Tổng thống Thái Anh Văn nói về Đài Loan và cuộc chiến cho dân chủ

Nguồn: Thái Anh Văn, “Taiwan and the Fight for Democracy”, Foreign Affairs, November/December 2021.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Câu chuyện về Đài Loan là một câu chuyện về sự kiên cường — của một quốc gia đề cao các giá trị dân chủ, tiến bộ trong khi luôn đối mặt với thách thức đối với sự tồn tại của mình. Thành công của chúng tôi là minh chứng cho những gì mà một chế độ thực hành dân chủ kiên định, với đặc trưng là quản trị tốt và minh bạch, có thể đạt được.

Tuy nhiên, câu chuyện của Đài Loan không chỉ là việc duy trì lối sống dân chủ của chúng tôi. Đó cũng là câu chuyện của sức mạnh và tinh thần trách nhiệm mà Đài Loan mang lại trong nỗ lực bảo vệ sự ổn định của khu vực và thế giới. Nhờ làm việc chăm chỉ và lòng dũng cảm, 23,5 triệu người Đài Loan đã thành công trong việc tạo dựng chỗ đứng cho mình trong cộng đồng quốc tế. Continue reading “Tổng thống Thái Anh Văn nói về Đài Loan và cuộc chiến cho dân chủ”

Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China and Taiwan bids catch CPTPP chair Japan off guard”, Nikkei Asia, 30/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau khi đảng đối lập chính của Đài Loan là Quốc Dân Đảng bầu Eric Chu làm lãnh đạo mới, Tập Cận Bình, với cương vị là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gửi điện mừng, kêu gọi hai đảng hợp tác để đạt được sự thống nhất quốc gia và “tiến hành sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Quốc.”

Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phản đối Đài Loan độc lập. Dựa trên “nền tảng chính trị chung” đó, hai bên, trong những năm qua, đã có những tương tác tích cực, ông Tập nói. Continue reading “Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP?”

Sử gia Niall Ferguson phân tích khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan

Nguồn: Mikio Sugeno, “Will Xi move on Taiwan? History warns he might: Niall Ferguson”, Nikkei Asia, 10/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau Afghanistan, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có thể kết luận rằng Mỹ sẽ không can thiệp, theo lời nhà sử học Niall Ferguson.

Việc Mỹ đột ngột rút quân khỏi Afghanistan, và việc công chúng Mỹ nhanh chóng giảm ủng hộ đối với các nỗ lực quân sự ở Trung Đông nói chung, có thể gửi thông điệp sai đến Bắc Kinh, và thúc đẩy nước này hành động đối với Đài Loan, nhà sử học Niall Ferguson nói với Nikkei trong một cuộc phỏng vấn. Continue reading “Sử gia Niall Ferguson phân tích khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan”

Đài Loan là giải pháp thay thế cho chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số của TQ

Nguồn: Melissa Newcomb, “Can Taiwan Provide the Alternative to Digital Authoritarianism?”, The Diplomat, 5/7/2021.

Biên dịch: Trần Thị Nhân Duyên & Nguyễn Văn Nhật Huy

Trung Quốc và Đài Loan đang trở thành hai thái cực đối lập nhau trong nền kỹ thuật số. Một bên là kiểu chính quyền độc tài kỹ thuật số, còn bên kia theo mô hình dân chủ kỹ thuật số.

Trong dịp lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 1/7/2021, các nhà phân tích Trung Quốc đã quan sát kỹ các chỉ dấu cho thấy các động thái tiếp theo của Tập Cận Bình là gì. Trong khi đó, Đài Loan đã tiến hành thực hiện kế hoạch “Quốc hội mở” – vốn được công bố vào tháng 6/2020, và chính sách minh bạch cấp tiến. Trung Quốc và Đài Loan đang trở thành hai thái cực đối lập nhau trong nền kỹ thuật số. Một bên là kiểu chính quyền độc tài kỹ thuật số, còn bên kia theo mô hình dân chủ kỹ thuật số. Trong hai hình thái, chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số dễ được áp dụng hơn, và có rất nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào việc lý giải và định nghĩa thuật ngữ này. Hiện nay, vẫn chưa có một hình mẫu nào cho mô hình dân chủ kỹ thuật số, nhưng Đài Loan đang trong quá trình tạo ra một phiên bản của riêng mình. Continue reading “Đài Loan là giải pháp thay thế cho chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số của TQ”

