Thế giới hôm nay: 04/01/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kevin McCarthy thua cả hai vòng bỏ phiếu đầu tiên để bầu Chủ tịch Hạ viện Mỹ, sau khi 19 đảng viên Cộng hòa cực hữu từ chối ủng hộ ông. Đây là lần đầu tiên trong một thế kỷ qua hạ viện không bầu được lãnh đạo mới trong vòng bỏ phiếu đầu. Được biết phe phản đối vẫn chưa đưa ra được một ứng viên thay thế. Dù đã chấp nhận một số nhượng bộ, ông McCarthy vẫn thất bại trong vòng hai vào rạng sáng nay.

Một số nhà lập pháp Nga yêu cầu trừng phạt các chỉ huy quân sự sau cái chết của ít nhất 63 quân nhân trong cuộc tấn công của Ukraine vào thị trấn Makiivka do Nga chiếm đóng ở vùng Donbas. Trong khi đó, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói Nga đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công kéo dài nhằm “làm kiệt quệ” nước ông; không quân Ukraine được cho là đã bắn hạ gần 90 máy bay không người lái do Iran sản xuất chỉ trong vòng hai ngày. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/01/2023”

Thế giới hôm nay: 03/01/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ Quốc phòng Nga thông báo có 63 quân nhân đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Ukraine vào Makiivka, một thị trấn do Nga chiếm đóng ở vùng Donbas. Báo cáo của phía Ukraine thể hiện con số thương vong cao hơn nhiều. Thị trưởng Vitali Klitschko cho biết đợt tấn công mới nhất của Nga vào Kyiv, thủ đô Ukraine, đã gây mất điện và gián đoạn hệ thống sưởi ấm. Bộ Quốc phòng Ukraine thông tin không quân nước này đã bắn hạ gần 40 máy bay không người lái do Iran sản xuất chỉ trong một đêm.

Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cảnh báo 1/3 nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023. Bà cho rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ bị kéo xuống bởi các nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, và EU, vốn đều đang “đồng thời chậm lại.” Bà dự đoán một nửa EU sẽ rơi vào suy thoái, nhưng cũng nói Mỹ “có thể tránh được” suy thoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/01/2023”

Thế giới hôm nay: 30/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ thông báo bắt đầu yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính covid-19 đối với người nhập cảnh từ Trung Quốc. Các nước châu Á và châu Âu đã công bố các biện pháp tương tự, khi người dân Trung Quốc chuẩn bị đi du lịch nước ngoài trở lại. Hồi đầu tuần, chính phủ Trung Quốc tuyên bố chấm dứt cách ly bắt buộc đối với người nhập cảnh từ tháng 1. Trong khi đó, Hồng Kông loại bỏ hầu hết yêu cầu đối với người nhập cảnh từ đại lục và các nơi khác.

Giới chức Ukraine cho biết Nga đã phóng rất nhiều tên lửa vào các thành phố của nước này, nhưng bị phòng không đánh chặn 54 trên 69 quả. Thủ đô Kyiv cũng như Kharkiv, Lviv, Odessa và Zhytomyr đều là mục tiêu. Ở mặt trận phía nam, các quan chức Ukraine đã kêu gọi cư dân thành phố Kherson, nơi họ mới giải phóng hồi 6 tuần trước, sơ tán khi quân Nga gia tăng tấn công bằng súng cối và pháo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/12/2022”

Thế giới hôm nay: 29/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giới chức Ukraine kêu gọi cư dân Kherson sơ tán khi quân Nga tái tấn công thành phố này, vốn được giải phóng hồi tháng 11 sau khi bị quân Nga chiếm đóng từ đầu cuộc chiến. Nga đẩy mạnh pháo kích trong những ngày gần đây, khiến hàng trăm người phải sơ tán. Nhiều cuộc pháo kích dường như nhằm vào các mục tiêu dân sự, bao gồm một bệnh viện phụ sản vào đêm thứ Ba.

Chính phủ Ý cho biết người nhập cảnh từ Trung Quốc sẽ phải xét nghiệm covid-19 bắt buộc, quốc gia châu Âu đầu tiên làm như vậy. Hồi đầu tuần chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố chấm dứt kiểm dịch bắt buộc đối với người nhập cảnh từ tháng 1, khiến số người Trung Quốc chuẩn bị ra nước ngoài tăng kỷ lục. Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia và Hàn Quốc đều đã công bố các biện pháp tương tự như Ý. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/12/2022”

Thế giới hôm nay: 28/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc sẽ chấm dứt cách ly bắt buộc đối với người nhập cảnh từ ngày 8 tháng 1, trong bối cảnh chính phủ nước này hạ cấp phản ứng truớc Covid-19. Chủ tịch Tập Cận Bình trước đó đã nói cần có các “chiến dịch y tế yêu nước” có đối tượng chọn lọc hơn trong giai đoạn mới. Bệnh viện trên khắp đất nước được cho là đang quá tải sau khi các hạn chế covid đột ngột được dỡ bỏ. Trong khi đó, Nhật Bản thông báo rằng từ ngày 30 tháng 12 sẽ bắt buộc xét nghiệm covid âm tính đối với tất cả người nhập cảnh từ Trung Quốc đại lục.

