Con đường nào để đạt được hòa bình ở Trung Đông?

Nguồn: “How to win peace in the Middle East”, The Economist, 26/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Donald Trump đã đánh cược. Nhưng liệu ông ấy có thắng? Ông đã ném bom chương trình hạt nhân của Iran và ngay lập tức áp đặt lệnh ngừng bắn giữa Israel và Iran, mà không có bất kỳ thương vong nào từ phía Mỹ. Đây là lời biện minh cho những người, bao gồm cả tờ báo này, lo sợ rằng Iran sẽ phản ứng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, rủi ro chỉ là một nửa của bài toán: yếu tố còn lại là liệu Mỹ có thể lợi dụng một cuộc tấn công để ngăn chặn Iran chế tạo vũ khí hạt nhân hay không. Cách tốt nhất để đạt được điều đó bây giờ là ông Trump đạt được một thỏa thuận hạt nhân toàn diện với chế độ này. Ông có thể củng cố điều đó bằng cách thúc đẩy Trung Đông giải quyết các vấn đề của mình thông qua thương mại và đầu tư, thay vì chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh. Đó là những nhiệm vụ khó khăn, nhưng nếu ông Trump thậm chí hoàn thành một phần trong số đó, ông sẽ giành được một phần thưởng mà những người tiền nhiệm của ông đã bỏ lỡ. Continue reading “Con đường nào để đạt được hòa bình ở Trung Đông?”

Cuộc chiến với Iran chỉ là để thỏa mãn cái tôi của Trump

Nguồn: Stephen M. Walt, “The War for Trump’s Ego,” Foreign Policy, 26/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc tấn công của Israel và Mỹ chống lại Iran thực ra không có mục đích như chúng ta tưởng.

Trước hết, hãy bắt đầu bằng việc làm rõ cuộc chiến của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Mỹ Donald Trump với Iran – đúng vậy, nó là một cuộc chiến – không phải vì điều gì. Nó không phải để cho nước Mỹ trở nên an toàn hơn, thịnh vượng hơn, hay được tôn trọng và ngưỡng mộ hơn trên toàn thế giới. Và dù Trump có tuyên bố gì trên Truth Social, hay những người ủng hộ trung thành của ông có nói gì đi chăng nữa, thì cuộc chiến cũng không nhằm làm cho Trung Đông ổn định hơn, hoặc thậm chí là bảo vệ Israel trong dài hạn. Continue reading “Cuộc chiến với Iran chỉ là để thỏa mãn cái tôi của Trump”

Nền hòa bình mong manh của Trump ở Trung Đông

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump’s fragile peace in the Middle East,” Financial Times, 24/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Israel và Iran vẫn là kẻ thù không đội trời chung, nên nhiều khả năng, đây chỉ là một khoảng tạm dừng giao tranh, chứ không phải một nền hòa bình vĩnh cửu.

“Cuộc chiến 12 ngày” có một ý nghĩa nhất định. Bằng cách đặt cho cuộc xung đột giữa Iran, Israel, và Mỹ cái tên đó, Donald Trump đang làm hai việc. Đầu tiên, Tổng thống Mỹ đang cố gắng vạch ra một kết thúc rõ ràng cho cuộc chiến. Thứ hai, ông đang ám chỉ rằng 12 ngày chiến tranh vừa qua là thời điểm tái sắp xếp trật tự cho Trung Đông – tương tự như Cuộc chiến Sáu ngày năm 1967, trong đó Israel đã đánh bại Ai Cập, Syria, và Jordan. Continue reading “Nền hòa bình mong manh của Trump ở Trung Đông”

Các kịch bản cho cuộc chiến của Mỹ với Iran

Nguồn: Ilan Goldenberg, “America’s War With Iran”, Foreign Affairs, 22/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Mỹ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi ông Trump gợi ý rằng ông có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong vài tuần, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo vào ngày 21 tháng 6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba cơ sở hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở nằm sâu dưới lòng đất ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận các cuộc tấn công đã diễn ra. Mặc dù Trump khẳng định các địa điểm này đã bị “san bằng”, nhưng vẫn chưa rõ mức độ thiệt hại của các cuộc tấn công. Continue reading “Các kịch bản cho cuộc chiến của Mỹ với Iran”

