Đằng sau việc Trung Quốc đàn áp “bành trướng tư bản vô trật tự”

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Who’s too cozy with the private sector? Xi Jinping decides, Nikkei Asia, 17/02/2022.

Vụ bắt giữ đầu tiên tại Trung Quốc vì lý do “bành trướng tư bản vô trật tự” đã gây ra một làn sóng chấn động.

Không khí lễ hội của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh vẫn không thể cản trở cuộc chiến chính trị tại Trung Quốc.

Thứ Sáu tuần trước (11/02/2022), nhà chức trách nước này đã chính thức công khai vụ bắt giữ Chu Giang Dũng (Zhou Jiangyong), 54 tuổi, cựu quan chức cấp cao nhất của thành phố Hàng Châu. Với dân số 12 triệu người, nơi này là thủ phủ của tỉnh Chiết Giang ở miền đông và là quê hương của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba. Continue reading “Đằng sau việc Trung Quốc đàn áp “bành trướng tư bản vô trật tự””

Nhật ký Bắc Kinh (25/12/20): Dấu hỏi về số phận của Alibaba

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tin tức sáng thứ Năm (24/12/2020) là một cú sốc với nhiều người ở Bắc Kinh: chính quyền Trung Quốc mở cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba Group Holding.

Tổng cục Quản lý Thị trường Quốc gia cho biết họ đang điều tra các hoạt động kinh doanh bị cáo buộc của Alibaba – chẳng hạn như yêu cầu nhà cung cấp niêm yết độc quyền sản phẩm trên nền tảng của Alibaba – điều bị coi là vi phạm luật chống độc quyền.

Alibaba thống trị hơn một nửa thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc. Thật ra đã có tin đồn nói công ty này buộc người bán phải lựa chọn Alibaba hoặc các nền tảng khác, dựa trên ưu thế vượt trội của mình. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (25/12/20): Dấu hỏi về số phận của Alibaba”

Nhật ký Bắc Kinh (27/11/20): Kinh tế tư nhân Trung Quốc nhìn từ Jack Ma

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Không quá ngạc nhiên khi Jack Ma, nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba Group, vắng mặt tại Hội nghị Internet Thế giới năm nay.

Sự kiện thường niên do chính phủ Trung Quốc tổ chức – khai mạc ở Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, hôm thứ Hai tuần này (23/11/2020) – quy tụ các quan chức nhà nước và giám đốc điều hành công nghệ cấp cao. Trước đây ông Ma thường xuyên tham dự. Nhưng năm nay đại diện cho công ty ông lại là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Alibaba Daniel Zhang.

Ông Zhang trông có vẻ mệt mỏi khi đọc phát biểu mô tả các quy tắc mới mà Trung Quốc đề xuất đối với các công ty internet là “kịp thời và cần thiết”, liên tục hoan nghênh nhà chức trách tăng cường giám sát ngành. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (27/11/20): Kinh tế tư nhân Trung Quốc nhìn từ Jack Ma”

Thế giới hôm nay: 11/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Bolivia, Evo Morales, đã đồng ý tiến hành một cuộc tổng tuyển cử khác. Nước này đã chìm trong các cuộc biểu tình bạo lực kể từ khi ông Morales được tuyên bố chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tháng trước với cách biệt mười điểm phần trăm – vừa đủ để không phải bước vào cuộc bỏ phiếu vòng hai. Các nhà quan sát độc lập đã chỉ ra “các thao túng rõ ràng”. Ông Morales cho biết tòa án bầu cử của đất nước sẽ được thay thế.

Người Tây Ban Nha vừa đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử thứ tư trong bốn năm qua. Cuộc bầu cử diễn ra sau khi Đảng Xã hội của thủ tướng Pedro Sánchez thất bại trong việc thành lập chính phủ liên minh. Khả năng cao không bên nào sẽ đạt đa số ở quốc hội, cho thấy vẫn chưa thể kết thúc bế tắc chính trị. Các cuộc bầu cử đã đi kèm với bạo lực trên đường phố Catalonia sau khi tám nhà lãnh đạo ly khai bị tuyên án tù. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/11/2019”

Thế giới hôm nay: 15/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN HÔM QUA

 Đường cong lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ lần đầu tiên đảo ngược kể từ năm 2007: lợi tức của các trái phiếu có kỳ hạn mười năm giảm xuống dưới mức lợi tức của trái phiếu kì hạn hai năm. Sự đảo ngược của lợi tức dài hạn và ngắn hạn là dấu hiệu của mọi cuộc suy thoái trong nửa thế kỷ qua. Chỉ từng có một lần đường cong đảo chiều mà không có suy thoái theo sau. Đồng thời, đường cong lợi tức cũng đảo ngược ở Anh.

Vào tháng 7, tăng trưởng sản lượng công nghiệp ở Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 17 năm qua, còn doanh số bán lẻ tăng trong tháng này với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 4. Dữ liệu tháng trước cho thấy nền kinh tế tăng trưởng chỉ ở mức 6,2% trong Quý II so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ chậm nhất trong gần ba thập kỷ qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/08/2019”

Chiến tranh thương mại tác động đến tài chính: Trường hợp Alibaba

Nguồn: The trade war and finance”, The Economist, 30/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu bạn muốn tìm hiểu sự nguội lạnh dần trong quan hệ Mỹ – Trung đang làm biến đổi môi trường kinh doanh toàn cầu như thế nào, một nơi tốt bạn nên tìm đến là Alibaba, một gã khổng lồ internet. Đó là công ty có giá trị lớn nhất và được ngưỡng mộ nhất của Trung Quốc, trị giá 400 tỷ đô la. Trong năm năm qua, nó cũng là một “sản phẩm lai” nằm vắt qua hai siêu cường, bởi vì cổ phiếu của công ty chỉ được niêm yết ở Mỹ. Bây giờ Alibaba đang xem xét một khoản niêm yết trị giá 20 tỷ đô la ở Hồng Kông, theo Bloomberg. Bối cảnh của quyết định này là nguy cơ ngày càng tăng của việc Mỹ tiến hành các động thái chống lại lợi ích của Trung Quốc, cũng như vai trò ngày càng tăng của thị trường vốn Hồng Kông. Việc niêm yết ở đó sẽ là một chỉ dấu cho thấy các công ty Trung Quốc đang “mua bảo hiểm” để giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài chính phương Tây. Continue reading “Chiến tranh thương mại tác động đến tài chính: Trường hợp Alibaba”