Tác động của Brexit lên nền kinh tế thế giới

brexit1

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Brexit’s Impact on the World Economy”, Project Syndicate, 17/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Triệu chứng “cảm sốt” của thị trường tài chính trước cuộc trưng cầu dân ý của Vương quốc Anh vào ngày 23/6 về việc có nên ở lại trong Liên minh châu Âu (EU) hay không cho thấy rằng kết quả sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và chính trị thế giới sâu rộng hơn nhiều so với những gì có thể suy ra từ tỉ trọng 2,4% của Anh trong GDP toàn cầu. Có ba nguyên nhân dẫn đến tác động to lớn này.

Thứ nhất, trưng cầu dân ý về việc Anh rời EU (Brexit) là một phần của một hiện tượng toàn cầu: cuộc khởi nghĩa của các nhà dân túy chống lại các đảng phái chính trị dòng chính – chủ yếu được thúc đẩy bởi các cử tri lớn tuổi, nghèo, hoặc có trình độ giáo dục thấp – những người đang rất tức giận và muốn phá bỏ các thể chế hiện có, cũng như thách thức các chính trị gia và các chuyên gia kinh tế “dòng chính.” Đáng ngạc nhiên là hồ sơ nhân khẩu học của các cử tri ủng hộ Brexit cũng tương tự như của những người ủng hộ Donald Trump tại Mỹ, và những người ủng hộ Mặt trận Quốc gia tại Pháp. Continue reading “Tác động của Brexit lên nền kinh tế thế giới”

Brexit và cán cân quyền lực toàn cầu

brx

Nguồn: Joseph S. Nye, “Brexit and the Balance of Power,” Project Syndicate, 11/04/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1973, Anh gia nhập tổ chức mà sau này là Liên minh châu Âu (EU). Nước này sẽ tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 23 tháng 6 tới về việc có rời bỏ EU hay không. Vậy Anh có nên rời EU?

Những cuộc thăm dò hiện tại cho thấy cử tri đang rất chia rẽ. Thủ tướng David Cameron tuyên bố rằng những nhượng bộ mà ông giành được từ các đối tác EU có thể xoa dịu lo ngại về việc mất chủ quyền trước EU và một dòng nhập cư lao động từ Đông Âu. Nhưng Đảng Bảo thủ của Cameron và nội các của ông đang chia rẽ sâu sắc, trong khi thị trưởng dân túy của London, Boris Johnson, đã gia nhập phe ủng hộ Anh rời EU (“Brexit”). Continue reading “Brexit và cán cân quyền lực toàn cầu”

Tại sao nước Anh lại hoài nghi Châu Âu?

11-eurosceptic

Nguồn:Why Britain is so Eurosceptic“, The Economist, 03/03/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hầu hết 28 thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã gia nhập câu lạc bộ này vì một lý do rõ ràng và lâu dài. Đối với Pháp và Đức, hợp tác với châu Âu là một biện pháp để chữa lành những vết thương chiến tranh. Nước Bỉ nhỏ bé thấy đây là một cơ hội để đạt được tính hiệu quả của quy mô thông qua ngoại giao; còn đối với những nước mới gia nhập gần đây ở Đông Âu, bao gồm Ba Lan, Hungary và Estonia, câu lạc bộ này là một sự bảo đảm để chống lại sự bắt nạt của nước Nga. Nước Anh thì ngược lại, gia nhập câu lạc bộ vào năm 1973 một cách do dự, không hề nhiệt tình và trong một thời khắc của sự lo lắng kinh tế thoáng qua. Continue reading “Tại sao nước Anh lại hoài nghi Châu Âu?”

Brexit sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ?

20160305_fnp502

Nguồn: Harold James,”Will Brexit break the pound?”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuyên bố gần đây của chính phủ Anh rằng một cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Anh trong Liên minh châu Âu sẽ được tổ chức vào ngày 23/6 đã nhanh chóng gây ra sự sụt giảm đáng kể giá trị đồng bảng Anh. Biến động tỷ giá đồng bảng sẽ tiếp tục diễn ra cho đến trước cuộc trưng cầu dân ý, và càng mạnh mẽ hơn tại những thời điểm khi việc bỏ phiếu ủng hộ “Brexit” (Anh ra khỏi EU) có nhiều khả năng xảy ra. Kết quả có thể là một lời tiên đoán tự trở thành hiện thực mà trong đó bất ổn thị trường và chính trị càng khiến các cử tri Anh muốn từ bỏ EU – một kết quả cực kỳ nguy hiểm cho họ và cả những người dân châu Âu khác.

