Benito Mussolini – Nhà độc tài phát xít Ý

benito-mussolini-640x360

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 12/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Mussolini là người thành lập nên chủ nghĩa Phát-xít và là lãnh đạo của nước Ý từ năm 1922 đến 1943. Ông đưa Ý vào liên minh với Đức và Nhật trong Thế chiến thứ hai.

Benito Amilcare Andrea Mussolini sinh ngày 29 tháng 7 năm 1883 tại Predappio, phía bắc miền trung nước Ý. Cha của ông là một người thợ rèn. Cơ hội việc làm ở trong vùng quá ít ỏi nên năm 1902 Mussolini chuyển tới Thụy Sỹ và bắt đầu tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội chủ nghĩa. Năm 1904 ông quay trở lại Ý và làm phóng viên cho một tờ báo theo chủ nghĩa xã hội. Tuy vậy ông đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội khi ủng hộ Ý tham gia Thế chiến thứ nhất. Ông gia nhập quân đội Ý vào tháng 9/1915. Continue reading “Benito Mussolini – Nhà độc tài phát xít Ý”

Hiến chương Liên Hiệp Quốc (UN Charter)

nyh-06-27-1945-un-charter

Tác giả: Chu Duy Ly

Hiến chương Liên Hiệp Quốc được ký ngày 26 tháng 06 năm 1945 ở San Francisco, Hoa Kỳ, tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Tổ chức Quốc tế gồm 50 nước thành viên đầu tiên. Hiến chương có hiệu lực vào ngày 24 tháng 10 năm 1945 sau khi được phê chuẩn bởi 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an – Cộng hòa Trung Hoa (sau này được thay thế bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), Pháp, Liên Xô (sau này được thay thế là Liên Bang Nga), Anh, Hoa Kỳ và phần lớn các nước khác. Ngày nay Liên Hiệp Quốc có 192 quốc gia thành viên.

Hiến chương Liên Hiệp Quốc là hiệp ước nền tảng của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh này, có vai trò như một bản hiến pháp đối với một quốc gia. Hiến chương quy định những nội dung bao quát, cơ bản nhất đối với một tổ chức như nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, quy chế thành viên… Tất cả các thành viên của Liên Hiệp Quốc đều bị ràng buộc bởi các điều khoản của Hiến chương. Theo đó, Hiến chương quy định rằng nghĩa vụ đối với Liên Hiệp Quốc cao hơn tất cả các nghĩa vụ trong các hiệp ước khác. Continue reading “Hiến chương Liên Hiệp Quốc (UN Charter)”

12/06/1987: Reagan thách Gorbachev phá đổ Bức tường Berlin

Nguồn:Reagan challenges Gorbachev to tear down the Berlin Wall,” History.com (truy cập ngày 11/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1987, trong một trong những bài phát biểu nổi tiếng nhất thời Chiến tranh Lạnh của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, ông đã thách lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev “phá đổ” Bức tường Berlin, biểu tượng của thời kỳ đàn áp của chủ nghĩa cộng sản ở một nước Đức bị chia cắt.

Năm 1945, sau thất bại của Đức trong Thế chiến II, thủ đô Berlin bị phân chia thành bốn khu vực, trong đó Mỹ, Anh, và Pháp kiểm soát miền Tây còn Liên Xô nắm quyền ở miền Đông nước Đức. Tháng 5 năm 1949, ba khu vực ở miền Tây hợp nhất thành Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) còn miền Đông thành lập nên Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) vào tháng 10 cùng năm. Continue reading “12/06/1987: Reagan thách Gorbachev phá đổ Bức tường Berlin”

Vì sao thế giới nghiện vay nợ?

debt

Nguồn:  “Why the world is addicted to debt”, The Economist, 17/05/2015.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

NỢ là “không khí cần cho sự sống của thương mại hiện đại”. Những lời này được Daniel Webster, một thượng nghị sĩ Mỹ phát biểu vào năm 1834 khi thị trường trái phiếu của Mỹ vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Ngày nay thế giới đang bị tê liệt bởi quá nhiều nợ. Các khoản vay của các hộ gia đình, các chính phủ, các doanh nghiệp và các công ty tài chính tăng từ 246% GDP năm 2000 lên 286% ngày nay.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2007, tỉ lệ nợ trên GDP của 41 trong 47 nền kinh tế lớn đã tăng lên, theo theo dõi của McKinsey, một công ty tư vấn. Với mỗi một đô la tăng thêm của sản lượng, thế giới lại tạo ra một khoản nợ lớn hơn một đô la. Khi mạng lưới các khoản nợ dày đặc hơn bao giờ hết này co lại quá một mức độ nào đó thì điều đó là không tốt đối với tăng trưởng, làm cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình dễ bị tổn thưởng trước những cú sốc và tình trạng vỡ nợ gây thiệt hại lớn. Vì sao thế giới lại nghiện vay nợ đến vậy? Continue reading “Vì sao thế giới nghiện vay nợ?”

