Quan hệ Trung – Nhật – Hàn: Cùng tồn tại trong mâu thuẫn

Nguồn: 黄载皓, “中韩友好靠日本,中日友好靠韩国,日韩友好靠中国”这话不全对”, Guancha, 27/05/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Từ ngày 26 đến 27/5/2024, Hội nghị thượng đỉnh ba bên Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc lần thứ 9 đã được tổ chức tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã cùng tham dự các sự kiện quan trọng như Hội nghị Lãnh đạo ba bên và Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc, để trao đổi các quan điểm về hợp tác giữa ba nước Trung-Nhật-Hàn.

Trong vài năm qua, bất ổn địa chính trị ở Đông Á vẫn tiếp diễn do các yếu tố như cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, dịch bệnh COVID-19, hay xung đột giữa Nga và Ukraine. Vì vậy, cuộc gặp được tái khởi động sau gần 4 năm rưỡi này được kỳ vọng sẽ xoa dịu căng thẳng trong khu vực, cũng như củng cố quan hệ ba bên và song phương giữa ba nước Trung-Nhật-Hàn. Continue reading “Quan hệ Trung – Nhật – Hàn: Cùng tồn tại trong mâu thuẫn”

Triều Tiên đang tránh chiến tranh bằng khí cầu?

Nguồn: Khang Vu, “With Balloons in the Sky, North Korea keeps its feet on the ground”, The Interpreter, 30/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Triều Tiên cuối cùng cũng thực hiện được lời hứa của mình, mặc dù với cách thức bất thường. Sau khi cảnh báo Hàn Quốc vào hôm chủ nhật rằng sẽ rải “núi giấy vụn và rác rưởi” để đáp trả lại những tờ rơi chống Bắc Triều Tiên mà các nhà hoạt động ở miền nam thường xuyên gửi trên khí cầu về phía bắc qua biên giới, Bình Nhưỡng đã thả hơn 260 quả khí cầu chứa túi phân và chất thải theo chiều ngược lại. Continue reading “Triều Tiên đang tránh chiến tranh bằng khí cầu?”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Hàn Quốc

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Trong khi Nhật Bản hứng chịu “đòn” thương mại từ Mỹ, Hàn Quốc đã nắm bắt cơ hội để vươn lên thành cường quốc hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chip nhớ (memory chip).

Từ kỹ sư phòng thí nghiệm IBM đến “giám đốc điều hành MIC Inc”

Là một kỹ sư trẻ làm việc trong phòng thí nghiệm chất bán dẫn của IBM, Chin Dae-Je đã được tiếp cận và làm quen với các công nghệ tiên tiến nhất của tập đoàn. Do vậy, ông tin rằng IBM sẽ không quá hài lòng khi ông quyết định rời khỏi công ty sau 7 năm làm việc, và trở về Hàn Quốc để giúp phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong nước. Nhưng IBM đã tiễn Chin với những lời động viên và chúc may mắn, cùng với một khoản tiền thưởng trị giá hai tháng lương. “Họ nói với tôi rằng họ cần có một đối thủ mạnh mẽ để phá vỡ thế độc quyền của Nhật Bản trong lĩnh vực chip nhớ,” Chin chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn sau này. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Hàn Quốc”

Tương lai kinh tế Hàn Quốc đang bị đe dọa bởi các cuộc đình công

Nguồn: Park Dae Sung, “South Korea’s economic future at stake in doctors’ strike,” Nikkei Asia, 06/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Yoon đang kiềm chế các công đoàn trong lúc tìm cách tăng tính linh hoạt của thị trường lao động.

Tuần này, chính phủ của Tổng thống Yoon Suk Yeol lại tiếp tục gia tăng căng thẳng trong cuộc đối đầu với các bác sĩ nội trú của Hàn Quốc.

Các quan chức của Bộ Y tế đã bắt đầu đến kiểm tra các bệnh viện để xác nhận sự vắng mặt của các bác sĩ được cho là đang tham gia cuộc đình công nhằm yêu cầu chính phủ từ bỏ kế hoạch mở rộng tuyển sinh vào trường y. Bộ này dự định đình chỉ giấy phép hành nghề của những người không quay trở lại làm việc trước hạn chót ngày 29/02. Continue reading “Tương lai kinh tế Hàn Quốc đang bị đe dọa bởi các cuộc đình công”

K-Defense: Cách ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc vươn ra toàn cầu

Nguồn: Steven Borowiec, “K-defense: South Korea’s weapons industry goes global,” Nikkei Asia, 21/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giữa bối cảnh leo thang căng thẳng với Triều Tiên, Seoul đang dần tìm được chỗ đứng để giải quyết tình trạng thiếu vũ khí toàn cầu.

