Năm nguyên tắc giúp Mỹ đối mặt với nhiều xung đột cùng lúc

Nguồn: Jakub Grygiel và A. Wess Mitchell, “5 Rules for Superpowers Facing Multiple Conflicts,” Foreign Policy, 12/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ukraine, Trung Đông, và Đài Loan là những vùng biên giới bất ổn, đòi hỏi Mỹ phải có một chiến lược có nguyên tắc hơn.

Năm 2017, chúng tôi đã viết một cuốn sách lập luận rằng Mỹ sẽ cùng lúc phải đối mặt với những thử thách từ Nga, Trung Quốc, và Iran. Chúng tôi cho rằng những thử thách, hay “cuộc thăm dò” này đang diễn ra ở vành đai bên ngoài của quyền lực Mỹ – còn gọi là “biên giới bất ổn” (unquiet frontier). Chúng tôi đã nói rằng các đồng minh tiền tuyến, chẳng hạn như Ba Lan, Israel, và Đài Loan, là những mục tiêu hấp dẫn đối với các đối thủ của Mỹ vì vị trí địa lý dễ bị tổn thương và khoảng cách quá xa giữa các nước này với Mỹ. Continue reading “Năm nguyên tắc giúp Mỹ đối mặt với nhiều xung đột cùng lúc”

Đài Loan đang mất lòng tin vào Trung Quốc của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “In Taiwan, distrust of Xi Jinping’s China is real,” Nikkei Asia, 18/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thành viên của các đảng đối lập thân Bắc Kinh cũng cảm nhận được khủng hoảng.

Trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, khi người dân Đài Bắc tranh luận sôi nổi nên bỏ phiếu cho ai, một cuộc tranh luận đặc biệt thú vị đã xảy ra giữa một ông già và một phụ nữ trẻ. Đáng ngạc nhiên là, trong số những từ xuất hiện nhiều nhất trong cuộc trò chuyện của họ, có Tập Cận Bình, tên nhà lãnh đạo đầy quyền lực của Trung Quốc. Continue reading “Đài Loan đang mất lòng tin vào Trung Quốc của Tập Cận Bình”

Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine?

Nguồn: Gideon Rachman, “Taiwan can still avoid Ukraine’s fate,” Financial Times, 15/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vẫn còn những trở ngại khổng lồ đối với cuộc xâm lược của Trung Quốc vào hòn đảo.

Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Moscow vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.” Continue reading “Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine?”

Đài Loan là động lực cho cuộc thanh trừng quân sự của Tập?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s ambition to unify Taiwan motivates military purges,” Nikkei Asia, 11/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc hòn đảo chuẩn bị bỏ phiếu bầu tổng thống tiếp theo, Bắc Kinh đang tìm cách gây thêm áp lực.

Cuộc bầu cử tổng thống của Đài Loan đã mang lại cho Trung Quốc một cái cớ để phô diễn sức mạnh quân sự, và quân đội nước này, đặc biệt là các quân chủng rocket và tên lửa, đã trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế.

Chiều thứ Ba (09/01/2024), Bộ Quốc phòng Đài Loan đã phát đi một cảnh báo khẩn cấp, thông báo cho người dân rằng một tên lửa do Trung Quốc phóng đi đã bay qua khu vực phía nam của hòn đảo. Chuông báo động vang lên khắp Đài Loan, trong lúc người dân nhận được thông báo khẩn cấp trên điện thoại của mình. Continue reading “Đài Loan là động lực cho cuộc thanh trừng quân sự của Tập?”

Lại Thanh Đức, người dẫn đầu cuộc đua tổng thống Đài Loan, là ai?

Nguồn:Who is Lai Ching-te, the leader in Taiwan’s presidential race?”, The Economist, 08/01/2024.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ông có thể ăn nói nhẹ nhàng nhưng lời nói của ông thường khiến Trung Quốc tức giận.

Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), phó tổng thống Đài Loan, đã nắm giữ hầu hết mọi chức vụ chính trị cấp cao tại hòn đảo này. Vào ngày 13/1, vị cựu bác sĩ hy vọng sẽ hoàn thiện lý lịch của mình với công việc hàng đầu: tổng thống Đài Loan. Vậy người đang dẫn đầu cuộc đua trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của Đài Loan này là ai? Continue reading “Lại Thanh Đức, người dẫn đầu cuộc đua tổng thống Đài Loan, là ai?”