Gắn kết quan hệ Nhật – Đài trong bối cảnh TQ gia tăng áp lực

Tác giả: Phan Văn Tìm

Dù không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, Nhật Bản xem Đài Loan như một đối tác tin cậy ở khu vực và có nhiều nỗ lực thúc đẩy quan hệ với Đài Loan. Quan hệ Nhật – Đài đã có những bước đột phá dưới thời cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Năm 2017, Nhật Bản chính thức đổi tên cơ quan đại diện của quốc gia này ở Đài Loan, từ Hiệp hội Giao lưu Nhật Bản thành Hiệp hội Giao lưu Nhật Bản – Đài Loan, nhằm thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ song phương.

Tiếp nối các di sản đối ngoại của Thủ tướng Shinzo Abe, Thủ tướng hiện tại của Nhật Bản là Yoshihide Suga cũng tích cực ủng hộ và phát triển quan hệ với Đài Loan, thậm chí còn có phần mạnh mẽ hơn so với người tiền nhiệm. Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực lên Đài Loan, quan hệ gắn kết Nhật – Đài mang đến nhiều thông điệp. Continue reading “Gắn kết quan hệ Nhật – Đài trong bối cảnh TQ gia tăng áp lực”

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2021: Nhân tố Đài Loan và triển vọng hợp tác an ninh Nhật-Đài

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng & Phan Văn Tìm

Khu vực xung quanh eo biển Đài Loan đang là điểm nóng an ninh tại châu Á do cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gay gắt và Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự. Trong bài phát biểu đánh dấu 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 1/7/2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh thống nhất Đài Loan là sứ mệnh lịch sử và Trung Quốc sẽ hành động kiên quyết để đánh bại bất kỳ nỗ lực nào nhằm khiến Đài Loan trở nên độc lập.

Nhân tố Đài Loan

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2021 (sau đây gọi là Sách trắng) phát hành vào ngày 13/7 đã thể hiện lập trường của quốc gia này về an ninh khu vực. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên trong lịch sử công bố sách trắng quốc phòng, Nhật Bản công khai đề cập về tầm quan trọng của sự ổn định ở eo biển Đài Loan. Continue reading “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2021: Nhân tố Đài Loan và triển vọng hợp tác an ninh Nhật-Đài”

Bóng ma lịch sử và triển vọng xung đột ở Eo biển Đài Loan

Nguồn: Ian Buruma, “Taiwan and the Ghosts of History”, Project Syndicate, 07/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Liệu Hoa Kỳ có sẵn sàng đối mặt một cuộc chiến thảm khốc với Trung Quốc để bảo vệ Đài Loan hay không? Tổng thống Joe Biden đã vạch ra tầm nhìn của mình một cách rõ ràng vào tuần trước. Ông coi sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là một cuộc xung đột toàn cầu giữa dân chủ và chế độ chuyên chế, và không nghi ngờ gì nữa, Đài Loan là một trong những nền dân chủ thành công nhất châu Á.

Năm 1954, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân sau khi Trung Quốc nã pháo vào một đảo đá gần bờ biển Đài Loan, khi Đài Loan vẫn còn là một chế độ độc tài quân sự. Nhưng mọi thứ lúc đó rất khác. Hoa Kỳ bị ràng buộc bởi hiệp ước bảo vệ Đài Loan. Điều này đã thay đổi sau năm 1972 khi Tổng thống Richard M. Nixon đồng ý rằng Đài Loan là một phần của “một Trung Quốc”, và Tổng thống Jimmy Carter đã hủy bỏ hiệp ước phòng thủ vào năm 1979. Liệu Mỹ có còn sẵn sàng tham chiến vì Đài Loan hay không đã trở thành một vấn đề phụ thuộc vào khái niệm mà Henry Kissinger từ lâu đã gọi là “sự mơ hồ chiến lược”. Continue reading “Bóng ma lịch sử và triển vọng xung đột ở Eo biển Đài Loan”