Những tác động chính trị này gợi nhớ tới trải nghiệm của thế kỷ 20, khi giá trị ngoại tệ của đồng bảng là nỗi ám ảnh quốc gia tại Anh và các cuộc khủng hoảng tiền tệ thường phá hủy uy tín của các chính phủ và gây tổn hại chính trị. Continue reading “Brexit sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ?”

Mặt trái của trò chơi ‘trưng cầu dân ý’

referendum-1

Nguồn: Ian Buruma, “The Referendum Charade”, Project Syndicate, 08/03/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Các cuộc trưng cầu dân ý đang là mốt thịnh hành ở châu Âu. Tháng 6 tới, cử tri nước Anh sẽ quyết định liệu Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UK) có ở lại Liên minh châu Âu (EU) hay không. Chính phủ Hungary cũng đã kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về việc chấp nhận hạn ngạch người nhập cư do EU đặt ra cho nước này. Thủ tướng Hungary, Viktor Orbán, đã nói rằng Hungary sẽ từ chối để họ (những người nhập cư) vào nước này. Ông nói “Tất cả những kẻ khủng bố cơ bản đều là dân nhập cư”. Và cuộc trưng cầu dân ý có vẻ sẽ đi theo hướng mà ông mong muốn.

Có lẽ cuộc trưng cầu dân ý kỳ quặc nhất sẽ diễn ra vào tháng 4 ở Hà Lan, tiếp sau một chiến dịch kiến nghị thành công. Câu hỏi được đặt ra cho các công dân Hà Lan là liệu nước này có nên ủng hộ một hiệp định liên kết giữa EU và Ukraine hay không. Tất cả các nước thành viên khác của EU đã đồng ý, nhưng nếu không có Hà Lan, hiệp định này sẽ không được phê chuẩn. Continue reading “Mặt trái của trò chơi ‘trưng cầu dân ý’”

Tại sao Anh không nên rời EU?

euuk

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “Is Europe worth the effort?”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Hoàng Thủy Tiên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi tham gia vào Cộng đồng Kinh tế Châu Âu vào năm 1973, Vương Quốc Anh đứng ở hàng ngũ cuối cùng trong quá trình hội nhập Châu Âu. Vấn đề đặt ra bởi cuộc trưng cầu dân ý sắp tới của Vương Quốc Anh về việc có nên tiếp tục làm thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) hay không là liệu nước Anh bây giờ có đứng ở hàng ngũ tiên phong trong quá trình Châu Âu tan rã?

Vấn đề này không liên quan đến thỏa thuận mà Thủ tướng David Cameron đạt được gần đây với các đồng nghiệp Châu Âu của ông. Thực sự thì khó có thể tin rằng thỏa thuận này sẽ quyết định lựa chọn mang tính định mệnh của Anh vào tháng 6 này. Vấn đề quan trọng hơn là liệu ích lợi của việc làm thành viên EU có lớn hơn việc mất đi chủ quyền quốc gia hay không. Continue reading “Tại sao Anh không nên rời EU?”

Đằng sau việc Anh muốn rời EU

brx

Nguồn: Noëlle Lenoir, “The Brexit Conspiracy”, Project Syndicate, 11/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khả năng Anh có thể rời khỏi Liên minh châu Âu là không thể phủ nhận. Trong suốt nhiều thập niên, các chính trị gia Anh nổi tiếng đã thể hiện thái độ khinh thị đối với châu Âu; kết quả là, chủ nghĩa hoài nghi châu Âu (euroscepticism) ngày càng phát triển tại Anh. Vào ngày 23/6 tới, khi nước này tổ chức trưng cầu dân ý về việc có nên tiếp tục là thành viên EU hay không, nhiều cử tri có thể không muốn bỏ phiếu để ở lại.

