Tại sao Ai Cập và Ethiopia tranh cãi về một con đập trên sông Nile?

Nguồn: Why is the Grand Ethiopian Renaissance Dam contentious?”, The Economist, 11/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các con đập có một số công dụng. Chúng tạo ra điện, trữ nước để tưới tiêu và ngăn lũ lụt. Chúng cũng có thể gây ra tranh chấp và những sự đau lòng — ví dụ như về thiệt hại đối với môi trường hoặc việc di dời những người dân bị mất nhà vì xây đập. Việc xây dựng một con đập trên sông Nile đã gây ra một cuộc tranh cãi giữa Ai Cập, Ethiopia và Sudan. Đập Grand Ethiopia Renaissance Dam (Đập Đại Phục hưng Ethiopia – GERD), trị giá 5 tỷ đô la, sẽ là dự án thủy điện lớn nhất châu Phi sau khi đi vào hoạt động đầy đủ vào cuối thập niên này. Nằm trên sông Nile Xanh ở phía bắc Ethiopia, tức phía thượng nguồn so với Ai Cập và Sudan, con đập sẽ sản xuất 6.000 megawatt điện, gấp đôi so với toàn bộ sản lượng điện hiện tại của Ethiopia. Mặc dù con đập có thể mang lại cho khu vực một sự thúc đẩy kinh tế lớn, các quan chức của ba nước đã không đạt được thỏa thuận về cách vận hành con đập. Và chính phủ Ai Cập thậm chí đã tính đến việc ném bom nó. Vào tháng Giêng, một vòng đàm phán trực tuyến khác đã thất bại. Vậy tại sao GERD lại gây tranh cãi như vậy? Continue reading “Tại sao Ai Cập và Ethiopia tranh cãi về một con đập trên sông Nile?”

Thế giới hôm nay: 30/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông bước vào đợt cuối tuần thứ mười bảy. Cảnh sát đã dùng vòi rồng, đạn cao su và hơi cay để chống lại người biểu tình cầm bom xăng; các cuộc đụng độ bạo lực diễn ra khắp khu vực mua sắm Causeway Bay, Wan Chai và quận Admirality nơi đặt các văn phòng chính phủ. Dự kiến sẽ có biểu tình vào thứ ba, ngày đánh dấu kỷ niệm 70 năm cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc.

Afghanistan đã tổ chức bầu cử tổng thống, lần thứ tư kể từ khi chế độ Taliban bị lật đổ năm 2001. Tổng thống đương nhiệm Ashraf Ghani được dự đoán sẽ giành chiến thắng. Phiến quân Taliban đã tấn công khoảng 400 trạm bỏ phiếu trong nỗ lực phá vỡ cuộc bầu cử, nhưng lực lượng an ninh đã ngăn chặn thành công bạo lực quy mô lớn. Ước tính không chính thức cho thấy số lượng người bỏ phiếu đã giảm từ 7 triệu năm 2014 xuống còn khoảng 2 triệu lần này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/09/2019”

Tại sao Eritrea được gọi là ‘Triều Tiên của Châu Phi’?

Nguồn: Why Eritrea is called Africa’s North Korea, The Economist, 14/08/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Eritrea đã có một vài điều tiếng không hay trong những năm qua. Chiến tranh giải phóng với nước Ethiopia láng giềng, bắt đầu từ những năm 1960 và chỉ kết thúc vào năm 1991, là một trong những cuộc xung đột dài nhất của châu Phi. Sau đó, với tư cách là một quốc gia mới độc lập, đất nước này lại lâm vào chiến tranh với Ethiopia từ năm 1998 đến năm 2000, một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử lục địa và chỉ mới chính thức kết thúc vào ngày 08 tháng 07 năm nay. Eritrea là quốc gia có số lượng người tị nạn lớn nhất từ châu Phi tới châu Âu từ năm 2014 đến 2016. Trong thập niên vừa qua, có nhiều người rời bỏ Eritrea đến mức nó đã được gọi là quốc gia bị sụt giảm dân số nhanh nhất thế giới. Nước này từng được ví như Cuba và Đông Đức cũ. Nhưng trong những năm gần đây, không có tên gọi nào tỏ ra dai dẳng (hay gây nhiều tranh cãi) hơn biệt danh “Triều Tiên của Châu Phi”. Continue reading “Tại sao Eritrea được gọi là ‘Triều Tiên của Châu Phi’?”

28/05/1991: Thủ đô Ethiopia rơi vào tay quân nổi dậy

Nguồn: Ethiopian capital falls to rebels, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, Addis Ababa, thủ đô Ethiopia, đã rơi vào tay lực lượng Mặt trận Cách mạng Dân chủ Nhân dân Ethiopia (Ethiopian People’s Revolutionary Democratic Front – EPRDF), chính thức kết thúc 17 năm cai trị của phe Marxist ở đất nước Đông Phi này.

Năm 1974, Haile Selassie, nhà lãnh đạo Ethiopia từ năm 1930, đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự. Những người cai trị mới của Ethiopia đã lập nên một chế độ Marxist, cho xử tử hàng ngàn đối thủ chính trị, còn họ thì liên kết với Liên Xô. Chiến tranh với Somalia và những đợt hạn hán trầm trọng trong thập niên 1980 đã đẩy người dân Ethiopia vào nạn đói, dẫn đến nhiều xung đột lớn trong nội bộ, cũng như các phong trào đòi độc lập ở các vùng Eritrea và Tigre. Continue reading “28/05/1991: Thủ đô Ethiopia rơi vào tay quân nổi dậy”

Sự trở lại của đầu tư công

6024553683

Nguồn: Dani Rodik, “The Return of Public Investment,” Project Syndicate, 13/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ý tưởng cho rằng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng – đường, đập, nhà máy điện, vv… – là động lực không thể thiếu của tăng trưởng kinh tế luôn ăn sâu vào tâm trí các nhà hoạch định chính sách ở những nước nghèo. Nó cũng là lý do đằng sau các chương trình hỗ trợ phát triển xuất hiện ít lâu sau Thế chiến II, khi Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ song phương đổ nguồn lực vào các nước mới độc lập nhằm tài trợ cho các dự án quy mô lớn. Và nó còn thúc đẩy sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn đầu, với mục đích đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng được cho là lên tới 8 nghìn tỷ USD của khu vực. Continue reading “Sự trở lại của đầu tư công”