Trump và cuộc tấn công vào biểu tượng nền dân chủ Mỹ

Tác giả: Phạm Phú Khải

Điện Capitol đã bị những người ủng hộ Trump tấn công và chiếm đóng hôm 6 tháng Giêng năm 2021. Biến cố này mang nhiều ý nghĩa trọng đại, từ hình thức đến nội dung.

Biểu tượng Điện Capitol

Mặc dầu Tuyên ngôn Độc lập hay Hiến pháp Mỹ đã hiện hữu trước khi Điện Capitol được thiết kế và xây dựng, đây là biểu tượng tự do và dân chủ của Mỹ trong suốt 200 năm qua. Quốc hội Mỹ bắt đầu họp tại đây vào tháng 11 năm 1800. Trong suốt 200 qua, một lần duy nhất Điện Capitol bị cướp bóc và đốt cháy là do quân đội Anh gây ra năm 1814 trong Cuộc chiến 1812 với Anh. Continue reading “Trump và cuộc tấn công vào biểu tượng nền dân chủ Mỹ”

Ông Trump khiến Đảng Cộng hòa đánh mất Thượng viện như thế nào?

Nguồn: Trump Loses the Senate”, WSJ, 06/01/2021.

Người dịch: Trần Hùng

Donald Trump đã khiến Đảng Cộng hòa đánh mất Thượng viện bằng cách biến cuộc bầu cử vòng hai chọn hai thượng nghị sĩ đại diện bang Georgia trở thành một cuộc trưng cầu dân ý về chính mình. Các cuộc bầu cử đó lẽ ra phải là một cuộc trưng cầu dân ý về việc ngăn chặn Đảng Dân chủ kiểm soát lưỡng viện Quốc hội và nhánh hành pháp. Nhưng thông điệp đó đã bị che khuất, nếu không muốn nói là bị xóa nhòa, bởi ông Trump khăng khăng nói với cử tri ngày này qua ngày khác rằng ông đã bị gian lận vào tháng 11 — bất kể việc ông thiếu bằng chứng đáng tin cậy hoặc một con đường hợp lý để chiến thắng. Continue reading “Ông Trump khiến Đảng Cộng hòa đánh mất Thượng viện như thế nào?”

45 đời tổng thống Hoa Kỳ: Donald J. Trump – Tổng thống thứ 45

Tác giả: William A. Degregorio

HỌ VÀ TÊN:

Donald John Trump. Người chú của ông là Donald G. Trump, một kỹ sư điện, nhà phát minh và nhà vật lý, giảng dạy ở Viện Công nghệ Massachusetts (M.I.T).

MÔ TẢ NGOẠI HÌNH:

Năm 2017, Trump được ghi nhận có chiều cao 1m88 và cân nặng 107kg, được cho là thừa cân theo một số biểu đồ chiều cao cân nặng chuẩn. Sau này, chiều cao của ông được điều chỉnh thành 1m90. Có vẻ ông đã nhuộm da, nên nước da có màu vàng cam, và màu mái tóc cũng vậy khi chải lật. Khi còn trai trẻ, ông được tờ New York Times mô tả là có “sức thu hút”. Continue reading “45 đời tổng thống Hoa Kỳ: Donald J. Trump – Tổng thống thứ 45”

Chuyên gia: Sẽ rất sai lầm nếu không thấy sức mạnh chính trị tuyệt vời của Trump

Tác giả: Walter Russell Mead

Khả năng giữ được số người ủng hộ trong những năm đầy xáo trộn, bất chấp đại dịch dẫn đến sa sút kinh tế, cho thấy những người đánh giá thấp Donald Trump đã sai lầm trầm trọng. Điều này không có nghĩa là Trump sẽ thắng trong cuộc bầu cử tháng 11, nhưng sẽ hoàn toàn sai nếu không nhìn thấy ở Donald Trump một sức mạnh chính trị tuyệt vời.