Sai lầm trong công tác phản gián khiến tình báo Iran thất thế trước Israel

Nguồn: Lưu Truyền Bình, 上任4天就被狙杀,伊朗情报系统究竟被渗透到了什么程度?, Guancha, 17/06/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Giới thiệu: Trong vòng xung đột Israel-Iran này, các thủ đoạn tàn nhẫn trong chiến tranh tình báo đã thu hút sự chú ý rộng rãi. Israel vừa tuyên bố rằng Shadmani, chỉ huy quân sự cấp cao mới Iran được bổ nhiệm vào ngày 13/6, đã bị tiêu diệt chỉ sau 4 ngày nhậm chức. Trước đó, Israel đã tiêu diệt 20 chỉ huy cấp cao và 9 nhà khoa học hạt nhân của Iran thông qua các cuộc tấn công chuẩn xác. Cơ quan tình báo Israel Mossad đã lên kế hoạch kỹ lưỡng cho việc này trong nhiều năm.

Trong những năm gần đây, từ bắn tỉa tầm xa, gắn bom cho đến đầu độc chính xác, các hoạt động ám sát của Israel thường có mục tiêu và tỷ lệ trúng đích cao. Các quan chức quân đội, nhân sự chiến lược và thậm chí cả các nhân vật “quốc bảo” của Iran đều phải đối mặt với mối đe dọa tính mạng. Nếu vòng tấn công vào Iran lần này cho thấy khả năng thâm nhập của Israel, thì trước cuộc khủng hoảng ám sát thường xuyên như vậy, tại sao hệ thống tình báo của Iran vẫn hoàn toàn “mất khả năng”? Continue reading “Sai lầm trong công tác phản gián khiến tình báo Iran thất thế trước Israel”

Liệu Israel có thể phá hủy chương trình hạt nhân của Iran?

Nguồn: Richard Nephew, “Can Israel Destroy Iran’s Nuclear Program?,” Foreign Affairs, 14/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cần phải làm gì để ngăn chặn Tehran chế tạo bom hạt nhân?

Quyết định của Israel tấn công chương trình hạt nhân của Iran vào ngày 12/06 có thể sẽ đi vào lịch sử như là khởi đầu của một cuộc chiến lớn trong khu vực, và là bước ngoặt khiến Iran cuối cùng cũng sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhưng cuộc tấn công này cũng có thể được ghi nhớ là khoảnh khắc đầu tiên sau nhiều thập kỷ mà thế giới không còn phải đối mặt với nguy cơ bom hạt nhân của Iran. Suốt nhiều năm, các nhà phân tích đã nghiên cứu những kết quả có thể xảy ra của một cuộc tấn công như vậy – và đưa ra những dự đoán rất khác nhau. Giờ đây, mọi người sẽ biết dự báo nào là đúng. Continue reading “Liệu Israel có thể phá hủy chương trình hạt nhân của Iran?”

Quan điểm khác nhau của Thế giới Ả Rập về chiến tranh Israel – Iran

Nguồn: “The Arab world thinks differently about this Iran war”, The Economist,  17/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Xu hướng đang thịnh hành trên mạng xã hội ở Lebanon là những video về tên lửa đạn đạo xé toạc bầu trời đêm. Các tên lửa này, do Iran phóng vào Israel, đã trở thành phông nền đầy kịch tính cho các bữa tiệc tại gia, những buổi tối ngoài trời và thậm chí là một vài đám cưới. Một số người chia sẻ những đoạn clip đó vui mừng khi thấy các cuộc tấn công vào Israel, quốc gia đã gây chiến ở Lebanon vào năm ngoái. Nhiều người khác thì đơn giản là nhẹ nhõm vì tên lửa đang bay sang nơi khác. Cảm giác thứ hai là một cảm giác mới lạ, không chỉ ở Lebanon mà còn trên khắp thế giới Ả Rập. Một cuộc chiến tranh khu vực đã nổ ra – nhưng lần này, nó không liên quan đến các quốc gia Ả Rập (ít nhất là chưa). Continue reading “Quan điểm khác nhau của Thế giới Ả Rập về chiến tranh Israel – Iran”