Thực trạng Hong Kong là câu chuyện cảnh báo cho tương lai Đài Loan

Nguồn: Neal E. Robbins, “Hong Kong’s Choiceless Elections: A Cautionary Tale for Taiwan,” The Diplomat, 4/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hồi kết của nền văn hóa chính trị từng một thời sôi động của Hong Kong đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho Đài Loan.

Bạn tôi chỉ vào một con phố đông đúc ở Hong Kong. “Mọi chuyện không còn như trước nữa,” anh nói về khung cảnh bên ngoài lối ra North Point của hệ thống vận tải công cộng. “Trước đây, khi chúng tôi tổ chức bầu cử, anh sẽ thấy rất nhiều biểu ngữ” của các đảng chính trị cạnh tranh nhau. Giờ đây, chỉ có bốn lá cờ nói về các cuộc bầu cử địa phương được treo trên lan can dọc phố King’s Road. Một nhân viên mặc áo khoác đỏ của đảng thân Trung Quốc cố gắng trao cho người qua đường những tờ rơi giới thiệu các ứng viên đã được chính thức tuyển chọn, nhưng ít ai chịu nhận. Continue reading “Thực trạng Hong Kong là câu chuyện cảnh báo cho tương lai Đài Loan”

Kịch tính vấn đề Đài Loan trong phút cuối Thượng đỉnh Biden – Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Biden’s farewell jab at Xi over Taiwan traveled across the Pacific,” Nikkei Asia, 30/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vài ngày sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung, liên minh đối lập của hòn đảo dân chủ đã sụp đổ.

Hồi đầu tháng 11, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tiễn người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình rời khỏi dinh thự Filoli ở California, cả hai nhà lãnh đạo đều mỉm cười. Không hề có dấu hiệu nào cho thấy Biden đã cảnh báo Tập về việc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan.

“Chiếc xe đẹp đấy,” Biden nói khi nhìn vào bên trong chiếc limousine Hồng Kỳ do Trung Quốc sản xuất của Tập, đồng thời bắt tay Tập để chào tạm biệt. Continue reading “Kịch tính vấn đề Đài Loan trong phút cuối Thượng đỉnh Biden – Tập”

Ẩn ý sau phát biểu của Tập về Đài Loan tại thượng đỉnh Filoli

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “U.S. failed to catch hints Xi Jinping dropped at Filoli summit,” Nikkei Asia, 23/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biden nghe là Trung Quốc không có ý định xâm chiếm Đài Loan, nhưng không nhận ra tham vọng lãnh tụ trọn đời của Tập.

Năm 2027 và 2035 mang ý nghĩa rất quan trọng đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Và đó là lý do tại sao ông cố tình đề cập đến chúng trong khi phủ nhận việc Trung Quốc có kế hoạch xâm chiếm Đài Loan.

Lời phủ nhận được đưa ra trong cuộc trò chuyện kéo dài 4 giờ với Tổng thống Mỹ Joe Biden ở California hồi tuần trước. Continue reading “Ẩn ý sau phát biểu của Tập về Đài Loan tại thượng đỉnh Filoli”

Tại sao Mỹ nên sợ Trung Quốc hơn chiến tranh Trung Đông?

Nguồn: Ross Douthat, “Why We Should Fear China More Than Middle Eastern War,” New York Times, 21/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hôm thứ Năm, Tổng thống Joe Biden đã có bài phát biểu liên hệ cuộc xung đột Israel-Hamas với cuộc xâm lược Ukraine của Nga, đồng thời khẳng định sự can dự của Mỹ là một phần trong đại chiến lược nhằm kiềm chế kẻ thù và đối thủ của chúng ta. Ông tuyên bố “Chừng nào những kẻ khủng bố chưa phải trả giá cho tội ác khủng bố của chúng, chừng nào những kẻ độc tài chưa phải trả giá cho sự hung hãn của chúng, thì chúng vẫn sẽ tiếp tục. Và cái giá phải trả cũng như các mối đe dọa đối với nước Mỹ và thế giới sẽ còn gia tăng.” Continue reading “Tại sao Mỹ nên sợ Trung Quốc hơn chiến tranh Trung Đông?”