Giáo sư quan hệ quốc tế Walter Russell Mead là một trong những trí thức hiếm hoi của Mỹ thời gian qua đã quan sát « hiện tượng Donald Trump » một cách khách quan, trong bối cảnh mở rộng hơn của thế giới thời kỳ hiện tại. RFI lược dịch cuộc phỏng vấn của ông dành cho báo Le Figaro (ngày 08/10/2020). Continue reading “Chuyên gia: Sẽ rất sai lầm nếu không thấy sức mạnh chính trị tuyệt vời của Trump”

Nhật ký Bắc Kinh (07/08/20): Ba năm sau ngày Trump thăm Tử Cấm Thành

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Mọi người vẫn còn nói về những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm ở Trung Quốc gần ba năm trước.

Trump tiếp tục đăng tweet như thường lệ trong chuyến thăm của ông vào tháng 11 năm 2017. Một trong những dòng tweet của ông viết: “CẢM ƠN vì một buổi chiều và buổi tối khó quên tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Chủ tịch Tập và Phu nhân Bành Lệ Viên.”

Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân đã đưa ông Trump và đệ nhất phu nhân Melania đi tham quan hoàng cung, nơi các hoàng đế Trung Quốc từng sinh sống, và hiện là một trong những Di sản Thế giới UNESCO hút khách nhất. Cung điện đóng cửa cả ngày chỉ để đón họ trong ngày đầu tiên của chuyến thăm. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (07/08/20): Ba năm sau ngày Trump thăm Tử Cấm Thành”

Vì sao nhiều người Việt thích ông Trump?

Tác giả: Trường Minh p/v Lê Hồng Hiệp

Sẽ có một khoảng trống quyền lực xuất hiện khi ông Trump muốn đưa kết quả lên Toà án Tối cao. Nếu thời gian công bố kết quả bầu cử Mỹ kéo dài, Việt Nam có bị ảnh hưởng không?

TS Lê Hồng Hiệp: Việt Nam nên quan sát diễn biến tại Mỹ cũng như phản ứng của các nước khác để đánh giá tình hình và có động thái phù hợp với chính quyền mới.

Sự thận trọng là dễ hiểu nhưng nếu thận trọng trên mức cần thiết sẽ làm giảm cơ hội tạo dấu ấn và can dự hiệu quả với chính quyền mới ngay từ đầu.

Ngoài ra, quan hệ song phương cũng có thể bị đình trệ một ít vì nếu tình trạng bế tắc kéo dài thì sẽ có sự bất định về bộ máy hoạch định chính sách, về vai trò lãnh đạo ở các bộ ngành chủ chốt của Mỹ. Continue reading “Vì sao nhiều người Việt thích ông Trump?”

07/11/2000: Hillary Clinton được bầu vào Thượng viện Hoa Kỳ

Nguồn: Hillary Clinton is elected to the U.S. Senate, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2000, Hillary Clinton đã được bầu làm nghị sĩ đại diện cho New York tại Thượng viện Hoa Kỳ, trở thành Đệ nhất Phu nhân đầu tiên đắc cử vị trí này.

Lý lịch của Clinton quả thực rất khác biệt so với các Đệ nhất Phu nhân cũng như các thượng nghị sĩ khác. Sau khi gặp chồng tại Trường Luật Yale, bà đã dành giai đoạn đầu trong sự nghiệp của mình để làm luật sư về quyền trẻ em và từng được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị của Tổ chức Trợ giúp Pháp lý Hoa Kỳ (Legal Services Corporation). Trong nhiệm kỳ tổng thống của Bill, bà đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy các chính sách chăm sóc sức khỏe của chính quyền, đồng thời sử dụng vị trí của mình để thu hút sự chú ý về các vấn đề luật pháp về quyền trẻ em và gia đình. Continue reading “07/11/2000: Hillary Clinton được bầu vào Thượng viện Hoa Kỳ”

Liệu Biden có nhu nhược trong đối ngoại như Obama?

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Watch what you wish for, including a Biden victory”, Nikkei Asia, 03/11/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Donald Trump đã làm được nhiều điều để khôi phục sự khả tín của quyền lực Mỹ.

Chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ không tự động trở lại trạng thái tinh khôi, đáng ngưỡng mộ nếu Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Chúng ta không nên lý tưởng hóa các chính sách trước thời Trump.