Karl Marx – Người sáng lập Chủ nghĩa Xã hội khoa học

karl_marx

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 11/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

 Là một triết gia và nhà tư tưởng cách mạng có tầm ảnh hưởng lớn, Karl Marx lại không thể chứng kiến những tư tưởng của ông được hiện thực hóa. Tuy vậy, những tác phẩm của ông đã đặt nền móng lý luận cho chủ nghĩa cộng sản quốc tế hiện đại.

Karl Heinrich Marx sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 tại Trier, miền tây nước Đức, là con trai của một luật sư thành đạt người Do Thái. Marx học luật tại Bonn và Berlin, đồng thời cũng được tiếp cận tư tưởng của Hegel và Feuerbach. Năm 1841, ông lấy bằng tiến sĩ triết học tại trường Đại học Jena. Năm 1843, sau một thời gian ngắn làm biên tập cho một tờ báo tự do ở Cologne, Marx và vợ của ông là Jenny chuyển tới Paris, cái nôi của những tư tưởng cấp tiến. Tại đây ông trở thành một người cộng sản cách mạng và quen với cộng sự cả đời của ông – Friedrich Engels. Continue reading “Karl Marx – Người sáng lập Chủ nghĩa Xã hội khoa học”

Diệt chủng người Armenia: Trách nhiệm lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ

ARP3782495

Nguồn: Aryeh Neier, ‘Turkey’s Historical Responsibility’, Project Syndicate, 27/4/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Nghĩa | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bài liên quan: Thế nào mới được coi là diệt chủng?

Một trăm năm trước, vào ngày 24 tháng 4 năm 1915, các quan chức của đế chế Ottoman đã vây bắt rồi trục xuất 250 lãnh đạo và trí thức Armenia ở Constantinople. Đó là sự mở đầu của một cuộc thảm sát lịch sử khiến 1,5 triệu trên tổng số 2 triệu người Armenia sống ở đây bị sát hại.

Trong những tuần lễ ngay trước dịp kỉ niệm 100 năm cuộc thảm sát đó, những cuộc tranh luận xem liệu cuộc giết chóc đó có bị coi là hành động diệt chủng hay không lại bùng lên lần nữa, như đã được dự đoán. Giáo hoàng Francis và Nghị viện Châu Âu đã lên tiếng ủng hộ những người có ý kiến khẳng định (đó là sự diệt chủng) – dẫn đến sự phản đối của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan và những người khác trong chính phủ của ông. Continue reading “Diệt chủng người Armenia: Trách nhiệm lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ”

11/06/1989: Trung Quốc tiếp tục bắt giữ người biểu tình Thiên An Môn

Fang Lizhi-thumb-619x405-84092

Nguồn:China issues warrant for Tiananmen dissident,” History.com (truy cập ngày 10/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày 11 tháng 6 năm 1989, sau cuộc thảm sát diễn ra trên Quảng trường Thiên An Môn ngày mùng 4 tháng 6 trước đó, Trung Quốc ra lệnh bắt một nhà lãnh đạo bất đồng chính kiến Trung Quốc đang tị nạn ở Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Bế tắc ngoại giao giữa hai nước đã kéo dài suốt một năm sau đó, và việc Hoa Kỳ từ chối trao các nhân vật bất đồng chính kiến cho chính quyền Trung Quốc là một bằng chứng nữa cho thấy sự phản đối của Mỹ đối với các cuộc đàn áp người biểu tình chính trị của Trung Quốc.

