Chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ là gì?

Nguồn: What is China’s “one country, two systems” policy?The Economist, 30/06/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Hàng trăm ngàn người biểu tình đã liên tục xuống đường ở Hồng Kông vào tháng 6 vừa qua để phản đối một dự luật được đề xuất cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục. Các cuộc biểu tình này nằm trong số những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Hồng Kông, và đã đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục Đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Carrie Lam, đình chỉ dự luật này. Để thực hiện hành động phản đối này, người Hồng Kông đã sử dụng các quyền tự do vốn bị từ chối ở Trung Quốc đại lục. Nguồn gốc của các quyền tự do này là gì? Continue reading “Chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ là gì?”

Thấy gì từ việc Terry Gou ra tranh cử tổng thống Đài Loan?

Nguồn: Taiwan’s richest man says his run for president is divinely inspired”, The Economist, 27/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu các doanh nhân giàu có mang lại cả sức mạnh và gánh nặng chính trị, thì Terry Gou (Quách Đài Minh, sinh năm 1950) là người mang lại cả hai thứ đó ở quy mô lớn. Ông là người giàu nhất Đài Loan, với khối tài sản ước tính lên tới 7 tỷ đô la, vì vậy ông sẽ không gặp khó khăn gì trong việc tài trợ cho chiến dịch tranh cử tổng thống mà ông tuyên bố tuần trước. Hơn thế nữa, rất ít người trên thế giới có thể tuyên bố đã tạo ra được nhiều việc làm hơn ông: bắt đầu từ một khoản vay nhỏ từ mẹ mình, ông đã xây dựng nên công ty sản xuất theo hợp đồng lớn nhất trong ngành điện tử, Foxconn, công ty sản xuất iPhone cho Apple, bên cạnh những thứ khác. Công ty sử dụng gần 1 triệu lao động. Trước những cử tri thất vọng về thành tích kinh tế dưới thời tổng thống đương nhiệm Tsai Ing-wen (Thái Anh Văn), ông Gou sẽ không gặp khó khăn trong việc quảng bá mình như là giải pháp cho vấn đề của họ. Continue reading “Thấy gì từ việc Terry Gou ra tranh cử tổng thống Đài Loan?”

Các chính phủ châu Á chống tin giả như thế nào?

Nguồn: Asian governments are trying to curb fake news”, The Economist, 04/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay cả vào ngày Cá tháng Tư, chính phủ Singapore cũng không hứng pha trò. K. Shanmugam, bộ trưởng luật pháp, đã cảnh báo các nhà làm luật về sự nguy hiểm của các phát ngôn không được kiểm soát, đưa cho họ một danh sách “các lời bài hát mang tính xúc phạm”, trong đó có các bản hit của Lady Gaga và Ariana Grande. Ngay sau đó, chính phủ đã trình một dự luật lên quốc hội để hạn chế các tin giả. Nếu được thông qua luật, một khả năng rất cao, nó sẽ là một trong số những đạo luật có phạm vi sâu rộng nhất thế giới. Theo quy định của dự luật, những người bị kết tội truyền bá “những tuyên bố hay thực tế sai sự thật” trên mạng phải đối mặt với mức phạt lên tới 1 triệu đô la Singapore (17 tỉ đồng) hoặc tối đa 10 năm tù. Các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter sẽ được yêu cầu gỡ các bài đăng mà chính phủ cho là sai sự thuật hoặc phải đưa ra các tuyên bố đính chính. Continue reading “Các chính phủ châu Á chống tin giả như thế nào?”

Tướng Lưu Á Châu bàn về chiến lược của TQ đối với Mỹ, Nhật, Đài Loan

Lược dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành                                                                     

Bài dưới đây lược dịch từ tư liệu “Tướng quân Lưu Á Châu: Đại chiến lược 20 năm tới của Trung Quốc” trên báo “Trịnh Châu Tân văn nhân” (7/2005), được “Hoàn cầu Thời báo” đăng lại.

Mỹ không bỏ châu Âu mà chú trọng châu Á là để phòng bị trước

Trong sách “Bàn về miền Tây” tôi có viết: “Người Mỹ đã đến trước cửa Trung Quốc rồi!” Cửa đây là cửa sau của TQ – Trung Á.[1] Trọng tâm chiến lược của Mỹ vẫn chưa chuyển về phía Đông; trong một thời gian khá lâu nữa cũng chưa có dấu hiệu chuyển về phía Đông. [Lưu ý: bài này Lưu Á Châu viết năm 2005].