Nghe Barack Obama nói về “xoay trục” sang châu Á quả là thú vị. Thật tuyệt khi ông dành thời gian đến dự các cuộc họp ASEAN. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay TPP, là một thành tựu đáng kể.

Nhưng một số khía cạnh trong chính sách đối ngoại của Obama quả thật tồi tệ. Obama không có khát vọng thực thi quyền lực. Thậm chí còn có lý do để tự hỏi liệu chính quyền của ông, đặc biệt là trong nhiệm kỳ hai, có thực sự hiểu về quan hệ quốc tế hay không. Quan hệ quốc tế không phải chỉ là về quyền lực mềm. Continue reading “Liệu Biden có nhu nhược trong đối ngoại như Obama?”

Tổng kết nước Mỹ bốn năm dưới thời Trump

Tác giả: Phạm Phú Khải

Đã từng có nhận định rằng chỉ có loại người thích hay cuồng Trump, hoặc không thích hay thù ghét Trump, chứ không có ở giữa. Có thật vậy không?

Những người không ủng hộ cả Trump/Cộng hòa, và Biden/Dân chủ, thì sao? Hoặc những người bàng quan, không quan tâm, chán ngán hiện tình?

Những thành tựu dưới thời Trump

Ông Trump, và những người ủng hộ ông, cho rằng ông là “tổng thống vĩ đại nhất”, đưa đến nền kinh tế vĩ đại nhất xưa nay.

Còn những người chống Trump thì sao? Nhẹ, thì phủ nhận những nhận xét trên; nặng, thì bác bỏ những mọi thành tựu của Trump trong bốn năm qua; cực nặng, thì chỉ thấy toàn những tổn hại của Trump đem đến cho nước Mỹ. Continue reading “Tổng kết nước Mỹ bốn năm dưới thời Trump”

Giải cứu binh nhì Biden

Nguồn: William McGurn, “Saving Private Biden”, The Wall Street Journal, 26/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Tiêu chuẩn báo chí cho năm 2020: Không đặt câu hỏi hóc búa nào cho cựu phó tổng thống.

Trong giai đoạn cao điểm của chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, trang nhất của tờ New York Timesđã đưa ra một phán xét từ trên cao: Trong thời đại Donald Trump, tính khách quan của báo chí là thứ xa xỉ mà nước Mỹ không thể có được.

Hóa ra báo chí thiên vị không đủ để ngăn ông Trump giành chiến thắng. Vì vậy, đến năm 2020, báo chí đã đưa ra một chính sách mới: Không bao giờ được hỏi Joe Biden một câu hóc búa nào.

Trong quá khứ, sức ép cạnh tranh giữa các phương tiện truyền thông, cộng với sự tương tác của ứng cử viên tổng thống với người dân Mỹ dọc theo lộ trình tranh cử, sẽ khiến điều này là không thể. Nhưng Covid-19 đã giúp cho Biden có một lý do để ở lại trong tầng hầm của mình, và đoàn quân báo chí đã can thiệp giúp Biden hơn là trình bày câu chuyện cho công chúng. Continue reading “Giải cứu binh nhì Biden”

Chính sách đối ngoại Mỹ sẽ thế nào nếu Trump tái đắc cử?

Nguồn: Walter Russell Mead, “What in the World if Trump Wins?”, The Wall Street Journal, 26/10/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Mọi khả năng vẫn đang chống lại Donald Trump nhưng ông vẫn có ý định giành thêm một nhiệm kỳ nữa. Ít nhất, về chính sách đối ngoại, nhiệm kỳ thứ hai có thể sẽ còn mang lại nhiều thay đổi và khác thường hơn so với nhiệm kỳ đầu tiên của ông.