Tại sao Israel không thể trở thành một bá quyền ở Trung Đông?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Israel Can’t Be a Hegemon”, Foreign Policy,  16/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Cuộc tấn công sâu rộng của Israel vào Iran là động thái mới nhất trong chiến dịch loại bỏ hoặc làm suy yếu từng đối thủ trong khu vực của nước này. Sau cuộc tấn công của Hamas vào tháng 10 năm 2023, Israel đã tiến hành một chiến dịch tàn bạo nhằm xóa sổ người dân Palestine khỏi vai trò là một lực lượng chính trị có ảnh hưởng, một nỗ lực đã bị nhiều tổ chức nhân quyền hàng đầu và các chuyên gia học thuật mô tả là hành động diệt chủng. Israel đã làm suy yếu ban lãnh đạo Hezbollah ở Lebanon thông qua các cuộc không kích, điện thoại cài bom và các phương tiện khác. Nước này đã tấn công lực lượng Houthi ở Yemen và ném bom Syria hậu Assad để phá hủy các kho vũ khí và ngăn chặn các lực lượng mà Israel coi là nguy hiểm thực hiện ảnh hưởng chính trị ở đó. Và các cuộc tấn công gần đây nhất vào Iran nhằm mục đích không chỉ gây thiệt hại hoặc phá hủy cơ sở hạ tầng hạt nhân của quốc gia đó. Tối thiểu, Israel muốn chấm dứt các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran; làm tê liệt khả năng phản ứng của Iran bằng cách giết chết các nhà lãnh đạo hàng đầu, quan chức quân sự, nhà ngoại giao và nhà khoa học của Iran; và, nếu có thể, lôi kéo Mỹ sâu hơn vào cuộc chiến. Tối đa, Israel hy vọng sẽ làm suy yếu chế độ đến mức sụp đổ. Continue reading “Tại sao Israel không thể trở thành một bá quyền ở Trung Đông?”

Chiến tranh Israel-Iran có thể diễn biến như thế nào?

Nguồn: Gideon Rachman, “How the Israel-Iran war may develop,” Financial Times, 16/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu Iran thua trong một cuộc xung đột truyền thống, họ có thể sẽ dùng đến các biện pháp trả đũa phi truyền thống.

Chiến tranh là điều không thể đoán trước. Ngay cả Israel và Iran cũng không thể biết cuộc xung đột hiện tại của họ sẽ kết thúc như thế nào.

Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào một số phép ngoại suy. Đầu tiên là Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Thứ hai là Chiến tranh Iraq năm 2003. Và thứ ba là một loại xung đột mới, trong đó Iran sử dụng các biện pháp phi truyền thống để phản công Israel và phương Tây. Kịch bản này có thể là một cuộc chiến hỗn hợp, nhiều khả năng liên quan đến khủng bố hoặc thậm chí là vũ khí hủy diệt hàng loạt. Continue reading “Chiến tranh Israel-Iran có thể diễn biến như thế nào?”

Mối đe dọa thật sự từ Iran

Nguồn: Kenneth M. Pollack, “The Real Threat From Iran”, Foreign Affairs, 13/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Tối ngày 12 tháng 06, chính phủ Israel đã quyết định đánh cược vào một giải pháp quân sự để đối phó với việc Iran theo đuổi năng lực vũ khí hạt nhân kéo dài hàng thập kỷ. Với khả năng vượt trội của Lực lượng Phòng vệ Israel, chiến dịch này có thể gây thiệt hại to lớn cho chương trình hạt nhân của Iran. Nhưng sau đó mới là khó khăn.

