26/04/1915: Italy tham gia phe Hiệp ước

Nguồn: Allies sign Treaty of London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, sau khi nhận được hứa hẹn trao cho những phần lãnh thổ lớn, Italy đã ký Hiệp ước London, cam kết tham gia Thế chiến I về phía phe Hiệp ước.

Nguy cơ chiến tranh ngày một gần kề, vào tháng 07/1914, quân đội Italy dưới sự chỉ huy của Tổng Tư lệnh Luigi Cadorna đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại Pháp, vì bấy giờ Italy đang là thành viên trong Liên minh Ba bên với Đức và Áo-Hung. Tuy nhiên, theo các điều khoản của thỏa thuận liên minh, Italy chỉ có nghĩa vụ bảo vệ các đồng minh của mình nếu một trong số họ bị tấn công trước. Thủ tướng Italy Antonio Salandra coi tối hậu thư của Áo-Hung đối với Serbia vào cuối tháng đó là một hành động xâm lược, nên đã tuyên bố rằng Italy không có nghĩa vụ liên minh, và chính thức trở nên trung lập. Continue reading “26/04/1915: Italy tham gia phe Hiệp ước”

Thế giới hôm nay: 27/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Jacques Chirac, Tổng thống Pháp giai đoạn 1995-2007, đã qua đời ở tuổi 86. Mặc dù thắng cử hai nhiệm kỳ, song ông mãn nhiệm như một nhân vật không được lòng dân với tỷ lệ thất nghiệp cao và tài chính công tồi tệ. Ông thắng cử nhiệm kỳ hai chủ yếu bởi đối thủ cực hữu Jean-Marie Le Pen trong vòng bầu cử thứ hai thậm chí còn khó được cử tri chấp nhận hơn. Bất chấp các bê bối tham nhũng, sự ủng hộ dành cho ông tăng lên sau khi nghỉ hưu, đặc biệt là sau việc ông phản đối cuộc chiến Iraq.

Các quan chức Nhà Trắng đã cố gắng giấu kín các biên bản về một cuộc gọi trong đó Tổng thống Donald Trump đã hối thúc Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine điều tra Joe Biden, theo đơn khiếu nại của người tố cáo được công bố hôm qua. Khiếu nại đã khiến các nghị sĩ Dân chủ tại Hạ viện mở cuộc điều tra luận tội ông Trump. Làm chứng trước Quốc hội, Joseph Maguire, giám đốc tình báo quốc gia tạm quyền, cho biết người tố cáo (không công bố danh tính) đã “hành động trung thực” và đơn khiếu nại của người này là “hoàn toàn chưa có tiền lệ”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/09/2019”

Thế giới hôm nay: 05/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam đã đồng ý hủy bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ tội phạm từ lãnh thổ này sang Trung Quốc đại lục. Dự luật này đã châm ngòi cho 13 tuần biểu tình chống chính phủ liên tiếp. Bà Lam trước đây đã tạm hoãn nó, song điều đó không làm xoa dịu người biểu tình, những người cũng tức giận về sự tàn bạo của cảnh sát và tình trạng thiếu dân chủ.

Trong khi đó, chủ tịch Cathay Pacific John Slosar đã từ chức. Ông tiếp bước chính giám đốc điều hành của hãng hàng không Hồng Kông, người đã từ chức vào tháng trước. Cathay cho biết ông Slosar rời đi là do nghỉ hưu, nhưng hãng hàng không này đã phải chịu áp lực dữ dội từ chính phủ Trung Quốc trong việc kỷ luật các nhân viên tham gia biểu tình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/09/2019”

Thế giới hôm nay: 30/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

 Iván Márquez, một cựu chỉ huy của FARC, lực lượng du kích đã trở thành một đảng chính trị ở Colombia, kêu gọi những người ủng hộ ông bắt đầu một giai đoạn mới của “cuộc đấu tranh vũ trang”. Lời kêu gọi cầm vũ khí trở lại diễn ra chưa đầy ba năm sau khi lực lượng phiến quân này ký thỏa thuận hòa bình với chính phủ Colombia.

