Vụ thanh trừng mới nhất của Tập vén màn bí mật khủng hoảng bất động sản

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s latest purge hints property crisis has reached inner circle,” Nikkei Asia, 11/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cựu Bộ trưởng Tư pháp nhiều khả năng có liên hệ với Evergrande đang bị điều tra tham nhũng.

Vụ “thanh trừng” cựu Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc gần đây có thể hé lộ cách mà chế độ Tập Cận Bình đối phó với cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng trầm trọng của đất nước. Nó thậm chí có thể là manh mối cho thấy khủng hoảng đang tác động đến những phụ tá thuộc phe chính trị đầy quyền lực của Tập. Continue reading “Vụ thanh trừng mới nhất của Tập vén màn bí mật khủng hoảng bất động sản”

14/04/1944: Nổ tàu hàng tại Bombay, Ấn Độ

Nguồn: Explosion on cargo ship rocks Bombay, India, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, tàu hàng Fort Stikine đã phát nổ tại bến cảng Bombay, Ấn Độ (nay là Mumbai), khiến 1.300 người thiệt mạng và 3.000 người khác bị thương. Do vụ việc xảy ra trong Thế chiến II, nên một số giả thuyết ban đầu cho rằng nguyên nhân là do sự phá hoại của Nhật Bản, nhưng thực tế, đây chỉ đơn giản là một tai nạn thảm khốc.

Fort Stikine là một tàu hơi nước nặng 8.000 tấn do Canada đóng. Ngày 24/2, con tàu khởi hành từ Birkenhead, Anh và đã dừng lại ở Karachi, Pakistan trước khi cập cảng Bombay. Trên tàu là hàng trăm kiện bông, vàng thỏi, và đáng chú ý nhất là 300 tấn trinitrotoluen, thường được gọi là TNT hoặc thuốc nổ. Điều khó hiểu là bông lại được lưu trữ ngay ở tầng bên dưới thuốc nổ, dù bông là vật cực kỳ dễ cháy. Continue reading “14/04/1944: Nổ tàu hàng tại Bombay, Ấn Độ”

Lý giải những vụ lưu học sinh Trung Quốc ‘tự bắt cóc’ chính mình

Nguồn: Magnus Fiskesjö, “Self-kidnappings by Chinese Students Abroad: Mystery Solved,” The Diplomat, 08/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bí ẩn đặt ra bởi những sự kiện này chỉ có thể được hiểu trong bối cảnh của sự tàn bạo và đàn áp xuyên quốc gia ngày càng gia tăng của cảnh sát Trung Quốc.

Một trong những tin tức gây bối rối nhất trong những năm gần đây là những vụ học sinh Trung Quốc ở nước ngoài tự bắt cóc chính mình để đòi tiền chuộc. Các em rời khỏi nhà, thậm chí tự trói chân tay bằng dây thừng, tất cả đều theo lệnh của tội phạm mạng Trung Quốc – những kẻ thậm chí còn không có mặt ở đó với các em. Continue reading “Lý giải những vụ lưu học sinh Trung Quốc ‘tự bắt cóc’ chính mình”

13/04/1945: Hitler phát biểu từ boongke

Nguồn: Hitler bluffs from bunker as Russians advance and atrocities continue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Adolf Hitler tuyên bố từ boongke ngầm của mình rằng chiến thắng trước quân Liên Xô đã gần kề và Berlin sẽ vẫn thuộc về nước Đức. “Lực lượng pháo binh hùng mạnh đang chờ đợi để chào đón kẻ thù,” ông nói. Continue reading “13/04/1945: Hitler phát biểu từ boongke”

Đằng sau cơn sốt tìm việc nhà nước của giới trẻ Trung Quốc

Nguồn: Yu Hua, “Yu Hua on why young Chinese no longer want to work for private firmsThe Economist, 02/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tận cùng của vũ trụ là gì? Một câu hỏi khoa học chưa trả lời được, nhưng hầu hết giới trẻ Trung Quốc ngày nay đã biết đáp án. Theo họ, nơi tận cùng của vũ trụ không phải là Dải Ngân hà, Thiên hà Andromeda, hay Chòm sao Canes Venatici, mà là một công việc nhà nước.