Chính sách của Mỹ về vấn đề Đài Loan đang chệch hướng?

Nguồn: Oriana Skylar Mastro, “This Is What America Is Getting Wrong About China and Taiwan,” New York Times, 16/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Suốt nửa thế kỷ qua, Mỹ đã tránh gây chiến với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, phần lớn nhờ vào sự cân bằng tinh tế giữa răn đe và trấn an.

Nhưng sự cân bằng đó đã bị đảo lộn. Trung Quốc đang xây dựng và phô trương sức mạnh quân sự của mình, và những lời lẽ thù địch bắt đầu đến từ cả Bắc Kinh và Washington. Dường như, chiến tranh ngày càng dễ xảy ra hơn. Continue reading “Chính sách của Mỹ về vấn đề Đài Loan đang chệch hướng?”

Quan hệ của Trung Quốc với Đài Loan và Phương Tây nhìn từ quần đảo Mã Tổ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “On Taiwan’s remote islands, Lithuanian beer is the star,” Nikkei Asia, 20/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những chiếc kệ cửa hàng tiện lợi ở Quần đảo Mã Tổ đã phản ánh căng thẳng địa chính trị với Trung Quốc.

Khoảng 10 cửa hàng tiện lợi đang hỗ trợ cuộc sống của người dân địa phương trên Quần đảo Mã Tổ của Đài Loan chính là mô hình thu nhỏ của địa chính trị.

Nhiều loại bia bán ở các cửa hàng này đến từ Litva, một quốc gia nhỏ ở vùng Baltic đã khiến Bắc Kinh phẫn nộ khi cho phép đặt Văn phòng Đại diện Đài Loan ở thủ đô Vilnius. Continue reading “Quan hệ của Trung Quốc với Đài Loan và Phương Tây nhìn từ quần đảo Mã Tổ”

Mối quan hệ đặc biệt của Tập Cận Bình với Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For 17 years, Xi closely watched Taiwan-governed islets,” Nikkei Asia, 06/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gắn kết kinh tế có còn nằm trong chiến lược của nhà lãnh đạo?

Năm 1985, Tập Cận Bình, 32 tuổi, được cử đến thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, để giữ chức phó thị trưởng.

Trong vòng 17 năm tiếp theo, ông đã trở thành quan chức cấp cao ở Phúc Kiến, sau cùng leo lên chức tỉnh trưởng, trước khi chuyển đến tỉnh Chiết Giang để làm Bí thư Tỉnh uỷ vào năm 2002. Continue reading “Mối quan hệ đặc biệt của Tập Cận Bình với Đài Loan”

‘Dự trữ Chip Chiến lược’ có thể giảm thiểu rủi ro từ chiến tranh Đài Loan

Nguồn: Abishur Prakash, ‘Strategic chip reserves’ can insulate against Taiwan war risk, Nikkei Asia, 17/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tác động kinh tế và xã hội tiềm tàng của việc mất nguồn cung chip là quá lớn để có thể bỏ qua.

Năm 1975, hai năm sau khi các nhà xuất khẩu Ả Rập áp lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Mỹ vì nước này hỗ trợ Israel trong thời chiến, Tổng thống Mỹ khi đó là Gerald Ford đã ký một đạo luật thành lập kho dự trữ dầu mỏ chiến lược, để giảm nguy cơ bị sốc nguồn cung trong tương lai.

Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (Strategic Petroleum Reserve, SPR) ban đầu được dự định sẽ chứa tới 1 tỷ thùng dầu. Trớ trêu thay, lượng dầu đầu tiên được đưa vào SPR vào năm 1977 lại đến từ Ả Rập Saudi, quốc gia đã đưa ra lệnh cấm vận dầu mỏ. Continue reading “‘Dự trữ Chip Chiến lược’ có thể giảm thiểu rủi ro từ chiến tranh Đài Loan”

Tại sao Đài Loan đang mất dần đồng minh?

Nguồn: Why is Taiwan losing its friends?”, The Economist, 28/03/2023.