Iran có những lựa chọn hạn chế để đáp trả trực tiếp. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là Israel đã mở hộp Pandora: Phản ứng tồi tệ nhất của Iran, và cũng là khả năng cao nhất — một quyết định rút khỏi các cam kết kiểm soát vũ khí và nghiêm túc chế tạo vũ khí hạt nhân. Việc kiềm chế những cơn thịnh nộ đó về lâu dài có thể là thách thức thực sự đối với cả Israel và Mỹ. Nếu hai bên thất bại, cuộc đánh cược của Israel có thể đảm bảo một Iran có vũ khí hạt nhân thay vì ngăn chặn điều đó. Continue reading “Mối đe dọa thật sự từ Iran”

Triển vọng khu vực Trung Đông dưới thời Trump 2.0

Nguồn: Elliott Abrams, “A Paradigm Shift for the Middle East,” Foreign Affairs, 07/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trump có thể tiếp nối thành công của Israel và giữ Iran mất cân bằng như thế nào?

Trung Đông mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang phải đối mặt ngày nay có những nguy cơ và cơ hội không hề tồn tại khi ông lần đầu nhậm chức tổng thống hồi tám năm trước. Những nguy cơ lớn nhất là bước tiến của Iran hướng tới vũ khí hạt nhân và quan hệ chặt chẽ mà nước này đã xây dựng với Nga và Trung Quốc. Trong khi đó, những cơ hội tốt nhất đã xuất hiện từ việc Israel tiêu diệt Hezbollah và Hamas, cũng như tấn công thành công vào Iran, và sự sụp đổ của chế độ Bashar al-Assad ở Syria. Continue reading “Triển vọng khu vực Trung Đông dưới thời Trump 2.0”

Cuộc chiến ngầm trong lòng Israel

Nguồn: Mairav Zonszein, “Israel’s Hidden War: The Battle between Ideologues and Generals That Will Define the Country’s Future”, Foreign Affairs, 15/10/2024.

Biên dịch: Bùi Thế Cường

Hồi tháng Tám, Ronen Bar gửi một bức thư đáng chú ý đến Thủ tướng Benjamin Netanyahu và các bộ trưởng trong nội các Israel. Ronen Bar là Giám đốc Cục An ninh tổng hợp Israel (Shin Bet). Không ai ở Israel và nước ngoài chú ý nhiều đến bức thư, nhưng thực ra nó đề cập cốt lõi cuộc khủng hoảng gây đau đớn cho đất nước kề từ cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10/2023. Bar cảnh báo, tình trạng dân định cư Do Thái ngày càng tấn công chống lại người Palestine ở Bờ Tây bị chiếm đóng sẽ gây ra những thách thức đối với an ninh quốc gia của Israel. Bar gọi thẳng những cuộc tấn công như thế của dân định cư Israel là “chủ nghĩa khủng bố Do Thái” và là một “vết nhơ lớn cho Do Thái giáo”. Continue reading “Cuộc chiến ngầm trong lòng Israel”

28/11/1973: Công nhân Mỹ gốc Ả Rập đòi công đoàn thoái vốn khỏi Israel

Nguồn: Arab American autoworkers lead walkout at Chrysler’s Dodge Main plant, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, khoảng 2.000 công nhân xe hơi Detroit, do những người Mỹ gốc Ả Rập dẫn đầu, đã bắt đầu đình công tại nhà máy Dodge Main của Chrysler, yêu cầu ban lãnh đạo công đoàn của họ, Liên đoàn Công Nhân Xe hơi (United Auto Workers, UAW), phải thoái vốn khỏi Israel. Cuộc đình công, được tổ chức bởi Hội đồng Công nhân Ả Rập (Arab Workers Caucus) mới thành lập, trực thuộc công đoàn, tập trung vào một sự kiện diễn ra cùng ngày tại Detroit: Leonard Woodcock, chủ tịch UAW, dự kiến sẽ được trao một danh hiệu nhân đạo từ một tổ chức theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, B’nai B’rith International. Continue reading “28/11/1973: Công nhân Mỹ gốc Ả Rập đòi công đoàn thoái vốn khỏi Israel”

Lý do cần có một sáng kiến hòa bình mới cho Trung Đông

Nguồn: Marwan Muasher, “The Case for a New Arab Peace Initiative,” Foreign Affairs, 29/10/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quyền của người Palestine phải được ưu tiên trước khi đàm phán về một nhà nước.

Kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bắt đầu, các quan chức Mỹ đã nhấn mạnh rằng việc thành lập một nhà nước Palestine tồn tại song song với Israel là cách duy nhất để chấm dứt xung đột ở Trung Đông. “Giải pháp thực sự duy nhất cho tình hình này là giải pháp hai nhà nước,” Tổng thống Joe Biden tuyên bố trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang vào tháng 3/2024. Sang tháng 5, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan tiếp tục khẳng định “giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để đảm bảo một nhà nước Israel dân chủ, an ninh, Do Thái, và mạnh mẽ, cũng như một tương lai có phẩm giá, an ninh, và thịnh vượng cho người dân Palestine.” Và xuyên suốt chiến dịch tranh cử tổng thống năm nay, bao gồm cả sau cuộc gặp với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào tháng 7, Phó Tổng thống Kamala Harris cũng thúc đẩy giải pháp hai nhà nước, mô tả đây là “con đường duy nhất” để tiến về phía trước. Continue reading “Lý do cần có một sáng kiến hòa bình mới cho Trung Đông”

Sinwar đã chết, nhưng Hamas vẫn sống

Nguồn: Steven A. Cook, “Sinwar Is Dead. Hamas Is Very Much Alive.Foreign Policy, 18/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lịch sử cho thấy chúng ta không thể thoát khỏi phong trào kháng chiến chỉ bằng cách giết người.

Năm 1948, Thủ tướng Ai Cập Mahmoud Fahmi al-Nuqrashi đã có một nước đi táo bạo khi ra lệnh cấm tổ chức Anh em Hồi giáo, tin rằng nếu tổ chức này bị giải tán, thì đất nước ông sẽ ổn định trở lại. Trong ba năm trước khi xảy ra lệnh cấm đó, Anh em Hồi giáo đã đóng vai trò chủ chốt trong việc kích động bạo loạn, đình công, và bạo lực, bao gồm cả vụ ám sát một thủ tướng và một cựu bộ trưởng tài chính. Continue reading “Sinwar đã chết, nhưng Hamas vẫn sống”

Chiến tranh xảy ra không phải do tai nạn

Nguồn:  Erik Lin-Greenberg, “Wars Are Not Accidents”, Foreign Affairs, 08/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vụ ám sát một lãnh đạo cấp cao của Hamas ở Tehran do Israel thực hiện vào tháng 7, cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong mùa hè, và một loạt các hành vi khiêu khích trên không và trên biển ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đã làm dấy lên lo ngại rằng các cuộc xung đột âm ỉ kéo dài có thể leo thang thành các cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn. Sau những hành động khiêu khích này, các nhà phân tích lo lắng về nguy cơ gia tăng các vụ tai nạn quân sự và nhận thức sai lầm về chiến lược. Họ lo ngại rằng những sự cố kiểu này có thể làm gia tăng căng thẳng đến mức các nhà hoạch định chính sách mất kiểm soát và vấp phải những cuộc chiến mà họ không có ý định tham gia. Như Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nói vào tháng 8, các cuộc tấn công ở Trung Đông “làm tăng nguy cơ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm mà không ai có thể dự đoán và không ai có thể kiểm soát hoàn toàn.” Continue reading “Chiến tranh xảy ra không phải do tai nạn”

Cuộc chiến đa mặt trận của Israel sẽ kết thúc ở đâu?