Một số yếu tố đã thúc đẩy Brexit (Anh muốn rời EU). Trước tiên là sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy. Sau khi Anh phê chuẩn Hiệp ước Maastricht vào năm 1992, chính trị gia người Anh Nigel Farage đã rời Đảng Bảo thủ và lập nên Đảng Độc lập Vương quốc Anh (UK Independence Party). Continue reading “Đằng sau việc Anh muốn rời EU”

Lý do và hậu quả của việc Anh muốn rời EU

brexit1

Nguồn: Ana Palacio, “The Causes and Consequences of Brexit”, Project Syndicate, 01/02/2016.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Viễn cảnh Brexit (Anh rút khỏi Liên minh châu Âu) đang hoàn toàn ở trước mắt chúng ta. Cuộc họp Hội đồng châu Âu sắp tới có nhiều khả năng sẽ dẫn đến một thỏa thuận về các điều kiện liên quan đến tư cách thành viên Liên minh châu Âu của Vương quốc Anh – một thỏa thuận sẽ được đặt trước cử tri Anh trong một cuộc trưng cầu dân ý, sớm nhất là vào mùa hè năm nay.

Nhưng, trong khi mọi việc tiến triển rất nhanh về phía trước, Anh và EU cần dành một chút thời gian để suy nghĩ cẩn thận. Cuối cùng thì, bất chấp sự trấn an đến từ cả hai bên, không ai biết được cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra như thế nào, càng không biết cách vượt qua hậu quả nếu cử tri Anh chọn việc ra đi. Continue reading “Lý do và hậu quả của việc Anh muốn rời EU”

Điều kiện để Anh ở lại Liên minh Châu Âu

eu-uk-n

Nguồn: Philippe Legrain, “The Battle for Britain”, Project Syndicate, 08/12/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tấn công vào Paris tháng 11 vừa qua là cuộc khủng hoảng mới nhất làm trì hoãn nỗ lực của Anh trong việc đàm phán lại tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) trước khi diễn ra một cuộc trưng cầu dân ý được trù định về việc có giữ mối quan hệ với EU hay không. Đầu tiên là khủng hoảng Hy Lạp, sau đó là vấn đề nhập cư, và bây giờ là chủ nghĩa khủng bố đã chiếm hết chương trình nghị sự ngoại giao.

Vào ngày 3 tháng 12, Thủ tướng của Đảng Bảo thủ David Cameron chính thức dập tắt hi vọng đạt được một thoả thuận với các lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra vào ngày 17-18 tháng 12. Giờ ông đang hướng đến một thoả thuận vào tháng 2 tới. Sự chậm trễ này gây nên một nỗi thất vọng lớn: Trong khi bản thân thoả thuận này khó có khả năng thuyết phục những người Anh đang lưỡng lự bỏ phiếu để ở lại EU, nhưng nó lại là điều kiện tiên quyết để Thủ tướng Cameron có thể bắt đầu chiến dịch vận động cho việc Anh ở lại khối này. Continue reading “Điều kiện để Anh ở lại Liên minh Châu Âu”

Châu Âu tan rã và khả năng Anh rời EU

brexit

Nguồn: Philippe Legrain, “The Disintegration of Europe,” Project Syndicate, 19/10/2015.

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu như cần một dấu hiệu để thấy Liên minh châu Âu (EU) đang tan rã ở một mức độ đáng báo động thì đó chính là việc Hungary xây dựng hàng rào dây thép gai dọc biên giới với Croatia – một thành viên EU khác. Cuộc khủng hoảng ở châu Âu rõ ràng đã làm phân mảnh các dòng chảy tài chính, khiến các nền kinh tế tách biệt nhau, làm xói mòn sự ủng hộ chính trị đối với các thể chế thuộc EU, và khiến các nước châu Âu chống lại nhau. Hiện nay, bởi vì chính phủ các nước đang dựng lên những hàng rào và phục hồi kiểm soát đường biên giới, cuộc khủng hoảng người tị nạn đang làm gián đoạn sự dịch chuyển con người và ảnh hưởng đến thương mại. Và bởi vì EU đang dần suy sụp, nguy cơ nước Anh bỏ phiếu rời khỏi EU đang ngày càng tăng lên. Continue reading “Châu Âu tan rã và khả năng Anh rời EU”