Trong tháng 4 và tháng 5 năm 1989, hàng trăm ngàn người biểu tình đã tụ tập ở Bắc Kinh để kêu gọi cải cách dân chủ chính trị ở Trung Quốc. Ngày mùng 4 tháng 6, binh lính và cảnh sát Trung Quốc tràn vào trung tâm của các hoạt động biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn, sát hại và bắt giữ hàng ngàn người. Trung Quốc đã sử dụng cuộc đàn áp này như một cái cớ để ra lệnh bắt Phương Lệ Chi (Fang Lizhi), một nhà thiên văn quốc tế đáng kính và là lãnh đạo bất đồng chính kiến tại Trung Quốc. Continue reading “11/06/1989: Trung Quốc tiếp tục bắt giữ người biểu tình Thiên An Môn”

Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm

Nguồn: Patrick Cronin, “Chinese Regional Hegemony in slow motion”, War on The Rocks, 18/5/2015

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chúng ta đang ở giữa một cuộc cạnh tranh khốc liệt ở châu Á. Kẻ thúc đẩy cuộc cạnh tranh này chính là một đất nước Trung Quốc đang ngày càng trở nên hùng mạnh, với mục tiêu thiết lập lại các quy tắc ứng xử trên toàn bộ khu vực ngoại vi của mình; trong đó biển Đông chính là trọng tâm đối đầu chính yếu. Thông qua quá trình mở rộng ảnh hưởng của mình tại Đông Nam Á, Trung Quốc có thể chỉ đơn giản nghĩ rằng bản thân đang cố gắng xác lập lại vị thế lịch sử vốn có của mình như là một cường quốc thống trị khu vực. Trung Quốc cũng có thể cho rằng các hành động mà nước này đang thực hiện chỉ mang tính chất phòng thủ, được tạo ra nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, tiếp cận với các nguồn tài nguyên và những tuyến đường hàng hải quan trọng.

Tuy nhiên, Bắc Kinh nhận ra rằng trật tự quốc tế sau Thế chiến thứ hai chủ yếu do Hoa Kỳ xây dựng vẫn là một lực cản cho việc hoàn thành các mục tiêu kể trên. Vì vậy, Trung Quốc hy vọng sẽ thay thế vị trí của Hoa Kỳ và, một cách chậm rãi, thống trị toàn bộ các quốc gia láng giềng theo một cách thức tránh tạo ra những phản ứng dữ dội, đúng thời điểm và mang tính quyết định (từ các quốc gia khác, đặc biệt là Hoa Kỳ – ND). Continue reading “Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm”

John Stuart Mill – Triết gia theo thuyết duy lợi

18

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Mill (1806-1873) là một nhà tư tưởng, một nhà kinh tế chính trị và là một nhà cải cách xã hội có ảnh hưởng lớn đến tư duy thế kỷ 19.  

John Stuart Mill sinh ngày 20 tháng 5 năm 1806 tại London. Cha ông James Mill, một triết gia người Scotland, đã giáo dục con trai một cách kỹ lưỡng, bắt đầu với việc cho Mill học tiếng Hy Lạp khi ông mới ba tuổi. Cha ông thân với Jeremy Bentham, người đưa ra thuyết duy lợi có ảnh hưởng lớn đến Mill.

Năm 1822, Mill được nhận vào làm tại văn phòng kiểm tra của công ty Đông Ấn (East India Company) nơi cha ông làm việc. Mill làm việc cho công ty hơn 30 năm và dần thăng tiến thành trưởng phòng, nhưng công việc này cho phép ông dư dả thời gian để viết lách. Continue reading “John Stuart Mill – Triết gia theo thuyết duy lợi”

AIIB và chiến lược của Trung Quốc

ST_20141029_STBIHUGH_777459e

Nguồn: Yuriko Koike, “The AIIB and Chinese Strategy”, Project Syndicate, 27/5/2015

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong tháng 6, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ tổ chức cuộc họp toàn thể lần đầu tiên với mục đích chính thức đi vào hoạt động trước khi kết thúc năm 2015. Và hiện nay Trung Quốc đang nhân đôi nỗ lực của mình nhằm bảo đảm vai trò kiểm soát ở ngân hàng mới bằng cách gia tăng khoản đầu tư ban đầu từ 50 tỷ USD theo kế hoạch lên 100 tỷ USD.

