21/04/1930: 320 tù nhân chết cháy ở Ohio

Nguồn: Prisoners left to burn in Ohio fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1930, một trận hỏa hoạn tại nhà tù Ohio đã giết chết 320 tù nhân, một vài người trong số họ đã bị thiêu chết vì không được mở khóa xà lim. Đây là một trong những thảm họa nhà tù kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Nhà tù Bang Ohio được xây dựng tại Columbus vào năm 1834. Xuyên suốt lịch sử của mình, nó luôn được biết đến là một nhà tù với điều kiện sống rất tệ. Một đợt dịch tả đã càn quét nhà tù vào năm 1849, giết chết 121 tù nhân. Năm 1893, một giám quản nhà tù viết rằng “mười nghìn trang giấy viết về lịch sử của Nhà tù Bang Ohio cũng chẳng thể nào giúp người ta hiểu được cảnh khốn khổ mà 1.900 tù nhân phải chịu đựng bên trong. Thứ lịch sử không được viết ra đó chỉ có Chúa Trời mới biết.” Continue reading “21/04/1930: 320 tù nhân chết cháy ở Ohio”

Iran đã vạch ra lằn ranh đỏ với Israel

Nguồn: Sina Toossi, “Iran Has Defined Its Red Line With Israel,” Foreign Policy, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thông qua cuộc tấn công hồi cuối tuần trước, Tehran đã thực hiện một sự thay đổi chiến lược trong khu vực.

Ngày 14/4, cộng đồng quốc tế rúng động trước cuộc tấn công quân sự táo bạo và trực tiếp của Iran vào Israel. Khoảng 300 vũ khí – bao gồm 170 máy bay không người lái, hơn 30 tên lửa hành trình, và hơn 120 tên lửa đạn đạo – đã thách thức một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất thế giới. Dù hầu hết đều bị đánh chặn hoặc không tiếp cận được mục tiêu, nhưng các quan chức Mỹ xác nhận có ít nhất chín tên lửa đã tấn công hai căn cứ không quân của Israel. Continue reading “Iran đã vạch ra lằn ranh đỏ với Israel”

20/04/1689: Bao vây Derry

Nguồn: Siege of Derry begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1689, James II, cựu vương Anh, đã phát động cuộc bao vây Derry, một thành trì của các tín đồ Tin lành ở Bắc Ireland.

Năm 1688, James II, một người Công giáo, đã bị người con gái theo Tin lành của ông là Mary, và chồng bà, William xứ Orange, lật đổ trong một cuộc đảo chính không đổ máu được gọi là Cách mạng Vinh quang. James chạy trốn sang Pháp, và sang năm 1689, ông tiến vào Ireland, hy vọng kích động những người ủng hộ Công giáo ở đó và giành lại ngai vàng Anh. Được lực lượng Pháp hỗ trợ, James chiếm Dublin vào cuối tháng 3 và đến tháng 4 thì kéo quân đến Derry, thị trấn phía bắc nơi những người Ireland ủng hộ Anh đã chạy trốn đến. Continue reading “20/04/1689: Bao vây Derry”

Chuyển động Quốc Phòng (13/04 – 19/04/2024)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (13/04 – 19/04/2024)”

Mạc Đăng Doanh lên ngôi, nhà Minh tính đường thảo phạt An Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng Chạp năm Kỷ Sửu [31/12/1529-28/1/1530], Mạc Đăng Dung truyền ngôi cho con trưởng là Mạc Đăng Doanh, lên làm Thái thượng hoàng. Đăng Doanh lấy năm sau [1530] là niên hiệu Đại Chính thứ nhất.

Tháng Giêng năm Đại Chính thứ nhất [29/1-27/2/1530], tức Minh Gia Tĩnh năm thứ 9, Lê Ý, người Thanh Hoá, là cháu ngoại họ Lê, con trai Công chúa An Thái, căm giận họ Mạc cướp ngôi, nổi dậy ở Da Châu [châu Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa], lại xưng niên hiệu Quang Thiệu giống như niên hiệu Vua Chiêu Tông trước kia. Nhiều người theo, trong khoảng mươi hôm, các quận huyện hưởng ứng, số quân có đến vài vạn người. Bèn cùng với bọn bộ tướng Lê Như Bích, Lê Bá Tạo, Hà Công Liêu, Lê Tông Xá, Nguyễn Cảo dàn bày doanh trận, đặt cơ đội, bộ ngũ, nổi súng lệnh, kéo cờ hiệu, đóng quân ở sông Mã. Continue reading “Mạc Đăng Doanh lên ngôi, nhà Minh tính đường thảo phạt An Nam”

