Thất nghiệp cơ cấu là gì?

unemployment

Nguồn:The three types of unemployment“, The Economist, 17/8/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong đợt suy thoái gần đây, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã tăng từ 4,4% đến 10%. Tăng trưởng kinh tế từ thời điểm đó đã được phục hồi. Nhưng thất nghiệp thì không hề về được gần mức thấp trước khủng hoảng: tỷ lệ thất nghiệp 6,2% của Mỹ vẫn cao hơn 40% so với cuối năm 2006. Các nhà kinh tế đang lấy bóng ma “thất nghiệp cơ cấu” để giải thích cho thực trạng này. Vậy “thất nghiệp cơ cấu” là gì? Continue reading “Thất nghiệp cơ cấu là gì?”

Tại sao Washington, DC lại muốn thành một tiểu bang?

27-statehood

Nguồn:Why Washington, DC is seeking statehood“, The Economist, 27/4/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 15/4/2016, Quận Columbia (DC) đã tổ chức chào mừng Ngày Giải phóng nô lệ, để kỷ niệm sắc lệnh giải phóng nô lệ năm 1862 của Abraham Lincoln vốn diễn ra tại Washington, DC. Năm nay, Muriel Bowser, thị trưởng thành phố, đã tận dụng dịp này để công bố các kế hoạch của bà về một cuộc trưng cầu dân ý toàn thành phố nhằm biến quận này trở thành một tiểu bang. Cuộc trưng cầu dân ý là một chiến thuật mới trong một nỗ lực đã kéo dài hàng thập niên nhằm đạt được địa vị của một tiểu bang. Tại sao Quận này lại muốn trở thành một bang vào thời điểm này? Continue reading “Tại sao Washington, DC lại muốn thành một tiểu bang?”

Vì sao thế giới dư thừa nguồn cung thép?

28-steel

Nguồn:Why the world has too much steel“, The Economist, 04/05/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai lò thép khổng lồ tại nhà máy thép Port Talbot, nhà máy thép lớn nhất nước Anh, vẫn tích cực hoạt động trong tuần này, đổ ra một lượng lớn sắt nóng chảy. Nhưng việc sản xuất thép từ quặng sắt ở đây có thể sớm phải kết thúc. Vào cuối tháng 3, chủ sở hữu của nhà máy, Tata Steel, nói rằng việc vận hành đang gây ra khoản lỗ hơn 1 triệu bảng Anh (1,45 triệu đô la) một ngày do giá thép thấp trên thị trường toàn cầu, và rằng họ có kế hoạch bán hoặc đóng cửa hoạt động của mình ở Anh bởi không còn khả năng gánh vác các khoản lỗ. Các công ty tham gia đấu giá sẽ có thời gian đến ngày 3/5 để tuyên bố liệu họ có muốn mua lại công ty này hay không. (Cho đến nay hai công ty tham gia đấu giá đã được công khai danh tính, một là kế hoạch mua cổ phần chi phối công ty của ban quản trị [management buy-out – MBO], và công ty thứ hai tham gia đấu giá là Liberty House, một tập đoàn sắt thép quốc tế.) Continue reading “Vì sao thế giới dư thừa nguồn cung thép?”

Việc cản trở dự luật được thực hiện như thế nào?

filibustering

Nguồn:How filibustering works“, The Economist, 03/05/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hồi tháng 3, các bộ trưởng của Quốc hội Hàn Quốc đã thiết lập một kỷ lục thế giới mới bằng cách phát biểu trong 192 giờ để trì hoãn một dự luật chống khủng bố vốn sẽ trao quyền giám sát không hạn chế cho các cơ quan tình báo của quốc gia này. Trong cuộc thảo luận marathon chín ngày này, một số nhà lập pháp đã đi giày thể thao và đọc các đoạn trích từ tác phẩm “1984” của George Orwell. Bất chấp sự kiên trì của họ, dự luật vẫn được thông qua. Dẫu sao thì cơ hội thành công của họ cũng vô cùng nhỏ. Các bộ trưởng đã có thể phải tiếp tục phát biểu trong tám ngày nữa (tới khi kết thúc kỳ họp) mới may ra ngăn chặn được dự luật. Nhưng đây là một ví dụ tuyệt vời cho hành động cản trở thông qua các dự luật (gọi là filibustering), một hành động có thể đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống chính trị và lập pháp. Continue reading “Việc cản trở dự luật được thực hiện như thế nào?”

