Thấy gì từ cuộc chiến của Mỹ đối với Huawei?

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The War on Huawei”, Project Syndicate, 11/12/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc bắt giữ CFO của Huawei Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) là một động thái nguy hiểm của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc xung đột ngày càng căng thẳng với Trung Quốc. Như Mark Twain từng có phát ngôn nổi tiếng, lịch sử thường gieo vần, thời đại của chúng ta ngày càng trở nên giống giai đoạn trước năm 1914. Giống như các cường quốc châu Âu hồi đó, Hoa Kỳ, được lãnh đạo bởi một chính quyền muốn khẳng định sự áp đảo của Mỹ đối với Trung Quốc, đang đẩy thế giới về phía thảm họa.

Bối cảnh của vụ bắt giữ rất quan trọng. Hoa Kỳ yêu cầu Canada bắt giữ bà Mạnh tại sân bay Vancouver trên đường đến Mexico từ Hồng Kông, và sau đó dẫn độ bà sang Mỹ. Một động thái như vậy gần như là một lời tuyên chiến của Hoa Kỳ đối với cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc. Gần như chưa từng có tiền lệ, điều này khiến các doanh nhân Mỹ đi ra nước ngoài gặp rủi ro cao hơn nhiều trước các hành xử tương tự của các nước khác. Continue reading “Thấy gì từ cuộc chiến của Mỹ đối với Huawei?”

Lối thoát khỏi sự chia rẽ về quyền sở hữu súng tại Mỹ

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The Disunited States of American Gun Control,” Project Syndicate, 06/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vụ thảm sát Las Vegas và hậu quả của nó mang chất Mỹ thuần túy. Một kẻ loạn trí mang gần hai tá vũ khí tấn công công nghệ cao lên một phòng khách sạn trên tầng 32 để xả súng vào những người đến xem đêm nhạc trong một vụ giết người hàng loạt và tự sát. Đáp lại, các cuộc chiến văn hóa lại bùng lên lần nữa, với nhóm chủ trương kiểm soát súng đối đầu với nhóm đam mê súng đạn. Nhưng người ta đều đồng ý về một sự thật sâu xa: sẽ không có nhiều điều thay đổi. Sau một tuần diễn ra các buổi tang lễ tang thương được truyền hình, cuộc sống người Mỹ sẽ lại tiếp tục cho đến khi xảy ra vụ thảm sát tiếp theo. Continue reading “Lối thoát khỏi sự chia rẽ về quyền sở hữu súng tại Mỹ”

Đằng sau sự đổ vỡ của nền dân chủ Hoa Kỳ

Nguồn: Jeffrey Sachs, “America’s Broken Democracy”, Project Syndicate, 31/05/2017.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự chỉ trích của Tổng thống Donald Trump đối với Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris 2015 đã thể hiện phần nào sự thiếu hiểu biết và tính ái kỷ của ông. Tuy nhiên, điều đó còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Nó phản ánh tình trạng tham nhũng sâu sắc trong hệ thống chính trị Mỹ, vốn theo một đánh giá gần đây thì không còn là một chế độ “dân chủ đầy đủ” nữa. Nền chính trị Mỹ đã trở thành sân chơi cho các nhóm lợi ích kinh doanh đầy quyền lực: cắt giảm thuế cho người giàu, bãi bỏ quy định ràng buộc đối với các nhà phát thải lớn, gây chiến tranh và nóng lên toàn cầu cho phần còn lại của thế giới.

Sáu nước G7 còn lại đã nỗ lực thuyết phục Trump đổi ý về vấn đề biến đổi khí hậu hồi tuần trước nhưng đều bị Trump từ chối. Các nhà lãnh đạo Châu Âu và Nhật Bản đã luôn coi Mỹ là đồng minh trong các vấn đề quan trọng. Với sự cầm quyền của Trump, đó là một thói quen mà họ đang phải suy nghĩ lại. Continue reading “Đằng sau sự đổ vỡ của nền dân chủ Hoa Kỳ”

Vai trò bí mật của Mỹ trong nội chiến Syria

gty_us_special_forces_syria_kurdish

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “America’s True Role in Syria”, Project Syndicate, 30/08/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc nội chiến tại Syria là cuộc khủng hoảng nguy hiểm và có sức tàn phá nhất trên thế giới. Kể từ đầu năm 2011, hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng; khoảng 10 triệu người Syria phải di tản; Châu Âu náo động vì các vụ khủng bố của Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và hệ quả chính trị từ vấn đề người tị nạn; Mỹ và các đồng minh NATO đã hơn một lần gần như đối đầu trực tiếp với Nga.

