Thế giới hôm nay: 28/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các khảo sát hậu bầu cử sơ bộ ở Pháp cho thấy Mặt trận Quốc gia cực hữu của Marine Le Pen đã không thể thắng ở Hauts-de-France và Provence-Alpes-Côte-d’Azur, hai mục tiêu lớn của đảng trong cuộc bầu cử vùng vòng hai lần này. Bà Le Pen kỳ vọng thành công tại hai khu vực đó sẽ làm bàn đạp cho chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp vào năm tới.

Fung Wai-kong, một cây viết xã luận của Apple Daily, đã bị cảnh sát bắt giữ khi tìm cách bay khỏi Hong Kong, theo South China Morning Post. Tờ báo ủng hộ dân chủ lớn nhất Hồng Kông ra ấn bản cuối cùng vào ngày 24 tháng 6, sau khi nhà chức trách đóng băng tài khoản ngân hàng, đột kích tòa soạn và bắt giữ sáu nhân viên của họ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/06/2021”

Thế giới hôm nay: 25/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Microsoft công bố Windows 11, đợt nâng cấp lớn nhất kể từ sau Windows 10 hồi năm 2015. Gã khổng lồ phần mềm Mỹ tuyên bố hệ điều hành “thế hệ tiếp theo” của họ sẽ tốt hơn cho làm việc từ xa, an toàn hơn và trực quan hơn cho người dùng. Vào tuần tới sẽ có phiên bản xem trước cho các nhà phát triển ứng dụng, và phát hành ra công chúng từ cuối năm nay.

Tổng thống Joe Biden đạt được thỏa thuận về dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 579 tỷ đô la với một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng. Gói này nhỏ hơn nhiều so với đề xuất ban đầu của ông Biden, và bỏ qua nhiều mong muốn của phe tiến bộ, nhưng ít nhất nó có thể tạo ra đồng thuận. Tiếp theo nó sẽ được trình lên Quốc hội, và hai bên hứa hẹn tranh cãi nhau đến từng chi tiết. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/06/2021”

Thế giới hôm nay: 24/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Anh bác bỏ thông tin cho thấy hải quân Nga bắn cảnh cáo gần một tàu khu trục Anh. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố họ đã thả ngư lôi và bắn đạn thật gần tàu HMS Defender, với cáo buộc xâm nhập vùng biển Nga ở Biển Đen. Đáp lại, Bộ Quốc phòng Anh nói con tàu đi trong vùng biển Ukraine; và đã được thông báo về một cuộc tập trận có kế hoạch từ trước của Nga ở gần đó.

Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ tăng 11,8% trong quý đầu năm 2021 so với quý trước đó, lên 195,7 tỷ đô la. Nhập siêu cũng lên mức cao nhất 14 năm qua. Phục hồi kinh tế nhanh chóng đã cho phép người Mỹ chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài. Song xuất khẩu giảm vì các nước phục hồi chậm hơn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/06/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (01/02/21): Vương Kỳ Sơn và ‘ngân hàng trung ương đỏ’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 02/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngày 1 tháng 2 là sinh nhật của “ngân hàng trung ương đỏ” của Trung Quốc. Cách đây 89 năm, Ngân hàng Quốc gia Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa, tiền thân của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ngày nay, đã được thành lập ở Thụy Kim, tỉnh Giang Tây.

Ngân hàng được thành lập ba tháng sau khi người cha lập quốc Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập một “nhà nước” do nông dân nắm quyền vào tháng 11 năm 1931. Khi ấy có lẽ Mao nhận thấy nhà nước mới, Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa, phải có đồng tiền mới.

Vì vậy ngay khi chính phủ lâm thời bắt đầu vận hành, Mao đã ra lệnh thành lập một ngân hàng trung ương phụ trách phát hành tiền. Em trai ông, Mao Trạch Dân, được giao làm thống đốc đầu tiên của Ngân hàng Quốc gia Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa, với chỉ năm nhân viên trong những ngày đầu. Ngân hàng bắt đầu phát hành đồng tiền riêng, tiền thân của đồng Nhân dân tệ ngày nay. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (01/02/21): Vương Kỳ Sơn và ‘ngân hàng trung ương đỏ’”

Thế giới hôm nay: 23/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

EU mở một cuộc điều tra chống độc quyền chính thức về các cáo buộc Alphabet lạm dụng sức mạnh thị trường trong mảng quảng cáo-công nghệ. Đây là cuộc điều tra có phạm vi rộng nhất mà gã khổng lồ tìm kiếm Google phải đối mặt, và sẽ xem xét liệu hãng có ưu ái không công bằng cho bộ phận quảng cáo-công nghệ của mình bằng cách hạn chế quyền truy cập của các đối thủ cạnh tranh vào dữ liệu người dùng đi kèm gói dịch vụ do Google bán hay không.