Đài Loan thông báo kéo dài nghĩa vụ quân sự bắt buộc từ bốn tháng lên một năm khi mối đe dọa từ Trung Quốc gia tăng. Lính nghĩa vụ cũng sẽ được huấn luyện nâng cao hơn. Tổng thống Thái Anh Văn nói các quy định quân sự hiện tại là không đủ để răn đe Trung Quốc. Kế hoạch mới sẽ có hiệu lực từ tháng 1 năm 2024. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/12/2022”

Thế giới hôm nay: 27/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc sẽ chấm dứt cách ly bắt buộc đối với người nhập cảnh từ ngày 8 tháng 1, trong bối cảnh chính phủ nước này hạ cấp phản ứng truớc Covid-19. Chủ tịch Tập Cận Bình trước đó đã nói cần có các “chiến dịch y tế yêu nước” có đối tượng chọn lọn hơn trong giai đoạn mới. Bệnh viện trên khắp đất nước được cho là đang quá tải sau khi các hạn chế covid đột ngột được dỡ bỏ.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết Trung Quốc đã điều 71 máy bay chiến đấu và 7 tàu hải quân tham gia “tập trận tấn công” ⁠— tức diễn tập cho xung đột ⁠— trong vùng nhận diện phòng không của hòn đảo vào Chủ nhật. Trung Quốc đã lên án một dự luật chi tiêu được Mỹ thông qua nhằm hỗ trợ quân sự cho Đài Loan, và cáo buộc hai nước này leo thang “các âm mưu thông đồng và khiêu khích.” Căng thẳng lên cao kể từ khi chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm hòn đảo hồi tháng 8. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/12/2022”

Thế giới hôm nay: 26/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc chính thức đạt mốc 1 triệu ca nhiễm covid-19 mới hàng ngày. Cơ quan y tế của nước này cũng cho biết chỉ trong 20 ngày đầu tiên của tháng 12 đã có gần 250 triệu người bị nhiễm virus. Ước tính trên cao hơn nhiều so với con số chính thức. Bất chấp báo cáo cho thấy các nhà xác bị quá tải, CDC Trung Quốc tuyên bố không có ca tử vong nào trong năm ngày tính đến thứ Bảy. Bệnh viện ở một số tỉnh cho biết ca bệnh tăng cao đang gây thiếu máu dự trữ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ông sẵn sàng đàm phán với Ukraine và những nước khác – ngay cả khi Nga tiếp tục bắn phá dân thường và cơ sở hạ tầng ở Ukraine. Song giới chức Ukraine nói ông Putin không thật lòng. Giám đốc CIA William Burns cũng cho rằng Nga không nghiêm túc đàm phán. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/12/2022”

Thế giới hôm nay: 23/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã được cho phép tại ngoại nhờ nộp 250 triệu đô la bảo lãnh sau phiên điều trần ở New York. Điều kiện tại ngoại quy định ông phải nộp hộ chiếu và bị giữ tại nhà cha mẹ ở California. Trước đó, vào thứ Tư, Bankman-Fried đã bị dẫn độ từ Bahamas về Mỹ. Ông sẽ ra hầu tòa về tám cáo buộc liên bang, bao gồm gian lận thanh toán, âm mưu thực hiện hành vi rửa tiền, và gian lận giao dịch hàng hóa và chứng khoán.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda để thảo luận về “các kế hoạch chiến lược cho tương lai.” Cuộc gặp diễn ra trên đường ông Zelensky trở về từ Mỹ, vốn là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Ukraine rời khỏi đất nước kể từ khi Nga xâm lược vào tháng 2. Khi ở Washington, DC, ông Zelensky đã gặp tổng thống Joe Biden, người vừa tuyên bố viện trợ thêm 1,85 tỷ đô la cho Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/12/2022”

Thế giới hôm nay: 16/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các ngân hàng trung ương châu ÂuAnh đã làm theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khi tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm, thấp hơn mức tăng 0,75 trước đó. Đây là đợt tăng lãi suất lần thứ chín liên tiếp của Ngân hàng Trung ương Anh, qua đó đưa lãi suất của họ lên 3,5%, mức cao nhất 14 năm qua. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB tăng lãi suất từ 1,5% lên 2%, cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008. ECB cho biết sẽ tiếp tục tăng lãi suất do lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu trung hạn 2%, bất kể có đạt đỉnh hay chưa. Lạm phát khu vực đồng Euro ở mức 10% trong tháng 11, giảm từ 10,6% hồi tháng 10.