Những khoản đầu tư bổ sung của Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng cường chỉ số tín nhiệm của AIIB. Nhưng Trung Quốc lẽ ra nên duy trì quyền kiểm soát ngân hàng, bởi số lượng các  quốc gia đồng ý tham gia vào AIIB đã vượt xa con số mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc dự đoán. Continue reading “AIIB và chiến lược của Trung Quốc”

10/06/1953: Eisenhower bác bỏ chủ nghĩa biệt lập

Nguồn:Eisenhower rejects calls for U.S. ‘isolationism’,” History.com (truy cập ngày 09/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1953, trong một bài phát biểu mạnh mẽ, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã phản bác những lời chỉ trích về chính sách đối ngoại thời Chiến tranh Lạnh của ông. Eisenhower nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ đã tham gia cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản trên toàn cầu và sẽ duy trì một nền quốc phòng mạnh mẽ. Chỉ một vài tháng sau khi lên nắm quyền tổng thống, và với cuộc Chiến tranh Triều Tiên vẫn tiếp tục diễn ra dữ dội, Eisenhower đã đặt ra cách tiếp cận cơ bản cho chính sách đối ngoại của ông bằng bài phát biểu này.

Ít tuần trước đó, Thượng nghị sĩ Robert Taft và Đại tướng Hoyt Vandenberg đã đưa ra những thách thức đối với chính sách đối ngoại của Tổng thống. Taft lập luận rằng nếu nỗ lực để đạt được một thỏa thuận hòa bình tại Triều Tiên đã thất bại thì Hoa Kỳ nên rút khỏi lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và đưa ra chính sách của riêng mình để đối phó với Bắc Triều Tiên. Còn Vandenberg đã nổi giận với đề nghị cắt giảm 5 tỉ đô la Mỹ từ ngân sách của lực lượng không quân của Eisenhower. Continue reading “10/06/1953: Eisenhower bác bỏ chủ nghĩa biệt lập”

Màn đi dây giữa các cường quốc của Thái Lan

0,,18366594_303,00

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Thailand’s delicate dance with the major powers,” East Asia Forum, 18/05/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Thúy Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thái Lan giờ đây đang đi trên sợi dây được căng giữa các nước lớn. Gần đây, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã có chuyến thăm cấp cao tới Bangkok, được đón tiếp bởi chính phủ đảo chính của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha. Chuyến thăm của Medvedev cho thấy Thái Lan đang có chiến lược tranh thủ các cường quốc độc tài, cụ thể là Nga và Trung Quốc, nhằm thách thức những chỉ trích của phương Tây về cuộc đảo chính và chính quyền quân sự ở Bangkok.

Đồng thời, chuyến thăm của Medvedev, cùng với các can dự cấp cao gần đây giữa Thái Lan và Trung Quốc, đã chỉ ra rằng chính phủ quân sự đang có các toan tính. Nó không chỉ tranh thủ sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc mà còn đang chờ thời cơ nối lại quan hệ với phương Tây ngay khi có cơ hội. Cũng như những trường hợp thường thấy trong ngoại giao và chính trị với các nước lớn, chính phủ của Chan-o-cha đang tìm kiếm sự cân bằng ở đâu đó (giữa Nga và Trung Quốc với phương Tây). Continue reading “Màn đi dây giữa các cường quốc của Thái Lan”

Mao Trạch Đông – Người lập nên CHND Trung Hoa

Mao_89906934_177359c

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 9/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P.1)

Mao Trạch Đông là lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc và là người lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là người chịu trách nhiệm cho các chính sách thảm họa: ‘Đại nhảy vọt’ và ‘Cách mạng Văn hóa’.

Mao Trạch Đông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1893 trong một gia đình làm nghề nông ở làng Thiều Sơn, tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc. Sau khi học sư phạm, ông tới Bắc Kinh làm việc trong thư viện của trường đại học. Cũng trong thời gian này, ông bắt đầu đọc các tài liệu của chủ nghĩa Marx. Năm 1921, Mao trở thành một trong những thành viên sáng lập nên Đảng Cộng sản Trung Quốc và lập một đảng bộ tại Hồ Nam. Năm 1923, Quốc dân đảng liên minh với Đảng Cộng sản để đánh bại các lãnh chúa đang kiểm soát phần lớn miền bắc Trung Quốc. Đến năm 1927, lãnh đạo Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch tiến hành một cuộc thanh trừng chống cộng. Continue reading “Mao Trạch Đông – Người lập nên CHND Trung Hoa”

Trung Quốc sắp đổ vỡ?

china_real_estate_bubble_debt_collapse

Nguồn: Robert J. Samuelson, “China’s Coming Crash?”, The Washington Post, 24/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã đến lúc để lo lắng về Trung Quốc.