Đối thủ ở châu Á của Mỹ không phải là TQ, Mỹ chưa coi TQ là đối thủ bằng vai phải lứa. Continue reading “Tướng Lưu Á Châu bàn về chiến lược của TQ đối với Mỹ, Nhật, Đài Loan”

Đài Loan mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ

Biên dịch: Hương Trà

Đài Loan đang bị “mắc kẹt” trong cuộc chiến tranh thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như tình trạng cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc này. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đe dọa nền kinh tế xuất khẩu và phát triển công nghệ của hòn đảo tự trị Đài Loan, vốn phụ thuộc rất nhiều vào các chuỗi cung ứng của Trung Quốc đại lục trong việc tìm kiếm cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường, nhất là đối với ngành công nghiệp điện tử và bán dẫn (đang chi phối 25% tổng sản phẩm quốc nội của Đài loan). Một khó khăn nữa là chiến lược song song hai hướng của Bắc kinh nhằm cô lập hòn đảo này về ngoại giao, đồng thời mua chuộc các công ty cũng như những nhân tài Đài Loan nhằm đưa hòn đảo này trở lại là một phần của Trung Quốc. Continue reading “Đài Loan mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ”

60 năm trận pháo chiến dài nhất lịch sử Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

18 giờ 30 phút ngày 23/8/1958, mấy trăm khẩu trọng pháo của Giải phóng quân Trung Quốc (GPQTQ) do Mao Trạch Đông lãnh đạo bố trí trên chiều dài bờ biển 30 km ở Hạ Môn bất ngờ bắn những loạt đạn đầu tiên lên đảo Kim Môn do quân đội Quốc Dân Đảng (QDĐ) của Tưởng Giới Thạch chiếm giữ, mở đầu trận pháo kích lớn nhất lịch sử Trung Quốc. Trong 2 giờ liền, hơn 50 nghìn quả đạn dội xuống đối phương.

Nghe tin ấy, Tưởng Giới Thạch hôm trước vừa thị sát Kim Môn trở về Đài Bắc, chẳng hiểu Mao định làm gì. Tưởng điện ngay cho Tổng thống Mỹ Eisenhower đề nghị viện trợ, và bảo con trai là Tưởng Kinh Quốc đến ngay Kim Môn để động viên binh sĩ. Mỹ, Liên Xô và toàn thế giới sửng sốt, không biết Trung Quốc muốn gì? Giải phóng Đài Loan ư? Continue reading “60 năm trận pháo chiến dài nhất lịch sử Trung Quốc”

Công khai 55 tập nhật ký của Tưởng Giới Thạch

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tưởng Giới Thạch,[1] còn gọi Tưởng Trung Chính, là người đứng đầu Chính phủ Quốc dân Trung Quốc thời kỳ 1928-1949, từng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nhật trong 8 năm 1937-1945, khi ra Đài Loan lại làm Tổng thống chính quyền đảo này cho tới ngày qua đời ở Đài Bắc (5/4/1975).

Tưởng cũng là nhân vật gây tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tuy mạng Bách Độ (Baidu) của Bắc Kinh đánh giá Tưởng là lãnh tụ dân tộc, là vĩ nhân trong lịch sử cận-hiện đại Trung Quốc nhưng nhiều người đại lục vẫn đánh giá rất xấu về Tưởng. Vậy thực chất con người Tưởng Giới Thạch như thế nào? Continue reading “Công khai 55 tập nhật ký của Tưởng Giới Thạch”

25/10/1971: Trung Quốc giành ghế Hội đồng Bảo an LHQ

Nguồn: The U.N. seats the People’s Republic of China and expels Taiwan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, trong một sự đảo chiều bất ngờ trước cam kết lâu dài của mình đối với chính phủ Đài Loan và chính sách không công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), các đại diện ngoại giao của Mỹ ở Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu bầu Trung Quốc trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Mặc cho sự phản đối từ phía Mỹ, Đài Loan vẫn bị trục xuất. Continue reading “25/10/1971: Trung Quốc giành ghế Hội đồng Bảo an LHQ”

Chính sách Một Trung Quốc là gì?

Nguồn:What is the one-China policy?”, The Economist, 14/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Chỉ có một Trung Quốc trên thế giới, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc,” Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào ngày 8 tháng 3 như vậy. Đó không phải là cách mà Đài Loan nhìn nhận về vấn đề này. Ít nhất, Đài Loan không chấp nhận rằng nó là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, với thủ đô là Bắc Kinh. Vậy tại sao Mỹ lại nói rằng họ ủng hộ chính sách “một Trung Quốc”? Và tại sao các quan chức Đài Loan lại cảm thấy nhẹ nhõm khi Donald Trump, trước đó đã thách thức quan điểm “một Trung Quốc”, lại bày tỏ sự ủng hộ đối với điều này trong một cú điện thoại với người đồng nhiệm Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình, vào tháng 2 vừa qua? Continue reading “Chính sách Một Trung Quốc là gì?”