Vatican đã viết thư cho đại sứ Ý tại Tòa thánh cảnh báo rằng một đạo luật đang đề xuất nhằm chống phân biệt đối xử và bạo lực với người LGBTQ sẽ đe dọa “quyền tự do tư tưởng” của nhà thờ. Dự luật này được đưa ra từ năm ngoái, với nỗ lực đưa Ý đến gần hơn với các tiêu chuẩn chống phân biệt đối xử ở châu Âu. Vatican cũng nói các trường Công giáo nên được miễn trừ ngày quốc gia chống kỳ thị đồng tính đang được đề xuất. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/06/2021”

Thế giới hôm nay: 22/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống đắc cử của Iran, Ebrahim Raisi, đã tỏ ra cứng rắn trong cuộc họp báo đầu tiên của ông kể từ khi giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử có sắp đặt trước. Ông từ chối gặp Tổng thống Joe Biden và nói ông chỉ có thể tiếp tục đàm phán hạt nhân nếu điều đó có lợi cho “lợi ích quốc gia” của Iran. Song ông cũng đề cập đến khả năng nối lại quan hệ ngoại giao với Saudi Arabia sau 5 năm gián đoạn.

Tối đa 10.000 khán giả Nhật Bản sẽ được phép tham dự mỗi sự kiện tại Thế vận hội Tokyo năm nay, với điều kiện không vượt quá 50% sức chứa của địa điểm. Khán giả cũng sẽ phải nhỏ giọng và luôn đeo khẩu trang. Quyết định này được đưa ra bất chấp một báo cáo của các chuyên gia y tế Nhật Bản hồi tuần trước khuyến cáo rằng tổ chức không khán giả sẽ là lựa chọn “ít rủi ro nhất”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/06/2021”

Thế giới hôm nay: 21/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khi vòng đầu tiên của cuộc bầu cử ở Pháp khép lại, các dấu hiệu ban đầu đang cho thấy tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu khá thấp. Đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu của Marine Le Pen dù kỳ vọng thắng lớn trong kỳ bầu cử này nhưng lại thể hiện không tốt, một tin tốt lành cho phe trung hữu. Và đến vòng hai vào ngày 27 tháng 6, bỏ phiếu chiến thuật ​​sẽ còn làm giới hạn hơn nữa số vùng mà đảng bà Le Pen có thể thắng.

Trong khi đó cuộc bầu cử quốc hội Armenia cũng vừa khép lại, đánh dấu cuộc bỏ phiếu đầu tiên kể từ khi nước này bị Azerbaijan đánh bại trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh hồi năm ngoái. Armenia đã đồng ý nhượng lại phần lãnh thổ chiếm đóng xung quanh khu vực ly khai, theo thỏa thuận ngừng bắn bị người dân Armenia phản đối. Dù thắng trong cuộc bầu cử trước, song thủ tướng Nikol Pashinyan có thể sẽ thua lần này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/06/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (29/01/21): Cách Bắc Kinh kiểm soát dịch Covid-19

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi vừa xét nghiệm PCR lần đầu tại một bệnh viện gần nhà ở Bắc Kinh. Hôm thứ Tư (27/01/2021), một ngày trước khi đến Thiên Tân công tác, khách sạn tôi đặt trước đã gọi và cho biết là tôi sẽ chỉ được phép ở nếu có thể trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Tôi hoảng hốt chạy đến bệnh viện. Đến lượt tôi sau khoảng 10 phút chờ đợi. Kỹ thuật viên nhét một que thử vào lỗ mũi tôi. Hơi đau nhưng nhanh chóng. Dịch vụ này có giá 120 nhân dân tệ (19 USD).

