Nhật ký Bắc Kinh (10/06/20): Quan hệ Mỹ – Trung nhìn từ một nhà hàng

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ứng viên tổng thống Mỹ Joe Biden đang trên đà tiến công trước cuộc bầu cử vào tháng 11. Biểu tình sau cái chết của George Floyd, người đàn ông người Mỹ gốc Phi bị một sĩ quan cảnh sát quỳ lên cổ đến chết ở Minneapolis, đã lan rộng khắp đất nước, phủ bóng đen lên chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump.

Đọc dòng tít “Biden dẫn trước”, tôi thấy thôi thúc phải đến nhà hàng Yaoji Chaogan gần Gulou – một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Kinh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (10/06/20): Quan hệ Mỹ – Trung nhìn từ một nhà hàng”

Thế giới hôm nay: 10/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, Mỹ đã vượt mốc 5 triệu ca nhiễm covid-19 chính thức. Brazil, quốc gia xếp sau, có hơn 3 triệu ca và Ấn Độ, xếp thứ ba, gần 2,2 triệu ca. Vì một tỷ lệ lớn các ca nhiễm được cho là không triệu chứng, con số thực có thể cao hơn nhiều. Cho đến nay Ít nhất 162.000 người đã chết vì coronavirus ở Mỹ.

Với việc các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa tại Quốc hội còn lâu mới đạt thỏa thuận về dự luật kích thích kinh tế bổ sung, Tổng thống Donald Trump đã tự mình giải quyết các vấn đề. Ông vừa ký một sắc lệnh hành pháp mở rộng lệnh cấm liên bang đối với việc trục xuất người thuê nhà, cho phép hoãn trả các khoản vay sinh viên và cấp 400 đô la một tuần tiền trợ cấp thất nghiệp bổ sung. Nhưng chính quyền các bang sẽ phải đóng góp 100 đô la cho những khoản này, điều nhiều bang không thể đáp ứng được. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/08/2020”

Thế giới hôm nay: 07/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm Beirut sau vụ nổ khiến ít nhất 135 người thiệt mạng. Ông cam kết viện trợ quốc tế nhưng cảnh báo rằng Lebanon sẽ “tiếp tục chìm” nếu không tiến hành các cải cách chính trị và kinh tế. Khi lớp bụi đã lắng xuống, nhiều người Lebanon đổ lỗi cho chính phủ vì đã để mặc 2.750 tấn amoni nitrat nằm ở cảng Beirut nhiều năm trời.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo “các biện pháp đáp trả mạnh mẽ” trước viễn cảnh chuyến thăm Đài Loan của Alex Azar, Bộ trưởng Y tế Mỹ. Chủ nhật này, ông Azar sẽ trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ kể từ năm 1979 tới thăm hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Người phát ngôn này cảnh cáo bất kỳ nỗ lực nào nhằm phá hoại nguyên tắc “một Trung Quốc” vốn coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/08/2020”

Thế giới hôm nay: 05/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ford bổ nhiệm Jim Farley làm giám đốc điều hành mới. Vị giám đốc tiếp thị lâu năm có nhiệm vụ tăng lợi nhuận và giá cổ phiếu trong bối cảnh công ty  phải đối mặt với hậu quả của đại dịch covid-19 và các công nghệ ô tô mới. Ông Farley sẽ thay thế Jim Hackett, người đã tiếp quản hồi năm 2017 và sẽ nghỉ hưu vào tháng Mười.

Một vụ nổ lớn ở Beirut đã giết chết ít nhất 50 người và có thể làm bị thương thêm 2.750 người, Bộ trưởng Y tế Lebanon cho biết. Vụ nổ làm rung chuyển khu cảng của thủ đô, phá hủy các tòa nhà, làm vỡ cửa sổ và tạo ra một làn khói đỏ. Các quan chức nhà nước cho biết chính phủ có lưu trữ “các vật liệu nổ rất mạnh” tại một nhà kho gần bờ sông, nhưng nguyên nhân chính xác của vụ nổ vẫn chưa rõ ràng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/08/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (08/06/20): Bát Lý Kiều và quan hệ Trung – Anh

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Biến cố Lư Câu Kiều (cầu Marco Paolo) năm 1937 thường được biết đến rộng rãi là đã châm ngòi cho Chiến tranh Trung – Nhật lần thứ hai. Nhưng chắc không mấy ai, ít nhất là ở Nhật, biết về chuyện xảy ra vài thập niên trước đó tại một cây cầu khác ở Bắc Kinh – Bát Lý Kiều (Baliqiao).

