Kỷ nguyên mới của sức mạnh hải quân

Nguồn: Alessio Patalano, “The New Age of Naval Power”, The Times, 06/03/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Ukraine tuyên bố đã đánh chìm một tàu chiến khác của Nga, Sergei Kotov, trên Biển Đen. Liên tục mất đi tàu Kotov và trước đó tàu Tsezar Kunikov vào tháng trước hiện đồng nghĩa với việc một phần ba hạm đội Biển Đen của Nga đã bị vô hiệu hóa. Kotov và Kunikov đã cùng với soái hạm Moskva nằm dưới đáy Biển Đen và củng cố thực tế rằng chiến trường hàng hải trong cuộc chiến tranh ở Ukraine là cuộc xung đột hải quân quan trọng nhất kể từ cuộc chiến Falklands hơn bốn thập kỷ trước. Continue reading “Kỷ nguyên mới của sức mạnh hải quân”

Học thuyết Hải quân Mới của Nga: Xoay trục sang châu Á?

Nguồn: Daniel Rakov, “Russia’s New Naval Doctrine: A ‘Pivot to Asia’?,” The Diplomat, 19/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Học thuyết hải quân mới của Nga đã nâng cao tầm quan trọng của Thái Bình Dương và Bắc Cực.

Ngày 31/07/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức ký phiên bản cập nhật của Học thuyết Hải quân Liên bang Nga. Đây là tài liệu hoạch định chiến lược ở cấp cao nhất, trình bày chi tiết cách tiếp cận chính thức của Moscow đối với lĩnh vực hải quân. Phiên bản mới có sự thay đổi đáng kể so với phiên bản trước đó, được công bố từ năm 2015.

Học thuyết lần này nhấn mạnh sự đối đầu toàn cầu với phương Tây, vai trò nổi trội của lăng kính an ninh trong việc xác định các mục tiêu quốc gia, và việc tái định hướng chính sách đối ngoại của Nga hướng về các nước phương Nam (Global South) sau cuộc xâm lược Ukraine. Điện Kremlin dự định tăng cường khả năng tác chiến của hải quân trên toàn thế giới, và tuyên bố đã sẵn sàng hơn trong việc sử dụng các phương tiện quân sự để thúc đẩy lợi ích của mình trên các vùng biển quốc tế, bao gồm cả ý định tăng cường hiện diện hải quân trên các vùng biển này. Để làm được như vậy, học thuyết mới kêu gọi tái cấu trúc toàn bộ ngành công nghiệp đóng tàu, phát triển khả năng sản xuất và công nghệ, cả trong lĩnh vực quân sự và dân sự. Continue reading “Học thuyết Hải quân Mới của Nga: Xoay trục sang châu Á?”

24/05/1917: Anh đưa vào sử dụng hệ thống hộ tống tàu biển

Nguồn: British naval convoy system introduced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trước thành công ngoạn mục của tàu ngầm U-boat của Đức và các cuộc tấn công của chúng nhắm vào các tàu phe Hiệp Ước và các nước trung lập trên biển, Hải quân Hoàng gia Anh đã đưa vào sử dụng một hệ thống hộ tống mới, theo đó tất cả các tàu buôn đi qua Đại Tây Dương sẽ đi thành từng nhóm dưới sự bảo vệ của Hải quân Anh.

Trong hơn ba năm trong Thế chiến I, các lãnh đạo Hải quân Hoàng gia Anh kiên quyết chống lại việc tạo ra một hệ thống hộ tống, tin rằng họ không nên chuyển tàu biển và các nguồn lực khác ra khỏi hạm đội hùng mạnh của mình, do chúng có thể được cần đến trong các trận chiến. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các tàu ngầm U-Boat và các cuộc tấn công của chúng vào các tàu buôn – của nước tham chiến lẫn trung lập – thực sự rất tàn khốc. Continue reading “24/05/1917: Anh đưa vào sử dụng hệ thống hộ tống tàu biển”

16/03/1916: Đô đốc Alfred von Tirpitz từ chức

Nguồn: German Admiral Alfred von Tirpitz resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Đô đốc Alfred von Tirpitz, kiến trúc sư trưởng xây dựng hải quân Đức trong những năm trước Thế chiến I và người đứng sau chiến lược hải quân hiếu chiến mà Đức theo đuổi trong hai năm đầu chiến tranh, đã nộp đơn từ chức cho Hoàng đế Wilhelm II. Trước sự ngạc nhiên của Tirpitz, Hoàng đế đã chấp thuận lá đơn.