Thật không may, Tổng thống Barack Obama lại khiến hiểm họa nghiêm trọng hơn khi che giấu người dân Mỹ và thế giới về vai trò của Mỹ tại Syria. Để kết thúc cuộc chiến tại Syria đòi hỏi Mỹ phải giải thích trung thực về vai trò hiện tại, thường là bí mật, của mình trong cuộc xung đột tại Syria từ năm 2011, bao gồm cả việc ai đang viện trợ, vũ trang, huấn luyện và tiếp tay cho các phe khác nhau. Chỉ có giải thích trung thực như thế mới có thể khiến các nước ngưng hành động liều lĩnh. Continue reading “Vai trò bí mật của Mỹ trong nội chiến Syria”

Tại sao ISIS vẫn tồn tại dai dẳng?

article-sayyaf2-isis

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “Why ISIS persists, Project Syndicate, 05/07/2016.

Biên dịch: Vũ Thành Nam  |  Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Các vụ tấn công khủng bố chết người ở Istanbul, Dhaka, và Baghdad đã cho thấy phạm vi tàn sát của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) ở châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, và một vài khu vực ở châu Á. ISIS có thể duy trì được các thành lũy của chúng ở Syria và Iraq càng lâu thì mạng lưới khủng bố của chúng sẽ còn gây ra những cuộc tàn sát như vậy càng nhiều. Tuy nhiên, đánh bại ISIS không phải là quá khó khăn. Vấn đề là trong số các quốc gia tham chiến ở Iraq và Syria, bao gồm Hoa Kỳ và các đồng minh, không quốc gia nào coi ISIS là kẻ thù chính của họ. Đã đến lúc họ nên làm như vậy.

ISIS có lực lượng chiến binh khá khiêm tốn, mà Hoa Kỳ ước tính chỉ vào khoảng 20.000 đến 25.000 ở Iraq và Syria, và khoảng 5.000 nữa ở Libya. So với lực lượng quân sự thường trực ở Syria (125.000), Iraq (271.500), Ả-rập Xê-út(233.500), Thổ Nhĩ Kỳ (510.600), hoặc Iran (523.000), quy mô của ISIS là cực kì nhỏ. Continue reading “Tại sao ISIS vẫn tồn tại dai dẳng?”

Chiến tranh Syria: Lịch sử và giải pháp

sr

Nguồn: Jeffrey Sachs, “Ending Syrian War”, Project Syndicate, 29/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiện nay, Syria là một thảm họa nhân đạo lớn nhất và cũng là điểm nóng địa chính trị nguy hiểm nhất trên thế giới. Người dân Syria bị tàn sát đẫm máu, với hơn 400.000 người chết và mười triệu người bị mất nhà cửa.

Những nhóm thánh chiến Hồi giáo hung bạo được những thế lực bảo trợ bên ngoài hậu thuẫn đang phá hoại đất nước một cách tàn nhẫn, tấn công và cướp bóc người dân. Tất cả các bên của cuộc xung đột – chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, các lực lượng chống đối Assad do Mỹ và đồng minh hỗ trợ, cùng Nhà nước Hồi giáo – đã và tiếp tục phạm phải những tội ác chiến tranh nghiêm trọng.

Đã đến lúc cần tìm ra một giải pháp. Nhưng một giải pháp như vậy cần phải dựa trên một cách đánh giá minh bạch, thực tế về những nguyên nhân gốc rễ đã gây ra cuộc chiến ngay từ đầu. Continue reading “Chiến tranh Syria: Lịch sử và giải pháp”

Phương Tây tạo ra khủng bố ở Trung Đông như thế nào?

Iraqi Shiite tribesmen brandish their weapons as they gather to show their willingness to join Iraqi security forces in the fight against Jihadist militants who have taken over several northern Iraqi cities, on June 17 2014, in the southern Shiite Muslim shrine city of Najaf. Fighting erupted at the northern approaches to Baghdad Tuesday as Iraq accused Saudi Arabia of backing militants who have seized swathes of territory in an offensive the UN says threatens its very existence. AFP PHOTO/HAIDAR HAMDANIHAIDAR HAMDANI/AFP/Getty Images

Nguồn: Jeffrey D.Sachs, “Ending Blowback Terrorism”, Project Syndicate, 19/11/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên  | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào dân thường vô tội, dù là vụ làm rơi một máy bay Nga trên bán đảo Sinai khiến 224 hành khách thiệt mạng, vụ thảm sát kinh hoàng tại Paris đã cướp đi 129 sinh mạng vô tội, hay vụ đánh bom đẫm máu ở Ankara làm chết 102 nhà hoạt động vì hòa bình, đều là những tội ác chống lại loài người. Thủ phạm của những vụ tấn công trên – Nhà nước Hồi Giáo (ISIS) – phải bị ngăn chặn. Làm được điều này đòi hỏi phải hiểu rõ nguồn gốc của mạng lưới những tín đồ Hồi Giáo tàn nhẫn này.