Sau những bản nhạc K-pop sôi động và những bộ phim K-drama sướt mướt, theo Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, đã đến lúc cần một biệt danh “K-” mới cho một kỷ nguyên mới bi quan hơn, khi đất nước có thương hiệu toàn cầu này thâu tóm thêm một thị trường xuất khẩu béo bở khác: vũ khí. Continue reading “K-Defense: Cách ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc vươn ra toàn cầu”

Triều Tiên rúng động vì Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc

Nguồn: Hiroshi Minegishi, “South Korea flips script on North by winning over Cuba,” Nikkei Asia, 26/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất ngờ trước thềm bầu cử đã phản ánh bước chuyển dịch ngoại giao mạnh mẽ so với nửa thế kỷ trước.

Trước các cuộc bầu cử lớn ở Hàn Quốc, Bán đảo Triều Tiên thường bị ảnh hưởng bởi cái được gọi là “Gió Bắc” – một hành động khiêu khích quân sự hoặc một động thái nào đó của Triều Tiên nhằm làm lung lay mối quan hệ song phương và ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu.

Nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 10/4, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng, đã được mở màn bởi “Gió Nam” – tin tức bất ngờ vào tuần trước về việc Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba. Continue reading “Triều Tiên rúng động vì Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc”

18/02/2003: Cháy tàu điện ngầm khiến 198 người chết ở Hàn Quốc

Nguồn: Arsonist sets fire in South Korean subway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, một người đàn ông đã châm lửa đốt một thùng xăng bên trong một toa tàu điện ngầm ở Daegu, Hàn Quốc. Ngọn lửa nhanh chóng thiêu rụi toàn bộ đoàn tàu sáu toa, sau đó lan sang một đoàn tàu khác chạy vào ga chỉ vài phút sau đó. Tổng cộng, thảm kịch đã cướp đi sinh mạng của 198 người và khiến gần 150 người khác bị thương.

Hung thủ được xác định là Kim Dae-han, 56 tuổi, một cựu tài xế taxi thất nghiệp. Kim bị liệt một phần sau một cơn đột quỵ vào tháng 11/2001, và được cho là có vấn đề tâm thần vào thời điểm gây án. Sau đó, hắn ta khai với cảnh sát rằng mình muốn tự sát, nhưng đã chọn một nơi đông người để không phải chết một mình. Continue reading “18/02/2003: Cháy tàu điện ngầm khiến 198 người chết ở Hàn Quốc”

Hàm ý đằng sau những hành động khiêu khích của Triều Tiên

Nguồn: Sue Mi Terry, “The Dangers of Overreacting to North Korea’s Provocations,” Foreign Affairs, 30/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những động thái mới nhất của Kim Jong Un thực sự có ý nghĩa gì?

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un lại một lần nữa làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên. Mỗi tuần đều có thêm tin tức mới về các vụ thử tên lửa, trong lúc kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng ngày càng mở rộng về chất lượng và số lượng. Cùng lúc đó, Kim lại có những lời đe dọa chiến tranh mới với Hàn Quốc. Phủ nhận quan hệ họ hàng giữa hai nước, giờ đây, ông gọi nước láng giềng của mình là kẻ thù. Continue reading “Hàm ý đằng sau những hành động khiêu khích của Triều Tiên”

Vì sao Hàn Quốc khó thực hiện được “Chế độ làm việc 69 giờ”?

Nguồn: Li Min (Thời báo Hoàn cầu) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lại một lần nữa, “cải cách giờ làm việc” trở thành tâm điểm chú ý của xã hội Hàn Quốc. Ngày 13/11/2023, Bộ Lao động Hàn Quốc tuyên bố: Mặc dù vẫn tiếp tục giữ nguyên các điểm chủ yếu của chính sách “Chế độ làm việc 69 giờ” (mỗi tuần làm 40 giờ, cộng với tối đa 29 giờ làm thêm được trả lương), nhưng phạm vi áp dụng chế độ này đã được thu hẹp, chỉ áp dụng cho các ngành nghề và loại công việc cá biệt. Còn cụ thể các ngành nào sẽ được thông báo sau. Continue reading “Vì sao Hàn Quốc khó thực hiện được “Chế độ làm việc 69 giờ”?”