Tại sao các thành phố Mỹ nâng lương tối thiểu?

tiền lương tối thiểu

Nguồn:Why American cities are raising the minimum wage“, The Economist, 09/05/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Tôi không biết làm sao mà người ta có thể sống với 7,25 USD một giờ”, Donald Trump đã thú nhận vào cuối tuần qua trên chương trình “Gặp gỡ Báo chí” của đài NBC. Mức lương tối thiểu liên bang trong một năm vào khoảng 15.000 USD, mức đó, như ông Trump cho thấy, không phải là nhiều: ngưỡng nghèo cho một cá nhân vào năm 2016 là 11.880 USD; cho một gia đình bốn người là 24.300 USD. Bất chấp nhiều yêu cầu tăng lương và đề xuất của Tổng thống Barack Obama về nâng mức lương giờ tối thiểu lên 10,10 USD, mặt bằng tiền lương ở Mỹ đã bị mắc kẹt tại mức 7,25 USD/giờ kể từ năm 2009. Hillary Clinton ủng hộ việc nâng con số này lên 12 USD, trong khi Trump, bất chấp phát biểu cảm thông của mình, nói rằng ông muốn bãi bỏ hoàn toàn mức lương tối thiểu liên bang. Ông cho rằng các tiểu bang nên được tự do thiết lập các ngưỡng giới hạn của mình. “Tôi muốn các bang được tự do và làm những gì họ phải làm”, ông nói. Continue reading “Tại sao các thành phố Mỹ nâng lương tối thiểu?”

Liệu biện pháp ‘tiền trực thăng’ có hiệu quả?

helicopter money

Nguồn:Why central banks are talking about throwing money from helicopters“, The Economist, 01/05/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các ngân hàng trung ương đã có những nỗ lực khác thường để khiến nền kinh tế đang sụt giảm của họ tăng trưởng một lần nữa: cắt giảm lãi suất về không (và xuống dưới cả mức đó) và mua một lượng lớn các khoản trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, khi các nước giàu tiếp tục vật lộn trong một thế giới lạm phát thấp và tăng trưởng yếu, bất chấp lãi suất chạm đáy, một đề xuất chính sách mới đang được đưa vào thảo luận: đó là “tiền trực thăng” (helicopter money), một cách nói vắn tắt cho việc in tiền để tài trợ cho chi tiêu chính phủ hoặc tài trợ tiền mặt cho người dân. Vào tháng 3, Mario Draghi, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, đã mô tả tiền trực thăng như một “khái niệm rất thú vị”. Haruhiko Kuroda, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, đã loại trừ phương án này vào thời điểm hiện tại khi được hỏi gần đây. Tuy nhiên, nếu tình trạng trì trệ càng kéo dài, thì khả năng chính phủ rốt cuộc phải thử nghiệm chính sách này sẽ càng cao. Tuy nhiên chính xác thì chính sách tiền trực thăng này vận hành như thế nào, và nó sẽ có tác động gì đối với nền kinh tế? Continue reading “Liệu biện pháp ‘tiền trực thăng’ có hiệu quả?”

Làm sao để thành công trong một chế độ độc tài?

23-dictatorship

Nguồn:How to get ahead in a dictatorship“, The Economist, 20/07/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mobutu Sese Seko, người cai trị Congo trong 32 năm, nổi tiếng vì phương pháp điều hành nội các “xáo trộn” của mình. Các vị phó của ông liên tục bị xoay vòng, điều chuyển một cách không thể lường trước từ các ghế bộ trưởng đến nhà tù và sống lưu vong, trước khi một lần nữa quay trở lại các chức vụ cấp cao. Trong suốt thời gian cầm quyền của mình, Mobutu đã dùng hàng trăm bộ trưởng. Số lượng bộ trưởng lớn là điều phổ biến trong nhiều chế độ độc tài, như một nghiên cứu mới tại 15 quốc gia Châu Phi đã chỉ ra. Tại sao các nhà độc tài lại hay thay đổi nội các của họ, và làm thế nào để các bộ trưởng có thể tránh bị sa thải, hoặc một tình huống thậm chí tồi tệ hơn? Continue reading “Làm sao để thành công trong một chế độ độc tài?”