Tirpitz bắt đầu mối quan hệ thân thiết với Hoàng đế Wilhelm II vào năm 1897, khi ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Hải quân Hoàng gia. Một năm sau, Tirpitz giới thiệu Đạo luật Hạm đội I (First Fleet Act), đánh dấu bước khởi đầu của một cuộc cải tổ và xây dựng quan trọng đối với hải quân Đức. Đạo luật Hạm đội II (Second Fleet Act) ra đời năm 1900 còn chứa đựng nhiều tham vọng hơn nữa, đặt ra thời hạn 17 năm để xây dựng một hạm đội gồm 2 soái hạm, 36 chiến hạm, 11 tàu tuần dương lớn và 34 tàu tuần dương nhỏ – một hạm đội sẽ thách thức cả Hải quân Hoàng gia Anh. Continue reading “16/03/1916: Đô đốc Alfred von Tirpitz từ chức”

28/08/1914: Trận Vịnh Heligoland

Nguồn: Battle of Heligoland Bight, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, Thế chiến I chính thức lan từ đất liền ra biển khi trận chiến hải quân lớn đầu tiên đã diễn ra giữa các tàu của Anh và Đức ở Biển Bắc, gần bờ biển phía bắc nước Đức.

Trận chiến diễn ra ở vùng nước nửa kín là Vịnh Heligoland, vốn được sử dụng làm căn cứ của Hạm đội Đại dương của Đức (German High Seas Fleet), đồng thời nơi đây cũng là xuất phát điểm tốt cho các cuộc tấn công chống lại Quần đảo Anh. Tuy nhiên, hạm đội Đức hiếm khi mạo hiểm ra xa cảng. Chỉ huy người Anh Reginald Tyrwhitt được giao nhiệm vụ dẫn đầu một hạm đội nhỏ tàu Anh, bao gồm hai tàu tuần dương hạng nhẹ, FearlessArethusa, cùng một số tàu khu trục, đến dụ các tàu Đức đuổi theo họ ra biển, nơi một lực lượng Anh lớn hơn, được chỉ huy bởi Phó Đô đốc Sir David Beatty, đợi sẵn để chiến đấu. Continue reading “28/08/1914: Trận Vịnh Heligoland”

03/08/1958: Tàu ngầm hạt nhân Nautilus đi xuyên Bắc Cực

Nguồn: Nautilus travels under North Pole, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào này năm 1958, tàu ngầm hạt nhân Nautilus của Mỹ đã hoàn thành chuyến đi dưới biển đầu tiên đến Bắc Cực. Là chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới, tàu Nautilus hạ ngầm tại Point Barrow, Alaska, và di chuyển gần 1.000 dặm dưới chỏm băng Bắc Cực để đi đến tâm của Bắc Cực. Sau đó, nó tiếp tục di chuyển đến Iceland, mở ra một tuyến đường mới và ngắn hơn từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương và Châu Âu.

Tàu USS Nautilus được xây dựng dưới sự chỉ huy của Tướng Hải quân Mỹ Hyman G. Rickover, một kỹ sư lỗi lạc sinh ra ở Nga, người tham gia chương trình nguyên tử của Mỹ vào năm 1946. Năm 1947, ông được giao phụ trách chương trình phát triển tàu thuyền dùng năng lượng hạt nhân của hải quân và bắt đầu xây dựng một tàu ngầm nguyên tử. Continue reading “03/08/1958: Tàu ngầm hạt nhân Nautilus đi xuyên Bắc Cực”

07/04/1776: Mỹ lần đầu bắt giữ tàu chiến của Anh

Nguồn: U.S. Navy captures first British warship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Thuyền trưởng Hải quân John Barry, chỉ huy tàu chiến Lexington của Mỹ, đã trở thành người Mỹ đầu tiên bắt giữ tàu của Anh khi ông chiếm quyền kiểm soát tàu chiến HMS Edward ngoài khơi bờ biển Virginia. Việc bắt giữ Edward và hàng hóa trên tàu đã đưa Barry trở thành anh hùng dân tộc và nâng cao tinh thần cho lực lượng lục địa.

Sinh ra ở vùng biển Wexford, Ireland vào năm 1745, Barry đã tham gia phục vụ cho Quốc Hội Lục địa sau khi Cách mạng Mỹ bùng nổ. Quốc Hội đã mua tàu của Barry, Black Prince, mà sau đó đổi tên thành Alfred và đặt dưới quyền chỉ huy của Đại tá Esek Hopkins. Đây là con tàu đầu tiên treo cờ Mỹ, được treo bởi John Paul Jones. Continue reading “07/04/1776: Mỹ lần đầu bắt giữ tàu chiến của Anh”