13/07/1914: Cuộc điều tra về vụ ám sát Thái tử Áo kết thúc

Nguồn: Austrian investigation into archduke’s assassination concludes, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Friedrich von Wiesner, một quan chức của Văn phòng Ngoại giao Áo-Hung, báo cáo với Ngoại trưởng Leopold von Berchtold về những phát hiện trong một cuộc điều tra về vụ ám sát Thái tử Franz Ferdinand, người kế vị ngai vàng Áo, và phu nhân Sophie ngày 28 tháng 06, tại Sarajevo, Bosnia.

Chế độ quân chủ kép của Áo-Hung từ lâu đã lo sợ về ảnh hưởng ngày càng suy yếu của mình vào đầu thế kỷ 20 ở châu Âu, và đặc biệt bị đe dọa sau khi hai cuộc chiến tranh Balkan 1912-13 đã giúp khẳng định ảnh hưởng và tham vọng ngày càng tăng của Serbia, vốn được ủng hộ bởi một quốc gia đồng minh thuộc khối Slavơ hùng mạnh: nước Nga. Continue reading “13/07/1914: Cuộc điều tra về vụ ám sát Thái tử Áo kết thúc”

13/06/1914: Hoàng đế Wilhelm rời cuộc gặp với Thái tử Franz Ferdinand

Nguồn:  Kaiser Wilhelm concludes meeting with Archduke Franz Ferdinand, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Hoàng đế Wilhelm II của Đức rời Konopischt, Bohemia (ngày nay là Cộng hòa Séc), khu săn bắn và nghỉ dưỡng đồng quê của Thái tử Franz Ferdinand của Áo-Hung, sau một chuyến thăm cuối tuần. Mặc dù bề ngoài Wilhelm đến để chiêm ngưỡng những khu vườn xa hoa ở Konopischt, nhưng thực tế ông và Franz Ferdinand muốn thảo luận về những bất an của Áo-Hung về tình trạng cân bằng quyền lực mong manh trong khu vực Balkan hỗn loạn.

Năm 1908, Áo-Hung đã sát nhập Bosnia-Herzegovina, vốn chính thức vẫn là một tỉnh của Đế chế Ottoman, và là nơi sinh sống không chỉ của người Bosnia mà còn cả người Croat và người Serb. Serbia phản ứng giận dữ với việc sát nhập, lập luận rằng nếu Bosnia không nằm dưới sự cai trị của người Thổ thì nó nên được cai trị bởi bởi Serbia. Continue reading “13/06/1914: Hoàng đế Wilhelm rời cuộc gặp với Thái tử Franz Ferdinand”

29/05/1914: Tàu Empress of Ireland bị chìm

Nguồn: The sinking of the Empress of Ireland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong một trong những thảm hoạ hàng hải tồi tệ nhất trong lịch sử, tàu chở khách Empress of Ireland của Anh với 1.477 hành khách và thủy thủ đoàn, đã va chạm với tàu chở hàng Storstad của Nauy ở sông St. Lawrence, Vịnh Canada. Storstad đã xuyên thủng khoảng 15 ft vào phía mạn phải của Empress of Ireland, và còn tàu chìm chỉ trong 14 phút, mang theo cùng 1.012 hành khách và thủy thủ đoàn.

Thảm kịch này xảy ra hai năm sau sự kiện tàu Titanic chìm vì va chạm với một tảng băng trôi ở Bắc Đại Tây Dương, khiến hơn 1.500 người thiệt mạng, khiến người dân đòi hỏi cần có các tiêu chuẩn về an toàn hàng hải. Continue reading “29/05/1914: Tàu Empress of Ireland bị chìm”

25/12/1914: Binh sĩ chào mừng Giáng Sinh trên chiến trường

Nguồn: Enemies exchange Christmas greetings, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong ngày Giáng sinh năm 1914 và những ngày gần đó, tiếng súng đạn ở một số nơi dọc theo Mặt trận phía Tây của Thế chiến I đã giảm dần. Binh lính kỷ niệm ngày lễ trong các chiến hào và bày tỏ các cử chỉ thiện chí với kẻ thù.

Bắt đầu vào Đêm Giáng sinh, nhiều lính Đức và Anh đã cùng hát những bài hát Giáng sinh cho nhau nghe qua chiến tuyến, và vào những thời điểm nhất định, quân Đồng minh thậm chí còn nghe thấy những ban nhạc của họ hát cùng quân Đức những bài hát vui vẻ. Continue reading “25/12/1914: Binh sĩ chào mừng Giáng Sinh trên chiến trường”

03/08/1914: Đức-Pháp tuyên chiến

Nguồn:Germany and France declare war on each other,” History.com (truy cập ngày 02/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chiều mùng 3 tháng 8 năm 1914, hai ngày sau khi tuyên bố chiến tranh với Nga, Đức tuyên chiến với Pháp, đẩy mạnh một chiến lược dài hạn được định hình bởi cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức Alfred von Schlieffen cho một cuộc chiến trên cả hai mặt trận chống Pháp và Nga. Chỉ vài giờ sau đó, Pháp cũng tuyên chiến với Đức, sẵn sàng điều động quân đội vào các tỉnh Alsace và Lorraine, những vùng đất mà Pháp phải bồi thường cho Đức theo thỏa thuận kết thúc Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1871.

Việc Đức chính thức tuyên chiến với Pháp và Nga, cùng với vụ Thái tử Franz Ferdinand của Áo và vợ ông bị một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc ám sát tại Sarajevo ngày 28 tháng 6 năm 1914, và cơn bế tắc ngoại giao sau đó giữa một bên là Áo-Hung và một bên là Serbia và quốc gia Slavơ ủng hộ mạnh mẽ của nó là Nga, cuộc xung đột ban đầu tập trung tại khu vực Balkan hỗn loạn đã bùng lên thành một cuộc chiến tranh toàn diện. Continue reading “03/08/1914: Đức-Pháp tuyên chiến”

28/07/1914: Thế chiến I bùng nổ

worldwarone-960x496

Nguồn:Austria-Hungary declares war on Serbia,” History.com (truy cập ngày 27/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 28 tháng 7 năm 1914, đúng một tháng sau khi Thái tử Franz Ferdinand của Áo cùng vợ ông bị một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc ám sát tại Sarajevo, Áo-Hung tuyên chiến với Serbia, làm bùng nổ Thế chiến I.

Bị đe dọa trước tham vọng của người Serbia trong một khu vực Balkan đầy biến động của châu Âu, Áo-Hung đã quyết định rằng phản ứng thích hợp để đáp lại vụ ám sát là chuẩn bị cho một cuộc xâm lược quân sự nhằm vào Serbia. Sau khi đảm bảo sự hỗ trợ vô điều kiện của đồng minh hùng mạnh của mình là Đức, Áo-Hung gửi một bức tối hậu thư tới Serbia vào ngày 23 tháng 7, yêu cầu mọi biện pháp tuyên truyền chống Áo trong lãnh thổ Serbia phải bị đàn áp, và Áo-Hung phải được phép tiến hành điều tra riêng về vụ ám sát Thái tử, cùng một số yêu cầu khác. Continue reading “28/07/1914: Thế chiến I bùng nổ”