Tại sao Thế chiến I không phải là cuộc thế chiến đầu tiên?

Thế chiến I

Nguồn:Why the first world war wasn’t really“, The Economist, 01/07/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thế giới – hay ít ra những quốc gia tham gia vào những sự kiện ban đầu của cuộc Thế chiến I – gần đây đã thể hiện mối quan tâm lớn đối với cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên này. Sự khởi đầu gần như ngẫu nhiên của nó – khoảng thời gian từ ngày 28/6/1914, khi người thừa kế ngai vàng của Áo-Hung bị ám sát bởi một người Bosnia theo chủ nghĩa dân tộc, đến những ngày đầu tiên của tháng Tám, khi Đức tuyên chiến với Nga và Pháp, kéo theo đồng minh của họ là Anh – đã thu hút sự quan tâm tìm hiểu của các nhà sử học. Trong khi đó, những thảm kịch sau đó đã thu hút sự chú ý của tất cả mọi người, dù rằng theo một cách tương đối khác. Nhưng liệu đó có phải là cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên? Nó chắc chắn là một cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng nó chắc chắn không phải là cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên. Continue reading “Tại sao Thế chiến I không phải là cuộc thế chiến đầu tiên?”

Tại sao không tặc không còn phổ biến?

không tặc

Nguồn:Why hijackings are no longer common“, The Economist, 30/03/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khoảng 15 phút sau khi một chuyến bay đến Cairo của hãng EgyptAir cất cánh từ Alexandria, Seif Eldrin Mustafa rời chỗ ngồi của mình. Anh ta tuyên bố rằng mình có một quả bom đeo quanh thắt lưng. Thông qua phi hành đoàn, anh ta chuyển một lời nhắn cho các phi công, yêu cầu chuyển hướng chuyến bay tới đảo Síp. Anh ta đe dọa rằng, nếu máy bay hạ cánh ở Ai Cập, anh ta sẽ làm nó nổ tung. Trong sự kiện này, tất cả 64 hành khách và phi hành đoàn cuối cùng cũng được thả ra một cách an toàn và gã không tặc đã đầu hàng chính quyền Síp. Một phát ngôn viên chính phủ cho biết, tình trạng (thần kinh) của anh ta được xác định là “không ổn định”. Anh ta đã cướp máy bay để có thể đoàn tụ với vợ cũ của mình hiện sống tại Síp. Điều đáng ngạc nhiên nhất về vụ việc là nó đã thực sự xảy ra. Không tặc một thời đã từng rất phổ biến, vậy tại sao bây giờ chúng lại trở nên hiếm hoi như vậy? Continue reading “Tại sao không tặc không còn phổ biến?”

Tại sao các công ty lại tập trung vào trí tuệ nhân tạo?

AI

Nguồn:Why firms are piling into artificial intelligence“, The Economist, 31/03/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đôi khi trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence – AI) bị xem là một điều giả tưởng của tương lai xa. Nhưng hiện nó là một nỗi ám ảnh lớn tại Thung lũng Silicon. Trong năm vừa qua, các công ty công nghệ đã chi 8,5 tỷ USD vào các thương vụ và các vụ đầu tư vào trí tuệ nhân tạo, cao gấp bốn lần so với năm 2010. Hầu như tất cả những người khổng lồ công nghệ trên thế giới, bao gồm cả Google, Microsoft, Facebook, Amazon và Baidu, đang cạnh tranh quyết liệt để tuyển dụng các chuyên gia AI giỏi nhất, nhanh chóng mua lại các dự án khởi nghiệp và đổ tiền vào nghiên cứu. Điều gì giải thích cho sự chuyển hướng đột ngột sang AI của các công ty tinh hoa về công nghệ? Continue reading “Tại sao các công ty lại tập trung vào trí tuệ nhân tạo?”

Vòm Sắt của Israel hoạt động như thế nào?