‘Ngoại giao bán dẫn’: TSMC và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Nguồn: How TSMC has mastered the geopolitics of chipmaking”, The Economist, 26/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Công nghệ của các nhà sản xuất chip có vẻ kỳ diệu. Họ sử dụng ánh sáng để dập các thiết kế phức tạp trên một đĩa silicon tinh thể có kích thước bằng đĩa ăn tối, tạo thành các bảng mạch điện. Sau khi được cắt ra khỏi đĩa, từng mảng nhỏ được gọi là một con chip. Công việc của chip là vận chuyển các electron theo một cơ chế toán học do mã máy tính quy định. Chúng làm các phép toán giúp vận hành thế giới kỹ thuật số, từ Twitter và TikTok cho đến đồ chơi và xe tăng. Nếu không có chúng, toàn bộ ngành công nghiệp không thể hoạt động bình thường, như các nhà sản xuất ô tô nhận thấy khi họ hiện đang phải tạm dừng sản xuất do thiếu chip.

Công ty quan trọng nhất trong lĩnh vực này là Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC). Công ty này kiểm soát 84% thị phần của những chip có bảng mạch nhỏ nhất, hiệu quả nhất mà các thương hiệu công nghệ lớn nhất thế giới, từ Apple ở Mỹ đến Alibaba ở Trung Quốc, dựa vào đó để làm cho các sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn của họ trở nên khả thi. Khi nhu cầu về những con chip tiên tiến nhất tăng cao nhờ sự mở rộng của các mạng thông tin nhanh và điện toán đám mây, TSMC đang đổ thêm một khoản tiền lớn vào việc mở rộng sự thống trị của mình. Continue reading “‘Ngoại giao bán dẫn’: TSMC và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung”

Liên minh Trà Sữa là gì?

Nguồn: What is the Milk Tea Alliance?”, The Economist, 24/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào ngày 01/02, ngày mà quân đội Myanmar phế truất chính phủ được bầu một cách dân chủ của nước này, một người dùng Twitter đã đăng tải hình ảnh của Royal Myanmar Teamix, một loại trà pha chế của địa phương. Bài tweet kể từ đó đã được chia sẻ hơn 22.000 lần. Bên cạnh hình ảnh là một hashtag đã được các nhà hoạt động ở Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan sử dụng trong gần một năm qua: #MilkTeaAlliance (Liên minh Trà Sữa). Các tấm biển với khẩu hiệu này xuất hiện tại các cuộc biểu tình đường phố ủng hộ dân chủ trên khắp Đông Nam Á. Chính xác thì Liên minh Trà Sữa là gì và những người ủng hộ nó có điểm chung nào? Continue reading “Liên minh Trà Sữa là gì?”

Trung Quốc và lựa chọn định mệnh đối với Đài Loan

Nguồn: China faces fateful choices, especially involving Taiwan”, The Economist, 18/02/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự trỗi dậy của Trung Quốc liên quan đến một số quyết định mang tính định mệnh đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo của đất nước. Không gì quan trọng hơn là câu hỏi liệu có nên tấn công Đài Loan để đưa hòn đảo dân chủ, thân phương Tây với 24 triệu dân này vào vòng kiểm soát của Đảng Cộng sản hay không. Nếu một ngày nào đó một chiếc xe limousine Hồng Kỳ bọc thép chở ông Tập trong vai trò “nhà chinh phục” diễu qua các đường phố ở thủ đô Đài Bắc của hòn đảo, ông sẽ trở thành một nhà Cộng sản bất tử. Ông sẽ được xếp ngang hàng Mao Trạch Đông với tư cách là người cùng giành chiến thắng trong cuộc nội chiến Trung Quốc vốn vẫn dang dở từ năm 1949 khi chế độ Quốc Dân Đảng bại trận lưu vong sang Đài Loan. Continue reading “Trung Quốc và lựa chọn định mệnh đối với Đài Loan”

Nhật ký Bắc Kinh (16/10/20): Trung Quốc bắt điệp viên Đài Loan

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Điệp viên đến từ Đài Loan” đang gây xôn xao ở Trung Quốc.

Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Năm (15/10/2020) đã đăng một bài bình luận với tiêu đề “Lời cảnh báo cho các quan chức tình báo Đài Loan,” cáo buộc hòn đảo tự trị này đẩy mạnh hoạt động gián điệp nhằm giành độc lập.

Mọi chuyện bắt đầu khi Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin vào tối Chủ nhật (11/10/2020) rằng các nhà chức trách an ninh quốc gia đã phá hàng trăm vụ gián điệp có liên quan đến Đài Loan và bắt nhiều người được cho là gián điệp trong một chiến dịch ​​đặc biệt mang tên “Sấm sét 2020”. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (16/10/20): Trung Quốc bắt điệp viên Đài Loan”

Nhật ký Bắc Kinh (12/10/20): Trung Quốc, Đài Loan và Tôn Trung Sơn

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi chưa từng nghĩ cảnh sát sẽ xuất hiện khi tôi chuẩn bị bước vào Công viên Trung Sơn, ngay phía tây Thiên An Môn – hay Cổng Thiên Bình – ở Bắc Kinh.

Hôm thứ Bảy (10/10/2020), tôi mua một vé đã đặt từ hôm trước tại lối vào của công viên và tiến đến chốt kiểm tra an ninh, nơi tôi được yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân. Ngay sau khi tôi xuất trình hộ chiếu, một cảnh sát đi tới.

“Anh làm nghề gì?” viên sĩ quan hỏi. Khi tôi trả lời: “Tôi là nhà báo”, anh ta bảo tôi đợi. “Tôi sẽ gọi cho cán bộ phụ trách,” người này nói. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (12/10/20): Trung Quốc, Đài Loan và Tôn Trung Sơn”

Bài học từ Chiến tranh Triều Tiên cho Đài Loan

Nguồn: Paul Wolfowitz, “The Korean War’s Lesson for Taiwan”, The Wall Street Journal, 13/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Stalin đã bác bỏ kế hoạch xâm lược miền Nam của Kim Nhật Thành cho đến khi ông ta tin rằng Mỹ sẽ không tấn công lại.

Bắc Kinh đã liên tiếp tỏ thái độ thù địch với Đài Loan. Tuần trước, Trung Quốc đã công bố một đoạn phim “thực chiến” mà họ đã quay vào tháng trước trên không phận Đài Loan. Một cuộc xâm lược của Trung Quốc [vào Đài Loan] sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình toàn cầu trong mấy chục năm nay. Hoa Kỳ sẽ đối mặt với một tình thế hết sức khó xử: chấp nhận rủi ro diễn ra một cuộc đụng độ vũ trang giữa hai siêu cường hạt nhân hoặc bỏ rơi một dân tộc tự do vào tay một chế độ chuyên chế cộng sản. Nhưng có một giải pháp thay thế — răn đe chống lại mối đe dọa bằng cách cam kết chống lại nó, bằng vũ lực nếu cần thiết. Continue reading “Bài học từ Chiến tranh Triều Tiên cho Đài Loan”

Về khả năng xung đột quân sự tại eo biển Đài Loan

Nguồn:China’s war games raise fears for Taiwan’s security”, The Economist, 30/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ cái họ gọi là quyền “thống nhất” Đài Loan bằng vũ lực nếu các biện pháp hòa bình bị cản trở. Vì vậy, quân đội cả hai bên đều phải chuẩn bị cho chiến tranh, dù điều đó có vẻ xa vời. Số lượng các cuộc tập trận hải quân mà Trung Quốc tiến hành gần đây là đáng báo động – càng đáng ngại hơn vào thời điểm quan hệ Mỹ – Trung ngày càng xấu đi trên một số mặt, bao gồm cả chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Hiện trạng mong manh, trong đó Trung Quốc khẳng định Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ nhưng hòn đảo này lại hoạt động như một quốc gia độc lập, đang bị rạn nứt. Như Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo lá cải của chính quyền Trung Quốc, đã nói: “Khả năng tái thống nhất hòa bình đang giảm mạnh”. Rất may điều đó không có nghĩa là chiến tranh sắp  xảy ra. Continue reading “Về khả năng xung đột quân sự tại eo biển Đài Loan”

