Mở cửa trường mùa dịch: Cần lý trí khi quản lý rủi ro

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Đối phó như thế nào với Covid-19 cơ bản là một câu hỏi về quản lý rủi ro. Để đưa ra được phản ứng phù hợp, không quá mạnh tay tới mức không cần thiết cũng không quá chủ quan, người ta cần đánh giá được mức độ rủi ro. Rủi ro thường được tính dựa trên công thức: Rủi ro = Hậu quả x Xác suất xảy ra.

Nếu xét môi trường giáo dục, có thể thấy rủi ro hiện nay đang ở mức rất thấp. Thứ nhất, về hậu quả, mặc dù Covid-19 gây hậu quả nghiêm trọng ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nhưng đó là vì Hồ Bắc đã chủ quan trong giai đoạn đầu, để dịch vượt quá tầm kiểm soát. Còn ở các nước ngoài Trung Quốc, nhìn chung hậu quả ở mức thấp. Cụ thể, tỉ lệ tử vong không cao hơn các bệnh truyền nhiễm thông thường là bao, và đặc biệt các số liệu thống kê cho thấy, tỉ lệ trẻ em, học sinh nhiễm bệnh rất ít, cho đến nay trên toàn thế giới chưa có trẻ em nào trong độ tuổi 0-9 tử vong vì Covid-19. Continue reading “Mở cửa trường mùa dịch: Cần lý trí khi quản lý rủi ro”

Chiến dịch chống tham nhũng có tiếp tục sau Đại hội 13?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Điểm nổi bật nhất của chính trị Việt Nam kể từ năm 2016 cho tới nay có lẽ là chiến dịch chống tham nhũng gây nhiều tiếng vang do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt. Chiến dịch hiện đã bước sang năm thứ năm nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ chậm lại, với việc ông Trọng tuyên bố vào ngày 15 tháng 1 rằng mười đại án tham nhũng mới sẽ được đưa ra xét xử trong năm 2020. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là nếu ông Trọng nghỉ hưu tại Đại hội Đảng 13 vào đầu năm tới, liệu chiến dịch có thể duy trì được động lực hiện tại hay không?

Chiến dịch này đã tác động mạnh mẽ đến chính trường Việt Nam trong bốn năm qua. Theo thống kê chính thức, hai ủy viên Bộ Chính trị và 21 cựu ủy viên hay ủy viên đương nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bị kỷ luật. Nhiều người trong số đó đã bị truy tố và phải nhận các án tù dài hạn, bao gồm cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng và hai cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Continue reading “Chiến dịch chống tham nhũng có tiếp tục sau Đại hội 13?”

Vấn đề tranh chấp đất đai ở Việt Nam nhìn từ sự kiện Đồng Tâm

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 09/01/2020, một cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát xoay quanh một cuộc tranh chấp đất đai kéo dài ở làng Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, đã khiến ba sĩ quan cảnh sát và một dân làng thiệt mạng, cùng một người dân khác bị thương. Đây là vụ tranh chấp đất đai gây tổn thất nhân mạng nhiều nhất ở Việt Nam trong nhiều năm qua, đồng thời cho thấy rõ thực trạng tranh chấp đất đai đang trở thành một nguồn xung đột xã hội lớn ở Việt Nam.

Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định rằng đất đai “là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Quy định pháp lý này cùng với tình trạng quản lý đất đai lỏng lẻo và không nhất quán của nhiều chính quyền địa phương đã tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho các tranh chấp đất đai nảy sinh, đặc biệt là ở những nơi các sự kiện lịch sử tạo ra sự mơ hồ về quyền sử dụng đất qua thời gian. Continue reading “Vấn đề tranh chấp đất đai ở Việt Nam nhìn từ sự kiện Đồng Tâm”

Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào

Photo credit: The Economist

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 4 tháng 1 năm 2020, trong kỳ họp lần thứ 42 của Ủy ban Liên Chính phủ Việt – Lào, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký năm hợp đồng mua từ tập đoàn Phongsubthavy và tập đoàn Chealun Sekong của Lào 1,5 tỷ kWh điện mỗi năm trong hai năm, bắt đầu từ năm 2021. Thỏa thuận này, trong khi minh họa cho tầm nhìn của chính phủ Lào về việc biến đất nước này thành “bình ắc quy của Đông Nam Á”, cũng đồng thời cho thấy những thách thức về an ninh năng lượng cũng như thế lưỡng nan của Việt Nam trong việc đối phó với kế hoạch xây dựng hàng loạt các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào.

Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu điện ngày càng nghiêm trọng trong những năm tới, ước tính sẽ lên mức 3,7 tỷ kWh vào năm 2021 và gần 10 tỷ kWh vào năm 2022. Ngoài nguyên nhân nhu cầu tăng do tăng trưởng kinh tế, một số yếu tố khác cũng đã góp phần dẫn tới sự thiếu hụt này. Continue reading “Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào”

25 năm sau bình thường hóa, quan hệ Việt–Mỹ vẫn còn những dè dặt

Tác giả: Việt Hà p/v Lê Hồng Hiệp

Năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ. Nhìn lại 25 năm qua, hai bên đã đạt được những bước tiến trong quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn những dè dặt từ cả hai phía. Đâu là cơ hội sắp tới cho hai nước, khả năng nâng cấp quan hệ hai nước thành đối tác chiến lược trong thời gian tới ra sao? Và liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có đến thăm Mỹ vào năm tới? Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên chính của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore về vấn đề này. Trước hết, nhận định về mối quan hệ hai nước trong 25 năm qua, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho biết: Continue reading “25 năm sau bình thường hóa, quan hệ Việt–Mỹ vẫn còn những dè dặt”

Chính sách quốc phòng Việt Nam: Nên ‘ba không’ hay ‘bốn không’?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việt Nam công bố phiên bản thứ tư của Sách trắng Quốc phòng vào ngày 25 tháng 11 năm 2019. So với phiên bản thứ ba công bố năm 2009, sách trắng “Quốc phòng Việt Nam 2019” cung cấp các thông tin chi tiết và cập nhật hơn về nhận thức của Việt Nam về môi trường an ninh toàn cầu và khu vực, chính sách quốc phòng, và các lực lượng quốc phòng của Việt Nam. Tuy nhiên, về chính sách quốc phòng, sách trắng không tiết lộ bất kỳ thay đổi đáng kể nào, ngoại trừ một điều chỉnh nhỏ đối với chính sách “ba không” nổi tiếng lâu nay, đó là không tham gia liên minh quân sự, không cho phép thiết lập căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, và không đi với nước này chống nước kia.

Cụ thể, sách trắng viết rằng “Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Continue reading “Chính sách quốc phòng Việt Nam: Nên ‘ba không’ hay ‘bốn không’?”

Bất ổn chính trị ở Nam Mỹ và bài học cho Đông Á

Nguồn: Lee Jong-Wha, “East Asia’s Political Vulnerability”, Project Syndicate, 27/11/2019.

Biên dịch: Tăng Gia Phong | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sự bất mãn trong quần chúng đang tiếp sức thêm cho các cuộc biểu tình và tình trạng tê liệt khắp Mỹ Latinh. Nếu Đông Á không cẩn thận, nó sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo.

Tại Ecuador, các cuộc biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng, bao gồm việc giảm trợ cấp nhiên liệu, đã khiến tổng thống Lenín Moreno phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Tại Chile, việc tăng nhẹ phí tàu điện đã kích động các cuộc biểu tình quy mô lớn, sau đó sớm chuyển mục tiêu sang tình trạng bất bình đẳng cùng hệ thống giáo dục và lương hưu yếu kém. Continue reading “Bất ổn chính trị ở Nam Mỹ và bài học cho Đông Á”

Dự án Kênh đào Kra của Thái Lan: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng

Nguồn: Ian Storey, “Thailand’s Perennial Kra Canal Project: Pros, Cons and Potential Game Changers”, ISEAS Perspective, 24/09/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Ít có dự án xây dựng lớn nào nằm trên bảng vẽ lâu như kênh đào Kra của Thái Lan. Ý tưởng xây dựng một tuyến đường thủy qua Eo đất Kra ở vùng Thượng Nam đất nước để nối Vịnh Thái Lan với biển Andaman – từ đó nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương – được đề xuất lần đầu cách đây hơn 300 năm. Kể từ đó, dự án đã được tái sinh nhiều lần, dẫn đến một loạt các cuộc khảo sát kỹ thuật và nghiên cứu khả thi đắt đỏ, trước khi lặng lẽ bị hủy bỏ.