26/04/1984: Reagan thăm Trung Quốc

Nguồn: Reagan visits China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, Tổng thống Ronald Reagan đã đến Trung Quốc để gặp mặt ngoại giao với Chủ tịch Lý Tiên Niệm. Chuyến đi đánh dấu lần thứ hai một vị Tổng thống Mỹ tới Trung Quốc kể từ chuyến đi lịch sử của Richard Nixon vào năm 1972.

Đệ nhất phu nhân Nancy Reagan đã cùng chồng tới Trung Quốc, cùng với khoảng 600 nhà báo và hàng loạt mật vụ. Ngoài ra, theo BBC, còn có cả những người bảo vệ mật mã phóng tên lửa hạt nhân. Ông bà Reagan đã tới thăm các di tích lịch sử và văn hóa ở Bắc Kinh và tham dự một bữa tối được tổ chức bởi Lý Tiên Niệm. Continue reading “26/04/1984: Reagan thăm Trung Quốc”

Đài Loan cần từ bỏ tên gọi Trung Hoa Dân Quốc

Nguồn: Salvatore Babones, “Taipei’s Name Game”, Foreign Affairs, 11/12/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giờ là lúc hãy để Đài Loan được là Đài Loan.

Trước tiên là một cuộc gọi điện thoại, tiếp theo là một quả bom gây sốc dư luận. Vào ngày 02/12/2016, Donald Trump xoay ngược 37 năm chính sách ngoại giao của Mỹ bằng việc nhận cuộc gọi chúc mừng từ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ngày hôm qua, ông còn đi xa hơn nữa, tuyên bố rằng ông không biết rằng “tại sao chúng ta (nước Mỹ) phải bị bó buộc bởi chính sách Một Trung Quốc trừ khi chúng ta có những thỏa thuận với Trung Quốc về những vấn đề khác, bao gồm thương mại.”

Quan điểm chính thức của Trump vẫn chưa rõ ràng, nhưng những phát ngôn của ông cho thấy rằng về vấn đề Đài Loan, ông ta có thể ủng hộ việc thay đổi hiện trạng đã tồn tại gần bốn thập niên. Phiên bản hiện tại của chính sách Một Trung Quốc của Mỹ, cho rằng chỉ có một chính phủ hợp pháp ở Trung Quốc, đã tồn tại từ năm 1979, khi Mỹ công nhận chính quyền cộng sản ở Bắc Kinh và cắt quan hệ ngoại giao với chính quyền Dân quốc ở Đài Bắc. Continue reading “Đài Loan cần từ bỏ tên gọi Trung Hoa Dân Quốc”

31/12/1978: Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan

Nguồn: United States ends official relations with Nationalist China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, cờ tại Đại sứ quán Mỹ ở Đài Bắc và Đại sứ quán Đài Loan tại Mỹ đã bị hạ xuống. Đây là dấu hiệu hai bên đã chính thức chấm dứt quan hệ. Ngày 01/01/1979, Mỹ chính thức công nhận chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) tại Bắc Kinh.

Quyết định cắt đứt quan hệ với Đài Loan và công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của chính phủ Mỹ đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ đại diện của chính phủ Quốc Dân Đảng. Trong một buổi lễ ngắn gọn ở buổi hạ cờ, một quan chức của Quốc Dân Đảng tuyên bố rằng hành động này “không có nghĩa là chúng ta đã từ bỏ cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản.” Ông chỉ trích Tổng thống Mỹ Jimmy Carter một cách mạnh mẽ, vì đã cắt đứt quan hệ với “một người bạn trung thành và đồng minh của nước Mỹ,” để đổi lấy việc bình thường hóa quan hệ với “kẻ thù của chúng ta, chế độ Cộng sản Trung Quốc.” Continue reading “31/12/1978: Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan”

15/12/1978: Mỹ tuyên bố công nhận CHND Trung Hoa

Nguồn: United States announces that it will recognize communist China, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, trong một trong những tuyên bố quan trọng của Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Jimmy Carter thông báo rằng vào ngày 01/01/1979, Mỹ sẽ chính thức công nhận nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa cộng sản và cắt đứt quan hệ với Đài Loan.

