, sự chia rẽ giữa Ả-rập và Ba Tư, và những cuộc đấu tranh giành quyền lực trong quá khứ của Đạo Hồi. Continue reading “Lý giải sự kình địch giữa Iran và Ả-rập Saudi”

27/11/1095: Giáo hoàng Urban II phát động thập tự chinh

council-of-clermont

Nguồn:Pope Urban II orders first Crusade,” History.com (truy cập ngày 26/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1095, trong bài phát biểu được cho là có ảnh hưởng nhất trong thời Trung cổ, Giáo hoàng Urban II đã phát động các cuộc thập tự chinh bằng cách kêu gọi tín đồ Cơ đốc giáo ở châu Âu tiến hành cuộc chiến chống người Hồi giáo nhằm giành lại vùng Đất Thánh, với lời kêu gọi “Deus vult!,” có nghĩa là “Thiên Chúa muốn thế!”

Sinh năm 1042 với tên Odo ở vùng Lagery (Pháp), Urban được bảo trợ bởi nhà cải cách vĩ đại, Giáo hoàng Gregory VII. Cũng như Gregory, Urban lấy cải cách nội bộ làm trọng tâm, lên án việc bán chức và lạm quyền của các linh mục vốn đang phổ biến trong giáo hội thời Trung cổ. Urban chứng tỏ mình là một giáo sĩ khôn khéo và quyền lực, và khi lên ngôi Giáo hoàng năm 1088, Urban đã sử dụng tài quản trị của mình để làm suy yếu sự ủng hộ dành cho các đối thủ, đáng chú nhất là Giáo hoàng Clement III. Continue reading “27/11/1095: Giáo hoàng Urban II phát động thập tự chinh”

Người Hồi giáo Sunni và Shia khác nhau ở chỗ nào?

20130525_blp512

Nguồn:What is the difference between Sunni and Shia Muslims?”, The Economist, 28/05/2013.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Các cuộc xung đột giữa hai giáo phái lớn của đạo Hồi, dòng Sunni và dòng Shia, diễn ra trên khắp thế giới Hồi giáo. Tại Trung Đông, sự kết hợp mạnh mẽ giữa tôn giáo và chính trị đã làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa chính phủ Shia của Iran và các quốc gia vùng Vịnh, nơi tồn tại các chính phủ Sunni. Năm ngoái, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew, một viện nghiên cứu chính sách, chỉ ra rằng 40% người Sunni không coi những người Shia là những người Hồi giáo thực thụ. Vậy thì  rốt cuộc điều gì khiến dòng Sunni khác biệt với dòng Shia và sự chia rẽ ấy sâu sắc đến mức độ nào? Continue reading “Người Hồi giáo Sunni và Shia khác nhau ở chỗ nào?”

8 điều có thể bạn chưa biết về bộ cổ luật Hammurabi

dioriet-stella-hammurabi-E

Nguồn:8 Things You May Not Know About Hammurabi’s Code“, History.com, 17/12/2013.

Biên dịch: Hoàng Thảo Anh

Gần 2000 năm trước Công Nguyên, Hoàng đế thứ 6 của Babylon là Hammurabi đã ban hành một đạo luật gồm 282 điều luật, thiết lập nên những tiêu chuẩn về đạo đức và công lý cho đế chế của mình ở vùng Lưỡng Hà. Được khắc trên một cột đá diorite cao khoảng 7,5 feet (2,4 m), những điều luật quy định hầu hết mọi vấn đề từ quyền sở hữu, hành vi phạm tội cho đến chế độ nô lệ và ly hôn, cũng như đưa ra những hình phạt tàn bạo đối với những ai làm trái. Bộ luật “tiền Kinh thánh” nổi tiếng này được xem là đã giúp đưa cuộc sống của người Babylon thời Hammurabi vào khuôn khổ, nhưng không dừng lại ở đó, sức ảnh hưởng của nó đã lan tỏa khắp thế giới cổ đại trong suốt hơn một thiên niên kỷ. Sau đây là những sự thật lịch sử thú vị đằng sau Bộ luật quan trọng nhất nhì thời cổ đại này. Continue reading “8 điều có thể bạn chưa biết về bộ cổ luật Hammurabi”

Người Aztec có thực sự giết người để tế thần?

