Trung Quốc cáo buộc Đài Loan hối lộ để được Mỹ hỗ trợ

Nguồn: Dương Quang Thuận, China Alleges Taiwan Is Paying Bribes for US Support, The Diplomat, 04/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Câu chuyện này là một phần trong chiến dịch thông tin sai lệch lớn hơn nhằm phá hoại quan hệ Mỹ-Đài.

Một báo cáo gần đây của NBC tiết lộ rằng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã tiến hành các cuộc họp bí mật với các thành viên Quốc hội, cảnh báo họ về một chiến dịch thông tin sai lệch tiềm ẩn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chiến dịch này liên quan đến việc bịa đặt các tuyên bố rằng các thành viên Quốc hội Mỹ đã nhận hối lộ từ Đài Loan để đổi lấy lập trường ủng hộ Đài Loan của họ. Continue reading “Trung Quốc cáo buộc Đài Loan hối lộ để được Mỹ hỗ trợ”

Chiến dịch vùng xám của Trung Quốc chống lại Đài Loan đang phản tác dụng

Nguồn: David Sacks, “China’s Gray-Zone Offensive Against Taiwan Is Backfiring,” Foreign Affairs, 08/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington và Đài Bắc phải chuẩn bị cho sự leo thang tiếp theo

Giữa tháng 10, Trung Quốc lại tiến hành một đợt tập trận quân sự quy mô lớn khác ở Eo biển Đài Loan, bao gồm cả việc diễn tập phong tỏa các cảng của Đài Loan. Lần này, nguyên nhân là một loạt các bình luận không đáng chú ý của Tổng thống Lại Thanh Đức nhân dịp Quốc khánh Đài Loan vài ngày trước đó. Bắc Kinh “không có quyền đại diện cho Đài Loan,” Lại khẳng định, mô tả Đài Loan là nơi “dân chủ và tự do đang phát triển thịnh vượng.” Dù Lại không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ theo đuổi nền độc lập hoặc tìm cách thay đổi vị thế quốc tế của Đài Loan, nhưng Bắc Kinh đã sử dụng những phát biểu của ông như một cái cớ mới để tăng cường áp lực. Continue reading “Chiến dịch vùng xám của Trung Quốc chống lại Đài Loan đang phản tác dụng”

Mặt tích cực của sự bất định ở Đài Loan

Nguồn:  James B. Steinberg, “The Upside to Uncertainty on Taiwan”, Foreign Affairs, 16/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Hầu như có sự đồng thuận chung rằng Eo biển Đài Loan đã nổi lên như điểm nóng dễ xảy ra chiến tranh nhất trên thế giới. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường đáng kể quy mô và cường độ các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan, để đáp trả những gì họ cho là sự khiêu khích từ chính quyền hòn đảo này và Mỹ. Đáp lại, Đài Loan đã tăng ngân sách quốc phòng và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội, trong khi Mỹ cũng tăng tốc các hoạt động quân sự trong khu vực. Các chuyên gia, học giả, và thậm chí cả các quan chức chính phủ đã đưa ra một loạt kịch bản thảm khốc liên quan đến Đài Loan, từ phong tỏa kinh tế làm sụp đổ nền kinh tế toàn cầu đến chiến tranh hạt nhân giữa các siêu cường, cho dù được kích hoạt bởi một cuộc xâm lược có chủ ý hay một vụ va chạm ngẫu nhiên giữa các loại tàu và máy bay. Trong một cuộc điện đàm năm 2022 với Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra lời cảnh báo cứng rắn về hòn đảo này: “Những kẻ đùa với lửa sẽ bị thiêu rụi.” Continue reading “Mặt tích cực của sự bất định ở Đài Loan”

Các đơn vị tên lửa Đài Loan đang tự tiết lộ vị trí của họ cho Trung Quốc

Nguồn: Paul Huang, “Taiwanese Missile Units Are Giving Away Their Positions to China,” Foreign Policy, 21/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quân đội Đài Loan vẫn chưa thích nghi với thời đại tình báo nguồn mở.