Iron Dome

Nguồn:How Israel’s “Iron Dome” works“, The Economist, 15/07/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Israel từ lâu đã được bảo vệ bởi “bức tường sắt” nổi tiếng của mình. Bây giờ những bức tường ấy còn có thêm một mái vòm. Các nhà sản xuất vũ khí của Israel đã phát minh ra một hệ thống chống tên lửa gọi là “Vòm Sắt” bao phủ không phận Israel. Các nhà sản xuất Vòm Sắt (Iron Dome) tuyên bố đây là hệ thống nhanh nhạy và đáng tin cậy nhất cho đến nay, có khả năng bắn hạ các tên lửa trong khoảng thời gian 15 giây từ khi phóng cho đến khi tác động vào tên lửa đối phương. Chương trình 1 tỷ USD này, được trợ cấp bởi Hoa Kỳ, đã tỏ ra hữu ích cho Israel trong chiến dịch Vành đai Bảo vệ (Operation Protective Edge), một chiến dịch gần đây để đối phó với Hamas tại Gaza. Theo Israel, các chiến binh Palestine đã phóng gần 1.000 quả tên lửa nhằm vào Israel, nhưng các thiết bị đánh chặn của Vòm Sắt đã bắn hạ 87% các mục tiêu của mình, cho phép cuộc sống ở các thành phố của Israel tiếp diễn gần như bình thường. Vậy Vòm Sắt hoạt động như thế nào? Continue reading “Vòm Sắt của Israel hoạt động như thế nào?”

Truyền thông xã hội thay đổi nền dân chủ như thế nào?

truyen thong xa hoi

Nguồn:How are social media changing democracy“, The Economist, 28/03/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump có thể không thích hợp để trở thành tổng thống của nước Mỹ, nhưng rõ ràng ông là một bậc thầy về truyền thông xã hội. Những dòng tweet thường gây sốc đã giúp ông trùm bất động sản-hóa-chính trị gia này có hơn 7 triệu người theo dõi trên Twitter. Và hầu hết các thông điệp của ông lại được nhìn thấy bởi hàng triệu người khác vì chúng được đăng lại hàng ngàn lần và bao phủ rộng khắp trên các phương tiện truyền thông chính thống. Do đó, chiến dịch của Trump là bằng chứng về tầm quan trọng của truyền thông xã hội đối với chính trị và tất cả các loại hành động tập thể khác. Điều này đang thay đổi nền dân chủ như thế nào? Continue reading “Truyền thông xã hội thay đổi nền dân chủ như thế nào?”

Vì sao nền dân chủ Myanmar còn nhiều thử thách?

20-Myanmar

Nguồn:Why Myanmar’s path to democracy will be bumpy“, The Economist, 03/04/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 30/03 tại Naypyidaw, thủ đô được xây dựng có chủ đích và kỳ lạ của Myanmar, ông Htin Kyaw đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống dân cử đầu tiên của quốc gia này trong hơn 50 năm qua. Quốc hội bầu ông làm tổng thống chỉ hơn hai tuần trước. Trong hệ thống bầu cử phức hợp của Myanmar, người dân bầu ra Quốc hội, và sau đó các nghị sĩ quốc hội sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống. Đảng của ông, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã giành đa số phiếu tuyệt đối ở cả hai viện của quốc hội vào cuối tháng 11/2015, cho phép họ bầu cho ứng cử viên mà họ lựa chọn một cách dễ dàng. Thein Sein, Tổng thống tiền nhiệm, đã bàn giao quyền lực một cách hòa bình. Min Aung Hlaing, người đứng đầu quân đội, lực lượng đã cai trị Myanmar trực tiếp hoặc thông qua đảng đại diện của nó kể từ năm 1962, cho biết ông ủng hộ sự chuyển đổi sang nền dân chủ của đất nước. Điều này có vẻ là một chiến thắng cho nền dân chủ Myanmar. Nhưng thực tế lại phức tạp hơn như vậy. Continue reading “Vì sao nền dân chủ Myanmar còn nhiều thử thách?”

Tại sao thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ lại gây tranh cãi?