Trong bất kì danh sách nào về những thảm họa đe dọa nền kinh tế thế giới, sự sụp đổ của Trung Quốc luôn đứng đầu hoặc luôn xếp ở gần vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên nguyên nhân sẽ gây ra “sự sụp đổ” là chưa rõ ràng. Tỉ lệ tăng trưởng nóng của Trung Quốc đã giảm từ 10%/ năm- mức tăng trưởng trung bình từ cuối thập kỉ 1970 cho đến 2011- xuống còn 7%, nhưng con số này vẫn còn cao so với các mức tiêu chuẩn trong lịch sử. Câu hỏi đặt ra là liệu sự giảm tốc có tiếp diễn và chỉ số tăng trưởng có xuống mức thấp hơn nữa hay không.

Một Trung Quốc chững lại có thể khiến thế giới trở lại suy thoái. Vì Trung Quốc là một khách hàng lớn về các vật liệu thô (các loại ngũ cốc, kim loại, nhiên liệu), giá của những sản phẩm này sẽ vẫn còn trì trệ. Công suất dư thừa của Trung Quốc về các sản phẩm công nghiệp cơ bản, như thép, sẽ ngày càng được xuất khẩu và kiềm chế giá ở mức thấp. Điều này sẽ làm giảm bất cứ sự phục hồi nào trong đầu tư kinh doanh toàn cầu. Lòng tin sẽ bị ảnh hưởng. Continue reading “Trung Quốc sắp đổ vỡ?”

09/06/1964: CIA ra báo cáo bác bỏ “thuyết domino”

A210-15

Nguồn:CIA report challenges ‘domino theory’,” History.com (truy cập ngày 08/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 9 tháng 6 năm 1964, để trả lời một câu hỏi chính thức được Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đưa ra – rằng “Các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á có thật là sụp đổ [trước lực lượng cộng sản] nếu miền Bắc Việt Nam kiểm soát được Lào và miền Nam Việt Nam hay không?” – Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã đệ trình một bản báo cáo mà về cơ bản là đã thách thức “thuyết domino” vốn là trụ cột của các chính sách dưới thời chính quyền Johnson.

“Thuyết domino” giả định rằng nếu Việt Nam rơi vào tay lực lượng cộng sản thì các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á cũng sẽ sụp đổ theo “như những quân bài domino,” và học thuyết này đã được sử dụng để biện minh cho phần lớn các nỗ lực của Mỹ dành cho Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “09/06/1964: CIA ra báo cáo bác bỏ “thuyết domino””

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (9/6/2015)

1359680

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc được cho là đang phát triển tiêm kích có khả năng cất cánh – hạ cánh thẳng đứng (VTOL). Chi phí để phát triển một loại máy bay như vậy là rất tốn kém, và do đó, nó cho thấy sự quyết tâm của Bắc Kinh trong một quyết định mang tính chiến lược về quân sự. Về mặt lý thuyết, một máy bay có khả năng VTOL sẽ rất hữu dụng bởi chúng không cần đường băng dài như các loại máy bay thông thường khác, đặc biệt tại các khu vực địa hình hiểm trở như rừng núi, hải đảo.

Trong lịch sử, Liên Xô đã từng thử nghiệm một loại máy bay tương tự là Yak-38 trong cuộc chiến ở Afghanistan. Công tác thử nghiệm cho thấy còn tồn tại nhiều khuyết điểm cần phải giải quyết, đặc biệt là khả năng cất cánh và hạ cánh của máy bay khi tải trọng nặng. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (9/6/2015)”

George Marshall – Người “phục hưng châu Âu”

111128024640_george-marshall

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 8/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Marshall (1880-1959) là chỉ huy quân sự người Mỹ, Tổng tham mưu trưởng lục quân trong Thế chiến thứ hai và sau đó là ngoại trưởng Hoa Kỳ. Ông đưa ra chính sách hỗ trợ tài chính cho công cuộc tái thiết Châu Âu sau chiến tranh, được biết đến với tên gọi “Kế hoạch Marshall”.