Sau đó lại một bất ngờ khác. Chính quyền thành phố Bắc Kinh yêu cầu tất cả mọi người đến thành phố từ thứ Năm (28/01/2021) sẽ phải làm xét nghiệm PCR ở điểm khởi hành. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (29/01/21): Cách Bắc Kinh kiểm soát dịch Covid-19”

Thế giới hôm nay: 18/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tòa án Tối cao Mỹ đã trả vụ kiện California v Texas, một vụ kiện nhằm hủy bỏ Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Vừa túi tiền dưới thời Obama. Còn trong vụ kiện tự do tôn giáo Fulton v Thành phố Philadelphia, các thẩm phán đã quyết định là thành phố không thể loại trừ một tổ chức Công giáo khỏi chương trình chăm sóc nuôi dưỡng của mình chỉ vì từ chối cho các cặp đồng tính nhận nuôi. Dù cả hai vụ đều thông qua dễ dàng – lần lượt với tỉ lệ phiếu 7-2 và 9-0 – song chúng đều không giải quyết được vấn đề chủ đạo. Tòa án nói các nguyên đơn của vụ đầu thiếu tư cách pháp lý để khởi kiện, còn Fulton v Thành phố Philadelphia được quyết định dựa trên các căn cứ hẹp liên quan cụ thể của vụ việc.

Theo Liên đoàn Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ Quốc tế, số ca nhiễm Covid-19 ở Afghanistan đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Tỷ lệ lây nhiễm đã tăng khoảng 2.400% trong tháng qua. Tuần trước, có tới 34% số người xét nghiệm covid-19 của nước này cho ra kết quả dương tính. Và thậm chí còn nhiều ca nữa chưa được chẩn đoán, trong bối cảnh thiếu giường bệnh và nguồn cung ôxy. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/06/2021”

Thế giới hôm nay: 17/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Vladimir Putin đồng ý cử các đại sứ trở lại thủ đô của nhau sau hội nghị thượng đỉnh ở Geneva nơi họ bất đồng về nhiều thứ nhưng mong muốn đối thoại về các vấn đề như an ninh mạng. Dù cuộc gặp kéo dài chưa đầy ba giờ, nhưng nó đã cho thấy dấu hiệu tan băng quan hệ. Ông Putin nói cuộc gặp “mang tính xây dựng” và cho biết đàm phán sẽ sớm bắt đầu về việc thay thế hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân New START khi nó hết hiệu lực vào năm 2026. Ông Biden cho biết ông đã nêu vấn đề nhân quyền và chương trình nghị sự của ông là “Vì người dân Mỹ”, chứ không nhằm chống lại Nga.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục giữ phạm vi mục tiêu lãi suất từ 0 đến 0,25%, nhưng cho biết có thể sẽ tăng lãi suất vào cuối năm 2023 lên 0,6%. Như vậy, Fed đã kéo thời điểm tăng lãi suất lên sớm hơn so với dự đoán hồi ​​tháng 3, chủ yếu do Mỹ phục hồi nhanh, tỉ lệ tiêm phòng tăng và lạm phát trong nước tăng vọt. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/06/2021”

Thế giới hôm nay: 16/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các đại diện thương mại MỹEU vừa khép lại tranh chấp kéo dài 17 năm qua về các khoản trợ cấp dành cho BoeingAirbus. Trước đây hai bên liên tục khiếu nại lên WTO về hành vi ưu ái không công bằng cho hãng hàng không vũ trụ của bên kia. Giờ đây họ đồng ý tạm hoãn 5 năm các mức thuế trừng phạt đối với các nhà sản xuất máy bay của bên kia, và ra các tuyên bố làm rõ những “hỗ trợ có thể chấp nhận được.” Động thái này được nhiều người coi là một phần của nỗ lực thắt chặt quan hệ hai bờ Đại Tây Dương trước sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.

Tòa án cao nhất EU tuyên bố các cơ quan giám sát “trong một số điều kiện nhất định” ở bất kỳ nước thành viên nào cũng có thể đưa Facebook ra tòa dựa trên các cáo buộc vi phạm quy định quyền riêng tư của khối. Cho đến nay, các khiếu nại xuyên biên giới được xử lý bởi cơ quan quyền riêng tư dữ liệu của nước đặt trụ sở công ty —mà trong trường hợp Facebook là Ireland. Vì phán quyết khá hẹp  nên chưa thật rõ tác động của nó lên các công ty công nghệ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/06/2021”

Thế giới hôm nay: 14/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng cầm quyền lâu nhất Israel, Binyamin Netanyahu, đã chính thức mất ghế sau 12 năm tại vị khi Yair Lapid, lãnh đạo đối lập theo đường lối trung dung, vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở quốc hội. Tuy nhiên, theo thỏa thuận chia sẻ quyền lực, nhà chính trị theo chủ nghĩa dân tộc hữu khuynh Naftali Bennett sẽ làm thủ tướng trong hai năm đầu, dẫn dắt một liên minh rất đa dạng mà xem ra chỉ đồng ý với nhau về việc phế truất ông Netanyahu.