Hoạt động kinh tế ở Trung Quốc giảm tốc trong tháng 11. Cụ thể, doanh số bán lẻ giảm 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tăng trưởng sản lượng công nghiệp giảm còn 2,2% từ mức 5% của tháng trước đó. Cả nhu cầu tiêu dùng lẫn sản xuất đều bị ảnh hưởng nặng bởi chính sách zero covid. Dù chính phủ đang dỡ bớt hạn chế, làn sóng số ca nhiễm mới sẽ tự chính nó gây hại cho nền kinh tế. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/12/2022”

Thế giới hôm nay: 13/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hội đàm với các lãnh đạo Mỹ, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ giữa lúc giao tranh ác liệt ở miền đông nước ông. Ông Zelensky nói sẽ có “kết quả quan trọng” sau một số cuộc họp quốc tế trong tuần tới. Trong khi đó, Ukraine tuyên bố đã tấn công trụ sở của nhóm lính đánh thuê Nga Wagner. Về phía Nga, quân đội nước này đã không kích thành phố cảng Odessa, khiến khoảng 1,5 triệu người bị mất điện.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen kêu gọi thành lập cơ quan đạo đức cấp EU sau vụ bê bối tham nhũng ngay trong Nghị viện Châu Âu. Hôm thứ Sáu, Eva Kaili, một phó chủ tịch của nghị viện, đã bị cảnh sát Bỉ bắt giữ vì nghi ngờ nhận hối lộ từ một quốc gia giấu tên. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/12/2022”

Thế giới hôm nay: 12/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Ukraine đã tấn công thành phố Melitopol ở phía đông nam bằng một loạt tên lửa. Nước này cũng cho biết các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga đã cắt đứt nguồn điện của phần lớn hạ tầng, trừ các cơ sở hạ tầng quan trọng nhất ở thành phố cảng Odessa. Hiện cả hai bên đều cần thêm vũ khí. Đại sứ Ukraine tại Berlin nói với tờ báo Welt am Sonntag rằng Đức sẽ gửi thêm đạn dược và vũ khí. Trong khi đó, cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói nước ông đang đẩy mạnh sản xuất vũ khí để tự bảo vệ mình khỏi “kẻ thù” phương Tây.

Tàu vũ trụ Orion của NASA đã trở về Trái đất an toàn, kết thúc sứ mệnh Artemis I kéo dài 26 ngày xoay quanh Mặt Trăng. Khoang tàu không người lái đã trở về bầu khí quyển với tốc độ 40.000 km/h trước khi hạ cánh nhẹ nhàng bằng dù ở Thái Bình Dương. Các sứ mệnh trong tương lai dự kiến sẽ mang theo phi hành gia, khi cơ quan vũ trụ Mỹ nỗ lực đưa con người quay lại bề mặt Mặt Trăng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/12/2022”

Thế giới hôm nay: 09/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hạ viện Mỹ thông qua luật công nhận hôn nhân đồng giới. Các nhà lập pháp từ cả hai đảng đều bỏ phiếu ủng hộ với tỉ lệ 258-169. Dự luật đã được Hạ viện thông qua hồi tháng 7, nhưng bị Thượng viện sửa lại để đáp ứng lo ngại của phe Cộng hòa về tự do tôn giáo, khiến nó phải quay lại Hạ viện để bỏ phiếu lần nữa. Giờ đây tổng thống Joe Biden sẽ ký thành luật.

Nga đã đổi ngôi sao bóng rổ người Mỹ Brittney Griner để lấy Viktor Bout, một tay buôn vũ khí khét tiếng, trong cuộc trao đổi tù nhân được cho là do chính tổng thống Joe Biden chấp thuận. Cô Griner bị bắt tại Moscow vào tháng 2 vì sở hữu dầu cần sa và đã có thời gian phải đi tù khổ sai ở Nga. Còn ông Bout, được mệnh danh là “kẻ buôn cái chết,” ngồi tù 12 năm qua ở Mỹ vì âm mưu hỗ trợ khủng bố và giết người Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/12/2022”

Thế giới hôm nay: 08/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc nới lỏng hạn chế covid-19 trên toàn quốc, chỉ một tuần sau làn sóng biểu tình chấn động. Khai báo y tế trên điện thoại sẽ ngưng áp dụng tại không gian công cộng, và bệnh nhân triệu chứng nhẹ có thể cách ly tại nhà. Ngoài khiến công chúng bất mãn, chiến lược zero covid của chính phủ cũng gây ra cái giá kinh tế khổng lồ. Xuất khẩu của Trung Quốc giảm 8,7% so với cùng kỳ trong tháng 11, mức giảm lớn nhất ba năm qua.

