Người Trung Quốc bình luận về giải Nobel văn 2009

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cuối cùng thì cơn khát giải Nobel của cả tỷ người Trung Quốc đã được giải toả khi giải Nobel Văn học năm 2012 được trao cho một đồng bào của họ — nhà văn Mạc Ngôn. Trước đó, hàng năm, mỗi lần đến “Mùa Nobel”, họ đều ngạc nhiên và thất vọng vì chờ đợi mãi mà vẫn chưa thấy công dân Trung Quốc nào được trao giải. Không năm nào dư luận nước này không bình luận, tranh cãi om xòm về chuyện này.

Có thể thông cảm: Trung Quốc có nền văn minh vẻ vang 5000 năm, số dân chiếm một phần 5 nhân loại, cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới… cái gì cũng nhất nhì toàn cầu, chỉ riêng bảng vàng giải Nobel thì trước năm 2012 vẫn vắng bóng trên cả hai lĩnh vực khoa học kỹ thuật và văn học. Họ không thể không bực bội, suy nghĩ, tranh cãi vì sao lại có nghịch lý quái ác như vậy. Continue reading “Người Trung Quốc bình luận về giải Nobel văn 2009”

Thế giới hôm nay: 11/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua biên giới Syria vào khu vực lãnh thổ quản lý bởi lực lượng người Kurd, đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo. Mặc dù vậy, Tổng thống Donald Trump đã hạ thấp liên minh này: “người Kurd đã không giúp chúng tôi trong trận Normandy” trong Thế chiến II, ông nói. Nhưng, như nhiều nhà sử học đã nhanh chóng chỉ ra, đó là bởi vì người Kurd, lúc đó đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang của Anh, đang bận rộn hỗ trợ cuộc đổ bộ (của quân Đồng minh) vào Ý, Hy Lạp và Albania do Đức Quốc xã kiểm soát.

Hai cộng sự của luật sư riêng của Donald Trump đã bị bắt và bị buộc tội vi phạm luật về tài trợ cho các chiến dịch tranh cử ở Mỹ. Lev Parnas và Igor Fruman đã giúp Rudy Giuliani ép Ukraine điều tra Joe Biden và đưa tiền của một nhà tài trợ người Nga vào cuộc bầu cử Mỹ, bản cáo trạng cho hay. Họ phải đối mặt với bốn cáo buộc, bao gồm cả âm mưu và khai man trước Ủy ban Bầu cử Liên bang. Đảng Dân chủ dẫn dắt cuộc điều tra luận tội đã gửi giấy triệu tập cho hai người này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/10/2019”

Thế giới hôm nay: 10/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vùng đông bắc Syria, ngay sau động thái rút quân bị chỉ trích của Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu thiết lập một “khu vực an toàn” ở phía bên kia biên giới với Syria, xóa sạch những gì họ gọi là những tay khủng bố Nhà nước Hồi giáo và phiến quân người Kurd. Tuy nhiên, Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd lãnh đạo đã chiến đấu chống IS với sự hỗ trợ của Mỹ. Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này đi “quá xa”.

Trong khi người Do Thái ăn mừng lễ Yom Kippur, một kẻ tấn công đã bắn và giết ít nhất hai người gần một giáo đường Do Thái giáo ở thành phố Halle, miền đông nước Đức. Cảnh sát đã phong tỏa trung tâm thành phố và bắt giữ một người được cho là đã xúc phạm người Do Thái và người nước ngoài trong một video mà anh ta thực hiện để miêu tả cơn giận dữ của mình. Các công tố viên liên bang đã tiếp quản cuộc điều tra với lý do an ninh quốc gia. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/10/2019”

Thế giới hôm nay: 08/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà Trắng sẽ rút quân khỏi miền bắc Syria, mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ đẩy lui các đồng minh người Kurd của Mỹ khỏi khu vực. Người Kurd vốn có vai trò quan trọng trong việc đánh bại Nhà nước Hồi giáo ở Syria. Nhưng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ coi họ là những kẻ khủng bố. Tổng thống Donald Trump đã hứa sẽ “hủy diệt và xóa sổ” nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nếu chính phủ này làm bất cứ điều gì được coi là “vượt quá giới hạn”.

Một thẩm phán liên bang đã bác bỏ đơn kiện của Donald Trump trong nỗ lực chặn quyền truy cập vào dữ liệu hoàn thuế của ông. Quyết định này sẽ mở đường cho công tố viên trưởng quận Manhattan ra trát yêu cầu dữ liệu tám năm thuế cá nhân và doanh nghiệp của Tổng thống, như một phần của cuộc điều tra về các khoản thanh toán cho ngôi sao khiêu dâm Stormy Daniels. Các luật sư của ông Trump dự kiến sẽ kháng cáo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/10/2019”

Vì sao người Nhật giành nhiều giải Nobel khoa học?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1949, nước Nhật có công dân đầu tiên được trao giải Nobel Vật lý. Cho tới cuối năm 2000 nước này đã có 9 chủ nhân giải Nobel (6 giải Khoa học), nhiều nhất châu Á.

Năm 2001, người Nhật dự kiến trong 50 năm tới sẽ phấn đấu giành được 30 giải Nobel. Hồi ấy nhiều người trên thế giới, nhất là người Trung Quốc, coi đó là trò đùa.

Mạng Times Higher Education (còn gọi là The THES) ngày 6/8/2015 cho biết: chỉ trong 15 năm 2000-2014, đã có 13 người Nhật được trao giải Nobel; xét theo cách tính điểm của mạng này thì Nhật xếp thứ ba sau Mỹ (71 người) và Anh (12 người, ít hơn Nhật về số người nhưng hơn về tỷ lệ hưởng tiền thưởng). Xem ra người Nhật đã nói là làm và làm tốt hơn cả dự kiến. Continue reading “Vì sao người Nhật giành nhiều giải Nobel khoa học?”

Giải Nobel và mâu thuẫn giữa kinh tế học với dân chủ xã hội

social-democracy

Nguồn: Avner Offer, “Nobel Economics Versus Social Democracy,” Project Syndicate, 10/10/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong giới tinh hoa quản lý xã hội hiện đại, chỉ các nhà kinh tế học có giải Nobel, năm nay được trao cho Oliver Hart và Bengt Holmstrom. Dù lý do dẫn đến vị thế đặc biệt này của các nhà kinh tế học là gì đi nữa thì hào quang của giải Nobel có thể – và thường là đã – làm tăng uy tín cho các chính sách vốn làm hại đến lợi ích công, ví dụ như bằng cách thúc đẩy bất bình đẳng và làm tăng khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính.

Nhưng nói về quản lý xã hội, kinh tế không phải là lĩnh vực duy nhất. Một quan điểm khác về thế giới đã dẫn dắt việc phân bổ khoảng 30% GDP – dành cho lao động, chăm sóc y tế, giáo dục, và lương hưu – ở các nước phát triển nhất. Quan điểm về cách quản lý xã hội này – còn gọi là dân chủ xã hội (social democracy) – không chỉ là một định hướng chính trị, mà còn là một phương thức quản trị. Continue reading “Giải Nobel và mâu thuẫn giữa kinh tế học với dân chủ xã hội”