Có một sự thật đau lòng rằng, phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, phải chịu trách nhiệm khi đã tạo điều kiện để ISIS phát triển. Chỉ có thay đổi chính sách đối ngoại của Châu Âu và Hoa Kỳ đối với Trung Đông mới có thể làm giảm nguy cơ gia tăng khủng bố. Continue reading “Phương Tây tạo ra khủng bố ở Trung Đông như thế nào?”

Ai ở Mỹ muốn phá thỏa thuận hạt nhân với Iran?

Iran-nuclear-deal-1024x576

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “Saying No to the Warmongers,” Project Syndicate, 17/07/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bản hiệp ước nhằm kiềm chế các hoạt động hạt nhân của Iran đạt được ở Vienna đã khiến những kẻ hiếu chiến nổi khùng. Các công dân trên toàn thế giới nên ủng hộ nỗ lực dũng cảm của Tổng thống Mỹ Barack Obama để vượt qua những kẻ hiếu chiến, tâm phục trước việc các bên ký kết không chỉ có Hoa Kỳ mà còn gồm tất cả năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cộng thêm Đức.

Nhiều người trong số những kẻ hiếu chiến đến từ các cơ quan chính phủ của chính quyền Obama. Hầu hết người Mỹ khó nhận ra hoặc hiểu được thực trạng an ninh lâu dài của đất nước họ, nơi mà các chính trị gia được bầu dường như đang lãnh đạo nhưng thực chất là do Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Lầu Năm Góc dẫn dắt – một nhà nước thiên về các giải pháp quân sự chứ không phải là ngoại giao cho những thách thức về chính sách đối ngoại. Continue reading “Ai ở Mỹ muốn phá thỏa thuận hạt nhân với Iran?”

“Bẫy không bị trừng phạt”: Lý do khiến tham nhũng lan tràn

corruption

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The Impunity Trap”, Project Syndicate, 03/06/2015

Biên dịch: Nguyễn Văn Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thế giới của chúng ta là một thế giới của sự không bị trừng phạt. Những cáo buộc tham nhũng đã đầy rẫy ở FIFA trong nhiều thập niên, mà đỉnh điểm là các lời buộc tội đối với các quan chức tại nhiệm và các cựu quan chức tuần trước. Tuy nhiên Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã tái đắc cử bốn lần, bao gồm cả lần sau khi các lời buộc tội đã được đệ trình (lên cơ quan tố tụng). Đúng vậy, Blatter cuối cùng cũng từ chức, nhưng chỉ sau khi ông ta và hàng tá thành viên của liên đoàn một lần nữa tỏ rõ sự khinh thường đối với sự trung thực và luật pháp.

Chúng ta chứng kiến kiểu hành xử này trên khắp thế giới. Hãy xem xét trường hợp Phố Wall. Vào năm 2013 và 2014, JPMorgan Chase chi hơn 20 tỷ đôla tiền phạt cho các hành động tài chính phi pháp; tuy nhiên giám đốc điều hành đã mang về 20 triệu đô la tiền lương trong cả năm 2014 lẫn 2015. Hay hãy xem xét các vụ bê bối tham nhũng ở Brazil, Tây Ban Nha, và nhiều quốc gia khác, những nơi mà chính phủ vẫn nắm quyền kể cả sau khi tham nhũng cấp cao trong đảng cầm quyền bị phanh phui. Continue reading ““Bẫy không bị trừng phạt”: Lý do khiến tham nhũng lan tràn”

Đằng sau bế tắc về khủng hoảng nợ Hy Lạp

_81134789_81134788

Nguồn: Jeffrey D. Sachs,Down and Out in Athens and Brussels,” Project Syndicate, 11/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thảm họa tại Hy Lạp được thế giới chú ý vì hai lý do. Thứ nhất, chúng ta đau khổ khi thấy một nền kinh tế sụp đổ ngay trước mắt, với những dòng người xếp hàng chờ cứu trợ và rút tiền vốn chưa từng xuất hiện kể từ sau cuộc Đại Suy thoái. Thứ hai, chúng ta hoảng sợ trước thất bại của vô số các nhà lãnh đạo và tổ chức – các chính trị gia, Ủy ban châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) – trong việc ngăn chặn một tình trạng hỗn loạn đã chậm rãi diễn ra trong nhiều năm qua.

