10/07/1985: Pháp đánh chìm tàu của tổ chức Hòa Bình Xanh

Nguồn: The sinking of the Rainbow Warrior, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, tại bến cảng Auckland ở New Zealand, tàu Rainbow Warrior của Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) đã chìm sau khi các đặc vụ Pháp đi thuyền máy đã gài một quả bom trên thân tàu. Một người, nhiếp ảnh gia người Hà Lan Fernando Pereira, đã thiệt mạng. Rainbow Warrior, con tàu đại diện cho Tổ chức bảo tồn quốc tế Greenpeace, đang chuẩn bị cho một chuyến đi biểu tình đến một địa điểm thử nghiệm hạt nhân của Pháp ở Nam Thái Bình Dương. Continue reading “10/07/1985: Pháp đánh chìm tàu của tổ chức Hòa Bình Xanh”

20/02/1976: SEATO giải thể

Nguồn: SEATO disbands, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, sau 22 năm hoạt động, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) đã kết thúc hoạt động quân sự cuối cùng và lặng lẽ ngưng hoạt động. SEATO là một trong các tường thành của chính sách Chiến tranh Lạnh của Mỹ ở châu Á, nhưng chiến tranh Việt Nam đã gây tổn hại đến tính gắn kết của tổ chức này và đặt câu hỏi về tính hiệu quả của nó.

SEATO được thành lập vào năm 1954 trong một cuộc họp ở Manila dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles. Tám quốc gia – Mỹ, Pháp, Anh, Australia, New Zealand, Philippine, Thái Lan và Pakistan – đã cùng nhau tham gia vào tổ chức quốc phòng khu vực để “ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á.” Continue reading “20/02/1976: SEATO giải thể”

Chống lại sự can thiệp chính trị nội bộ của Trung Quốc

Nguồn: Anne-Marie Brady, “Resisting China’s magic weapon”, Lowy Institute, 27/09/2017

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong bộ phim kinh điển thời Chiến tranh Lạnh Invasion of the Body Snatchers, người ngoài hành tinh lặng lẽ xâm lăng trái đất bằng cách nhân bản thân thể của mỗi người mà họ gặp phải. Kết quả là “những bản sao” (pod people) hình thành đặc điểm thân thể, trí nhớ và tính cách của những con người mà họ thay thế. Vào thời đó, bộ phim được ngầm hiểu như câu chuyện ngụ ngôn cho các hoạt động gây ảnh hưởng chính trị. Điều này phản ánh nỗi lo sợ hiện hữu lúc ấy về tính dễ bị tổn thương của các xã hội dân chủ, cởi mở trước các ảnh hưởng nước ngoài vốn làm suy yếu chủ quyền và nền chính trị của họ. Continue reading “Chống lại sự can thiệp chính trị nội bộ của Trung Quốc”

13/12/1642: Tasman phát hiện ra New Zealand

Nguồn: Tasman discovers New Zealand, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1642, hoa tiêu người Hà Lan Abel Tasman đã trở thành nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên tìm thấy quần đảo Nam Thái Bình Dương mà ngày nay chúng ta gọi là New Zealand. Trong nỗ lực duy nhất nhằm đặt chân lên đảo, một số thủy thủ trong đoàn của Tasman đã bị giết bởi các chiến binh từ một bộ tộc thuộc Đảo Nam (South Island), những người cho rằng tiếng kèm trumpet của người châu Âu chính là tín hiệu bắt đầu một trận chiến. Continue reading “13/12/1642: Tasman phát hiện ra New Zealand”