Tháng 9 năm 1860, các lực lượng nhà Thanh và lính Anh – Pháp đánh một trận lớn ở khu vực quanh cây cầu, cách khoảng 20 cây số về phía đông Tử Cấm Thành. Đó là tuyến phòng thủ cuối cùng bảo vệ Bắc Kinh trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai bùng nổ bốn năm trước đó. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (08/06/20): Bát Lý Kiều và quan hệ Trung – Anh”

Thế giới hôm nay: 04/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

HSBC, ngân hàng lớn nhất châu Âu, vừa báo cáo lợi nhuận trước thuế đạt 4,3 tỷ đô la trong nửa đầu năm nay, giảm 65% so với cùng kỳ 2019. Con số này tệ hơn nhiều so với dự báo. Ngân hàng đổ lỗi cho chi phí dự phòng  các khoản nợ xấu trong đại dịch coronavirus, cũng như căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ; trong những năm gần đây, ngân hàng này chủ yếu kiếm lời ở châu Á.

Sau khi dọa cấm TikTok, Tổng thống Donald Trump tuyên bố hoan nghênh việc  Microsoft hoặc bất kỳ công ty Mỹ nào khác mua lại ứng dụng này. Ông nói rằng nó vẫn sẽ bị cấm nếu việc bán lại chưa hoàn thành trước ngày 15 tháng 9, thêm rằng Bộ Tài chính Mỹ cũng cần “có phần” vì đã tạo điều kiện cho thương vụ  “trở nên khả thi”, song ông không giải thích cụ thể. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/08/2020”

Thế giới hôm nay: 03/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nam Phi hiện đã ghi nhận hơn 500.000 ca nhiễm covid-19. Nước này giờ có số ca nhiễm cao thứ năm trên thế giới và chiếm hơn một nửa số trường hợp được xác nhận ở Châu Phi. Trong khi đó, hơn 50.000 ca mới cũng được báo cáo ở Ấn Độ trong năm ngày liên tiếp, đưa tổng số ca ở nước này lên tới hơn 1,75 triệu, trong khi Philippines hiện có hơn 100.000 ca.

Sự tăng đột biến số ca nhiễm covid-19 đã khiến bang Victoria của Úc áp dụng các biện pháp phong tỏa mới, bao gồm cả lệnh giới nghiêm. Mặc dù Úc đã thành công bước đầu trong việc kiểm soát căn bệnh này, Victoria, tiểu bang đông dân thứ hai, vừa chứng kiến ​​ca nhiễm tăng trở lại trong những tuần gần đây. Bang này báo cáo 671 trường hợp mới vào Chủ nhật. Các hạn chế sẽ được duy trì cho đến ít nhất là ngày 13 tháng 9. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/08/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (05/06/20): Ngọn lửa dân chủ của Triệu Tử Dương

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỗi năm cứ đến ngày 4 tháng 6, ngày kỷ niệm cuộc đàn áp biểu tình của sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989, an ninh lại thắt chặt quanh địa điểm này ở trung tâm Bắc Kinh. Nhưng có một nơi khác chính quyền cũng phải canh gác hàng năm.

Cảnh sát mặc thường phục thường được triển khai đến khu vực xung quanh ngôi nhà cũ của cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Triệu Tử Dương, người đã rơi khỏi trung tâm quyền lực sau khi thể hiện sự đồng cảm với phong trào dân chủ và phản đối việc đàn áp bằng vũ lực. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (05/06/20): Ngọn lửa dân chủ của Triệu Tử Dương”

Thế giới hôm nay: 31/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

GDP của Mỹ giảm 32,9% trong quý hai so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số tăng trưởng GDP tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến II. Đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới cũng tăng lên 1,43 triệu  vào tuần trước. Hôm qua, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết số ca nhiễm covid-19 tăng đang bắt đầu đè nặng lên hoạt động kinh tế một lần nữa.