2015-10-27-1

Nguồn: “Did the Aztecs really practice human sacrifice?”, History.com (truy cập ngày 27/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Có. Giết người để hiến tế thần linh là một phần không thể thiếu trong tôn giáo của người Aztec – cũng như của nhiều xã hội khác trên châu Mỹ, trong đó có người Maya. Một trong những niềm tin chủ đạo trong tín ngưỡng của người Aztec là thần mặt trời Huitzilopochtli cần phải được thường xuyên bồi bổ bằng máu người – được coi là một dạng lực sống linh thiêng – để có thể đưa mặt trời đi từ đông sang tây trên bầu trời. Những người bị giết để tế thần gồm những người tình nguyện, coi rằng lựa chọn của họ là vô cùng cao quý và vinh dự, và cả những tù binh mà người Aztec bắt được trong những cuộc chiến tranh liên miên của họ. Continue reading “Người Aztec có thực sự giết người để tế thần?”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.7)

Flag of Israel

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái

Khi nói về hành trình 4.000 năm của người Do Thái, chúng ta không thể không nhắc đến Chủ nghĩa Zion (Zionism), điểm sáng cuối cùng đã làm nên bước ngoặt của lịch sử Do Thái mà trên đó ý tưởng về Nhà nước Do Thái ngày nay đã nẩy mầm, lớn lên và kết thành cây trái ngay trên mảnh đất cổ xưa Canaan thấm đẫm máu và nước mắt.

Ngay trong Thời Kỳ Thánh Kinh [3000 TCN – 538 TCN] và cho đến thời điểm quốc gia Israel cổ đại bị người La Mã hủy diệt vào năm 70 CN, người Do Thái đã sinh hoạt như một quốc gia, được cho là đầu tiên trong lịch sử. Sau đó, suốt trong hơn mười chín thế kỷ, người Do Thái lưu vong, trên những vùng đất mà họ cư ngụ, đã hình thành nên một dân tộc tách biệt với những tổ chức quản lý phi-nhà nước theo cung cách riêng của mình, với ngôn ngữ duy nhất, phong tục độc đáo, những ý tưởng khác lạ, và một nền văn hóa rất khác biệt, chưa kể đến những thứ như trang phục quần áo và nghệ thuật. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.7)”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.6)

Cochin_Jews

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Cộng đồng Do thái lưu vong sau năm 70CN

Trước Công nguyên, do kết quả những cuộc xâm lăng, người Do Thái bị lưu đầy sang vùng đất Mesopotamia, đặc biệt là thủ phủ Babylon, rồi Ai Cập. Năm 70 CN, Ngôi Đền Jerusalem bị san bằng, hàng ngàn người Do Thái bị giết hoặc bị bắt làm nô lệ và bị lưu đầy phân tán đi khắp các miền của Đế quốc La Mã. Vào thời gian này có khoảng bảy triệu người Do Thái cư ngụ bên trong biên giới của Đế quốc La Mã, chiếm 10% dân số, và một triệu người sống bên ngoài biên giới chủ yếu ở Babylon.

Từ thời điểm này hành trình lưu vong của người Do Thái bắt đầu đẩy mạnh và lan rộng tới mọi vùng đất xa xôi khác trên trái đất, khởi đầu từ Trung Đông, sang vành đai Địa Trung Hải, rồi sau đó tiếp tục lan sang châu Âu, Bắc Phi, Đông Âu, Trung Hoa,… cuối cùng tới Bắc Mỹ. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.6)”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.5)

talmud584x360

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Cộng đồng người Do Thái lưu vong