Những lập luận ủng hộ và phản đối kênh đào Kra đã tồn tại và được lặp đi lặp lại từ lâu. Continue reading “Dự án Kênh đào Kra của Thái Lan: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng”

Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P2)

Nguồn: Odd Arne Westad, “The Source of Chinese Conduct”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày ấy và bây giờ

Nhưng Trung Quốc không phải là Liên Xô. Có một điều là hệ tư tưởng của Liên Xô về bản chất không tương thích với sự chung sống lâu dài với Mỹ. Từ Lenin về sau, các lãnh đạo Liên Xô nhìn thế giới bằng lăng kính có tổng bằng không: dân chủ tư sản và chủ nghĩa tư bản phải thất bại trước chủ nghĩa cộng sản. Có thể tồn tại những liên minh vì tình thế và cả các giai đoạn hòa dịu (détente), song cuối cùng, thể chế cộng sản phải thắng lợi ở mọi nơi để Liên Xô được an toàn. Nhưng ĐCSTQ thì không nghĩ vậy. Tổ chức này mang tính dân tộc nhiều hơn là tính quốc tế. Đảng nhìn nhận Washington như một trở ngại ngăn họ duy trì chế độ và thống trị khu vực, nhưng họ không cho rằng nước Mỹ hay mô hình chính phủ Mỹ phải bị đánh bại để đạt được các mục tiêu ấy. Continue reading “Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P2)”

Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)

Nguồn: Odd Arne Westad, “The Source of Chinese Conduct”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng Hai năm 1946, khi Chiến tranh Lạnh còn đang phôi thai, George Kennan, quan chức hàng đầu của Sứ quán Mỹ ở Liên Xô, đã gửi một bức điện dài 5.000 từ trong đó ông lý giải các hành vi của Liên Xô và cách Mỹ nên đối phó. Một năm sau, bản ghi của “Bức điện dài” nổi tiếng của ông được biên tập thành một bài viết cũng đăng trên Foreign Affairs, “Nguồn gốc hành vi của Liên Xô”. Dưới bút danh “X”, Kennan lập luận rằng hệ tư tưởng Mác – Lê-nin của Liên Xô là có thật và chính thế giới quan này, cộng với một cảm thức bất an nặng nề, là động cơ thúc đẩy Liên Xô bành trướng. Song điều này không có nghĩa là không thể tránh khỏi đối đầu trực diện, ông chỉ ra, bởi lẽ “điện Kremlin không hề hối tiếc khi phải nhượng bộ trước thế lực mạnh hơn.” Do đó, điều mà nước Mỹ phải làm nhằm đảm bảo an ninh lâu dài là ngăn chặn mối đe dọa từ Liên Xô. Nếu họ làm vậy, sức mạnh của Liên Xô cuối cùng sẽ suy sụp. Chiến lược ngăn chặn, nói cách khác, vừa là điều kiện cần vừa là điều kiện đủ. Continue reading “Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)”

Liệu Mỹ có tiến hành chiến tranh thương mại với Việt Nam hay không?

Nguồn: James Riedel & Markus Taussig, “Vietnam’s vulnerability to the US–China trade war, East Asia Forum, 08/10/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày càng có nhiều lo ngại rằng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ lan sang Việt Nam. Một cách hợp lý để tiếp cận vấn đề là nghiên cứu logic đằng sau thương chiến Mỹ -Trung, sau đó đánh giá liệu logic tương tự có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ – Việt Nam hay không. Tuy nhiên, vấn đề với cách tiếp cận này là thương chiến Mỹ – Trung không tuân theo logic kinh tế.