Lại là một ngày bình thường ở Đài Loan, khi Trung Quốc phát động một đợt tập trận quân sự mới. Trong lúc các tàu chiến và máy bay của Trung Quốc một lần nữa hung hăng bay vòng quanh Đài Loan, Đài Bắc đã điều động quân đội của mình đến các vị trí phòng thủ trên khắp hòn đảo. Một trong số những vị trí quan trọng nhất là một nhóm các đơn vị mặt đất di động mang theo tên lửa chống hạm để ngăn chặn các tàu Trung Quốc xâm lược. Tuy nhiên, người Đài Loan không biết rằng các hoạt động của họ đã bị lộ, và những nơi ẩn náu được cho là bí mật của họ đã bị tình báo Trung Quốc theo dõi một cách dễ dàng. Nếu đây là một cuộc chiến thực sự, họ sẽ chỉ còn cách sự hủy diệt vài giây. Continue reading “Các đơn vị tên lửa Đài Loan đang tự tiết lộ vị trí của họ cho Trung Quốc”

21/09/1999: Động đất giết chết hàng nghìn người ở Đài Loan

Nguồn: Earthquake kills thousands in Taiwan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1999, một trận động đất ở Đài Loan đã giết chết hàng ngàn người, gây thiệt hại hàng tỷ đô la, và khiến khoảng 100.000 người khác mất nhà cửa. Đây là trận động đất tồi tệ nhất tấn công Đài Loan kể từ trận động đất năm 1935 khiến 3.200 người thiệt mạng.

Lúc 1h47 sáng ngày 21/09, khi hầu hết người dân đang háo hức chờ đợi mừng Tết Trung thu hàng năm, Đài Loan đã bị rung chuyển bởi một trận động đất mạnh 7,6 độ richter. Tâm chấn được xác định ở miền trung Đài Loan, dọc theo bờ biển phía tây gần Nam Đầu và Đài Trung, nhưng thiệt hại nghiêm trọng được ghi nhận trên khắp hòn đảo. Đường xá bị vênh cao, trong khi lở đất làm chuyển hướng các dòng sông, tạo nên các hồ mới một cách ngẫu nhiên. Tệ hơn, chỉ trong 30 phút sau trận động đất lớn, đã có tới năm cơn dư chấn với cường độ ít nhất 6,0 độ richter. Continue reading “21/09/1999: Động đất giết chết hàng nghìn người ở Đài Loan”

Thất bại kỳ lạ của Anh: Sự sụp đổ của đảo Crete năm 1941 và bài học cho Đài Loan

Nguồn: Iskander Rehman, “Britain’s Strange Defeat: The 1941 Fall Of Crete And Its Lessons For Taiwan, War on the Rock, 28/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vào những giờ đầu tiên ngày 20 tháng 5 năm 1941, từng phi đội tiêm kích Messerschmitts và Stukas của Đức bất ngờ xuất hiện trên bầu trời xanh biếc không một gợn mây trên đảo Crete. Chúng tàn phá các khẩu đội phòng không khi những người bảo vệ hòn đảo đang còn mơ ngủ bằng những cuộc oanh tạc và ném bom bổ nhào khốc liệt, theo sau là một đội hình ném bom Dornier 17 và Junker 88 lũ lượt kéo đến. Đằng sau đội hình này là một đội quân trên không thực sự – hơn 70 tàu lượn chở quân từ Trung đoàn Bão tố của Sư đoàn Dù số 7 và từng đợt Junker 52 chở đầy những lính nhảy dù trẻ tuổi đang lo lắng. Continue reading “Thất bại kỳ lạ của Anh: Sự sụp đổ của đảo Crete năm 1941 và bài học cho Đài Loan”

Tại sao Cương lĩnh Đảng Cộng hòa 2024 không đề cập đến Đài Loan?