Có thể nói cuộc xâm lăng Vương quốc Israel phương Bắc của người Assyria vào năm 720 TCN đã khởi đầu phong trào lưu vong (Diaspora) của người Do Thái sang các vùng đất khác trên thế giới, hình thành nên các Cộng đồng Do Thái lưu vong. Phong trào lưu vong càng phát triển mạnh vào cuối thế kỷ thứ nhất sau công lịch sau cuộc nổi dậy của người Do Thái chống lại người La Mã bị thất bại và quân La Mã phá hủy và san bằng Jerusalem vào năm 70. Có người bị ép buộc di cư. Có người tự ý. Dân tộc Do Thái bắt đầu cuộc đời trôi nổi, lang thang khắp Trung Đông, Địa Trung Hải và châu Âu qua nhiều thế kỷ. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.5)”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.4)

pb-121111-rabbis-cannon.photoblog900

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Những dấu ấn văn hóa lớn

Thời đại của các Ngôn Sứ [thế kỷ 8 – thế kỷ 5 TCN]

Một phần ba của Kinh Thánh Hebrew được viết bởi các ngôn sứ hay còn gọi là tiên tri (prophets). Theo ngữ nghĩa, nevi’im, trong tiếng Hebrew là ngôn sứ hay tiên tri, tức là người phát ngôn thay mặt Thiên Chúa, nhân danh Thiên Chúa. Họ có đặc sủng nhìn thấy những viễn ảnh qua sự linh ứng của Thiên Chúa. Ngoài chức năng nhân danh Thiên Chúa, ngôn sứ còn đóng những vai trò chính trị quan trọng trong xã hội, là người tư vấn cho hoàng gia, khởi xướng tình cảm quốc dân và hướng dẫn đạo đức cho xã hội. Nói cách khác, ngôn sứ là người đại diện cho lương tâm của Thiên Chúa, bênh vực cho công lý và con người. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.4)”

Ai đã tạo ra bảng chữ cái đầu tiên?

2015-10-21-1

Nguồn: “Who created the first alphabet?”, History.com (truy cập ngày 21/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trước khi bảng chữ cái ra đời, những hệ thống chữ viết sơ khai thường được tạo nên từ các ký tượng ghi hình gọi là chữ tượng hình, hoặc các loại chữ hình nêm được viết bằng cách ấn đầu bút trâm lên mặt đất sét mềm. Do những phương pháp này đòi hỏi phải có rất nhiều biểu tượng tượng trưng cho từng chữ viết một, nên việc viết chữ rất phức tạp và chỉ có một số nhỏ những kinh sư được đào tạo kỹ lưỡng mới làm được. Trong thiên niên kỷ thứ hai (ước tính vào khoảng năm 1850 – 1700) trước Công nguyên, một nhóm người nói tiếng Semit đã sử dụng một phần trong bộ chữ tượng hình Ai Cập để biểu đạt âm thanh của thứ tiếng họ nói. Loại chữ viết nguyên thủy xuất hiện ở vùng Sinai này thường được coi là bảng chữ viết có hệ thống đầu tiên, trong đó những biểu tượng riêng biệt tượng trưng cho các phụ âm đơn (không có biểu tượng cho các nguyên âm). Continue reading “Ai đã tạo ra bảng chữ cái đầu tiên?”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.3)

Jerus-n4i

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Những vị vua vĩ đại ban đầu Saul, David, Solomon

Saul là một nông dân thuộc bộ tộc Benjamin, là bộ tộc chịu rất nhiều tổn thất do những cuộc tấn công của người Philistines. Tại thời điểm khi người Do Thái đòi hỏi cần phải có một chính quyền trung ương dưới sự cai trị của một vị vua, và sau rất nhiều lựa chọn khó khăn, Saul đã được nhà tiên tri Samuel xức dầu[1] và trở thành vị vua đầu tiên của Vương quốc Thống nhất Israel gồm 12 bộ tộc [1052 TCN]. Saul rất hiểu hoàn cảnh lúc đó của người Do Thái, và theo Sách Samuel, Saul rất thành công trong việc chiến đấu với kẻ thù từ mọi phía – người Philistines, Edomites và Ammonites, người Gibeonites, và người du mục Moabites. Trong thời gian trị vì, Saul và vị tổng chỉ huy quân đội đã xây dựng nên lực lượng quân đội chuyên nghiệp đầu tiên của Israel gồm các đơn vị dựa trên đặc điểm của các bộ tộc và lãnh thổ. Tuy nhiên, theo Sách Samuel, Saul đã đôi lần không vâng lời nhà tiên tri Samuel và cuối cùng thì Samuel đã tuyên bố rằng Thiên Chúa đã từ chối Saul trong vai trò của một vị vua. Đến thời điểm này thì “nhân vật” David bước vào câu chuyện của cung đình. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.3)”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.2)