Các nhà lãnh đạo G7 cùng lên án Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm. Câu lạc bộ các nền dân chủ giàu có đã chỉ trích nước này vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, tước bỏ quyền tự trị của Hồng Kông và các vấn đề khác. Trung Quốc đã lường trước việc bị chỉ trích — trước đó, một phát ngôn viên của đại sứ quán Trung Quốc nói “cái thời mà một nhóm nhỏ các nước điều hành thế giới đã qua lâu rồi”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/06/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (25/01/21): Kế ‘ve sầu thoát xác’ của Viện Khổng Tử

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bắc Kinh đang thay đổi nhanh chóng, tôi thầm nghĩ khi lái xe ngang qua Đức Thắng Môn ở phía bắc thành phố vào cuối tuần qua. Tại ngã tư, tôi không còn thấy tấm biển “Trụ sở Viện Khổng Tử” trên một tòa nhà nữa.

Tôi chắc chắn nó có ở đó vào lần cuối tôi đi qua vào tháng 10. Thay vào đó, tôi thấy một tấm biển từ tiếng Trung nghĩa là “ngôn ngữ” cùng với các chữ cái “CLEC”.

Tôi ra khỏi xe và hỏi một nhân viên bảo vệ đang đứng trước tòa nhà đó. “Mới thay gần đây thôi”, người này cho biết. “Tôi nghĩ là cách đây chưa đầy một tháng.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (25/01/21): Kế ‘ve sầu thoát xác’ của Viện Khổng Tử”

Thế giới hôm nay: 11/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá tiêu dùng ở Mỹ tăng 5% trong năm tính đến tháng 5, mức tăng lớn nhất kể từ 2008. Giá tiêu dùng tăng do nhu cầu tiêu dùng quá cao, cộng với việc các công ty chậm đáp ứng, thiếu hụt nhiều loại hàng hóa và khan hiếm nhân công. Giá cả cũng tăng 0,6% trong tháng 5 so với tháng trước, giảm nhẹ so với mức tăng 0,8% của tháng 4.

Thủ tướng Anh Boris Johnson gặp Tổng thống Joe Biden trước thềm cuộc họp các nhà lãnh đạo G7. Hai ông đã cùng công bố một “Hiến chương Đại Tây Dương” mới, ám chỉ đến tuyên bố hữu nghị được ký năm 1941 bởi những người tiền nhiệm của họ, Winston Churchill và Franklin Roosevelt. Tinh thần này sẽ cần thiết để giải quyết các vấn đề mà G7 đang đối mặt. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/06/2021”

Thế giới hôm nay: 10/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden đã bay đến châu Âu trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông trên cương vị tổng thống để tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 vào cuối tuần này. Điểm dừng chân đầu tiên của ông sẽ là St Ives, một thị trấn ven biển nhỏ của Anh. Tiếp theo là Brussels, nơi ông Biden sẽ gặp các nhà lãnh đạo EU và NATO. Cuối cùng là cuộc gặp ở Geneva với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Các cuộc đàm phán thương mại giữa AnhEU – hay “cuộc chiến xúc xích” – đã kết thúc mà không có giải pháp nào, đồng nghĩa xuất khẩu thịt ướp lạnh từ Anh sang Bắc Ireland sẽ bị cấm từ cuối tháng. Anh cho biết họ sẽ bất chấp và tiếp tục đưa hàng qua Biển Ireland. EU đe dọa áp đặt thuế quan đáp trả. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/06/2021”

Thế giới hôm nay: 09/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã thu hồi hầu hết số tiền chuộc Colonial Pipeline trả cho tin tặc vào tháng trước. Công ty đã giao 75 bitcoin (khi đó trị giá hơn 4 triệu đô la) cho DarkSide sau khi nhóm tội phạm mạng này làm tê liệt mạng lưới nhiên liệu của hãng, gây hậu quả nghiêm trọng dọc bờ đông nước Mỹ. Bộ đã truy dấu và thu hồi 63,7 bitcoin, trị giá khoảng 2,3 triệu đô la sau khi giá bitcoin giảm.

Một số trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới đã sập vì sự cố của Fastly, một nền tảng điện toán đám mây được dùng để giúp các trang web tải nhanh hơn. Amazon, eBay, Paypal, Twitter và nhiều trang tin tức nằm trong danh sách các nạn nhân của sự cố trong mạng phân phối nội dung do Fastly điều hành. Các trang sập khoảng một giờ trước khi công ty khắc phục sự cố. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/06/2021”

Thế giới hôm nay: 08/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ đã phê duyệt một loại thuốc làm chậm bệnh Alzheimer. Đó là Aducanumab của Biogen, một công ty công nghệ sinh học, và là phương pháp điều trị mới đầu tiên cho căn bệnh này trong gần hai thập niên qua. Thật ra nó không suôn sẻ lắm: hai cuộc thử nghiệm đã phải khép lại vào năm 2019 vì họ nhận thấy kết quả không tốt. Nhưng sau đó Biogen cho biết liều cao hơn trong thời gian dài hơn có vẻ hiệu quả.