Các nhà lập pháp Peru đã bỏ phiếu với tỷ lệ 101-6 để luận tội tổng thống Pedro Castillo và kêu gọi phó tổng thống Dina Boluarte thế chỗ. Trước đó, để tránh bị luận tội, ông Castillo nói sẽ giải tán Quốc hội và nắm quyền bằng sắc lệnh khẩn cấp. Là một nhân vật cánh tả yếu ớt, ông đã thay hơn 70 bộ trưởng trong chính phủ và dính líu tới 5 vụ điều tra hình sự. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/12/2022”

Thế giới hôm nay: 07/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một đòn tấn công bằng máy bay không người lái vào sân bay của Nga ở Kursk, nằm cách biên giới Ukraine khoảng 100 km, đã làm cháy bể chứa trong một cơ sở dầu gần đó, theo thống đốc vùng. Trong một diễn biến khác, bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu cáo buộc Ukraine “khủng bố hạt nhân” vì đã nã pháo vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia (Ukraine phủ nhận).

Ủy ban Hạ viện Mỹ có nhiệm vụ điều tra vụ bạo loạn 6 tháng 1 ở Điện Capitol sẽ chuyển “một số” đề nghị khởi tố lên bộ tư pháp, theo lời của chủ tịch ủy ban. Nằm trong danh sách đối tượng tiềm năng là Donald Trump và các đồng minh của ông, dù chủ tịch uỷ ban cho biết danh sách cũng như sức nặng pháp lý của nó vẫn chưa được chốt. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/12/2022”

Thế giới hôm nay: 06/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga tiếp tục bắn phá Ukraine bằng tên lửa vào thứ Hai, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng. Người Ukraine đã phải xuống trú ẩn trong các ga tàu điện ngầm khi còi báo động vang lên ở khắp các thành phố lớn, bao gồm cả thủ đô Kyiv. Tên lửa lại tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine: thống đốc Kyiv cho biết 40% khu vực này đã bị mất điện. Trước đó vào thứ Hai, các vụ nổ tại hai căn cứ không quân ở Nga đã giết chết ba người và làm bị thương sáu người khác, theo nhà chức trách nước này; Kiev chưa nhận trách nhiệm.

Trung Quốc dần từ bỏ chính sách zero covid sau làn sóng biểu tình chưa từng thấy. Thành phố Urumqi ở khu vực Tân Cương, nơi khởi nguồn của tình trạng bất ổn, đã mở lại các trung tâm thương mại và nhà hàng từ thứ Hai. Một số thành phố lớn khác cũng sẽ không còn yêu cầu xét nghiệm covid âm tính để lên phương tiện giao thông công cộng. Thị trường chứng khoán Trung Quốc hoan nghênh những tín hiệu đáng mừng này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/12/2022”

Thế giới hôm nay: 05/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

OPEC và các đồng minh quyết định không thay đổi mục tiêu sản lượng để chờ xem tác động của giá trần do phương Tây áp lên dầu thô Nga. Hôm thứ Sáu, các nhà ngoại giao EU, G7 và Úc đã đồng ý áp trần giá dầu Nga ở mức 60 đô la một thùng. Nga cho biết “sẽ không chấp nhận” giá trần, song cũng nói đã chuẩn bị cho điều đó. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói chính sách này “yếu ớt” và rằng nó sẽ không gây thiệt hại “nghiêm trọng” cho Nga.

Truyền thông địa phương đưa tin Iran sẽ xóa bỏ lực lượng cảnh sát đạo đức, một dấu hiệu cho thấy chính phủ có thể đang nhượng bộ người biểu tình. Bất ổn bắt đầu từ tháng 9 sau khi Mahsa Amini, một phụ nữ 22 tuổi bị bắt vì vi phạm quy định trang phục, thiệt mạng trong tù. Hôm thứ Bảy, tổng chưởng lý Iran Mohammad Jafar Montazeri nói quốc hội đang xem xét lại luật yêu cầu phụ nữ đội khăn trùm đầu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/12/2022”

Thế giới hôm nay: 02/12/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Dữ liệu mới công bố cho thấy lạm phát ở Mỹ tăng thấp hơn dự đoán ​​trong tháng 10. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân “lõi,” tức không tính thực phẩm và năng lượng, chỉ tăng 0,2% theo tháng, sau khi đã tăng 0,5% trong tháng 9. Chi tiêu cá nhân tăng 0,8% trong tháng 10, một dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng dường như không bị ảnh hưởng bởi lãi suất tăng.