EU-Turkish

Nguồn:Why the EU­Turkey deal is controversial“, The Economist, 11/04/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 20/03/2016, Liên minh Châu Âu (EU) đã ký một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn dòng người tị nạn đang tìm cách nhập cư vào châu Âu. Theo thỏa thuận, bất kỳ “người di cư bất thường mới” nào đến Hy Lạp sau ngày đó sẽ được gửi trở lại Thổ Nhĩ Kỳ. Đổi lại, các nước thành viên EU sẽ chấp nhận một người tị nạn Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ cho mỗi một người được gửi trả lại, và tăng tốc việc tự do hóa thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Vào ngày 04/04, nhóm người di cư đầu tiên, khoảng 200 người, chủ yếu là người Pakistan và Afghanistan, đã được gửi từ Hy Lạp trở lại Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi khoảng 43 người tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ đã được tái định cư ở các nước châu Âu. Tại sao thỏa thuận này lại gây tranh cãi? Continue reading “Tại sao thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ lại gây tranh cãi?”

Nguyên nhân xung đột ở Nagorno-Karabakh là gì?

Nagorno-Karabakh

Nguồn: The conflict in Nagorno-Karabakh“, The Economist, 15/04/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chỉ ít người chú ý tới cuộc giao tranh dữ dội nổ ra vào đầu tháng Tư ở Nagorno-Karabakh, một vùng đất bị tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan. Khoảng 50 người đã thiệt mạng trong bốn ngày khi xe tăng, máy bay trực thăng và đạn pháo thắp sáng một mặt trận đã bị lãng quên từ lâu. Sự hồi sinh của cuộc xung đột đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế khi tất cả các quan chức của Mỹ, Liên minh châu Âu và Nga đều kêu gọi các bên bình tĩnh nhằm ngăn chặn sự bùng phát của một cuộc chiến tranh trên diện rộng. Sau khi Moskva giúp làm cầu nối cho một thỏa thuận ngừng bắn, chiến sự đã chậm lại; tuy nhiên, hoà bình lâu dài vẫn là một ảo tưởng. Vậy mục đích của cuộc xung đột Nagorno-Karabakh là gì? Continue reading “Nguyên nhân xung đột ở Nagorno-Karabakh là gì?”

Hội nghị Bretton Woods 1944 quyết định những gì?

17-Bretton-woods

Nguồn:What was decided at the Bretton Woods summit“, The Economist, 30/06/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 01/07/1944, các chuyên gia tài chính của nhóm các nước giàu đã nhóm họp tại một khách sạn ở vùng núi New Hampshire để thảo luận về hệ thống tiền tệ thời hậu chiến. Hệ thống Bretton Woods nổi lên từ cuộc họp này đã chứng kiến sự hình thành của hai thể chế toàn cầu vẫn đang đóng vai trò quan trọng cho đến ngày nay: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Nó cũng lập ra một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định kéo dài cho đến đầu những năm 1970. Một động lực quan trọng cho các quốc gia tham dự hội nghị là cảm giác về sự hỗn loạn của hệ thống tài chính giữa hai cuộc thế chiến, với sự sụp đổ của hệ thống bản vị vàng, cuộc Đại Khủng hoảng và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ. Continue reading “Hội nghị Bretton Woods 1944 quyết định những gì?”

Tại sao đường sắt cao tốc của Nhật lại tốt như vậy?

tau cao toc

Nguồn:Why Japan’s high-speed trains are so good“, The Economist, 09/06/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê hồng Hiệp

Nhiều quốc gia dường như bị ám ảnh bởi đường sắt cao tốc. Vào ngày 04/06/2014, trong bài phát biểu khai mạc Quốc hội Anh năm 2014-15 của Nữ hoàng, chính phủ Anh khẳng định cam kết xây dựng một tuyến đường cao tốc gây tranh cãi có tên là HS2. Pháp đang dần mở rộng các tuyến đường sắt cao tốc (được gọi là TGV) trong khi các quốc gia khác, chẳng hạn như Tây Ban Nha và Trung Quốc, đang nhanh chóng mở rộng mạng lưới tàu cao tốc của mình. Tàu cao tốc của Nhật Bản thường được những người ủng hộ phát triển đường sắt coi là ví dụ điển hình, và các chính phủ vô cùng quan tâm đến việc có được những con tàu mới bóng loáng cho riêng quốc gia mình. Vậy Nhật Bản đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực đường sắt cao tốc như thế nào? Continue reading “Tại sao đường sắt cao tốc của Nhật lại tốt như vậy?”