Nguồn: 蔡东杰语中评:特朗普政策未提台湾 为何?, China Review News Agency, 11/07/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào ngày 8/7, bản dự thảo Cương lĩnh Đảng Cộng hòa năm 2024 của Đảng Cộng hòa Mỹ đã được tiết lộ. Nội dung trong đó phản ánh đường lối chính sách của ứng cử viên tổng thống Donald Trump và đây là lần đầu tiên trong 40 năm qua, Đài Loan không được đề cập đến. Trong một cuộc phỏng vấn với China Review News, Thái Đông Kiệt, giáo sư xuất sắc tại Viện nghiên cứu Chính trị Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Trung Hưng (Đài Loan), cho biết, Trump là người hiện thực chủ nghĩa 100% và mọi chính sách của chính trị gia này đều sẽ hướng tới lợi ích. Vì vậy, chính sách về eo biển Đài Loan của Trump cũng sẽ có sự thay đổi, nhất là khi xét thấy lợi ích đến từ việc hỗ trợ Đài Loan là có hạn. Continue reading “Tại sao Cương lĩnh Đảng Cộng hòa 2024 không đề cập đến Đài Loan?”

Đài Loan cần phải điều chỉnh chiến lược phòng thủ để tận dụng hỗ trợ hiệu quả hơn

Nguồn: Masahiro Matsumura, “Taiwan must resolve its defense approach for help to be effective”, Nikkei Asia, 20/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bất chấp việc phải đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng từ một cuộc tấn công của Trung Quốc, giới chức quốc phòng Đài Loan vẫn chia rẽ sâu sắc về chiến lược phòng thủ của hòn đảo này.

Với sự chênh lệch rõ rệt về sức mạnh quân sự giữa hai bờ eo biển Đài Loan, Đài Bắc đối mặt với những lựa chọn khó khăn về mua sắm các loại vũ khí phù hợp, đặc biệt khi nguồn lực tài chính hạn chế đồng nghĩa với việc không thể tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang toàn diện với Trung Quốc. Continue reading “Đài Loan cần phải điều chỉnh chiến lược phòng thủ để tận dụng hỗ trợ hiệu quả hơn”

Tại sao Tập nói Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan?

Nguồn: Corey Lee Bell, “Making Sense of Xi’s Claim That the US Is ‘Goading’ China to Invade Taiwan,” The Diplomat, 27/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuyên bố của Tập Cận Bình phản ánh một nhận thức lâu đời và hiện đã phổ biến rộng rãi trong giới tinh hoa Trung Quốc về động cơ của Mỹ trong “vấn đề Đài Loan.”

Một báo cáo gần đây của Financial Times về những bình luận của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen hồi năm 2023 đang làm dấy lên lo ngại trong giới chuyên gia chính sách đối ngoại và quốc phòng. Điều đặc biệt đáng lo ngại là tuyên bố bất thường của Tập rằng Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan – nhưng Tập đã quyết không bị cắn câu. Continue reading “Tại sao Tập nói Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan?”

Trung Quốc đang rút ra bài học từ D-Day cho cuộc xâm lược Đài Loan

Nguồn: Lyle Goldstein, “China Is Drawing Lessons From D-Day for an Invasion of Taiwan”, The Diplomat, 06/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Lễ kỷ niệm 80 năm ngày đổ bộ Normandy trở thành một dịp trang trọng hơn bao giờ hết khi tình hình an ninh châu Âu ngày nay vẫn đang gặp nhiều bất ổn. Tuy nhiên, việc suy ngẫm kỹ về chiến thắng vang dội của quân Đồng minh trên các bãi biển nước Pháp 80 năm trước thực sự có thể mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc thích ứng với thực tế mới của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Continue reading “Trung Quốc đang rút ra bài học từ D-Day cho cuộc xâm lược Đài Loan”

Bản đồ năm 1950 báo trước chiến tuyến ngày nay ở Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “1950 map foreshadows today’s battle lines over Taiwan,” Nikkei Asia, 30/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh Triều Tiên và Trận Hồ Trường Tân chứa đựng những bài học cho Tập Cận Bình.