Quan sát những thay đổi trong cách nhìn của giới trẻ Trung Quốc đối với công việc nhà nước trong bốn thập niên qua của thời kỳ cải cách có thể tiết lộ những thay đổi sâu xa trong cấu trúc xã hội Trung Quốc. Continue reading “Đằng sau cơn sốt tìm việc nhà nước của giới trẻ Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 12/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga tấn công lớn vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, khiến 7 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Một cuộc tấn công tên lửa đã phá hủy nhà máy điện Trypilska gần Kiev. Đòn đánh của Nga cũng nhắm vào nhà máy điện ở những nơi khác ở Ukraine, khiến khoảng 200.000 người ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai, bị mất điện. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nước ông cần “hệ thống phòng không và hỗ trợ phòng thủ” từ các đồng minh, chứ không chỉ là “các cuộc thảo luận kéo dài.” Trước đó, các nhà lập pháp Ukraine đã loại bỏ một điều khoản trong dự thảo luật cho phép những người lính đã trải qua hơn 36 tháng chiến đấu được trở về nhà. Quyết định này khiến các chiến binh kiệt sức tức giận. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/04/2024”

Sự phức tạp xoay quanh khái niệm “Phương Nam toàn cầu”

Nguồn: Comfort Ero, “The Trouble With “the Global South”, Foreign Affairs, 01/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phương Tây đã hiểu sai điều gì về phần còn lại của thế giới.

Cách đây không lâu, các nhà hoạch định chính sách ở Washington và các thủ đô phương Tây khác vẫn không nghĩ nhiều về khả năng phần còn lại của thế giới có thể có những quan điểm khác biệt với quan điểm của họ. Có một số trường hợp ngoại lệ: các chính phủ mà phương Tây xem là “đối tác tốt” – nói cách khác, những nước sẵn sàng thúc đẩy các lợi ích kinh tế hoặc an ninh của Mỹ và phương Tây – vẫn tiếp tục hưởng lợi từ sự hỗ trợ của phương Tây ngay cả khi họ không cai trị theo các giá trị phương Tây. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hầu hết các nhà hoạch định chính sách phương Tây đều kỳ vọng rằng theo thời gian, các nước đang phát triển sẽ áp dụng cách tiếp cận của phương Tây đối với dân chủ và toàn cầu hóa. Rất ít nhà lãnh đạo phương Tây tỏ vẻ lo lắng rằng các quốc gia phi phương Tây sẽ chống đối các chuẩn mực của họ, hoặc xem sự phân bổ quyền lực quốc tế là một tàn tích bất công của quá khứ thuộc địa. Những nhà lãnh đạo bày tỏ quan điểm như vậy, chẳng hạn như Hugo Chávez của Venezuela, thường bị xem là kẻ lập dị với ý tưởng lạc hậu so với thời đại. Continue reading “Sự phức tạp xoay quanh khái niệm “Phương Nam toàn cầu””

11/04/1977: Tổng thống Carter tổ chức Lễ lăn trứng Phục sinh tại Nhà Trắng

Nguồn: President Carter hosts White House Easter egg roll, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter, cùng với Đệ nhất Phu nhân Rosalynn Carter, đã tiếp đón một nhóm trẻ em địa phương tại sự kiện “Lăn trứng Phục sinh” (Easter egg roll) truyền thống của Nhà Trắng.

Theo Bill Allman, Giám tuyển Nhà Trắng (White House curator), truyền thống lăn trứng trên bãi cỏ Nhà Trắng có nguồn gốc từ giữa đến cuối thế kỷ 19. Một số người cho rằng Đệ nhất Phu nhân Dolley Madison đã đề xuất ý tưởng tổ chức một sự kiện lăn trứng công cộng vào khoảng năm 1810, và một số gia đình tổng thống có lẽ đã tổ chức các sự kiện tương tự một cách riêng tư từ trước năm 1872. Continue reading “11/04/1977: Tổng thống Carter tổ chức Lễ lăn trứng Phục sinh tại Nhà Trắng”

Thế giới hôm nay: 11/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá tiêu dùng ở Mỹ đã tăng 3,5% trong thời gian một năm tính đến tháng 3, từ mức 3,2% của tháng 2. Giá tiêu dùng cốt lõi — không tính năng lượng và thực phẩm — tăng 0,4% so với tháng trước. Đây là tháng thứ ba liên tiếp con số này cao hơn dự kiến. Giá xăng và nhà ở tăng, bao gồm cả chi phí thuê nhà, là những yếu tố chính đẩy giá lên cao. Dữ liệu này làm giảm khả năng Cục Dự trữ Liên bang, ngân hàng trung ương của Mỹ, sẽ cắt giảm lãi suất trong mùa hè.