Lý thuyết kinh tế và bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng thương mại quốc tế tự do nói chung là một trò chơi có tổng dương mà trong đó cả hai bên đều được lợi từ thương mại. Chúng cũng chỉ ra rằng các cuộc chiến thương mại nói chung là một trò chơi có tổng âm, nghĩa là cả hai bên đều thua. Chắc chắn là ở mỗi nước sẽ có người được và người mất khi tham gia vào thương mại tự do hoặc chiến tranh thương mại, nhưng từ góc độ quốc gia, thương mại tự do đem đến lợi ích còn chiến tranh thương mại gây ra tổn thất. Continue reading “Liệu Mỹ có tiến hành chiến tranh thương mại với Việt Nam hay không?”

Nhân tố Trung Quốc trong thách thức phát triển hạ tầng tại Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 24 tháng 9 năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đã thông báo hủy sơ tuyển đấu thầu quốc tế rộng rãi cho tám đoạn của dự án Đường cao tốc Bắc – Nam, vốn sẽ được xây dựng theo mô hình Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao (BOT). Quan trọng hơn, Bộ đã quyết định loại các nhà đầu tư nước ngoài, thay vào đó sẽ tổ chức mời sơ tuyển mới với những tiêu chí thấp hơn chỉ dành cho các nhà đầu tư trong nước vào năm sau.

Dù quyết định này sẽ làm chậm tiến độ thực hiện dự án quan trọng này nhưng nó nhìn chung đã được công chúng Việt Nam hoan nghênh. Một số nhà bình luận thậm chí còn cho rằng đây có lẽ là “quyết định tốt nhất” từ trước tới  nay của Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thế, người đã đối mặt với nhiều chỉ trích về năng lực cũng như tình  trạng tham nhũng tràn lan trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Continue reading “Nhân tố Trung Quốc trong thách thức phát triển hạ tầng tại Việt Nam”

Vì sao Mỹ – Trung cần chấm dứt chiến tranh thương mại?

Nguồn: Ligang Song, “Why the United States and China need to end the trade war”, East Asia Forum, 04/10/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thương chiến Mỹ-Trung kéo dài hơn một năm nay khiến nhiều người cho rằng hai nước đã dấn mình vào một cuộc chiến dai dẳng và tốn kém. Thế nhưng, có những lý do thuyết phục khiến Hoa Kỳ và Trung Quốc cần chấm dứt chiến tranh thương mại càng sớm càng tốt.

Chiến lược áp thuế với Trung Quốc của Hoa Kỳ không phải là công cụ hữu hiệu để đối phó với sự mất cân bằng trong quan hệ thương mại song phương Mỹ – Trung, điều bắt nguồn chủ yếu từ các yếu tố mang tính cấu trúc trong nước: tiết kiệm quá mức so với đầu tư và tiêu dùng ở nước có thặng dư mậu dịch, và đầu tư và tiêu dùng quá mức ở nước bị thâm hụt. Để giảm sự mất cân bằng, các quốc gia buộc phải có những điều chỉnh lớn về mặt cấu trúc. Với Trung Quốc, đó sẽ là việc mở rộng nhập khẩu và tăng tiêu dùng nội địa, trong khi với Hoa Kỳ là giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm. Continue reading “Vì sao Mỹ – Trung cần chấm dứt chiến tranh thương mại?”

Kinh tế chính trị của truyền thông xã hội tại Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Tới Trung Quốc và Việt Nam và người ta sẽ nhận thấy một khác biệt lớn trong cách hai nước ứng xử với Internet nói chung và truyền thông xã hội nói riêng: Trong khi các nền tảng truyền thông xã hội phương Tây như YouTube và Facebook bị chặn ở Trung Quốc, chúng lại rất phổ biến ở Việt Nam. Ví dụ, theo Statista, số người dùng Facebook tại Việt Nam dự kiến ​​sẽ đạt 45,3 triệu người trong năm 2019, tăng từ mức 41,7 triệu người vào năm 2017. Việt Nam xếp thứ bảy trong số các quốc gia có số lượng người dùng Facebook lớn nhất thế giới tính đến tháng 7/2019, và có tỷ lệ người tích cực dùng mạng xã hội lên tới 64%. Continue reading “Kinh tế chính trị của truyền thông xã hội tại Việt Nam”

Đô đốc Trịnh Hòa: Sứ giả hòa bình hay tội phạm chiến tranh?