Trung Quốc bình luận việc Hàn Quốc liên kết Việt Nam khai thác đất hiếm

Nguồn: 韩国联手越南开发稀土,意欲何为?韩媒炒“降低对华依赖”,Thời báo Hoàn Cầu, 26/06/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 26/6, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đăng bài viết của Trương Tĩnh, phóng viên tại Hàn Quốc của báo này dưới tiêu đề “Hàn Quốc bắt tay Việt Nam khai thác đất hiếm nhằm mục đích gì? Truyền thông Hàn Quốc làm rùm beng vấn đề “Để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc”. Nguyên văn bài báo như sau.

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã kết thúc bằng việc “củng cố quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước và mở ra một kỷ nguyên hợp tác hướng tới tương lai mới” — báo Korea Herald ngày 25/6 bình luận. Continue reading “Trung Quốc bình luận việc Hàn Quốc liên kết Việt Nam khai thác đất hiếm”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Triều Tiên và Hàn Quốc

Xem thêm: Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Người Triều Tiên ngày xưa không có chữ viết. Từ thời Tây Hán (206TCN-23), chữ Hán bắt đầu vào bán đảo Triều Tiên và từ thế kỷ 2–3 sau CN, trở thành chữ viết chính thức của xứ này, gọi là “Hanja” (Hán tự). Tiếng Triều Tiên khác ngữ hệ với Hán ngữ, chữ Hán không ghi âm được tiếng Triều Tiên. Chữ Hán mượn về chỉ dùng để viết, không dùng để nói, hơn nữa chữ Hán rất khó học, chỉ tầng lớp trên mới biết chữ, dân chúng đều mù chữ. Vào thời Tam Quốc (220-280), người Triều Tiên làm ra chữ Idu và Gugyeol cấu tạo trên cơ sở chữ Hán, tương tự chữ Nôm Việt Nam. Loại chữ này phức tạp hơn chữ Hán, cho nên không được phổ cập, ngày nay rất ít được nói tới. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Triều Tiên và Hàn Quốc”

Hàn Quốc: Độc tài, hóa rồng và dân chủ

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Hàn Quốc là tấm gương chưa từng có tiền lệ trong lịch sử để các nước đi sau nghiên cứu, tham khảo. Nhưng con đường tăng trưởng, phát triển rồi hóa rồng thông qua phương thức độc tài để đi đến dân chủ ở Hàn Quốc là một quá trình nghiệt ngã, đầy mâu thuẫn và không nên đánh giá một cách giản đơn. Bài viết muốn tìm hiểu quá trình phức tạp này. Continue reading “Hàn Quốc: Độc tài, hóa rồng và dân chủ”

Tại sao Hàn Quốc có thể chiếm lĩnh thị trường xe tăng châu Âu?

Nguồn: Blake Herzinger, “South Korea Could Sweep Up Europe’s Tank Market,” Foreign Policy, 30/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chần chừ của người Đức đã khiến các đối tác quốc phòng của họ phải tìm kiếm giải pháp thay thế.

Đức hiện là nhà tài trợ quốc phòng lớn thứ tư của Ukraine, nhưng việc Thủ tướng Olaf Scholz lưỡng lự chuyển giao xe tăng Leopard 2, loại xe tăng chiến đấu chủ lực tiêu chuẩn ở phần lớn các nước châu Âu, vẫn đang xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo dù chính phủ của ông đã đồng ý gửi chúng đi. Hành động chần chừ và nói chuyện vòng vo chỉ khiến chính phủ Đức trở nên thiếu quyết đoán và không sẵn sàng giữ vai trò lãnh đạo ngay cả trong các vấn đề an ninh của châu Âu. Đức từ lâu đã là đối tác cung cấp vũ khí quốc phòng cho các nước láng giềng châu Âu, nhưng sự kiện lần này đã làm lung lay niềm tin của khách hàng, tạo ra ấn tượng rằng chính sách quốc phòng rối ren và khả năng lãnh đạo yếu kém của Berlin là một vấn đề chiến lược và các quốc gia khác nên khám phá những lựa chọn khác về vũ khí. Continue reading “Tại sao Hàn Quốc có thể chiếm lĩnh thị trường xe tăng châu Âu?”

Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân, nhưng không chỉ Mỹ là bên ngáng đường

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 11/1/2023, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lần đầu tiên tuyên bố rõ ràng “Hàn Quốc có thể sở hữu vũ khí hạt nhân của mình”. Sau đó, cuộc thảo luận của cộng đồng xã hội Hàn Quốc về vấn đề “Tự mình phát triển vũ khí hạt nhân” liên tục tăng nhiệt. “Nhật báo Triều Tiên” của Hàn Quốc ngày 31/1 đưa tin: kết quả thăm dò dân ý cho thấy 76% dân chúng nước này bày tỏ ý muốn “Hàn Quốc cần độc lập phát triển vũ khí hạt nhân”.

Sự việc Hàn Quốc hăng hái ủng hộ chủ trương “sở hữu vũ khí hạt nhân” cũng làm cho nước Mỹ rất quan tâm. Một số cơ quan truyền thông Mỹ đã tiến hành phân tích, đánh giá chi tiết vấn đề liệu Hàn Quốc có đủ năng lực độc lập nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân hay không. Continue reading “Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân, nhưng không chỉ Mỹ là bên ngáng đường”

Thời báo Hoàn cầu: NATO quẳng cho Hàn Quốc ‘miếng mồi hạt nhân’

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 29/1/2023, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg[1] bắt đầu đi thăm Hàn Quốc và Nhật. Có điều, “món quà trao tay” mà ông mang theo không phải là thứ gì tốt đẹp.

Trong chuyến thăm Hàn Quốc, Stoltenberg đã tập trung bàn với nước chủ nhà về vấn đề Triều Tiên. Ông cho biết chuyến thăm này nhằm nêu bật vấn đề NATO “đánh giá cao mối quan hệ đối tác với Hàn Quốc” và gợi ý rằng NATO và Hàn Quốc có thể chia sẻ thông tin về những lo ngại liên quan tới sự phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ngoài ra, trước chuyến thăm nói trên, Stoltenberg còn nói nhiều về tầm quan trọng của khả năng răn đe hạt nhân, tuyên bố rằng “các mối đe dọa hạt nhân” của Nga, Trung Quốc và Triều Tiên là hiển nhiên, “nếu không có đồng minh NATO thì điều đó sẽ vô cùng nguy hiểm.” Continue reading “Thời báo Hoàn cầu: NATO quẳng cho Hàn Quốc ‘miếng mồi hạt nhân’”

Lý do Hàn Quốc cân nhắc tự phát triển vũ khí hạt nhân

Nguồn: Choe Sang-Hun, “In a First, South Korea Declares Nuclear Weapons a Policy Option”, The New York Times, 12/01/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm thứ Tư, 11/1/2023, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lần đầu tiên nói rằng nếu mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên tăng lên thì Hàn Quốc sẽ xem xét việc chế tạo vũ khí hạt nhân của riêng mình hoặc yêu cầu Mỹ triển khai lại vũ khí hạt nhân tại miền Nam bán đảo Triều Tiên.

Ngay sau cuộc họp ngắn về chính sách chung do Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tổ chức hôm thứ Tư, ông Yoon nói thêm rằng chế tạo vũ khí hạt nhân vẫn chưa trở thành chính sách chính thức. Ông nhấn mạnh, Hàn Quốc giờ đây sẽ đáp trả mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên bằng cách tăng cường liên minh với Mỹ. Continue reading “Lý do Hàn Quốc cân nhắc tự phát triển vũ khí hạt nhân”

Tại sao Hàn Quốc ân xá cho các lãnh đạo tham nhũng?

Nguồn: Why does South Korea pardon its corrupt leaders?”, The Economist, 06/01/2023

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Cái cớ dùng sự khoan hồng để thúc đẩy đoàn kết dân tộc dường như không thuyết phục.