Khi gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, chủ tịch hội đồng EU Charles Michel đã nhắc đến “phản ứng của xã hội” trước các biện pháp chống dịch covid-19, một ám chỉ rõ ràng về tình hình biểu tình đang lan rộng ở Trung Quốc. Ông Michel cũng đề cập đến Ukraine và Đài Loan, theo người phát ngôn của ông. Hôm thứ Tư, Trùng Khánh và Quảng Châu, hai trong số các thành phố lớn nhất của Trung Quốc, đã thông báo sẽ nới lỏng một số hạn chế covid. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/12/2022”

Thế giới hôm nay: 30/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc bắt đầu đàn áp các cuộc biểu tình phản đối quy định chống dịch của chính phủ. Lực lượng cảnh sát đã được triển khai ở Bắc Kinh và Thượng Hải, và một số lượng không xác định người biểu tình đã bị bắt giữ. Trong khi đó, thị trường chứng khoán châu Á phục hồi nhẹ sau phiên giảm trước đó vì biểu tình. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 5,2%, trong khi CSI 300 của Trung Quốc tăng 3,1%.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Nga đang lợi dụng “mùa đông như một vũ khí chiến tranh chống lại Ukraine.” Tên lửa Nga đã phá hủy phần lớn cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Hiện có một số nước đã cam kết cung cấp cho nước này máy phát điện và quần áo ấm. Ukrenergo, công ty điều hành lưới điện quốc gia, thông báo quay lại tình trạng mất điện khẩn cấp thường xuyên trong lúc sửa chữa cơ sở hạ tầng bị hư hỏng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/11/2022”

Thế giới hôm nay: 29/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc đã trải qua một cuối tuần biểu tình với quy mô chưa từng có, lên tới hàng chục nghìn người cùng phản đối các quy tắc chống dịch hà khắc. Biểu tình diễn ra ở ít nhất mười thành phố lớn, bao gồm cả Bắc Kinh và Thượng Hải, trong đó có một số người giơ giấy trắng để lên án việc bị tước đoạt quyền tự do ngôn luận. Đến thứ Hai mọi thứ dường như đã im ắng hơn. Trong khi đó, số ca nhiễm covid-19 mới đã lên mức kỷ lục là 40.000 ca.

Tổng thống Volodymyr Zelensky nói với người dân Ukraine là Nga sẽ tiếp tục tấn công khi thủ đô Kyiv chìm trong tuyết và nhiệt độ đóng băng. Hiện hàng triệu người ở thành phố này đang bị thiếu điện, nước và nhiệt sau khi tên lửa Nga phá hủy phần lớn cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Thị trưởng Vitali Klitschko nói mất điện có thể kéo dài cho đến mùa xuân, đồng thời cho biết sẽ tổ chức sơ tán tạm thời. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/11/2022”

Thế giới hôm nay: 28/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào tối Chủ nhật, cảnh sát Thượng Hải đã đụng độ với những người biểu tình phản đối các biện pháp chống dịch covid hà khắc của Trung Quốc. Biểu tình lẻ tẻ đã lan rộng khắp đất nước, bao gồm ở Bắc Kinh và Vũ Hán, để yêu cầu chấm dứt phong tỏa khắc nghiệt; một số người thậm chí hô khẩu hiệu đả đảo chủ tịch Tập Cận Bình. Vụ hỏa hoạn khiến mười người thiệt mạng ở Urumqi, thủ phủ tỉnh Tân Cương, càng làm gia tăng sự tức giận của người dân. Người biểu tình ở đó nói các hạn chế covid đã làm chậm chân các lực lượng phản ứng nhanh.

Thủ đô Kyiv của Ukraine đối mặt tuyết rơi và nhiệt độ đóng băng trong bối cảnh hàng triệu người bị thiếu điện, nước và nhiệt. Hiện tên lửa Nga đã phá hủy phần lớn cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Trong khi đó, người đứng đầu công ty năng lượng hạt nhân của nhà nước Ukraine nói có dấu hiệu cho thấy quân Nga đang chuẩn bị rời khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia mà họ chiếm giữ từ tháng 3. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/11/2022”