Lý Đăng Huy, tổng thống Đài Loan giai đoạn 1988-2000, đã qua đời ở tuổi 97. Lớn lên dưới thời kỳ cai trị của Nhật Bản, ông là nhà lãnh đạo sinh tại Đài Loan đầu tiên của hòn đảo và là người đầu tiên được bầu trực tiếp. Ông được ca ngợi ở Đài Loan vì đã kết thúc một chế độ độc tài và giữ gìn nền độc lập trên thực tế, trong khi Bắc Kinh sỉ vả ông là một kẻ ly khai. Dù vậy, dưới thời ông thương mại và các mối quan hệ khác giữa Đài Loan và đại lục đã nở rộ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/07/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (03/06/20): Sự kiện Thiên An Môn và món quà của Trump

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 06/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Người dân Trung Quốc gọi sự kiện Thiên An Môn là “64”, vì Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) nghiền nát phong trào dân chủ của sinh viên vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Năm nay, trước thềm kỷ niệm 31 năm sự kiện vào hôm thứ Năm, không khí ở Bắc Kinh có vẻ căng thẳng hơn bình thường.

Quảng trường Thiên An Môn đã bị đóng cửa vì một số lý do nào đó vào chiều thứ Ba. Mặc dù đợt bùng dịch coronavirus đã lắng xuống và du khách đã trở lại từ đầu tháng 5, nhưng quảng trường rộng lớn này vẫn im ắng lạ thường. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (03/06/20): Sự kiện Thiên An Môn và món quà của Trump”

Nhật ký Bắc Kinh (01/06/20): Nguồn gốc tâm lý ‘ngoại giao chiến lang’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 06/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại giao ‘chiến lang’ của Trung Quốc đang trên đà tấn công.

Thứ Năm tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng ông sẽ có các biện pháp cứng rắn chống lại Trung Quốc xoay quanh luật an ninh quốc gia mới cho Hồng Kông. Hôm sau, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngay lập tức đáp trả.

“Trung Quốc kiên quyết phản đối can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc,” ông nói. Ông thậm chí thêm nhạc nền hùng hồn vào video buổi họp báo đăng trên Twitter, như thể để thổi bùng lòng tự tôn dân tộc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (01/06/20): Nguồn gốc tâm lý ‘ngoại giao chiến lang’”

Thế giới hôm nay: 30/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Báo cáo một khoản lỗ lớn hơn dự kiến ​​trong quý hai, Boeing tuyên bố chiếc máy bay phản lực thân rộng 747 cuối cùng sẽ xuất xưởng trong khoảng hai năm nữa. Nhà sản xuất máy bay Mỹ cũng đã cắt giảm việc sản xuất máy bay 777 và 787, và trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng 737 MAX, vốn bị cấm bay từ năm ngoái sau hai vụ rơi máy bay làm 346 người thiệt mạng.

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cảnh báo triển vọng kinh tế của nước này còn phải phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch coronavirus. Chủ tịch Fed Jerome Powell nói “tốc độ phục hồi dường như đã chậm lại” kể từ khi số ca nhiễm bắt đầu tăng trở lại vào tháng 6. Fed cam kết giữ lãi suất gần bằng 0 và duy trì hỗ trợ kinh tế khẩn cấp. Tin này làm thị trường tăng nhẹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/07/2020”

Thế giới hôm nay: 29/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các trường hợp mắc covid-19 tăng đột biến ở một số nước vốn đối phó tốt với căn bệnh này. Đức ghi nhận 3.611 ca nhiễm mới trong tuần qua; người đứng đầu cơ quan y tế công cộng của đất nước đã chỉ trích người Đức “lơ là” giãn cách xã hội. Còn Trung Quốc công bố 64 ca mới vào thứ Ba, nhiều nhất kể từ tháng 3. Phần lớn là ở Tân Cương, gây lo ngại về khả năng lây nhiễm trong các trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ.