Các phương tiện truyền thông toàn cầu đã sử dụng các thuật ngữ như “tập trận trừng phạt” và “trò chơi chiến tranh trừng phạt” để mô tả các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc quanh Đài Loan vào ngày 23 và 24 tháng 5 vừa qua, lặp lại quan điểm của hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã, rằng “Các cuộc tập trận này cũng là một hình phạt dành cho các hành động ly khai của lực lượng ‘kêu gọi độc lập cho Đài Loan’.”

Những lời này rõ ràng là ám chỉ Lại Thanh Đức, người vừa tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Đài Loan vào ngày 20/05, và trước đây từng tuyên bố ủng hộ độc lập. Continue reading “Bản đồ năm 1950 báo trước chiến tuyến ngày nay ở Đài Loan”

Tư duy chiến lược của Trung Quốc đối với Đài Loan nhìn từ hai cuộc tập trận

Nguồn: 晨枫(Thần Phong), “本次演习,和2022年8月的有什么不同?”, GuanCha, 26/05/2024

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Từ ngày 23 đến ngày 24 tháng 5, Bộ Tư lệnh Chiến khu Đông bộ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tổ chức cuộc tập trận “Liên hợp lợi kiếm 2024A” gồm các lực lượng như lục quân, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa ở eo biển Đài Loan; phía Đông, Nam, Bắc của đảo Đài Loan và xung quanh các đảo Kim Môn, Mã Tổ, Ô Khâu và Đông Dẫn.

Cuộc tập trận này được “khởi đầu lạnh” (Cold Start) mà không báo trước, điều này thể hiện đầy đủ sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của PLA ở tiền tuyến. PLA phải luôn cảnh giác trước phong trào đòi độc lập cho Đài Loan, đồng thời chống Đài Loan độc lập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với PLA. Continue reading “Tư duy chiến lược của Trung Quốc đối với Đài Loan nhìn từ hai cuộc tập trận”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Đài Loan

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Sự thành công của TSMC không những khẳng định hòn đảo này đã trở thành “ngôi sao bán dẫn” trong 40 năm qua, mà còn góp phần thay đổi bộ mặt của ngành bán dẫn toàn cầu.

 Phát hiện tương lai nằm ở châu Á

Năm 1955, trong khi đang học tại MIT, một sinh viên trẻ từ Trung Quốc quyết định từ bỏ hy vọng lấy được bằng tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí sau khi trượt kỳ thi hai lần,  anh quyết định thử cơ hội trong thị trường lao động Mỹ, và nhận được nhiều lời mời làm việc. Hai cơ hội tốt nhất đến từ Ford và Sylvania, một công ty linh kiện điện tử nhỏ. Ford đề nghị trả 479 USD mỗi tháng cho một công việc tại trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của tập đoàn này tại Detroit. Mặc dù các nhà tuyển dụng của Ford đưa ra những điều kiện làm việc hấp dẫn, anh vẫn ngạc nhiên khi thấy mức lương này thấp hơn 1 USD so với mức 480 USD/tháng mà Sylvania đưa ra. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Đài Loan”

Trung Quốc sẽ bóp nghẹt từ từ chứ không chiếm giữ Đài Loan

Nguồn: Isaac Kardon và Jennifer Kavanagh, “How China Will Squeeze, Not Seize, Taiwan,” Foreign Affairs, 21/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bóp nghẹt từ từ cũng có thể dẫn đến kết quả tồi tệ như một cuộc chiến.