Hong Kong áp dụng triết lý ‘an ninh toàn diện’ của Tập

Nguồn: Kenji Kawase, “Hong Kong embraces Xi’s ‘holistic’ security dogma on education day,” Nikkei Asia, 15/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hong Kong đã tiếp tục tôn vinh cách tiếp cận an ninh chặt chẽ, triệt để, bất chấp những nỗ lực trấn an nhà đầu tư.

Thứ Hai vừa qua, Trưởng đặc khu Hong Kong Lý Gia Siêu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của “cách tiếp cận toàn diện đối với an ninh quốc gia,” một dấu hiệu cho thấy chính quyền đặc khu đang tăng cường áp dụng học thuyết của Chủ tịch Tập Cận Bình.

“Chủ đề chính ngày hôm nay là kỷ niệm 10 năm ‘cách tiếp cận toàn diện đối với an ninh quốc gia,’” Lý nói tại lễ khai mạc sự kiện Ngày Giáo dục An ninh Quốc gia Hong Kong hôm thứ Hai. Ông mô tả cách tiếp cận này là “chiến lược thiết yếu và hệ thống hoàn chỉnh” để bảo vệ an ninh quốc gia. Continue reading “Hong Kong áp dụng triết lý ‘an ninh toàn diện’ của Tập”

Thế giới hôm nay: 19/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Iran để đáp trả vụ tấn công bằng drone và tên lửa vào Israel hôm 13 tháng 4. Loạt trừng phạt mới nhắm vào các cá nhân có liên quan đến Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo và một nhà sản xuất ô tô bị cáo buộc chế tạo động cơ cho máy bay không người lái Shahed của Iran. Các đồng minh phương Tây đang thúc giục Israel kiềm chế phản ứng trước cuộc tấn công của Iran.

Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về viện trợ bổ sung cho Israel, Ukraine, và Đài Loan vào thứ Bảy. Gói đề xuất trị giá 95 tỷ USD sẽ được chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đưa ra dưới dạng ba dự luật riêng biệt. Tổng thống Joe Biden cho biết việc thông qua luật sẽ “gửi một thông điệp tới thế giới.” Khoảng 60 tỷ USD viện trợ sẽ được chuyển tới Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/04/2024”

Chiến tranh AI thực sự sẽ như thế nào?

Nguồn: David Wallace-Wells, “What War by A.I. Actually Looks Like,” New York Times, 10/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng 11 vừa qua, tạp chí cánh tả +972Local Call của Israel đã công bố một cuộc điều tra gây lo ngại của nhà báo Yuval Abraham, về việc Lực lượng Phòng vệ Israel sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo để xác định các mục tiêu ở Gaza – điều mà một cựu quan chức tình báo mô tả là “nhà máy ám sát hàng loạt.”

Vào một thời điểm đang có hàng loạt những viễn cảnh về ngày tận thế do AI gây ra – những viễn cảnh đôi khi là về các hệ thống vũ khí tự động bất ngờ nổi loạn – chúng ta có lẽ mong đợi một phản ứng dữ dội và đáng báo động. Nhưng thay vào đó, báo cáo về một cuộc chiến đang được tiến hành một phần bởi AI lại chỉ tạo nên một gợn sóng nhỏ trong các cuộc tranh luận về cách thức tiến hành chiến tranh của Israel ở Gaza. Continue reading “Chiến tranh AI thực sự sẽ như thế nào?”

18/04/1945: Phóng viên chiến trường Ernie Pyle thiệt mạng

Nguồn: War correspondent Ernie Pyle killed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong Thế chiến II, nhà báo Ernie Pyle, phóng viên chiến trường nổi tiếng nhất của Mỹ, đã thiệt mạng do hỏa lực súng máy của quân Nhật trên Đảo Ie Shima thuộc Thái Bình Dương.