Nguồn:  Dalia Dassa Kaye, “Where Will Israel’s Multifront War End?”, Foreign Affairs, 02/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vụ ám sát lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah của Israel vào tuần trước đã đánh dấu một bước ngoặt đối với Trung Đông. Dưới thời Nasrallah, Hezbollah đã trở thành đồng minh thân cận nhất của Iran và là lực lượng răn đe quan trọng, trụ cột trung tâm của “trục kháng chiến” của Tehran. Cái chết của ông là một đòn giáng mạnh và gây sốc không chỉ đối với Hezbollah mà còn đối với liên minh các lực lượng được Iran hậu thuẫn trên khắp khu vực. Đối với Israel, vụ ám sát là một bước leo thang hợp lý, dù táo bạo. Ngày 1 tháng 10, Israel đã thực hiện bước tiếp theo – một cuộc xâm lược trên bộ vào Lebanon, mở ra một cuộc tấn công toàn diện chống lại Hezbollah – trong khi phải đối mặt với sự trả đũa trực tiếp mới từ Iran, với gần 200 tên lửa đạn đạo được phóng vào Israel trong tuần này. Continue reading “Cuộc chiến đa mặt trận của Israel sẽ kết thúc ở đâu?”

Israel đang mơ về một trật tự mới ở Trung Đông

Nguồn: Gideon Rachman, “Israel dreams of a new order in the Middle East,” Financial Times, 29/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng việc leo thang xung đột sẽ chỉ dẫn đến hỗn loạn khu vực.

Vụ ám sát Hassan Nasrallah đã diễn ra chỉ vài ngày trước lễ kỷ niệm một năm ngày Hamas tấn công Israel vào ngày 07/10. Với việc tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah ở Lebanon, chính phủ Israel hy vọng rằng họ cuối cùng đã nắm được thế chủ động trong cuộc chiến với kẻ thù khu vực. Continue reading “Israel đang mơ về một trật tự mới ở Trung Đông”

Cái chết của Hassan Nasrallah sẽ tái định hình Lebanon và Trung Đông

Nguồn:Hassan Nasrallah’s death will reshape Lebanon and the Middle East”, The Economist, 28/09/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sự im lặng thật đáng sợ. Đến giữa chiều ngày 28 tháng 9, đã gần 24 giờ trôi qua kể từ khi Israel cố gắng ám sát Hassan Nasrallah, lãnh đạo Hezbollah, một nhóm dân quân người Shia của Lebanon. Quân đội Israel tuyên bố Hassan Nasrallah đã chết vào sáng hôm đó. Nhưng Hezbollah không đính chính gì, cả về số phận của Nasrallah lẫn về cuộc tấn công lớn vào trụ sở của nhóm này ở ngoại ô phía nam Beirut. Ngay cả các phương tiện truyền thông của họ, thường là một nhóm hiếu chiến, cũng bị sốc không nói nên lời. Cuối cùng, nhóm này đã xác nhận cái chết của Nasrallah vào khoảng 2:30 chiều. Continue reading “Cái chết của Hassan Nasrallah sẽ tái định hình Lebanon và Trung Đông”

Tại sao nên thành lập một Liên bang Israel-Palestine?

Nguồn: Omar M. Dajani và Limor Yehuda, “A Two-State Solution That Can Work,” Foreign Affairs, 19/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng 7 vừa qua, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu để thảo luận về cuộc chiến ở Gaza và tương lai của Trung Đông. Sau đó, Harris nhấn mạnh cam kết của bà đối với giải pháp hai nhà nước cho người Israel và người Palestine – nói rằng nó là “con đường duy nhất đảm bảo Israel vẫn là một nhà nước Do Thái và dân chủ an toàn, và con đường đảm bảo người Palestine cuối cùng có thể được hưởng tự do, an ninh, và thịnh vượng mà họ xứng đáng được hưởng.” Harris không phải là người duy nhất có quan điểm này. Trên khắp thế giới, các nhà lãnh đạo tiếp tục cam kết ủng hộ giải pháp hai nhà nước, lập luận rằng giải pháp này cung cấp định hướng và động lực cho các nỗ lực chấm dứt chiến tranh và cuối cùng là tái thiết Gaza. Trong một nghị quyết ngừng bắn được mong đợi từ lâu, được thông qua vào tháng 6, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc một lần nữa cam kết với “tầm nhìn về giải pháp hai nhà nước, trong đó hai quốc gia dân chủ, Israel và Palestine, chung sống hòa bình bên cạnh nhau, với các đường biên giới an toàn và được công nhận.” Continue reading “Tại sao nên thành lập một Liên bang Israel-Palestine?”