Cuộc bầu cử tổng thống Peru vẫn chưa ngã ngũ. Ứng viên cánh hữu Keiko Fujimori đang dẫn sít sao trước Pedro Castillo, một ứng viên cánh tả mới tham gia chính trị. Nhưng ông Castillo có triển vọng tốt hơn khi kết quả được công bố ở các vùng nông thôn mà ông được ủng hộ nhiều. Cuộc bỏ phiếu dự kiến ​​sẽ hồi hộp đến phút chót. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/06/2021”

Thế giới hôm nay: 07/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ấn Độ ghi nhận 114.460 ca nhiễm covid-19, con số thấp nhất trong hai tháng qua. Nước này đang chìm trong làn sóng ca nhiễm thứ hai thảm khốc, mà hiện vẫn chưa giảm bớt ở nông thôn, trong khi thủ đô Delhi và các khu vực khác chuẩn bị nới lỏng hạn chế phong tỏa. Vắc-xin tiếp tục chậm trễ; chỉ mới có 16,4% dân số trên 12 tuổi được tiêm liều đầu.

Các cử tri Mexico đã đi bầu trong cuộc bỏ phiếu lớn nhất lịch sử đất nước. Có tới hơn 20.000 ghế có tên trên lá phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ này. Tới nay các chiến dịch tranh cử đã chìm trong bạo lực. Cụ thể chỉ trong 200 ngày qua đã có ít nhất 89 chính trị gia thiệt mạng. Morena, đảng của Tổng thống Andrés Manuel López Obrador, được dự đoán giữ được đa số với sự giúp đỡ của các đảng cánh tả khác. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/06/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (22/01/21): Tầm quan trọng của Olympics mùa Đông 2022

Nguồn: Tetsushi Takahashi, “Beijing Diary”, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong khi lễ nhậm chức của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden chiếm trọn các trang nhất trên toàn cầu, truyền thông Trung Quốc lại đưa tin rộng rãi về một chủ đề khác trong tuần này: chuyến thị sát của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Bắc Kinh và tỉnh Hà Bắc lân cận.

Điểm dừng chân đầu tiên của ông Tập vào sáng thứ Hai (18/01/2021) là Nhà thi đấu Thủ đô ở quận Hải Điến phía tây bắc thành phố. Đây là một trong những địa điểm tổ chức Olympics mùa đông và Paralympics Bắc Kinh, dự kiến ​​khai mạc vào ngày 4 tháng 2 năm 2022.

Tại nhà thi đấu khi ấy có các vận động viên trượt băng nghệ thuật Trung Quốc đang tập luyện. Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, cho biết ông Tập đã đến sân thi đấu và nói chuyện với các vận động viên và huấn luyện viên. “Xây dựng nền thể thao quốc gia mạnh là một trong những mục tiêu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại về mọi mặt”, ông Tập nói. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (22/01/21): Tầm quan trọng của Olympics mùa Đông 2022”

Thế giới hôm nay: 04/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khi thảo luận với Thượng nghị sĩ Shelley Moore Capito, nhà đàm phán chủ chốt của Đảng Cộng hòa về cơ sở hạ tầng, Tổng thống Joe Biden đã đề nghị hủy đề xuất tăng thuế suất doanh nghiệp chính của Mỹ từ 21% lên 28% để đổi lấy 1 nghìn tỷ đô la chi tiêu thêm cho cơ sở hạ tầng. Thay vào đó, ông Biden sẽ tăng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu từ 10,5% lên 15% để thanh toán cho dự luật cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của ông.

Chỉ số giá lương thực toàn cầu của Liên Hợp Quốc tăng tháng thứ 12 liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất trong hơn một thập niên qua. Kể từ đầu đại dịch, hạn hán đã làm ảnh hưởng đến sản xuất cà phê và ngô ở Brazil, còn sản lượng dầu thực vật ở Đông Nam Á cũng chậm lại. Trong khi đó, tiêu thụ thịt tăng vọt ở Trung Quốc khi nền kinh tế phục hồi nhanh chóng đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu ngũ cốc của nước này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/06/2021”