Biên dịch: Tạ Hà Chi

Trung Quốc đang dần thu hút các đồng minh của hòn đảo này thông qua chính sách “ngoại giao ngân phiếu”

Các sản phẩm từ Đài Loan đang giúp vận hành mọi thứ, từ iPhone và tủ lạnh cho tới tên lửa đạn đạo. Hòn đảo này sản xuất tới hơn 60% lượng chip bán dẫn trên toàn thế giới. Đồng thời, chính nó cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường Trung – Mỹ. Dù có vị trí quan trọng như vậy, nhưng chỉ có một ít quốc gia công nhận chính phủ Đài Loan. Hiện chỉ có 13 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, chủ yếu là các quốc gia nhỏ ở vùng Caribbean, Mỹ Latinh và Thái Bình Dương. Và con số này đang giảm dần: kể từ năm 1990 đến nay đã có ít nhất 15 quốc gia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan – trong đó gần đây nhất là Honduras vào ngày 25 tháng 3 – và khoảng 50 quốc gia đã làm như vậy trong những năm 1970. Vậy tại sao hòn đảo này lại đang mất dần đồng minh? Continue reading “Tại sao Đài Loan đang mất dần đồng minh?”

Trung Quốc dập tắt luận điệu kêu gọi chiến tranh với Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s messaging machine tamps down Taiwan war hype,” Nikkei Asia, 11/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuyên truyền kiểu chiến lang đã trở nên “quá hiệu quả,” khiến các quan chức bất an.

Một cuộc thảo luận đáng chú ý đang diễn ra trên mạng Internet ở Trung Quốc, nơi kiểm duyệt ngày càng được siết chặt mỗi năm, ngăn chặn quyền tự do ngôn luận. Nhưng đột nhiên, lệnh cấm tranh luận nhiều chiều về việc Trung Quốc thống nhất với Đài Loan bằng vũ lực dường như đã được dỡ bỏ.

Một quan điểm trái ngược, thậm chí bị coi là cấm kỵ, đã bất ngờ được phép xuất hiện, cho rằng quyết định thống nhất Đài Loan bằng vũ lực vào lúc này sẽ là phi thực tế và thậm chí còn nguy hiểm. Continue reading “Trung Quốc dập tắt luận điệu kêu gọi chiến tranh với Đài Loan”

Tại Đài Loan, bạn bè đang bắt đầu mâu thuẫn với nhau vì Trung Quốc

Nguồn: Yingtai Lung (Long Ứng Đài), “In Taiwan, Friends Are Starting to Turn Against Each Other,” New York Times, 18/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một người bạn của tôi ở Đài Bắc gần đây đã viết một bài đăng đầy nhiệt huyết trên Facebook, kêu gọi những người trẻ tuổi ở Đài Loan hãy chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc. Ông lập luận rằng cách duy nhất để đáp trả việc Trung Quốc đe dọa chiếm đảo là dùng vũ lực; mọi đáp án khác đều là ảo tưởng. Dù đã ngoài 60 tuổi, ông thề sẽ cầm vũ khí nếu cần thiết.

Tình cảm này đã trở nên phổ biến đến đáng lo ngại ở Đài Loan. Tôi đã nhắn tin riêng cho người bạn để nói rằng vũ lực chỉ nên là một phần trong chiến lược của Đài Loan, rằng các chính trị gia và các nhân vật công chúng khác nên thể hiện lòng dũng cảm thực sự bằng cách tiếp cận Trung Quốc để xuống thang. Khi một kẻ bắt nạt mạnh hơn đe dọa bạn, điều trước tiên nên làm không phải là cố gắng xoa dịu tình hình hay sao? Continue reading “Tại Đài Loan, bạn bè đang bắt đầu mâu thuẫn với nhau vì Trung Quốc”

Vì sao Tập không tiếp cựu tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Why Xi Jinping did not meet Taiwan’s ex-president,” Nikkei Asia, 13/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự hữu ích của Mã Anh Cửu đối với Bắc Kinh có thể đang suy giảm.

Trong lúc Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy ở California vào tuần trước, người tiền nhiệm của bà, Mã Anh Cửu, đã xuất hiện ở Trung Quốc đại lục.