Sau khi Mao Trạch Đông thực hiện cách mạng thành công vào năm 1949, nước Mỹ đã kiên quyết từ chối công nhận chế độ cộng sản. Thay vào đó, họ tiếp tục ủng hộ và viện trợ cho chính phủ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch trên đảo Đài Loan. Năm 1950, trong Chiến tranh Triều Tiên, Mỹ và CHND Trung Hoa đã đụng độ vũ trang; sang thập niên 1960, người Mỹ vô cùng tức giận khi CHND Trung Hoa ủng hộ và viện trợ cho chính quyền Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “15/12/1978: Mỹ tuyên bố công nhận CHND Trung Hoa”

08/12/1949: Quốc Dân Đảng chạy sang Đài Loan

08

Nguồn: Chinese Nationalists move capital to Taiwan; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, sau nhiều lần thất thế trước phe cộng sản của Mao Trạch Đông, một số lãnh đạo Quốc Dân Đảng đã chuyển ra đảo Đài Loan, nơi họ lập ra một thủ đô mới. Tưởng Giới Thạch cũng lên đường ra đảo vào ngày hôm sau. Hành động này đã đánh dấu bước khởi đầu của cái gọi là “hai Trung Quốc” – đặt đại lục dưới sự kiểm soát của phe cộng sản và gây khó khăn ngoại giao cho Mỹ trong 30 năm tiếp theo. Đó còn là dấu hiệu kết thúc cuộc chiến kéo dài giữa lực lượng Quốc Dân Đảng và phe cộng sản của Mao Trạch Đông, dù rằng các lực lượng Quốc Dân Đảng sót lại (ở Đại lục) vẫn tiếp tục chiến đấu rải rác với quân đội cộng sản. Continue reading “08/12/1949: Quốc Dân Đảng chạy sang Đài Loan”

31/10/1887: Tưởng Giới Thạch ra đời

31-10-1887-chiang-kai-shek-is-born

Nguồn: Chiang Kai-Shek is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1887, tại Chiết Giang, Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch, lãnh đạo chính phủ Quốc Dân Đảng (giai đoạn 1928-1949) đã ra đời.

Từng được huấn luyện trong quân đội Nhật Bản, Tưởng được tiếp cận với những lý tưởng của chủ nghĩa cộng hòa. Khi trở về Trung Quốc, ông đã chiến đấu chống lại triều đại Mãn Châu. Sau đó, ông gia nhập lực lượng Quốc Dân Đảng của Tôn Dật Tiên. Cả Tôn và Tưởng đều tin theo chủ nghĩa cộng sản Liên Xô và thậm chí còn cơ cấu lại Quốc Dân Đảng dựa trên một mô hình của Liên Xô. Sau khi Tôn qua đời, nhóm cộng sản Trung Quốc, những người đã được kết nạp vào Đảng, đã xảy ra xung đột với nhóm cộng hòa. Continue reading “31/10/1887: Tưởng Giới Thạch ra đời”

‘Ngoại giao ngân phiếu’ của Đài Loan đã hết thời

taiwandip

Nguồn: James Baron, “Taiwan’s friend-buying days are over”, East Asia Forum, 15/07/2016

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tân Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đang phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu bà tiếp tục đường lối thân thiện với Trung Quốc của người tiền nhiệm của Quốc Dân Đảng (KMT) Mã Anh Cửu, có thể bà sẽ làm mếch lòng các đảng viên chủ trương độc lập trong Đảng Dân Tiến (DPP) của bà. Phương án thay thế còn đáng lo ngại hơn, đó là việc khiêu khích Trung Quốc sau nhiều năm đi lại thân tình giữa hai bên.

Không đâu tình hình lại bất ổn như trong chính sách đối ngoại, bởi vì nó gắn với mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan. Bà Thái đang bị hạn chế hành động bởi thành công rõ rệt của ông Mã với Bắc Kinh, một thành công dựa trên việc ‘đình chiến’ ngoại giao. Thỏa thuận không chính thức này đã chấm dứt ‘chính sách ngoại giao đôla’ và chiến dịch lôi kéo đồng minh mang tính trả đũa nhau vốn gây ra điều tiếng cho chính quyền Tổng thống Trần Thủy Biển, người tiền nhiệm của ông Mã. Continue reading “‘Ngoại giao ngân phiếu’ của Đài Loan đã hết thời”

Nhật – Đài sẵn sàng cho một kỷ nguyên quan hệ mới

taiwan_s_tsai_meets_with_dpj_execs_53174823

Nguồn:Japan, Taiwan poised for new era in ties”, The Straits Times, 03/05/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một Đài Bắc do bà Thái đứng đầu thân thiện với Tokyo thay vì Bắc Kinh sẽ làm thay đổi địa chính trị của khu vực.