Book_of_Joshua_Chapter_6-7_(Bible_Illustrations_by_Sweet_Media)

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Trở về Cannaan

Sách Joshua (The Book of Joshua – cuốn thứ 6 trong Kinh Thánh Hebrew), kể lại chuyện đoàn người Do Thái do Joshua dẫn đầu đã vượt sông Jordan và bao vây thành cổ Jericho,[1] rồi thổi vang kèn chiến thắng và kéo đổ tường thành vào ngày thứ bảy của cuộc tấn công. Câu chuyện trên được viện dẫn từ Kinh Thánh. Còn chuyện thực là như thế nào?

Cuộc tấn công Canaan của người Do Thái – sự thực hay hư cấu?

Bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng các bức tường thành Jericho đã đổ rất lâu trước khi người Israel trở về. Một số học giả đặt câu hỏi cuộc tấn công quân sự của người Do Thái như mô tả ở trên có thực sự xảy ra hay không, và tin rằng người Do Thái đã mất tới trên 2 thế kỷ để xâm nhập Canaan. Những lời kể về cuộc chinh phục Canaan của Joshua trong các Sách Dân số (The Book of Numbers – cuốn thứ 4 trong Kinh Thánh Hebrew), Sách Joshua (The Book of Joshua – cuốn thứ 6 trong Kinh Thánh Hebrew), và Sách Thủ Lĩnh (The Book of Judges – cuốn thứ 7 trong Kinh Thánh Hebrew) cho thấy những bất đồng. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.2)”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.1)

Lastman,_Pieter_-_Abraham's_Journey_to_Canaan_-_1614

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Mọi sự đều sẽ hết, nhưng người Do Thái thì không. Tất cả các thế lực khác sẽ qua đi, nhưng Họ vẫn còn. Bí mật trong sự bất tử của Họ là gì?” – Văn hào Mark Twain

Người Do Thái trên vùng đất Israel (Canaan)

Sự ra đời của đức tin

Người Do Thái có nguồn gốc từ người Hebrew cổ đại xuất hiện tại Trung Đông vào 4.000 năm trước. Theo truyền thuyết, người Do Thái và người Ả Rập là con cháu dòng dõi từ Abram (tên lúc sinh của Abraham) là người đã vâng theo lời gọi của Thượng Đế rời bỏ quê hương ở thành Ur thuộc phía Bắc vùng Mesopotamia (Lưỡng Hà) – nay là Đông-Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đến lập nghiệp tại xứ Canaan, một vùng đất kéo ngang từ bờ sông Jordan tới biển Địa Trung Hải ngày nay. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.1)”

Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế?

wedding_hats_2139761b

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Giỏi thực hành và giỏi cả lý thuyết kinh tế

Ai cũng biết người Do Thái từ xưa đến nay đều rất giỏi làm kinh tế. Nếu không thì họ không thể nào tồn tại nổi trong suốt 2.000 năm bị trục xuất ra khỏi tổ quốc mình, phải sống lưu vong khắp thế giới, phần lớn đi tới đâu cũng bị hắt hủi, xua đuổi thậm chí hãm hại, tàn sát, bị cấm sở hữu bất cứ tài sản cố định nào như nhà đất, tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nguyên vật liệu …). Cho tới năm 1948 dân tộc lưu vong này mới được Liên Hợp Quốc chỉ định cho một “mảnh đất cắm dùi” rộng 20.770 km2 – tức nước Israel hiện nay, nơi tập trung khoảng 43% trong tổng số 13,9 triệu người Do Thái trên toàn thế giới.