Nguồn: Max Walden, “Peaceful explorer or war criminal: Who was Zheng He, China’s Muslim symbol of diplomacy?,” ABC News, 22/09/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bên cạnh việc tiến hành một cuộc đàn áp lớn chống lại người Hồi giáo, Đảng Cộng sản Trung Quốc còn đang làm sống dậy huyền thoại về Trịnh Hòa (Zheng He) – một đô đốc hải quân, người chỉ huy các chuyến hải trình hùng tráng vào đầu thế kỷ 15 xuyên qua Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Đông và xa hơn thế nữa.

Khi đưa ra sáng kiến Vành đai và Con đường từ châu Á sang châu Âu, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thường xuyên gọi Trịnh Hòa là biểu tượng cho sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, và cho tình hữu nghị với thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á.

Được mệnh danh là “Columbus Trung Quốc”, nhà thám hiểm thậm chí đã truyền cảm hứng cho một quán cà phê thời thượng ở Melbourne.

Thế nhưng, liệu ông có thực sự là một biểu tượng ngoại giao như cách Bắc Kinh muốn chúng ta tin không? Continue reading “Đô đốc Trịnh Hòa: Sứ giả hòa bình hay tội phạm chiến tranh?”

Hệ lụy thực sự của thương chiến Mỹ – Trung là gì?

Nguồn: Bejamin Studebaker, “The real stakes of Trump’s trade war with China,” The New Republic, 27/08/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Tổng thống Donald Trump và Trung Quốc sẽ leo thang một lần nữa vào ngày 1/9, khi chính quyền Trump dự kiến áp đặt mức thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước đó, mức thuế 25% đã được áp cho một số hàng hóa trị giá 250 tỷ USD khác. Nhiều động thái mới sẽ còn tiếp diễn vào mùa thu này khi hai quốc gia vẫn kiên trì cuộc chơi ăn miếng trả miếng của họ với nhau.

Theo ông Trump, chiến tranh thương mại là nhằm thúc đẩy mục tiêu tạo ra việc làm ở Mỹ, hay buộc Trung Quốc phải giao thương với Hoa Kỳ theo những điều khoản có lợi hơn. Các đảng viên Dân chủ lập luận rằng không kết quả nào kể trên sẽ xảy ra. Tuy nhiên, cuộc tranh luận xoay quanh việc liệu Trump có thể “thắng” cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hay không đang khá mơ hồ về chính định nghĩa thế nào gọi là “thắng”. Continue reading “Hệ lụy thực sự của thương chiến Mỹ – Trung là gì?”

Jimmy Lai: Tỉ phú Hồng Kông duy nhất dám đối đầu Bắc Kinh

Nguồn: Why pro-democracy troublemaker Jimmy Lai is the only Hong Kong multi-millionaire standing up to China”, CNN, 28/08/2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Jimmy Lai (Lê Trí Anh) đã trở thành tâm điểm của công luận trong nhiều thập niên qua.

Mọi sự bắt đầu khi ông trùm kinh doanh Hồng Kông – một người tị nạn từ Trung Quốc – tự thay đổi mình từ giữa những năm 1990 thành nhà sáng lập của tờ báo khiêu khích, chống Bắc Kinh, có tên gọi Apple Daily (Bình quả Nhật báo, hay Nhật báo Trái táo).

Một trong những quảng cáo giới thiệu tờ báo với thế giới miêu tả quan điểm của Lai theo cách thẳng thừng nhất: Bằng hình ảnh ông Lai ngồi trong nhà kho tối với một trái táo đỏ trên đầu, bị một người đàn ông trong bóng tối bắn tên loạn xạ vào người. Continue reading “Jimmy Lai: Tỉ phú Hồng Kông duy nhất dám đối đầu Bắc Kinh”

Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rốt cuộc là gì?

Nguồn: Udayan Das, “What Is the Indo-Pacific?”, The Diplomat, 13/07/2019.

Biên dịch: Đỗ Hương Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giống như mọi khu vực tưởng tượng khác trên bản đồ nhận thức, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một khái niệm gây tranh cãi với nhiều lối diễn giải đối lập.