Theo các nhà phân tích, việc chuyển giao quyền lực tại Đài Loan vào ngày 20 tháng 5 tới sẽ đánh dấu sự bắt đầu của một kỷ nguyên mới trong quan hệ Nhật Bản – Đài Loan và cùng với đó là một sự thay đổi trong động lực địa chính trị Đông Bắc Á theo hướng có lợi cho Tokyo.

Ngay cả trước khi Tổng thống-đắc-cử của Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đưa đảng có xu hướng ủng hộ độc lập của bà là Dân Tiến Đảng đến chiến thắng trong các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội hồi tháng Giêng, các tin đồn về một cuộc gặp giữa bà và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi bà tới thăm Tokyo vào mùa thu năm ngoái đã tạo nên xu hướng chung cho một mối quan hệ song phương chặt chẽ. Continue reading “Nhật – Đài sẵn sàng cho một kỷ nguyên quan hệ mới”

Cần chấm dứt di sản Chiến tranh Lạnh của Đài Loan

tawf

Nguồn: Daniel Blumenthal, “Unwinding Taiwan’s Cold War Legacy”, Foreign Policy, 29/03/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khi Tổng thống Obama đến thăm Cuba vào tuần trước để tái thiết lập quan hệ ngoại giao với hòn đảo dưới sự cai trị của Castro và “chấm dứt di sản của Chiến tranh Lạnh” ở khu vực Mỹ Latinh, thì một Đài Loan dân chủ vẫn đang bị kìm kẹp bởi những di sản của Chiến tranh Lạnh.

Quan hệ Mỹ – Đài bị đóng băng vào năm 1979, năm nước Mỹ hủy bỏ liên minh Trung Hoa Dân quốc – Mỹ và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, cái giá phải trả cho việc bình thường hóa quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các nhà sử học vẫn tranh cãi liệu có cần sự thay đổi lớn này không để đạt được những gì chúng ta muốn trong quan hệ với Bắc Kinh. Continue reading “Cần chấm dứt di sản Chiến tranh Lạnh của Đài Loan”

Chính sách đối ngoại Đài Loan giai đoạn 1949-70

ikjCpwgKFCr4

Tác giả: Minh Xuân

Nội chiến kết thúc, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (ROC)  hay còn gọi là Đài Loan đặt đại bản doanh ở Đài Bắc, và Đảng Cộng sản Trung Quốc thiết lập một chế độ mới ở Bắc Kinh tháng 10 cùng năm. Mặc cho những xung đột khó dung hoà giữa Bắc Kinh và Đài Bắc trong suốt gần 50 năm qua, Trung Quốc cho rằng chỉ có “một Trung Quốc” duy nhất, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc; họ cũng phản đối ý tưởng một Đài Loan độc lập. Bài viết sau đây bước đầu tìm hiểu chính sách đối ngoại của Đài Loan giai đoạn 1949-1970. Đây là giai đoạn mà Đài Loan gặp nhiều khó khăn song họ cũng gặt hái được nhiều thành công và tồn tại như một chính thể được các đồng minh phương Tây hậu thuẫn. Continue reading “Chính sách đối ngoại Đài Loan giai đoạn 1949-70”

Tại sao Tưởng Giới Thạch chọn Đài Loan?

publishable

Tác giả: Cù Thăng

Trước khi cuộc nội chiến kéo dài gần bốn năm kết thúc với thất bại thuộc về phía Quốc dân Đảng, Tưởng Giới Thạch và thuộc hạ đã rút chạy ra đảo Đài Loan, coi đây như một căn cứ địa mới để “phản công đại lục, phục hưng quốc đảng”. Tuy nhiên, để lựa chọn Đài Loan trở thành nơi sinh tồn cuối cùng của mình, Tưởng Giới Thạch đã có một quá trình chuẩn bị rất dài cùng với rất nhiều những tính toán…

Lần đầu tiên Tưởng Giới Thạch đặt chân tới Đài Loan chính là lúc Trung Quốc giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Nhật, thu về đất Đài Loan. Đó là vào ngày 25/10/1946, một năm sau ngày Đài Loan được trả về cho Trung Quốc, Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng đang trong gian đoạn đàm phán cực kỳ căng thẳng sau chiến tranh. Buổi trưa ngày 21, Tưởng Giới Thạch vội vàng tiếp Chu Ân Lai, Trương Quân Mại, Hồ Chính… rồi ngay buổi chiều hôm đó đã cùng với Tống Mỹ Linh bay sang Đài Bắc. Continue reading “Tại sao Tưởng Giới Thạch chọn Đài Loan?”