Trump, Biden và vấn đề Đài Loan

Nguồn: Trump, Biden and Taiwan”, The Wall Street Journal, 14/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với Hồng Kông ngày càng trở nên mạnh tay hơn. Tuần này việc bắt những người ủng hộ dân chủ bao gồm nhà xuất bản Jimmy Lai là cuộc tấn công mới nhất vào thành phố một thời tự do, và những người theo đường lối cứng rắn ở Bắc Kinh coi Đài Loan là mục tiêu tiếp theo. Với khả năng xảy ra một cuộc đối đầu tối hậu xoay quanh Đài Loan trong 4 năm tới, bản chất cam kết của Mỹ đối với hòn đảo này phải được nhấn mạnh chứ không chỉ xuất hiện thoáng qua trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020.

Tầm quan trọng của Đài Loan đối với các liên minh ở Thái Bình Dương của Mỹ đã được công nhận từ lâu. Nếu Hoa Kỳ cho phép Đài Bắc rơi vào vòng kiểm soát của Bắc Kinh – chính thức hay trên thực tế – các quốc gia như Việt Nam sẽ nghi ngờ cam kết của Hoa Kỳ đối với nền độc lập của họ và xích lại gần Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh sau đó có thể thúc đẩy các đồng minh lâu đời như Nhật Bản rời xa Hoa Kỳ, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bước nhanh trên con đường trở thành bá chủ khu vực. Continue reading “Trump, Biden và vấn đề Đài Loan”

Lý Đăng Huy, cha đẻ của nền dân chủ Đài Loan, qua đời ở tuổi 97

Nguồn: Kensaku & Lauly Li,Lee Teng-hui, Taiwan’s ‘Father of Democracy,’ dies at 97”, Nikkei Asian Review, 31/07/2020.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Lee Teng-hui (Lý Đăng Huy), tổng thống đầu tiên được bầu một cách dân chủ của Đài Loan, đã qua đời ở tuổi 97 vì suy đa tạng tại bệnh viện Đài Bắc hôm thứ Năm (30/07/2020).

Cái chết của ông đã được bệnh viện xác nhận trong một tuyên bố.

Ông Lý, người từ lâu đã ủng hộ việc dân chủ hóa Đài Loan, được bầu làm tổng thống bằng hình thức bỏ phiếu phổ thông vào năm 1996 sau nhiều thập niên thiết quân luật. Khi còn là một thành viên Quốc Dân Đảng theo chủ nghĩa dân tộc, ông đã nỗ lực cải thiện vị thế của hòn đảo này trong cộng đồng quốc tế. Các chính sách của ông đã tạo ra sự va chạm với Bắc Kinh. Continue reading “Lý Đăng Huy, cha đẻ của nền dân chủ Đài Loan, qua đời ở tuổi 97”

Khía cạnh địa chính trị của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan

Nguồn: Kate Sullivan-Walker, “The semiconductor industry is where politics gets real for Taiwan”, The Interpreter, 09/07/2020.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Các sản phẩm nhỏ bé nhưng mang vai trò chiến lược này có thể thay đổi mạnh mẽ thế giới khi Mỹ và Trung Quốc đấu đá nhau để giành lấy “bộ não” của ngành điện tử.

Người ta có thể tự hỏi vì sao mà một thứ có kích chỉ cỡ 5 nanomét, bằng chiều rộng của 2 đoạn DNA, lại có ảnh hưởng quan trọng đến mối quan hệ chính trị phức tạp giữa Mỹ, Trung Quốc, và Đài Loan đến vậy.