Khi ra làm chứng trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện vào năm 2021, Đô đốc Philip Davidson, vị chỉ huy đã nghỉ hưu của lực lượng liên hợp Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ thống nhất với Đài Loan bằng một cuộc xâm lược đổ bộ. Ông cảnh báo “Tôi nghĩ mối đe dọa sẽ trở thành sự thật trong vòng 10 năm, trên thực tế là trong vòng sáu năm.” Đánh giá rằng Mỹ chỉ còn rất ít thời gian để ngăn chặn một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan – thường được gọi là “Cửa sổ Davidson” – kể từ đó đã trở thành động lực trong chiến lược và chính sách quốc phòng của Mỹ ở châu Á. Continue reading “Trung Quốc sẽ bóp nghẹt từ từ chứ không chiếm giữ Đài Loan”

Tập Cận Bình cân nhắc các lựa chọn sau khi Lại Thanh Đức nhậm chức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping weighs options as Taiwan inaugurates a new president,” Nikkei Asia, 23/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc có thể cân nhắc phong tỏa hoặc hy vọng Quốc Dân Đảng đối lập làm suy yếu Lại Thanh Đức.

Trong bài phát biểu nhậm chức hôm thứ Hai (20/05/2024), Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức đã cam kết không bao giờ “nhượng bộ hoặc khiêu khích” Trung Quốc và sẽ tập trung “duy trì hiện trạng.”

Vị bác sĩ chuyển sang làm chính trị gia 64 tuổi này dường như đã cố tình mượn những lời lẽ được lựa chọn cẩn thận của người tiền nhiệm Thái Anh Văn. Ngôn từ của bà Thái có lẽ đã được thiết kế để tránh khiêu khích Chủ tịch Tập Cận Bình và Trung Quốc, đồng thời trấn an chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, vốn đang lo ngại căng thẳng dọc Eo biển Đài Loan có thể bùng nổ thành xung đột vũ trang. Continue reading “Tập Cận Bình cân nhắc các lựa chọn sau khi Lại Thanh Đức nhậm chức”

Bài học từ Berlin thời Chiến tranh Lạnh cho vấn đề Đài Loan ngày nay

Nguồn: Dmitri Alperovitch, “Taiwan Is the New Berlin,” Foreign Affairs, 15/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài học từ thời Chiến tranh Lạnh cho cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung hiện tại.

Phiên bản lịch sử Chiến tranh Lạnh của Mỹ thường có xu hướng mô tả Bức tường Berlin như một biểu tượng cho sự tàn phá tồi tệ nhất của giai đoạn này. Tuy nhiên, khi làm như vậy, người Mỹ đã quên mất sự phức tạp của cuộc khủng hoảng kéo dài 15 năm về tình trạng của Berlin trước khi bức tường này được xây dựng năm 1961 – một câu chuyện mang nhiều sắc thái, chứa đựng những bài học sâu sắc cho cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc ngày nay. Trên thực tế, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã cảm thấy nhẹ nhõm khi bức tường bắt đầu được xây dựng vào năm 1961, trái ngược hoàn toàn với Tổng thống Ronald Reagan, người đã mạnh mẽ hô hào Liên Xô “phá bỏ bức tường này” 25 năm sau đó. Continue reading “Bài học từ Berlin thời Chiến tranh Lạnh cho vấn đề Đài Loan ngày nay”

Phong trào Hoa Hướng Dương sau 10 năm và di sản đối với Đài Loan

Nguồn: Thompson Chau, “Taiwan’s Sunflower protest legacy looms large for incoming president Lai,” Nikkei Asia, 30/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thế hệ mới đã bắt đầu hình thành áp lực đòi thay đổi chỉ 10 năm sau khi phong trào mở đường cho chiến thắng của Đảng Dân Tiến.