Hãng xếp hạng Fitch đã hạ triển vọng dài hạn về tín dụng quốc gia của Trung Quốc xuống tiêu cực. Fitch cho biết họ dự đoán chính phủ sẽ tăng nợ khi cố gắng kéo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thoát khỏi suy thoái do ngành bất động sản gây ra. Chính phủ Trung Quốc cho biết xếp hạng này không phản ánh “vai trò tích cực của chính sách tài khóa trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.” Moody’s, một cơ quan xếp hạng khác, cũng đã hạ triển vọng của Trung Quốc xuống mức tiêu cực hồi tháng 12. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/04/2024”

Nhật Bản tăng cường liên minh với Mỹ để phòng ngừa Trung Quốc

Nguồn: Gideon Rachman, “Japan doubles down on the US alliance as China looms,” Financial Times, 08/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tokyo và Washington đều quyết tâm ngăn chặn Bắc Kinh thống trị Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Fumio Kishida vốn thiếu sức hút và không được yêu thích ở quê nhà, nhưng khi Thủ tướng Nhật tới thăm Washington trong tuần này, ông sẽ được chào đón như một người hùng.

Sự ủng hộ mà chính quyền Biden dành cho Kishida vượt xa những hỗ trợ thông thường đối với một đồng minh thân cận. Dưới thời Kishida, Nhật Bản đã thực hiện một số thay đổi quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại và an ninh kể từ Thế chiến II. Những thay đổi này được thúc đẩy bởi quyết tâm của người Nhật trong việc ngăn chặn một Trung Quốc chuyên chế thống trị Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Continue reading “Nhật Bản tăng cường liên minh với Mỹ để phòng ngừa Trung Quốc”

Chính sách chống trì trệ kinh tế sai lầm của Tập Cận Bình

Nguồn:Xi Jinping’s misguided plan to escape economic stagnationThe Economist, 04/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Những tháng vừa qua là giai đoạn kinh tế khó khăn nghiêm trọng nhất của Trung Quốc kể từ khi cuộc cải cách sâu rộng của Đặng Tiểu Bình bắt đầu vào những năm 1990. Năm ngoái nước này ghi nhận mức tăng trưởng 5%, nhưng những trụ cột của phép màu kinh tế mấy thập niên nay đang lung lay. Lực lượng lao động nổi tiếng cần cù của nước này đang bị thu hẹp, cuộc bùng nổ bất động sản điên cuồng nhất trong lịch sử đã đi sang sườn bên kia, và hệ thống thương mại tự do toàn cầu mà Trung Quốc từng dựa vào để làm giàu đang tan rã. Như chúng tôi từng đưa tin, phản ứng của chủ tịch Tập Cận Bình là đẩy mạnh một kế hoạch táo bạo nhằm tái thiết nền kinh tế Trung Quốc. Pha trộn giữa chủ nghĩa công nghệ-không tưởng, kế hoạch hóa tập trung, và nỗi ám ảnh về an ninh, chương trình của ông Tập đặt ra tham vọng Trung Quốc thống trị các ngành công nghiệp tương lai. Nhưng những mâu thuẫn nội tại của gói chính sách sẽ chỉ làm cho người dân Trung Quốc thất vọng và chọc tức phần còn lại của thế giới. Continue reading “Chính sách chống trì trệ kinh tế sai lầm của Tập Cận Bình”

Thế giới hôm nay: 10/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố hạn chế xuất khẩu sang Israel 54 sản phẩm liên quan đến quân sự. Cuối tuần qua, hàng ngàn người Thổ Nhĩ Kỳ đã phản đối việc nước họ tiếp tục giao thương với nhà nước Do Thái, vốn phản đối đề xuất viện trợ của Thổ Nhĩ Kỳ ở Dải Gaza. Các nhà lãnh đạo Ai Cập, Pháp và Jordan cảnh báo rằng kế hoạch tấn công thành phố Rafah của Israel ở phía nam Gaza sẽ gây ra “hậu quả nguy hiểm.” Trước đó, thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu nói ngày tấn công đã được ấn định.

Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia ở miền nam Ukraine đã bị tấn công bằng máy bay không người lái sau các cuộc tấn công khác chỉ mấy ngày trước. Cơ quan giám sát hạt nhân thế giới cho biết vụ việc không gây ra “mối đe dọa đối với an toàn hạt nhân.” Nga – nước đang nắm quyền kiểm soát  nhà máy này sau khi xâm lược Ukraine – cáo buộc lực lượng vũ trang Ukraine “khủng bố hạt nhân,” nhưng Ukraine phủ nhận có liên quan. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/04/2024”

Sự ủng hộ của Putin dành cho Kim Jong Un vẫn có giới hạn

Nguồn: Derek Grossman, “Putin’s embrace of Kim Jong Un has its limits,” Nikkei Asia, 04/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm Triều Tiên sắp tới của Putin sẽ giúp quan hệ song phương trở nên sâu sắc hơn, nhưng Nga vẫn thận trọng.

Alexander Matsegora, Đại sứ Nga tại Triều Tiên, dự đoán năm nay sẽ là một “năm đột phá” cho quan hệ đối tác giữa hai nước.

Có lẽ ông ấy đúng. Tổng thống Nga Vladimir Putin đang lên kế hoạch tới thăm Bình Nhưỡng trong những tháng tới để gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, và đáp lại chuyến thăm của ông Kim vào tháng 9 năm ngoái tới vùng Viễn Đông của Nga. Nếu chuyến thăm diễn ra, nó sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Putin tới Bình Nhưỡng kể từ năm 2000 khi ông tới gặp Kim Jong Il, cha của nhà lãnh đạo hiện tại. Continue reading “Sự ủng hộ của Putin dành cho Kim Jong Un vẫn có giới hạn”

09/04/2003: Baghdad thất thủ trước quân đội Mỹ

Nguồn: Baghdad falls to U.S. forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, chỉ ba tuần sau khi cuộc tấn công vào Iraq bắt đầu, quân đội Mỹ đã kéo đổ bức tượng đồng của Saddam Hussein tại Quảng trường Firdos ở Baghdad. Sự kiện này trở thành biểu tượng cho hồi kết của chế độ cai trị độc tài tàn bạo kéo dài của tổng thống Iraq, và là một chiến thắng bước đầu quan trọng của Mỹ. Continue reading “09/04/2003: Baghdad thất thủ trước quân đội Mỹ”

Hải quân Trung Quốc học được gì từ xuồng tự sát của Ukraine?

Nguồn: Lyle Goldstein và Nathan Waechter, “What Chinese Navy Planners Are Learning from Ukraine’s Use of Unmanned Surface Vessels,” The Diplomat, 04/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Ukraine sử dụng xuồng tự sát (unmanned surface vessel- USV) đã giúp các lực lượng hải quân có cái nhìn chân thực về cách thức chiến tranh hải quân quy mô lớn diễn ra trong tương lai.

Những thành công liên tục của các cuộc tấn công bằng USV của Ukraine nhắm vào các cơ sở hải quân và tàu chiến của Nga đã khiến USV trở thành tâm điểm chú ý của các nhà phân tích quốc phòng và các nhà phân tích hải quân trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc. Continue reading “Hải quân Trung Quốc học được gì từ xuồng tự sát của Ukraine?”

Thế giới hôm nay: 09/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàng triệu người ở Bắc Mỹ đã xem nhật thực toàn phần bắt đầu quét qua lục địa lúc 11:07 PDT. Hiện tượng này xảy ra khoảng 18 tháng một lần nhưng hiếm khi xảy ra ở khu vực đông dân cư như vậy. Từ bờ biển phía Tây sang bờ biển phía Đông lục địa, người Mexico, người Mỹ, và người Canada đều xem được nhật thực.

Binyamin Netanyahu cho biết ngày tháng đã được ấn định cho cuộc tấn công trên bộ của Israel vào Rafah, một thành phố ở phía nam Gaza, nơi có khoảng 1,4 triệu người Palestine đang sinh sống. “Điều này sẽ xảy ra,” ông tuyên bố. Bộ trưởng an ninh quốc gia cực hữu Itamar Ben-Gvir cảnh báo thủ tướng sẽ “không còn quyền hạn” nếu Israel không tiến hành chiến dịch này, bất chấp phản đối của Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/04/2024”