Hầu hết các tổng thống nhiệm kỳ hai đều mong muốn tạo được dấu ấn trong chính sách đối ngoại. Điều này một phần là do ảnh hưởng chính trị của tổng thống ở trong nước giảm đi khi nhiệm kỳ thứ hai dần kết thúc, trong khi ở nước ngoài, tổng thống tương đối rảnh tay hành động ngay cả khi sắp kết thúc nhiệm kỳ hai. Vì vậy các vị tổng tư lệnh thường đi tìm những đột phá về ngoại giao. Bill Clinton và George W. Bush đều dành nhiều nỗ lực để đạt được một thỏa thuận giữa Israel và Palestine trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Barack Obama đã ký thỏa thuận Iran và Hiệp định Khí hậu Paris. Là một nhân vật khác thường, Trump có khả năng cũng sẽ tìm kiếm những di sản cho mình ở nước ngoài. Continue reading “Chính sách đối ngoại Mỹ sẽ thế nào nếu Trump tái đắc cử?”

Đằng sau nỗ lực ‘đảo chính’ chống lại tổng thống Trump

Nguồn: Ron Johnson, “An American Coup Attempt”, The Wall Street Journal, 08/10/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Hoa Kỳ đang trong một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Nó bắt đầu vào ngày đắc cử của Tổng thống Trump, khi các quan chức không được bầu vận động chống lại nhiệm kỳ tổng thống của ông. Đây là một cuộc khủng hoảng trong nhánh hành pháp, gây ra bởi các quan chức cấp dưới, những người coi mình không phải chịu trách nhiệm trước tổng thống. Trên thực tế, họ đã thành lập một nhánh chính quyền thứ tư – một bộ máy quan liêu thường trực vô trách nhiệm.

Bằng chứng công khai đầu tiên về cuộc nổi dậy bắt đầu với bản ghi bị rò rỉ về cuộc điện thoại của ông Trump với Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto vào ngày 27 tháng 1 năm 2017 và với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull vào ngày hôm sau. Như Ủy ban An ninh Nội địa Thượng viện đã báo cáo, chính quyền Trump đã gặp khó khăn với 62 vụ rò rỉ có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia trong vòng 125 ngày đầu tiên, so với 9 vụ rò rỉ như vậy dưới thời George W. Bush và 8 vụ rò rỉ dưới thời Barack Obama. Continue reading “Đằng sau nỗ lực ‘đảo chính’ chống lại tổng thống Trump”

Đảng Dân chủ không nên xem thường khả năng đắc cử của Trump

Nguồn: Gideon Rachman, “Democrats cannot rule out Trump victory”, Financial Times, 24/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Có một nỗi lo sợ ngấm ngầm tại đại hội đảng Dân chủ tuần trước. Nhưng sự lo lắng đang ám ảnh đảng này không phải là việc tổng thống đương nhiệm của Đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ thực sự giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thay vào đó, nỗi sợ chủ yếu nằm ở chỗ vị tổng thống có thể “đánh cắp” nó – bằng cách phá hoại cuộc bỏ phiếu hoặc từ chối thừa nhận thất bại. Diễn viên hài Sarah Cooper đã tóm tắt quan điểm phổ biến này khi nói “Donald Trump biết rằng ông ta không thể thắng được một cách công bằng và chính trực.”

Nói cho rạch ròi thì tổng thống Trump đã từ chối cam kết chấp nhận kết quả bầu cử. Nhưng, bằng cách tập trung vào nguy cơ của một cuộc bỏ phiếu bị đánh cắp, đảng Dân chủ có nguy cơ đánh giá thấp một rủi ro thông thường hơn – rằng Trump có thể giành chiến thắng mà không cần gian lận. Continue reading “Đảng Dân chủ không nên xem thường khả năng đắc cử của Trump”

Trump, Biden và vấn đề Đài Loan

Nguồn: Trump, Biden and Taiwan”, The Wall Street Journal, 14/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với Hồng Kông ngày càng trở nên mạnh tay hơn. Tuần này việc bắt những người ủng hộ dân chủ bao gồm nhà xuất bản Jimmy Lai là cuộc tấn công mới nhất vào thành phố một thời tự do, và những người theo đường lối cứng rắn ở Bắc Kinh coi Đài Loan là mục tiêu tiếp theo. Với khả năng xảy ra một cuộc đối đầu tối hậu xoay quanh Đài Loan trong 4 năm tới, bản chất cam kết của Mỹ đối với hòn đảo này phải được nhấn mạnh chứ không chỉ xuất hiện thoáng qua trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020.