29/06/1964: Binh sĩ New Zealand đầu tiên đến Việt Nam

Nguồn: First New Zealand troops arrive, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, 24 kỹ sư quân đội New Zealand đã đến Sài Gòn như là một dấu hiệu cho sự ủng hộ của nước này đối với nỗ lực của Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Đội quân này là một phần của Lực lượng Quân sự Thế giới Tự do (Free World Military Forces), một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm lôi kéo các nước khác ủng hộ việc Mỹ tham chiến tại Nam Việt Nam bằng cách gửi binh sĩ và hỗ trợ quân sự đến. Mức độ hỗ trợ không phải là vấn đề chính yếu; Johnson chỉ muốn minh hoạ tình đoàn kết quốc tế và sự đồng thuận đối với các chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á và ông tin rằng việc một số nước tham gia sẽ giúp đạt được điều đó. Nỗ lực này còn được gọi là chương trình “nhiều lá cờ” (many flags). Continue reading “29/06/1964: Binh sĩ New Zealand đầu tiên đến Việt Nam”

23/02/1955: Hội đồng SEATO nhóm họp lần đầu tiên

Nguồn: First council meeting of SEATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, trong cuộc họp hội đồng đầu tiên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), Ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố Mỹ cam kết bảo vệ khu vực khỏi sự xâm lăng của cộng sản. Cuộc họp và sự tham gia của Mỹ vào SEATO đã trở thành cơ sở để nước này hoạt động tích cực hơn tại Việt Nam.

SEATO được thành lập tại Manila năm 1954, trong một cuộc họp mà Dulles đứng ra kêu gọi. Sau đó, Mỹ, Anh, Pháp, Úc, New Zealand, Thái Lan, Pakistan và Philippines trở thành các thành viên của tổ chức phòng thủ khu vực này. Mỹ thành lập SEATO chủ yếu là để phản ứng trước “tình hình đang xấu đi” tại Đông Nam Á. Continue reading “23/02/1955: Hội đồng SEATO nhóm họp lần đầu tiên”

22/01/1840: Thực dân Anh đặt chân đến New Zealand

Nguồn: British colonists reach New Zealand, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1840, dưới sự lãnh đạo của chính khách người Anh – Edward G. Wakefield, thực dân Anh lần đầu tiên đặt chân đến cảng Nicholson trên đảo Auckland, New Zealand.

Năm 1642, hoa tiêu người Hà Lan, Abel Tasman, đã trở thành người châu Âu đầu tiên khám phá ra quần đảo ở Nam Thái Bình Dương mà sau này được gọi là New Zealand. Khi cố gắng cập bến lên đất liền, một số thành viên trong đoàn của Tasman đã bị các chiến binh Maori bản địa giết chết. Nguyên nhân là vì người Maori xem tiếng kèn trumpet ra hiệu của người châu Âu là dấu hiệu của một cuộc chiến. Continue reading “22/01/1840: Thực dân Anh đặt chân đến New Zealand”

Tên gọi New Zealand có từ đâu?

2015-12-17-03

Nguồn: “What’s new about New Zealand?”, History.com (truy cập ngày 17/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Ngày nay, nhiều người đã biết rằng những nơi như New York và New London được đặt tên theo các địa danh ở Anh, nhưng còn New Zealand thì sao? Vùng Zealand gốc là ở đâu vậy? Để có được câu trả lời, chúng ta phải tìm về giai đoạn đầu của phong trào thám hiểm của người châu Âu, và tên gọi gốc của New York – New Amsterdam – mang lại cho chúng ta một manh mối.

Các nhà thám hiểm Hà Lan là những người châu Âu đầu tiên khởi hành ra biển đi tìm những vùng đất lạ, và thế giới ngày nay vẫn còn mang nhiều vết tích của di sản đó. Năm 1642, nhà thám hiểm và hàng hải Hà Lan Abel Tasman (tên ông đã được đặt cho đảo Tasmania của Australia) đã khởi hành với nhiệm vụ thám hiểm vùng nam Thái Bình Dương với tư cách đại diện cho Công ty Đông Ấn Hà Lan, và đến được những vùng lãnh thổ ngày nay là New Zealand, Tonga, và Fiji. Khi ông trở về báo lại những phát hiện của mình, các vùng đó đã được thêm vào bản đồ thời bấy giờ. Continue reading “Tên gọi New Zealand có từ đâu?”