Sinh ra ở Dana, Indiana, Pyle vào nghề bằng việc phụ trách viết chuyên mục cho chuỗi báo Scripps-Howard vào năm 1935. Sau cùng đã được đăng tải đồng thời trên khoảng 200 tờ báo Mỹ, chuyên mục của Pyle – kể về cuộc sống và hy vọng của những người dân bình thường – đã chiếm được cảm tình của toàn nước Mỹ. Continue reading “18/04/1945: Phóng viên chiến trường Ernie Pyle thiệt mạng”

Từ việc Iran tấn công Israel cùng nhìn lại “Liên minh ma quỷ”

Nguồn: Eliot A. Cohen, “The Coalition of Malevolent”, The Atlantic, 14/04/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Cuộc tấn công của Iran vào Israel chỉ là một chiến dịch trong một cuộc xung đột lớn hơn nhiều.

Vợ tôi, một người lưu trữ hình ảnh, thường xuyên chỉ ra rằng tất cả hình ảnh tĩnh đều là kết quả của quá trình cắt xén kép – lát cắt theo thời gian (chúng ta không biết điều gì đã xảy ra trước hoặc sau khoảnh khắc đó) và lát cắt theo không gian (chúng ta không biết những gì xảy ra bên ngoài khung hình của nhiếp ảnh gia). Tương tự như vậy, các xung đột bạo lực, chẳng hạn như loạt 300 drone, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo gần đây của Iran nhằm vào Israel, cũng vậy. Để hiểu những gì chúng ta đang quan sát, chúng ta cần phải nhìn ra xa hơn khung hình của những thứ chúng ta nhìn thấy ban đầu. Continue reading “Từ việc Iran tấn công Israel cùng nhìn lại “Liên minh ma quỷ””

Ấn Độ có thực sự là Trung Quốc tiếp theo?

Nguồn: Josh Felman & Arvind Subramanian, “Is India Really the Next China?,” Foreign Policy, 08/04/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ấn Độ có tiềm năng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhưng chính sách của chính phủ vẫn còn là rào cản.

Liệu Ấn Độ sẽ là Trung Quốc tiếp theo? Trong lúc nền kinh tế Trung Quốc ngày càng đi xuống và dự đoán lạc quan về tăng trưởng của Ấn Độ xuất hiện khắp thế giới, câu hỏi đó không còn có thể bị xem là ảo tưởng hão huyền của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Vấn đề này cần phải được xem xét một cách nghiêm túc – một phần bởi vì thế giới đã hành xử như thể Ấn Độ là một cường quốc. Continue reading “Ấn Độ có thực sự là Trung Quốc tiếp theo?”

Mỹ chính là bên châm ngòi cho chảo lửa Trung Đông

Nguồn: Stephen M. Walt, “America Fueled the Fire in the Middle East,” Foreign Policy, 15/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Israel đang dần trở thành một mối đe dọa lớn – nhưng trách nhiệm nằm ở Washington nhiều hơn là Tehran.

Quyết định của Iran nhằm trả đũa cuộc tấn công của Israel vào lãnh sự quán của họ ở Damascus, Syria – bằng cách tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa – cho thấy chính quyền Biden đã xử lý tình hình Trung Đông sai lầm đến mức nào. Sau khi tự thuyết phục mình vào đêm trước cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023 rằng khu vực này “yên bình hơn so với nhiều thập niên trước,” các quan chức Mỹ đã phản ứng theo những cách khiến tình hình vốn đã tồi tệ càng trở nên tồi tệ hơn. Điều tốt nhất mà người ta có thể nói để bào chữa là họ có rất nhiều bạn đồng hành. Các đời chính quyền Trump, Obama, Bush và Clinton đều đã tạo ra nhiều vấn đề. Continue reading “Mỹ chính là bên châm ngòi cho chảo lửa Trung Đông”

Thế giới hôm nay: 17/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Theo truyền thông địa phương, Israel đã đảm bảo với các nước láng giềng Ả Rập rằng sẽ không đe dọa an ninh của họ khi đáp trả đòn tấn công của Iran. Jordan và Ả Rập Saudi đã giúp Israel đẩy lùi cuộc tấn công từ Iran khi phối hợp với Mỹ, Anh, và Pháp bắn hạ tên lửa. Trước đó Herzi Halevi, người đứng đầu Lực lượng Phòng vệ Israel, nói rằng cuộc tấn công của Iran sẽ “gặp phải phản ứng.” Các đồng minh phương Tây của Israel đã kêu gọi Israel kiềm chế nhằm không leo thang xung đột.