Diễn biến quyền lực trong giới lãnh đạo kinh tế của Trung Quốc

Nguồn:Who is up and who is down on China’s economic teamThe Economist, 27/03/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào ngày 27 tháng 3, các giám đốc điều hành doanh nghiệp Mỹ ở Bắc Kinh đã có cơ hội hiếm hoi để gặp gỡ nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ngay tại thủ đô. Cuộc họp diễn ra sau Diễn đàn Phát triển Trung Quốc, một hội nghị kinh tế thường niên hay được tổ chức tại những nhà khách quốc gia yên tĩnh ở thủ đô. Song bối cảnh kinh tế tổng quan lại kém êm đềm hơn, do cả nền kinh tế lẫn thị trường chứng khoán đều suy yếu, bên cạnh các biện pháp thắt chặt quản lý. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã sụt giảm. Continue reading “Diễn biến quyền lực trong giới lãnh đạo kinh tế của Trung Quốc”

Việc Hong Kong mất tự do cho thấy ưu tiên của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Hong Kong’s lost freedom shows Xi Jinping’s priorities,” Nikkei Asia, 04/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự cố Đồng La Loan Thư Điếm là điềm báo về nguyên tắc “an ninh là trên hết” của chế độ Tập Cận Bình.

Trung Quốc đang hướng tới một nền kinh tế cởi mở hơn? Hay họ muốn ưu tiên an ninh quốc gia? Đây có lẽ là câu hỏi hóc búa nhất mà các nhà đầu tư toàn cầu phải đối mặt khi cân nhắc tình hình Trung Quốc ngày nay.

Trong khi chế độ cộng sản chủ trương “mở cửa nền kinh tế với tiêu chuẩn cao” để đạt được mục tiêu tăng trưởng 5%, họ cũng đang thúc đẩy việc hiện thực hóa an ninh quốc gia kiểu Trung Quốc, trong đó “an ninh chính trị” và “an ninh chế độ” là các ưu tiên hàng đầu, vượt trên các chính sách khác, bao gồm cả các chính sách kinh tế. Continue reading “Việc Hong Kong mất tự do cho thấy ưu tiên của Tập Cận Bình”

Thế giới hôm nay: 08/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Israel đã rút thêm binh sĩ khỏi miền nam Gaza, bao gồm cả thành phố Khan Younis, nói rằng họ đã kết thúc nhiệm vụ ở đó. Hiện quân đội nước này đang đứng trước áp lực phải giải ngũ bớt lực lượng dự bị. Những người Palestine phải rời bỏ nhà cửa để sơ tán đến Rafah đã bắt đầu trở về nhà. Trong khi đó, Israel và Hamas đều cử phái đoàn tới Ai Cập để nối lại đàm phán ngừng bắn. Thủ tướng Israel, Binyamin Netanyahu, cho biết bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải có điều khoản yêu cầu thả con tin (khoảng 130 người vẫn còn bị giam ở Gaza). Chủ nhật vừa qua là tròn sáu tháng kể từ khi họ bị bắt.

Bộ trưởng tài chính Mỹ Janet Yellen và thủ tướng Cường của Trung Quốc đã có giọng điệu hòa giải khi gặp nhau ở Bắc Kinh. Bà Yellen bày tỏ quan ngại về “sự dư thừa năng lực công nghiệp” của Trung Quốc, nhưng nói rằng hai nước phải hợp tác vì lợi ích của thế giới, bất chấp mối quan hệ “phức tạp” giữa họ. Bà nói Mỹ-Trung đã bắt đầu đưa quan hệ song phương “lên một nền tảng ổn định hơn.” Ông Lý gọi các cuộc đàm phán là “mang tính xây dựng.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/04/2024”

Putin đang đợi Washington rơi vào rối loạn hậu bầu cử

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin is waiting for Washington to go silent,” Financial Times, 01/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Nga nhìn thấy cơ hội tái lập phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu.

Khi Bức tường Berlin sụp đổ, Vladimir Putin đang ở Đông Đức, làm việc cho KGB.

Trong cuốn hồi ký First Person (Người thứ nhất), xuất bản năm 2000, Putin nhớ lại việc yêu cầu một đơn vị Hồng Quân đóng gần đó đến bảo vệ trụ sở KGB ở Dresden. Câu trả lời mà ông nhận được đã khiến ông bị sốc: “Chúng tôi không thể làm gì nếu không có lệnh từ Moscow. Và Moscow đang im lặng.” Putin sau đó nói: “Khi ấy, tôi có cảm giác rằng đất nước này không còn tồn tại nữa. Rằng nó đã biến mất.” Continue reading “Putin đang đợi Washington rơi vào rối loạn hậu bầu cử”