Tầm quan trọng của Đài Loan đối với các liên minh ở Thái Bình Dương của Mỹ đã được công nhận từ lâu. Nếu Hoa Kỳ cho phép Đài Bắc rơi vào vòng kiểm soát của Bắc Kinh – chính thức hay trên thực tế – các quốc gia như Việt Nam sẽ nghi ngờ cam kết của Hoa Kỳ đối với nền độc lập của họ và xích lại gần Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh sau đó có thể thúc đẩy các đồng minh lâu đời như Nhật Bản rời xa Hoa Kỳ, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bước nhanh trên con đường trở thành bá chủ khu vực. Continue reading “Trump, Biden và vấn đề Đài Loan”

Chính sách Trung Quốc của Mỹ hậu bầu cử sẽ như thế nào?

Nguồn: Would a Biden administration be softer than Trump on China?”, The Economist, 29/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào tháng 12 năm 2018, những nhân vật diều hâu với Trung Quốc trong chính quyền Trump đã thúc đẩy một loạt các biện pháp trừng phạt trong động thái mà theo một cuốn sách mới của Bob Davis và Lingling Wei, được một số người gọi trong nội bộ là “Tuần Đập chết Trung Quốc” (F*ck China Week). Nhưng đó vẫn chưa là gì so với những gì xảy ra trong tháng Bảy năm 2020. Continue reading “Chính sách Trung Quốc của Mỹ hậu bầu cử sẽ như thế nào?”

Trump có thể lật ngược tình thế trước Biden được không?

Nguồn: Dan Senor, “It is too soon to write off Donald Trump’s election chances”, Financial Times, 28/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Liệu Donald Trump có thể lôi một con thỏ ra khỏi mũ và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới một lần nữa hay không? Theo hầu hết các chuyên gia thì không, nếu xét mức độ không tán thành rộng khắp đối với thành tích của ông. Nhưng khoan vội bác bỏ hoàn toàn cơ hội của Trump.

Trong bối cảnh đại dịch, suy thoái kinh tế và bất ổn dân sự, sẽ khó cho bất cứ tổng thống đương nhiệm nào có thể giành chiến thắng nhiệm kỳ hai – chứ đừng nói đến một người gây chia rẽ như ông Trump. Ông thua đối thủ Đảng Dân chủ Joe Biden trung bình tới tám điểm trong các cuộc thăm dò quốc gia do trang web FiveThentyEight tổ chức. Các cuộc thăm dò từng tiểu bang cho thấy con đường của ông để giành được đa số phiếu trong đại cử tri đoàn là rất khó khăn. Continue reading “Trump có thể lật ngược tình thế trước Biden được không?”

Covid-19 và bầu cử Mỹ: Donald Trump “trong họa có phúc”?

Tác giả: Liu Qiudi | Giới thiệu: Minh Anh

Với sự lây lan nhanh chóng cùng sự gia tăng tỷ lệ tử vong bởi đại dịch COVID-19, liệu cơ hội giành chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới đây bắt đầu bị đe dọa?

Nước Mỹ đang hoảng loạn dưới sự tấn công của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2). Đây là cuộc khủng hoảng toàn diện lớn nhất mà Donald Trump phải đối mặt kể từ khi lên cầm quyền đến nay, bao gồm khủng hoảng y tế, kinh tế, xã hội, và cũng có thể trở thành một cuộc khủng hoảng chính trị quy mô rất lớn.

Tính đến sáng 30/3, số người mắc COVID-19 ở thành phố New York là 36.221 người, trong đó 790 ca tử vong. Bang New York ghi nhận tổng cộng 66.479 người được xác định mắc COVID-19 và số người tử vong là 1.218, trong khi dịch vẫn chưa đạt đỉnh. Continue reading “Covid-19 và bầu cử Mỹ: Donald Trump “trong họa có phúc”?”