Các cổ đông của McDonald sẽ buồn lòng khi đọc báo cáo thu nhập tệ nhất trong 13 năm qua của chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh này. Nguyên nhân chủ yếu là do phong tỏa bên ngoài thị trường cốt lõi Mỹ. Giám đốc điều hành Chris Kempczinski nói bán mang về và giao hàng tại nhà giúp giảm bớt thiệt hại. Chuỗi này có kế hoạch đóng cửa khoảng 200 cửa hàng ở Mỹ trong năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/07/2020”

Thế giới hôm nay: 28/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá vàng tăng lên mức kỷ lục, vượt 1.940 đô la một ounce, do đồng đô la suy yếu và lo ngại về tăng trưởng kinh tế. Giá vàng đã tăng hai phần ba chỉ trong vòng chưa đầy hai năm. Đà tăng này ban đầu được thúc đẩy bởi xung đột thương mại Trung-Mỹ và lãi suất thấp của Mỹ. Hậu quả kinh tế của covid-19 giờ đây đẩy giá lên cao hơn nữa.

Hồng Kông sẽ cấm các cuộc tụ họp hơn hai người, đóng cửa các nhà hàng và bắt buộc đeo khẩu trang từ ngày mai trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của covid-19. Hôm qua lãnh thổ này ghi nhận 145 ca nhiễm, mức cao mới trong ngày. Trong khi đó, Bỉ, nơi có số ca nhiễm cũng đang tăng nhanh, đã giảm quy mô “bong bóng xã hội” của họ (tức số  người có thể đến thăm nhà của nhau) từ 15 người mỗi hộ xuống còn 5 người. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/07/2020”

Thế giới hôm nay: 27/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong bối cảnh số ca nhiễm covid-19 được xác nhận trên toàn cầu đạt 16 triệu, với ít nhất 644.000 trường hợp tử vong, Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo sẽ không thể quay lại “bình thường cũ”. Trong một dấu hiệu cho thấy căn bệnh đang lây lan nhanh chóng, hơn một triệu ca nhiễm mới vừa được ghi nhận chỉ trong bốn ngày. Gần 40 nước báo cáo mức tăng ca nhiễm trong ngày kỷ lục vào cuối tuần qua.

Một số quốc gia, bao gồm Anh và Na Uy, đã tái áp dụng cách ly đối với khách du lịch từ Tây Ban Nha sau khi số ca nhiễm mới tăng lên ở Catalonia. Tui, hãng tổ chức tour du lịch lớn nhất Châu Âu, đã hủy tất cả các chuyến đi nghỉ tại Tây Ban Nha lục địa trong hai tuần tới. Trong khi đó, báo El País công bố một cuộc điều tra ước tính rằng số người chết tại  Tây Ban Nha do covid-19 có thể cao hơn 60% so với con số chính thức là 28.432. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/07/2020”

Thế giới hôm nay: 23/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hãng dược phẩm Pfizer và công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức đã công bố một thỏa thuận đặt hàng trị giá gần 2 tỷ đô la với [chính phủ] Mỹ cho một loại vắc-xin covid-19. Nếu vắc-xin được chứng minh là hiệu quả, nước này sẽ nhận 600 triệu liều; công dân sẽ được tiêm miễn phí. Vắc-xin vẫn đang được phát triển, nhưng hai công ty dự kiến ​​sẽ sản xuất tới 100 triệu liều kết hợp cho tới tháng 12.

Slack Technologies, chủ sở hữu một nền tảng nhắn tin được sử dụng rộng rãi, đã đệ đơn khiếu nại Microsoft tới Liên minh châu Âu. Slack cho rằng việc Microsoft kết hợp Teams, dịch vụ làm việc nhóm của hãng, với Office 365 là “bất hợp pháp và chống cạnh tranh”. Microsoft từng đối mặt với một khiếu nại tương tự hồi 2008 về việc tích hợp Internet Explorer vào Windows. Ủy ban châu Âu sẽ xem xét vấn đề trước khi quyết định có nên mở một cuộc điều tra chính thức hay không. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/07/2020”

Thế giới hôm nay: 22/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

EU đã đạt được thỏa thuận về gói phục hồi coronavirus sau năm ngày đàm phán nóng bỏng. Năm quốc gia “tằn tiện” giữ vững lập trường về số tiền vay cần thiết và cách giải ngân tiền. Chỉ hơn một nửa số tiền kích thích trị giá 750 tỷ euro (858 tỷ đô la) là được cấp dưới dạng tài trợ, ít hơn đáng kể so với đề xuất ban đầu. Phần còn lại là dưới dạng khoản vay.