Tháng 2 vừa qua, Ngô Bội Y chính thức đặt chân vào Lập pháp Viện Đài Loan để đảm nhận nhiệm vụ của một nhà lập pháp mới được bầu. Gần 10 năm trước, Ngô đã lẻn vào chính tòa nhà này trong đợt chiếm đóng của hàng trăm thanh niên đã phát động một phong trào biểu tình kêu gọi quần chúng phản đối kế hoạch của chính phủ nhằm ràng buộc Đài Loan và nền kinh tế của nước này với Trung Quốc. Continue reading “Phong trào Hoa Hướng Dương sau 10 năm và di sản đối với Đài Loan”

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Why Xi and Biden chose the same day to send a message on Taiwan,” Nikkei Asia, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngôn từ được sử dụng trong đạo luật 45 năm tuổi của Mỹ đã mang lại cho Trung Quốc cơ hội ở Eo biển Đài Loan.

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương? Continue reading “Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?”

Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh ‘chiến tranh chính trị’ hậu bầu cử tại Đài Loan?

Nguồn: Craig Singleton, “Beijing’s Post-Election Plan for Taiwan,” Foreign Policy, 27/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dự kiến Trung Quốc sẽ tăng cường chiến tranh chính trị.

Thoạt nhìn, kết quả cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan vào tháng trước trông giống như một sự phản đối rõ ràng đối với chương trình nghị sự thống nhất mang tính cưỡng bức của Trung Quốc. Bất chấp việc Bắc Kinh không ngừng gọi Đảng Dân Tiến (DPP) cầm quyền ở Đài Loan là “kẻ ly khai,” cử tri hòn đảo đã kéo dài thời gian nắm quyền của DPP thêm nhiệm kỳ tổng thống thứ ba liên tiếp, chưa từng có tiền lệ. Các tờ báo quốc tế hả hê nói rằng cuộc bầu cử là một “bước lùi” lớn đối với Trung Quốc, bên đã cảnh báo rằng việc bỏ phiếu cho DPP tương đương với việc bỏ phiếu cho chiến tranh với đại lục. Một số phương tiện truyền thông thậm chí còn coi chiến thắng của DPP là một hành động thách thức của người dân Đài Loan, bác bỏ khẳng định của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu đầu năm mới gần đây, rằng việc thống nhất Trung Quốc và Đài Loan là “không thể tránh khỏi.” Continue reading “Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh ‘chiến tranh chính trị’ hậu bầu cử tại Đài Loan?”

Truyền thông phương Tây đang hiểu sai về Đài Loan?

Nguồn: Clarissa Wei, “What the Western Media Gets Wrong About Taiwan,” Foreign Policy, 21/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà báo đổ xô đưa tin về cuộc sống bên trong một điểm nóng địa chính trị thường sẽ bóp méo sự thật trên thực địa.

Tháng 9/2022, tôi đang làm nhân viên điều phối (fixer) ở Đài Bắc cho một chuyên mục tin tức của Mỹ về căng thẳng giữa hai bờ Eo biển Đài Loan, xử lý các công việc hậu cần địa phương cho một nhà sản xuất và một nhân viên quay phim người nước ngoài. Nhân viên điều phối là những cá nhân làm việc tự do, với vai trò ở đâu đó giữa nhà báo và hướng dẫn viên du lịch – nghĩa là họ có thể làm mọi thứ, từ sắp xếp lịch phỏng vấn, phiên dịch, đến đặt phòng khách sạn. Một đêm nọ, chúng tôi đến một buổi tụ họp của các phát thanh viên nghiệp dư tổ chức trong công viên và đã gặp một nhóm người hâm mộ phát thanh lập dị. Một người đàn ông vùi đầu trong mớ thiết bị rối rắm ở phía sau xe tải của mình, tay liên tục gõ mã Morse; một người khác loay hoay với chiếc ăng-ten trong lúc đi vòng quanh công viên, cố gắng bắt tín hiệu. Nhà sản xuất nói với tôi rằng nhóm này đang học cách vận hành đài phát thanh trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc. Continue reading “Truyền thông phương Tây đang hiểu sai về Đài Loan?”