Năm nay, Lee Myung-bak hẳn sẽ là người trân trọng món quà Giáng sinh của mình nhất: vào ngày 27/12, ông Lee – tổng thống bảo thủ của Hàn Quốc giai đoạn 2008-2013 đã được ân xá bởi tổng thống đương nhiệm, Yoon Suk-yeol. Ông chỉ mới thụ án hơn 2 năm so với bản án 17 năm được tuyên vào năm 2020 vì tội nhận hối lộ và tham ô; đồng thời được miễn nộp 8,2 tỷ won (6,4 triệu USD) trong số 18,7 tỷ won tiền phạt và tài sản bị tịch thu. Ông là tổng thống thứ tư của Hàn Quốc được ân xá kể từ khi nước này dân chủ hóa vào năm 1987. Có rất nhiều lãnh tụ tham nhũng trên thế giới, nhưng việc họ bị xét xử – kết án – và sau đó được ân xá bởi người kế nhiệm hiếm khi xảy ra hơn. Tại sao điều này lại thường xuyên xảy ra ở Hàn Quốc? Continue reading “Tại sao Hàn Quốc ân xá cho các lãnh đạo tham nhũng?”

Việt Nam cố giữ trung lập giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên

Tác giả: Thu Hằng p/v Vũ Xuân Khang

Năm 2023, Bắc Triều Tiên có thể sẽ thử lại vũ khí hạt nhân, sau khi bắn 70 tên lửa đạn đạo suốt năm 2022, trong đó có tên lửa liên lục địa ICBM có thể bắn đến lãnh thổ Mỹ. Hàn Quốc cũng dự kiến « tập trận hạt nhân chung » với Hoa Kỳ. Những dấu hiệu gần đây cho thấy bán đảo Triều Tiên khó có được một năm yên bình.

Hà Nội duy trì mối quan hệ tốt với cả hai miền Triều Tiên, nhưng thiên về Hàn Quốc trong lĩnh vực trao đổi thương mại thời gian gần đây. Trong chuyến công du Hàn Quốc của chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (04-06/12/2022), hai nước đã ký 24 tài liệu hợp tác, tổng trị giá khoảng 15 tỉ đô la. Việt Nam cũng vượt qua Hồng Kông, đứng đầu các nước nhập siêu nhiều nhất từ Hàn Quốc, với thặng dư mậu dịch là 34,25 tỉ đô la trong năm 2022. Continue reading “Việt Nam cố giữ trung lập giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên”

Nạn nhân chiến tranh Việt Nam đòi công lý: Câu chuyện về hai vụ kiện

Tác giả: Phan Xuân Dũng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc gần 50 năm nhưng bi kịch của nó còn ám ảnh nhiều người. Trong số đó có hai người phụ nữ Việt Nam, một người là nạn nhân chất độc da cam và một người là nạn nhân sống sót sau thảm sát của lính Hàn Quốc. Cả hai đang đấu tranh pháp lý buộc đối tượng gây ra nỗi đau cho họ phải chịu trách nhiệm.

Người phụ nữ đầu tiên là bà Trần Tố Nga, một người Pháp gốc Việt. Bà mất con gái đầu lòng vì dị tật tim vào năm 1968. Bà Nga đổ lỗi cho bản thân trong suốt vài chục năm cho đến khi bà nhận ra rằng “chất độc da cam” mới là thủ phạm thật sự. Continue reading “Nạn nhân chiến tranh Việt Nam đòi công lý: Câu chuyện về hai vụ kiện”

Việt Nam có thể học được gì từ phương thức “cai trị hỗn hợp” của Hàn Quốc?

Tác giả: Lê Vĩnh Triển

Những thành tựu kinh tế xã hội của Hàn Quốc cho thấy sự cần thiết phải có một nhà nước mạnh bất kể hệ thống thể chế như thế nào.

Trước khi chuyển đổi sang nền dân chủ ổn định như ngày nay, Hàn Quốc là một quốc gia độc tài. Tuy nhiên, nhà nước độc tài này khác biệt với các nhà nước cùng loại ở hiệu quả của chính sách “cai trị hỗn hợp” (mixed governance), tạo điều kiện cho cả tăng trưởng kinh tế bền vững và cải thiện xã hội, đặc biệt là giảm nghèo và bất bình đẳng. Điều này đã mở đường cho thành tựu kinh tế và xã hội liên tục trong suốt quá trình dân chủ hóa của Hàn Quốc, và sau đó đưa đất nước này vào hàng ngũ các nền kinh tế phát triển. Continue reading “Việt Nam có thể học được gì từ phương thức “cai trị hỗn hợp” của Hàn Quốc?”