Một ủy ban quốc hội Anh công bố một báo cáo được chờ đợi từ lâu, kết luận nước này đã không chuẩn bị hoặc tiến hành bất kỳ đánh giá đúng đắn nào về các nỗ lực của Nga nhằm can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2016. Báo cáo cảnh báo rằng sự can thiệp của Kremlin là tình trạng “bình thường mới” ở Anh. Tài liệu này được hoàn thành gần 18 tháng trước, nhưng chính phủ Anh không muốn công bố nó trước thềm cuộc tổng tuyển cử năm ngoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/07/2020”

Thế giới hôm nay: 21/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một loại vắc-xin chống coronavirus được phát triển bởi Đại học Oxford và hãng dược phẩm AstraZeneca đã được chứng minh có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh (cả kháng thể và tế bào T) và dường như an toàn. Các kết quả đầy hứa hẹn của thử nghiệm ban đầu với 1.077 người tham gia, vừa được công bố trên tạp chí y khoa Lancet. Chính phủ Anh đã đặt hàng 100 triệu liều vắc-xin này, được gọi là AZD1222. Lancet cũng công bố thông tin về một loại vắc-xin đầy triển vọng khác từ Trung Quốc,  dường như cũng an toàn và có khả năng tạo phản ứng miễn dịch như vắc-xin của Oxford.

Các cuộc thảo luận để lập một quỹ phục hồi hậu coronavirus trị giá 750 tỷ euro (857 tỷ đô la) cho Liên minh châu Âu đã được nối lại. Một nhóm nhỏ các quốc gia, dẫn đầu bởi Hà Lan, cho rằng gói đề xuất quá hào phóng và muốn tăng tỉ lệ viện trợ được giải ngân bằng các khoản vay, thay vì bằng các khoản tài trợ thẳng. Các nước EU khác phản đối lập trường của họ. Đồng euro đã đạt mức giá cao nhất trong bốn tháng so với đồng đô la. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/07/2020”

Thế giới hôm nay: 20/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca tử vong vì covid-19 trên toàn cầu đã vượt 600.000. Hôm thứ Bảy, WHO thông báo gần 260.000 trường hợp mới đã được ghi nhận trên toàn thế giới trong 24 giờ trước đó, cao nhất từ trước đến nay. Ấn Độ hiện là quốc gia thứ ba ghi nhận hơn 1 triệu ca nhiễm, sau Mỹ và Brazil.

Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh đã bác bỏ các báo cáo chính phủ Trung Quốc ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương sau khi được xem một đoạn video quay bằng drone cho thấy một số lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ bị bịt mắt và trói tay để đưa lên tàu hỏa. Ông bác bỏ các cáo buộc chính phủ Trung Quốc đang cưỡng chế triệt sản phụ nữ Duy Ngô Nhĩ. Ông nói chính phủ đối xử với “các dân tộc ở Trung Quốc công bằng như nhau”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/07/2020”

Tại sao ASEAN nên xem vấn đề Mê Kông như vấn đề Biển Đông?

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Why Asean should treat the Mekong like the South China Sea”, South China Morning Post, 17/07/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có số thành viên chia đều giữa Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa. Dẫu vậy, chiến lược của ASEAN bấy lâu chỉ là hướng về biển. Bốn trong năm thành viên đầu tiên là các quốc gia biển. Tổ chức này vốn cũng được thành lập nhằm ổn định các bờ biển của một tuyến đường hàng hải quan trọng nhằm ngăn các nước bị cuốn vào chiến trường Chiến tranh Lạnh trên Đông Nam Á lục địa.

Việc ASEAN mở rộng thêm các thành viên lục địa sau Chiến tranh Lạnh đã không chuyển hướng chiến lược hướng về biển của tổ chức này. ASEAN dành rất nhiều thời gian nói về Biển Đông bởi lẽ đây là một chủ đề quan trọng, không chỉ đối với khu vực, mà còn đối với cả thế giới. Song, tổ chức này hầu như chưa bao giờ động đến vấn đề Mê Kông, mặc cho thực tế con sông này chảy qua một nửa số thành viên của ASEAN. Continue reading “Tại sao ASEAN nên xem vấn đề Mê Kông như vấn đề Biển Đông?”