Chính phủ Hàn Quốc đã tiết lộ một gói kích cầu khổng lồ trong ngân sách của họ. Chi tiêu sẽ tăng 8% so với năm ngoái lên 513,5 nghìn tỷ won (424 tỷ đô la). Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của nước này đang bị ảnh hưởng bởi thương mại toàn cầu suy giảm và các tranh chấp gây nhiều thiệt hại với Nhật Bản. Tiền sẽ được chi cho tạo công ăn việc làm mới, phúc lợi xã hội và các doanh nghiệp nhỏ, cùng các lĩnh vực khác. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/08/2019”

Thế giới hôm nay: 26/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các chính trị gia đã tụ họp tại khu nghỉ mát Biarritz bên bờ biển của Pháp cho cuộc họp năm nay của các nhà lãnh đạo thế giới thuộc nhóm G7. Các bất đồng đã xuất hiện. Mỹ và Pháp đang tranh cãi về thuế dịch vụ kỹ thuật số mới của Pháp. Trong khi đó, Anh đang đe dọa sẽ rút lại phần lớn khoản thanh toán tài chính trị giá 39 tỷ bảng Anh (47 tỷ USD) mà họ đã đồng ý trả cho EU khi rời đi nếu không đạt được thỏa thuận mới trước ngày 31/10.

Sáu tiểu bang Brazil ở khu vực Amazon đã yêu cầu hỗ trợ từ các lực lượng vũ trang nhằm dập tắt các đám cháy đang tàn phá rừng nhiệt đới Amazon. Sau một hồi do dự, Tổng thống Jair Bolsonaro cam kết sẽ triển khai quân đội để dập các vụ cháy. Pháp và Ireland đã đe dọa sẽ chặn thỏa thuận thương mại tự do giữa EU và các quốc gia Nam Mỹ nếu các nước này không hành động nhiều hơn nhằm dập tắt các vụ cháy. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/08/2019”

Thế giới hôm nay: 20/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN

Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) cho biết quốc gia này có thể đang đi vào suy thoái. Nền kinh tế đã suy giảm 0,1% trong quý II và Bundesbank cho biết họ không thấy có dấu hiệu phục hồi kể từ đó. Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Đức đã bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ và sự sụt giảm nhu cầu ô tô.

Trong tháng 7, xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm tháng thứ tám liên tiếp. Đến tháng 8, chỉ số Reuters Tankan về niềm tin kinh doanh của các công ty sản xuất lần đầu tiên xuống mức âm kể từ tháng 4 năm 2013. Dữ liệu mới làm gia tăng lo ngại rằng nền kinh tế Nhật Bản có thể rơi vào suy thoái khi thương mại toàn cầu chậm lại. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/08/2019”

Sự khác biệt giữa Ý và Tây Ban Nha ngày nay

Nguồn: The difference between Italy and Spain”, The Economist, 21/03/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Người ta thường thích gộp hai nước lớn Nam Âu này lại cùng nhau. Người Ý và người Tây Ban Nha thường nói chuyện ồn ào, ăn muộn, lái xe nhanh và thích ăn những thứ đồ ăn giúp tăng tuổi thọ như cà chua và dầu ô liu (ít nhất là người ta tin vậy). Họ là những cái nôi của chủ nghĩa vô chính phủ châu Âu trong thế kỷ 19 và chủ nghĩa phát xít trong thế kỷ 20; từ bỏ chế độ độc tài ngay trước khi hội nhập châu Âu những năm sau Thế chiến II. Trong cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro từ năm 2009, hai nước này có mặt trong từ viết tắt xấu xí “pigs”  (Portugal, Italy, Greece, Spain/Bồ Đào Nha, Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha), đại diện cho các nền kinh tế mắc nợ nhiều nhất. Giờ đây một lần nữa họ lại đang được đề cập đến về cùng một thứ. Continue reading “Sự khác biệt giữa Ý và Tây Ban Nha ngày nay”

03/09/1914: Giáo hoàng Benedict XV được bầu

Nguồn: Pope Benedict XV named to papacy, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, chỉ một tháng sau khi Thế chiến I bùng nổ, Giacomo della Chiesa được bầu chọn làm Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo La Mã, trở thành Đức Giáo hoàng Benedict XV.

Là một người gốc quý tộc ở Genoa, Italy, và đã phục vụ trong vai trò một hồng y kể từ tháng 05 năm trước đó, Benedict đã kế nhiệm Đức giáo hoàng Pius X, người đã qua đời vào ngày 20 tháng 08 năm 1914. Ông được bầu bởi một hội đồng bao gồm các hồng y đến từ các quốc gia nằm về cả hai phía của chiến tuyến, bởi vì ông đã tuyên bố sự trung lập tuyệt đối trong cuộc xung đột. Continue reading “03/09/1914: Giáo hoàng Benedict XV được bầu”