Đồng chí Trump

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Comrade Trump”, Project Syndicate, 13/02/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Chỉ trong ba năm ngắn ngủi”, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố trong Thông điệp Liên bang năm nay, “chúng tôi đã phá vỡ tâm lý suy tàn và bác bỏ số phận cam chịu một vận mệnh nhỏ bé hơn của nước Mỹ”. Lời tuyên bố vô căn cứ này – mang tính tuyên truyền nhiều hơn thực tế – làm gợi nhớ tới lời tuyên bố của Joseph Stalin năm 1935 rằng “Thưa các đồng chí, cuộc sống đã được cải thiện, cuộc sống trở nên vui tươi hơn!”

Khi Stalin ca ngợi sự “cải thiện mạnh mẽ phúc lợi vật chất của người lao động” mà chế độ Xô Viết mang lại, số liệu thống kê sản xuất lại cho thấy sự đình trệ; nạn đói đã tàn phá dân số, đặc biệt là ở Ukraine; và cuộc Đại Thanh trừng – một chiến dịch đàn áp chính trị tàn bạo – sắp sửa diễn ra. Tương tự như vậy, khi Trump ca ngợi chính quyền của mình vì đã khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ, các đồng minh và bạn bè của Mỹ đang tìm cách giảm phụ thuộc vào Mỹ, nước giờ trở thành mối đe dọa đối với sự ổn định toàn cầu và một trò cười cho quốc tế. Continue reading “Đồng chí Trump”

Tác động đối ngoại của quá trình luận tội Trump

Nguồn: Carl Bildt, “Impeachment and the Wider World”, Project Syndicate, 20/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một lần nữa, Hoa Kỳ đang trải qua sự kịch tính của thủ tục luận tội chống lại tổng thống. Nhưng, không giống như trong quá khứ, những tác động của lần này đối với phần còn lại của thế giới có thể là đáng kể.

Hãy so sánh hai trường hợp luận tội tổng thống thời hiện đại so với cuộc điều tra luận tội đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan đến nỗ lực nhằm thuyết phục chính phủ Ukraine tuyên bố điều tra hình sự đối với một trong những đối thủ Dân chủ hàng đầu của ông, cựu Phó Tổng thống Joe Biden và con trai của ông Biden. Trường hợp đầu tiên là một cuộc khủng hoảng dần hình thành sau cuộc đột nhập lúc nửa đêm vào các văn phòng của Ủy ban Quốc gia Dân chủ năm 1972, và sau đó nhấn chìm hệ thống chính trị Hoa Kỳ trong hai năm, lên đến đỉnh điểm là sự từ chức của Tổng thống Richard Nixon vào tháng 8 năm 1974. Trường hợp thứ hai là cuộc điều tra của điều tra viên đặc biệt đối với Tổng thống Bill Clinton, người đã bị luận tội tại Hạ viện Hoa Kỳ năm 1998, nhưng được Thượng viện tha bổng vào tháng 2/1999. Continue reading “Tác động đối ngoại của quá trình luận tội Trump”

Thế giới hôm nay: 13/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Pedro Sánchez, thủ tướng thuộc Đảng Xã hội của Tây Ban Nha, đã đạt được thỏa thuận với Podemos, một đảng cực tả, để thành lập chính phủ liên minh đầu tiên của nước này kể từ khi trở lại chế độ dân chủ. Ông Sánchez đã kêu gọi một cuộc bầu cử với hy vọng giành được đa số trong nghị viện, song thay vào đó lại mất ghế. Hai đảng Xã hội và Podemos vẫn còn thiếu 21 ghế đã có đa số, và do đó sẽ cần hỗ trợ từ các đảng vùng miền.

Một cuộc không kích của lực lượng vũ trang Israel đã giết chết một thủ lĩnh của Phong trào Thánh chiến Hồi giáo Palestine, một nhóm chiến binh ở Dải Gaza, và vợ của ông này. Israel tuyên bố Baha Abu al-Ata chịu trách nhiệm cho nhiều vụ tấn công khủng bố vào Israel và có ý định tiến hành nhiều cuộc khủng bố hơn nữa. Hàng chục tên lửa đã được bắn từ Gaza vào miền nam Israel để trả thù cho vụ ám sát. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/11/2019”