Nếu sự quản lý yếu kém này vẫn tiếp tục, không chỉ Hy Lạp mà còn cả khối châu Âu thống nhất sẽ bị suy yếu nghiêm trọng. Để cứu lấy Hy Lạp và châu Âu, gói cứu trợ tài chính mới phải bao gồm hai việc lớn nhưng chưa được thống nhất. Continue reading “Đằng sau bế tắc về khủng hoảng nợ Hy Lạp”

Ván bài cuối trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp

666290191435313227

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The Endgame in Greece”, Project Syndicate, 16/06/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều tháng tranh cãi, những tranh chấp giữa Hy Lạp và các chủ nợ châu Âu đã đi vào thế bế tắc, chủ yếu về lương hưu và thuế. Hy Lạp đã từ chối những đòi hỏi mà các chủ nợ đã đặt ra, rằng Hy Lạp phải cắt giảm các khoản trợ cấp cho người cao tuổi và tăng thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng thuốc và điện.

Các yêu sách của châu Âu – được cho là nhằm đảm bảo rằng Hy Lạp có khả năng trả nợ – thiếu khôn ngoan, ngây thơ và tự hại mình. Khi từ chối các yêu sách này, người Hy Lạp không phải đang làm trò, họ đang cố gắng sống còn.

Bất chấp những gì người ta đã nói về các chính sách kinh tế trong quá khứ của Hy Lạp, về nền kinh tế cạnh tranh kém, về quyết định gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), hay những sai lầm của các ngân hàng châu Âu khi cho phép Hy Lạp vay quá mức, tình hình kinh tế của Hy Lạp là rất bi đát. Tỷ lệ thất nghiệp lên đến 25%, trong đó tỷ lệ giới trẻ thất nghiệp lên đến 50%. Continue reading “Ván bài cuối trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp”

Cuộc chiến với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan

1400-Year-History-of-Hate

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The War with Radical Islam,” Project Syndicate, 15/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Nguyễn Việt Vân Anh & Lê Hồng Hiệp

Không phải là ẩn dụ khi Thủ tướng Pháp Manuel Valls nói rằng đất nước của ông đang ở trong một cuộc chiến với Hồi giáo cực đoan. Một cuộc chiến thực sự đã chính thức nổ ra, và các cuộc tấn công khủng bố tàn bạo ở Paris là một phần của nó. Nhưng cũng như hầu hết các cuộc chiến tranh khác, nó không chỉ là về tôn giáo, cuồng tín, và ý thức hệ, mà còn liên quan đến địa chính trị, và giải pháp cuối cùng của nó cũng nằm trong địa chính trị.

Những tội ác ở Paris, New York, London, và Madrid – các cuộc tấn công vào vô số quán cà phê, trung tâm thương mại, xe buýt, xe lửa, và hộp đêm – đã đánh vào những giá trị nhân văn cơ bản nhất của loài người, bởi chúng cố ý sát hại người vô tội  và tìm cách lan truyền nỗi sợ hãi trong xã hội. Chúng ta đã quen coi tội ác là sản phẩm của những kẻ điên rồ và chống đối xã hội, và chúng ta khó chấp nhận một lời giải thích nào khác ngoài sự điên rồ của những tên tội phạm như vậy. Continue reading “Cuộc chiến với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan”

Vai trò lãnh đạo toàn cầu mới của Trung Quốc

china_and_us_flag__130304062631

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “China’s New Global Leadership”, Project Syndicate, 21/11/2014.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Thảo | Hiệu đính: Trần Tuấn Minh

Tin tức kinh tế quan trọng nhất trong năm nay đến không quá bất ngờ: Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo như thông tin từ những chuyên gia của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF). Và trong khi vị thế địa chính trị của Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng cùng với tiềm lực kinh tế to lớn của nó, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục phung phí vai trò lãnh đạo thế giới của mình, vốn xuất phát từ sự tham lam vô tội vạ của giới thượng lưu kinh tế và chính trị trong nước cũng như bị mắc vào cái bẫy tự tạo trong cuộc chiến triền miên ở Trung Đông. Continue reading “Vai trò lãnh đạo toàn cầu mới của Trung Quốc”