Đồng đô la Mỹ kéo dài đợt tăng mạnh nhất trong hơn một năm khi các nhà đầu tư đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ hoãn cắt giảm lãi suất cho đến tháng 9. Đồng bạc xanh đã tăng 4,6% trong năm nay so với rổ sáu loại tiền tệ quan trọng. Các nhà giao dịch ngoại hối cũng đổ xô sang đồng đô la, vốn được nhiều người coi là nơi trú ẩn an toàn, trước những căng thẳng ở Trung Đông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/04/2024”

Ảnh hưởng của Aleksandr Solzhenitsyn tới tư duy chiến lược của Putin

Nguồn: Casey Michel, “How Aleksandr Solzhenitsyn Became Putin’s Spiritual Guru,” Foreign Policy, 07/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là câu chuyện kỳ lạ về một anh hùng văn học toàn cầu, người đã truyền cảm hứng cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Năm 1990, khi Liên Xô đang dần tiến tới sự tan rã cuối cùng, một nhà văn Nga nổi tiếng đã phác thảo một kế hoạch cho tương lai hậu Xô-viết. Như nhà văn này đã vạch ra, Nga phải cởi bỏ xiềng xích của thời Liên Xô bằng cách loại bỏ Đảng Cộng sản đang khủng hoảng và tiến hành tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, ông nói thêm, Điện Kremlin nên để một loạt các thuộc địa cũ của Moscow, đặc biệt là ở những nơi như Baltic, Caucasus, và phần lớn Trung Á, được tự do. Continue reading “Ảnh hưởng của Aleksandr Solzhenitsyn tới tư duy chiến lược của Putin”

16/04/1963: Martin Luther King Jr. viết “Thư từ Nhà tù Birmingham”

Nguồn: Martin Luther King Jr. writes “Letter from a Birmingham Jail”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, vài ngày sau khi bị giam tại Birmingham, Alabama, vì một loạt các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc, Tiến sĩ Martin Luther King, Jr. đã viết một lá thư đáp lời những người chỉ trích ông trên những mẩu giấy vụn. Bức thư ngỏ này, ngày nay thường gọi là “Thư từ Nhà tù Birmingham,” là lời bảo vệ mạnh mẽ cho chiến dịch biểu tình. Nó hiện được coi là một trong những áng văn vĩ đại nhất của phong trào dân quyền Mỹ. Continue reading “16/04/1963: Martin Luther King Jr. viết “Thư từ Nhà tù Birmingham””

Cách để Đảng Cộng hòa thoát khỏi sự kềm tỏa của chủ nghĩa Trump

Nguồn: Jonathan Rauch và Peter Wehner, “There Is a Way Out of MAGA Domination,” New York Times, 08/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vài tuần trước, Mike Pence đã làm điều mà chưa có phó tổng thống nào trong thời kỳ hiện đại làm được: Ông từ chối tán thành việc tái tranh cử của tổng thống mà ông từng phục vụ. Pence cũng không phải cựu quan chức duy nhất làm vậy. Danh sách các quan chức cấp cao từng làm việc dưới thời Trump đã ngụ ý, hoặc tuyên bố thẳng thừng, rằng họ không thể hỗ trợ ông chủ cũ của mình trong bất kỳ trường hợp nào, đã dài đến mức đáng kinh ngạc. Continue reading “Cách để Đảng Cộng hòa thoát khỏi sự kềm tỏa của chủ nghĩa Trump”

Thế giới hôm nay: 16/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các đồng minh phương Tây khuyên Israel nên kiềm chế khi đáp trả cuộc tấn công của Iran hôm thứ Bảy. Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi Israel “nhận chiến thắng” sau khi bắn hạ gần 350 máy bay không người lái và tên lửa phóng về phía lãnh thổ của mình. Lực lượng Mỹ, Anh, Pháp và Jordan đã giúp đẩy lùi cuộc tấn công. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng kêu gọi Israel “tránh mở rộng xung đột” trong khu vực; còn ngoại trưởng Anh David Cameron cho biết ông sẽ không ủng hộ một “cuộc tấn công trả đũa.” Nội các chiến tranh của Israel đã họp vào thứ Hai để bàn cách phản ứng với Iran.