Nhìn chung, tấm bản đồ thế giới có thể được phác họa và nhìn nhận theo ba cách. Người ta có thể phân chia thế giới dựa trên các ranh giới địa lý — đất và nước, cao nguyên và bán đảo, biển và đại dương. Một cách nhận thức khác về thế giới là thông qua các ranh giới chính trị, với các lục địa và quốc gia, đảo quốc và lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Cách thứ ba để diễn giải tấm bản đồ là qua việc dựng nên những không gian tưởng tượng vượt lên trên phạm vi bao hàm của cả hai khái niệm trên — một tấm bản đồ nhận thức vượt lên không gian vật lý. Những không gian tưởng tượng giống như vậy thường không có mặt trên bản đồ địa lý — đơn cử như khu vực Af-Pak (Afghanistan-Pakistan), và không phải lúc nào cũng tương thích với các chiều kích của không gian chính trị hiện hành, như trường hợp của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Continue reading “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rốt cuộc là gì?”

Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P2)

Nguồn: Richard McGregor, “Party Man: Xi Jinping’s Quest to Dominate China”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nỗi ám ảnh dai dẳng

Sự biến hóa của ông Tập đến từ nhiều yếu tố. Đà thăng tiến của hai đối thủ của ông, Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh, và Chu Vĩnh Khang, Bộ trưởng Bộ Công an, đã gióng hồi chuông báo động các lãnh đạo Đảng. Dưới thời Hồ Cẩm Đào, họ tỏ ra thận trọng trên nhiều mặt. Nay, với sự ủng hộ của ông Tập, các lãnh đạo quyết tâm loại bỏ Bạc và Chu. Hai ông này bị lật đổ sau một chuỗi dài các cuộc điều tra, phần lớn là về tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Sự sụp đổ của họ tạo nên một cơn địa chấn chính trị ở Trung Quốc. Ông Bạc là người con trai đầy cuốn hút của một anh hùng cách mạng (Bạc Nhất Ba), và là người chạy đua công khai cho một ghế lãnh đạo cấp cao ở trung ương. Còn ông Chu, một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị cho đến cuối năm 2012, tập trung được quyền lực to lớn từ các chức vụ của ông trong lực lượng an ninh mật và ngành năng lượng (ông từng là Bộ trưởng Đất đai và Tài nguyên). Vụ bắt giữ hai ông này vào năm 2012 và 2013 đã công khai các tội danh và đời sống tình dục trụy lạc của họ. Sau đó, truyền thông nhà nước, dẫn lời các quan chức cấp cao, cho biết cặp đôi này đã âm mưu tiến hành một cuộc đảo chính nội bộ nhằm ngăn ông Tập bước lên nắm quyền. Trong nội bộ Đảng, những hành động chính trị sai trái như vậy còn tệ hơn cả tham nhũng đơn thuần. Continue reading “Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P2)”

Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P1)

Nguồn: Richard McGregor, “Party Man: Xi Jinping’s Quest to Dominate China”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Joe Biden gặp Tập Cận Bình vào năm 2011, nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc đã dồn dập hỏi ngài Phó Tổng thống Mỹ một loạt các câu hỏi về nền chính trị Hoa Kỳ. Hệ thống vận hành như thế nào? Quan hệ giữa Nhà Trắng và Quốc hội ra sao? Bắc Kinh nên phân tích các dấu hiệu chính trị từ Washington như thế nào? Đối với Biden và các cố vấn của ông, đây là những câu hỏi rất được hoan nghênh sau gần một thập niên đầy “thất vọng” khi làm việc với người tiền nhiệm kín tiếng, kém sinh động của ông Tập – Hồ Cẩm Đào.

Song trải qua các buổi gặp và dùng bữa tại Bắc Kinh và Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, các vị khách Mỹ ngạc nhiên trước sự hào hứng của ông Tập về một chủ đề hoàn toàn khác. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường rất cẩn trọng tránh sa đà nói về tiểu sử của chính họ. Kể lại các câu chuyện cá nhân của họ trước các quan chức Trung Quốc, chứ đừng nói đến người nước ngoài, đồng nghĩa với việc nhắc lại lịch sử chính trị gần đây của Trung Quốc, một “bãi mìn” đầy rẫy các cuộc thanh trừng, phản bội, và những sự thay đổi ý thức hệ. Continue reading “Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P1)”