George Catlett Marshall sinh ngày 31 tháng 12 năm 1880 tại Uniontown, Pennsylvania. Năm 1902, ông tốt nghiệp Học viện Quân sự Virginia và bắt đầu sự nghiệp của mình trong Quân đội Hoa Kỳ. Trong Thế chiến thứ nhất ông chiến đấu trong binh đoàn của Tướng John J. Pershing, chỉ huy Lực lượng Viễn chinh Hoa Kỳ tới Pháp năm 1917. Ông tiếp tục làm trợ lý cho Pershing khi quay lại Mỹ. Trong những năm giữa hai cuộc thế chiến, Marshall phục vụ trong quân đội Mỹ đóng tại Trung Quốc và giảng dạy tại các tổ chức quân sự khác nhau. Continue reading “George Marshall – Người “phục hưng châu Âu””

Chuyến thăm của Modi và các tồn tại trong quan hệ Trung – Ấn

Nguồn: Brahma Chellaney, “Modi in China“, Project Syndicate, 18/05/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Trung Quốc và Ấn Độ có một mối quan hệ không mấy tốt đẹp, với đặc trưng là những tranh chấp nhức nhối, mất lòng tin sâu sắc và sự do dự về hợp tác chính trị đến từ cả hai phía. Sự bùng nổ thương mại song phương, vốn còn xa mới có thể giúp khép lại những rạn nứt cũ,  luôn song hành cùng sự gia tăng các cuộc đụng độ biên giới, căng thẳng quân sự và cạnh tranh địa chính trị, cũng như những bất đồng về các vấn đề ven sông và trên biển.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm ngoái, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người đã tìm cách thay đổi mối quan hệ của nước mình với Trung Quốc, lập luận rằng triển vọng của Châu Á “trong một phạm vi nào đó” sẽ xoay quanh những điều mà hai quốc gia có tổng số dân chiếm 1/3 dân số thế giới này “tự mình đạt được” và “cùng nhau thực hiện”. Tuy nhiên, chuyến thăm vừa mới kết thúc của ông Modi tới Trung Quốc đã chỉ ra rằng những vấn đề gây chia rẽ hai “người khổng lồ về dân số” này vẫn còn rất lớn. Continue reading “Chuyến thăm của Modi và các tồn tại trong quan hệ Trung – Ấn”

08/06/632: Người sáng lập Hồi giáo qua đời

Nguồn:Founder of Islam dies,” History.com (truy cập ngày 07/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 8 tháng 6 năm 632, ở Medina, thuộc Ả Rập Xê-út ngày nay, Muhammad, một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị có ảnh hưởng nhất trong lịch sử, đã qua đời trong vòng tay của Aishah, người vợ thứ ba yêu quý của ông.

Sinh ra ở Mecca trong một gia đình có gốc gác khiêm tốn, Muhammad cưới một góa phụ giàu có năm ông 25 tuổi và sống như một thương nhân bình thường trong suốt 15 năm sau đó. Năm 610, trong một hang động trên núi Hira nằm ở miền Bắc Mecca, ông nhìn thấy cảnh mà trong đó Thiên Chúa, qua giọng của thiên thần Gabriel, báo rằng ông được chọn để trở thành đấng tiên tri Ả Rập của một “tôn giáo đích thực.” Từ đó ông bắt đầu khám phá những mạc khải tôn giáo mà sau này ông cùng những người khác gom nhặt lại thành Kinh Koran. Những mạc khải đó đã trở thành nền tảng của Hồi giáo. Continue reading “08/06/632: Người sáng lập Hồi giáo qua đời”

Địa chính trị của việc đối phó với một Trung Quốc đang lên

xi-abe

Nguồn: Jeff Kingston, “The geopolitics of coping with a rising China,” The Japan Times, 30/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuần trước, tôi đã xem xét tính logic và những hệ quả của “Học thuyết Abe,” theo đó Nhật Bản sẽ tăng cường liên minh với Mỹ bằng việc đồng ý mở rộng những hoạt động quân sự mà Nhật sẵn lòng tiến hành để hỗ trợ các chiến dịch an ninh toàn cầu của Mỹ. Đây không phải là một vấn đề đã được dàn xếp ổn thỏa trong nước, vì có rất ít người Nhật ủng hộ sự thay đổi lớn từ chủ nghĩa hòa bình và chủ nghĩa tối giản (về quân sự) được thể hiện trong “Học thuyết Yoshida” vốn là nền tảng của chính sách an ninh của Nhật Bản kể từ những năm 1950. Continue reading “Địa chính trị của việc đối phó với một Trung Quốc đang lên”