Tesla sẽ sa thải hơn 10% nhân viên, theo một bản ghi nhớ mà tạp chí Electrek nhận được. Elon Musk, ông chủ của công ty, đã nói với các nhân viên rằng “phải [sa thải]” để giúp Tesla “tinh gọn, đổi mới và khao khát chu kỳ tăng trưởng tiếp theo.” Tesla đang bị cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm thay thế giá rẻ của Trung Quốc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/04/2024”

Kênh Phù Nam có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc

Nguồn: Sokvy Rim, “BRI’s Funan Techo Canal could steer Cambodia away from Vietnam and towards China,” Think China, 11/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Campuchia thúc đẩy xây dựng Kênh đào Phù Nam, tuyến đường thủy nối Cảng Tự trị Phnom Penh với tỉnh ven biển Kep, có nghĩa là các tàu chở hàng có thể bỏ qua cảng Cái Mép của Việt Nam. Nhà bình luận người Campuchia, Sokvy Rim, sẽ phân tích các tác động của viễn cảnh này.

Sau khi nhậm chức vào tháng 8/2023, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã bắt tay vào một dự án đường thủy đầy tham vọng trị giá 1,7 tỷ USD, được gọi là Kênh đào Phù Nam (Funan Techo Canal). Đây sẽ là kênh đường thủy đầu tiên ở Campuchia nối Cảng Tự trị Phnom Penh với tỉnh ven biển Kep bằng cách cắt ngang qua bốn tỉnh – Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Continue reading “Kênh Phù Nam có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc”

Không khí Ramadan u ám ở Tân Cương

Nguồn:What Ramadan is like in XinjiangThe Economist, 11/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đảng Cộng sản Trung Quốc có một thông điệp dành riêng cho công dân Hồi giáo. Nhà nước trân trọng quyền tự do tôn giáo của họ — trong đó đặc biệt là quyền tự do không theo tín ngưỡng nào. Quyền thế tục được chính quyền Trung Quốc nhất quán xem như quyền căn bản trong các quy định tôn giáo được ban hành trong năm nay tại Tân Cương, nơi sinh sống của khoảng 12 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác. Các quy định mới kiểm soát mọi thứ, từ giảng dạy tôn giáo đến kiến trúc nhà thờ Hồi giáo, theo đó phải phản ánh phong cách Trung Quốc. Các quy định cũng nói về những kẻ cực đoan thao túng tư duy của người dân và thúc đẩy khủng bố. Để ngăn chặn điều này, các quy định nêu rõ, không tổ chức hoặc cá nhân nào được xúi giục hoặc ép buộc người dân địa phương tin hoặc không tin vào bất kỳ tôn giáo nào. Continue reading “Không khí Ramadan u ám ở Tân Cương”

Thế giới hôm nay: 15/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nội các chiến tranh của Israel đã họp để thảo luận về phản ứng trước cuộc tấn công đêm qua của Iran, cuộc đối đầu trực tiếp đầu tiên sau nhiều năm xung đột uỷ nhiệm. Iran đã phóng hơn 300 máy bay không người lái và tên lửa vào Israel để trả đũa cuộc không kích của Israel vào lãnh sự quán nước này ở Syria hôm 1 tháng 4. Israel cho biết họ đã chặn được 99% quả đạn với sự trợ giúp của lực lượng Mỹ và các nước khác. Cuộc tấn công đã làm hư hại một căn cứ quân sự của Israel và làm một đứa trẻ bị thương. Benny Gantz, thành viên nội các chiến tranh, cho biết Israel sẽ “bắt [Iran] trả giá” vào thời điểm thích hợp.

Mike Johnson, chủ tịch Hạ viện Mỹ, cho biết ông sẽ cố gắng thông qua gói viện trợ cho Israel trong tuần này sau vụ tấn công của Iran. Vào tháng 2, các nhà lập pháp đã bỏ phiếu bác bỏ đề xuất trị giá 17,6 tỷ USD của ông. Không rõ liệu gói mới có bao gồm các khoản tài trợ cho Ukraine và Đài Loan – một ưu tiên của Đảng Dân chủ – hay không. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/04/2024”