Chíp bán dẫn là bộ não của tất cả các thiết bị điện tử, từ điện thoại di động đến xe hơi và máy bay chiến đấu. Và các chíp tiên tiến nhất trên thị trường ngày nay có hàng tỷ các vi mạch cỡ 5 nanomét. Continue reading “Khía cạnh địa chính trị của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan”

Đòn rồng: Khi Trung Quốc muốn cai trị Hồng Kông bằng sự sợ hãi

Nguồn: China has launched rule by fear in Hong Kong”, The Economist, 28/05/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Người dân Hồng Kông muốn hai điều: được chọn cách chính quyền quản lý họ, và nền pháp quyền. Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận thấy cả hai ý tưởng này đều đáng sợ đến mức nhiều người nghĩ họ sẽ cho quân đội vào nghiền nát cuộc biểu tình lớn ở Hồng Kông năm ngoái. Thay vào đó, đảng đã kiên nhẫn chờ thời cơ. Bây giờ, trong khi thế giới bị phân tâm bởi Covid-19 và các cuộc biểu tình rầm rộ khó xảy ra vì giãn cách xã hội, đảng đã chọn một cách âm thầm hơn để thể hiện ai là ông chủ thực sự của Hồng Kông. Điều đó mang lại một mối đe dọa rộng lớn hơn cho thế giới, và không chỉ ở Hồng Kông, mà còn ở Biển Đông và Đài Loan.

Vào ngày 21 tháng 5, Trung Quốc tuyên bố trên thực tế rằng người Hồng Kông nào được coi là gây ra mối đe dọa cho đảng sẽ trở thành đối tượng trừng phạt của đảng. Một luật an ninh mới, được viết tại Bắc Kinh, sẽ tạo ra những tội danh sẽ được định nghĩa cụ thể sau, như lật đổ và ly khai, những thuật ngữ được sử dụng ở những nơi khác của Trung Quốc để bỏ tù những người bất đồng chính kiến, bao gồm người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng. Hồng Kông sẽ không có tiếng nói trong việc soạn thảo luật, vốn sẽ cho phép Trung Quốc đưa cảnh sát mật nằm vùng ở đó. Thông điệp là rất rõ ràng. Nền cai trị thông qua sự sợ hãi của người dân sắp bắt đầu. Continue reading “Đòn rồng: Khi Trung Quốc muốn cai trị Hồng Kông bằng sự sợ hãi”

Kinh tế Đài Loan không cần Trung Quốc vẫn thành công?

Nguồn: William Pesek, “Taiwan’s strong GDP growth shows it does not need China to succeed”, Nikkei Asian Review, 30/01/2020.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Đài Loan đang được hưởng lợi rất nhiều từ thương chiến. Các dữ liệu sơ bộ vào tuần trước cho thấy tăng trưởng GDP đã tăng tốc trong quý 4 lên mức 3,4% so với 3% trong quý 3. Thêm vào đó, Tổng thống Thái Anh Văn vừa tái đắc cử với mức ủng hộ vượt trội, giúp bà có được sứ mệnh mạnh mẽ nhằm tái cân bằng nền kinh tế Đài Loan thoát khỏi Trung Quốc.

Nhưng điều này nói dễ hơn làm. Chính phủ của bà Thái vẫn cần phải lên một kế hoạch thuyết phục để tách khỏi quốc gia thương mại lớn nhất châu Á, một quốc gia kiên quyết đè bẹp phong trào ủng hộ độc lập của Đài Loan. Continue reading “Kinh tế Đài Loan không cần Trung Quốc vẫn thành công?”

Tại sao Đài Bắc khó trở thành trung tâm tài chính của châu Á?

Nguồn: David Fickling, “Taipei’s Too Cool to Be China’s Banker”, Bloomberg, 04/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Nếu ai đó muốn tái sử dụng công thức sản sinh ra Hồng Kong hiện đại, họ chỉ cần nhìn sang láng giềng gần trong khu vực Biển Đông.

Đài Loan, cũng giống như Hồng Kông trước khi được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, có lợi thế là một nơi theo văn hóa Trung Hoa nhưng không bị Trung Quốc cai trị. Các mối liên kết thương mại với đại lục cũng đã có từ lâu đời như ở Hồng Kông, với chiều sâu gần như tương tự. Trung Quốc và Hồng Kông cộng lại chiếm gần một phần ba kim ngạch thương mại của Đài Loan. Continue reading “Tại sao Đài Bắc khó trở thành trung tâm tài chính của châu Á?”