Tại sao AK-47 phổ biến như vậy?

AK-47

Nguồn: “Why did the AK-47 become so popular?“, The Economist, 08/01/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mikhail Kalashnikov qua đời vào ngày 23/12/2013, ở tuổi 94. Tuy nhiên, phát minh đã 66 tuổi của ông, khẩu Avtomat Kalashnikova, vẫn đang còn sống. Được phát minh vào năm 1947 và lần đầu tiên được sử dụng bởi lực lượng quân đội Liên Xô vào năm 1949, súng trường tấn công AK-47 và các phiên bản phái sinh khác của nó hiện đang được sử dụng bởi các lực lượng vũ trang tại hơn 80 quốc gia, và tại nhiều quốc gia hơn nữa bởi những người dùng súng tự do. Không ai thực sự biết có bao nhiêu khẩu súng đang được lưu hành: 100 triệu khẩu là một phán đoán hợp lý. Nếu tính theo tỉ lệ trên toàn bộ số súng của thế giới – một con số khác mà không ai có thể đoán chắc được – thì các khẩu Kalashnikovs có lẽ chiếm hơn một phần mười tất cả số lượng vũ khí. Tại sao một phát minh cũ của Liên Xô lại vẫn đang chiếm ưu thế trong chiến tranh hiện đại như vậy? Continue reading “Tại sao AK-47 phổ biến như vậy?”

Chúng ta biết gì về Thánh Patrick?

Patrick

Nguồn:What we know about Saint Patrick“, The Economist, 16/03/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dù Thánh Patrick là ai, ông chắc chắn cũng không bao giờ mong đợi sự ồn ào mà mình tạo ra 15 thế kỷ sau khi ông qua đời. Trên khắp thế giới, ngày được dành riêng cho vị Thánh bảo hộ của xứ Ireland (17/3) hiện được xem là một dịp kỷ niệm sôi động, hầu như chỉ mang tính thế tục về tất cả mọi thứ liên quan đến Ireland hoặc được cho là như vậy. Lễ diễu hành hàng năm trên Đại lộ Số 5 New York thường được mô tả là cuộc diễu hành quần chúng lâu đời nhất của nước Mỹ. Dù xuất phát từ trước cuộc Cách mạng Mỹ, sự kiện này chỉ bắt đầu sôi động kể từ những năm cuối thế kỷ 19, khi những người Ireland Công giáo di cư, chạy trốn khỏi nghèo khổ và đói khát, bắt đầu khẳng định bản sắc của mình. Những tập quán khác thì xuất hiện gần đây hơn: chỉ khoảng 50 năm qua, sông Chicago mới được nhuộm một màu xanh lá cây để đánh dấu dịp lễ này. Vậy Thánh Patrick là ai? Continue reading “Chúng ta biết gì về Thánh Patrick?”

Mục đích ban đầu của cuộc chiến Crimea 1854 là gì?

crimenia

Nguồn:What the original Crimean war was all about“, The Economist, 18/03/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê hồng Hiệp

Vào ngày 16/03/2014, người Crimea đã bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý đầy vấn đề để ly khai khỏi Ukraine và gia nhập Liên bang Nga. Cuộc khủng hoảng trên bán đảo này đã khiến Nga quay sang chống lại Mỹ và EU, một tranh chấp ngoại giao tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Crimea, một vùng đất nằm trên bờ Biển Đen, là đối tượng cho cuộc tranh cãi giữa Nga và phương Tây. Ngày 28/03/1854 – 160 năm trước đây – Anh, một siêu cường thời đó, đã tuyên chiến với Nga. Cuộc xung đột sau đó đã diễn ra chủ yếu ở Crimea khi quân đội Anh và các đồng minh bao vây căn cứ hải quân chính của Nga ở Biển Đen tại Sebastopol. Vậy mục đích ban đầu của cuộc chiến Crimea là gì? Continue reading “Mục đích ban đầu của cuộc chiến Crimea 1854 là gì?”