Israel nghèo tài nguyên, thiếu cả nước ngọt, lại luôn luôn sống trong tình trạng bất ổn do bị các nước A Rập xung quanh đe dọa chiến tranh, nhưng người dân nước này đã vượt qua mọi khó khăn xây dựng được một nền kinh tế phát triển. GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 32.700 USD, cao thứ 50 trên thế giới, là nước có mức sống cao ở vùng Trung Đông và châu Á.[1]  Continue reading “Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế?”

Chén Thánh là gì?

2015-10-05-1

Nguồn: “What is the Holy Grail?”, History.com (truy cập ngày 5/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Từ truyền thuyết về các hiệp sĩ trung cổ cho đến dòng phim Indiana Jones, suốt hàng trăm năm Chén Thánh đã là bảo vật Thiên Chúa Giáo được săn tìm nhiều nhất trong văn hóa đại chúng. Chén Thánh thường được coi là chiếc ly chúa Jesus đã dùng để uống trong Bữa Tối Cuối Cùng, và cũng là chiếc ly mà Joseph xứ Arimathea đã dùng để hứng máu của Jesus khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Do tầm quan trọng của việc chúa Jesus bị đóng đinh và bí tích thánh thể trong Thiên Chúa Giáo, săn tìm Chén Thánh đã trở thành nhiệm vụ tìm kiếm linh thiêng nhất vì nó được coi là biểu hiện của sự gắn bó với Thiên Chúa. Continue reading “Chén Thánh là gì?”

Tượng thần Mặt trời thành Rhodes ra đời như thế nào?

GettyImages-464435747

Nguồn:What was the Colossus of Rhodes?“, History.com, 25/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại, tượng Thần mặt trời thành Rhodes (Colossus of Rhodes) là tượng một người đàn ông khổng lồ được xây dựng khoảng năm 280 TCN trên đảo Rhodes của Hy Lạp. Nhiều điều về di tích này vẫn còn nằm trong bí ẩn vì nó đã bị phá hủy trong một trận động đất vào năm 226 TCN. Tuy nhiên, các tài liệu cổ đại cho rằng bức tượng đã được xây dựng để tôn vinh thần mặt trời Helios và để kỷ niệm cuộc phòng thủ thành công của người dân Rhodes trước cuộc bao vây bởi lãnh đạo xứ Macedonia là Demetrius Poliorcetes vào năm 305 TCN. Truyền thuyết kể rằng người dân Rhodes bán các đồ đạc, thiết bị bỏ lại phía sau bởi binh lính Macedonia để có tiền xây dựng bức tượng này. Continue reading “Tượng thần Mặt trời thành Rhodes ra đời như thế nào?”

Tại sao Giáo hoàng giúp việc ly dị trở nên dễ dàng hơn?

20150912_blp505

Nguồn:Why the Pope is making it easier for Catholics to separate“, The Economist, 09/09/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 8 tháng 9, Giáo hoàng Francis xuất hiện trên mặt báo toàn thế giới khi Ngài nói rằng Giáo hội Công giáo sẽ làm cho việc ly hôn của những đôi vợ chồng không hạnh phúc trở nên dễ dàng, nhanh chóng và ít tốn kém hơn. Các điều luật mới này chính là sự cải cách đáng kể nhất trong luật giải hôn, và rộng hơn là trong quan điểm của Giáo hội về hôn nhân kể từ nhiệm kỳ của Giáo hoàng Benedict XIV thời thế kỷ 18. Xét đến niềm tin của Giáo hội vào sự thiêng liêng của hôn nhân, thì tại sao Đức Giáo hoàng lại quyết định khiến việc ly hôn của các tín đồ Công giáo La Mã trở nên dễ dàng hơn? Continue reading “Tại sao Giáo hoàng giúp việc ly dị trở nên dễ dàng hơn?”