Thoạt tiên, có vẻ như Trung Quốc đang trải thảm đỏ chào đón Mã – cựu tổng thống Đài Loan đầu tiên đặt chân lên đại lục. Nhưng khi chuyến đi kết thúc, người ta lại bắt đầu nghĩ đến câu thành ngữ tiếng Trung “đầu rồng, đuôi rắn.” Mọi chuyện đã khởi đầu khá tốt đẹp, nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Continue reading “Vì sao Tập không tiếp cựu tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu?”

Tại sao Đài Loan quan trọng với thế giới?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why Taiwan matters to the world,” Financial Times, 10/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh là cái giá có thể chấp nhận được để bảo vệ một nền dân chủ châu Á đang phát triển mạnh mẽ.

Mỹ có nên bảo vệ Đài Loan? Đây không phải là một cuộc tranh luận trừu tượng. Cuối tuần qua, Bắc Kinh đã mô phỏng các đợt tấn công ném bom nhắm vào hòn đảo, trong khi lực lượng hải quân của họ bao vây Đài Loan.

Để đối phó với việc Trung Quốc liên tục leo thang áp lực quân sự lên hòn đảo, Tổng thống Joe Biden đã hứa – bốn lần – rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan trước một cuộc tấn công của Trung Quốc. Continue reading “Tại sao Đài Loan quan trọng với thế giới?”

Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P2)

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Xem thêm: Phần 1

Khi Lý Đăng Huy lên đảm nhận chức vụ Tổng thống tháng 1/1988, nhìn vào những quan hệ thực tế, chính trường Đài Loan không nghĩ ông sẽ đủ lực trụ được dài lâu. Sinh trưởng ở Đài Loan, ông được Tưởng Kinh Quốc để ý, mời tham chính qua nhiều chức vụ như Chính vụ (Bộ trưởng không Bộ), Thị trưởng Đài Bắc và Chủ tịch Tỉnh Đài Loan, trước khi trở thành Phó Tổng thống. Từng học đại học và rồi trở thành giảng viên Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU), ông cũng từng du học tại Đại học Tokyo, Nhật, và làm Tiến sĩ kinh tế nông nghiệp Đại học Cornell, Mỹ. Ông được đánh giá là có phong cách một trí thức hơn là một chính khách lão luyện. Cho tới 1988, do không có nhiều hậu thuẫn trong hệ thống đảng và chính quyền, lại bị bao vây bởi nhiều chức sắc Quốc dân đảng có thế lực từ Trung Quốc đại lục, đại diện cho nhiều khuynh hướng quyền lợi khác nhau, vì vậy, theo nhiều nhân vật Quốc dân đảng gốc Trung Quốc đại lục, việc để ông tham chính chẳng qua chỉ là mang tính chất tạm thời. Continue reading “Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P2)”

Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P1)

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Lời BBT: Đài Loan cùng với Hàn Quốc là hai xã hội thành công nhất của thế kỷ 20. Cả hai đất nước những năm 50 (thế kỷ 20) đều ở tình trạng thiếu tài nguyên với hàng triệu người sống ở mức nghèo đói, nhưng sau khoảng 30 năm đã “cất cánh”, hoá rồng và dân chủ hóa. Điều thần kỳ về kinh tế Đài Loan được coi là kém ngoạn mục so với điều thần kỳ về đời sống xã hội. Chính quyền nhận ra giá trị của dân chủ và có ý thức cải biến xã hội. Các lực lượng chính trị cố gắng chuyển đổi xã hội trong khuôn khổ một trật tự ôn hòa, cải cách, chứ không cách mạng. Người dân được làm quen với các giá trị dân chủ và chẳng bao lâu đã làm chủ được giá trị dân chủ. Nền kinh tế – xã hội phát triển năng động, biết phát huy nguồn lực con người đã dẫn đến sự xuất hiện tầng lớp trung lưu quan tâm đến văn hóa, văn minh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Một xã hội tôn trọng học vấn, có nền giáo dục tiên tiến, có trình độ nguồn nhân lực cao và đồng đều, có nền văn hóa kết hợp được truyền thống và hiện đại. Continue reading “Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P1)”