26/09/1996: Shannon Lucid trở lại Trái Đất

Nguồn: Shannon Lucid returns to Earth, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, phi hành gia người Mỹ Shannon Lucid đã trở về Trái Đất trên tàu con thoi Atlantis của Mỹ, sau sáu tháng bay trong quỹ đạo không gian trên trạm vũ trụ Mir của Nga.

Ngày 23/03/1996, Lucid được Atlantis đưa đến Mir với thời gian lưu trú theo kế hoạch là 5 tháng. Là một nhà hóa sinh, Lucid đã chia sẻ Mir với hai phi hành gia người Nga, Yuuri Onufriyenko và Yury Usachev, cùng tiến hành các thí nghiệm khoa học trong thời gian ở lại trạm. Bà là người phụ nữ Mỹ đầu tiên sống trong một trạm vũ trụ. Continue reading “26/09/1996: Shannon Lucid trở lại Trái Đất”

26/09/1888: Ngày sinh T.S. Eliot

Nguồn: T.S. Eliot is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1888, nhà thơ T.S. Eliot đã chào đời tại St. Louis, Missouri. Eliot xuất thân từ một dòng họ danh giá, một trong các tổ tiên của ông đã đến Boston vào năm 1670 trong khi một người khác chính là nhà sáng lập Đại học Washington ở St. Louis. Cha của Eliot là một doanh nhân, còn mẹ của ông thì luôn tích cực tham gia vào các tổ chức từ thiện địa phương.

Eliot có một bằng cử nhân tại Harvard, sau đó chuyển đến học tại trường Sorbonne, rồi trở lại Harvard để học tiếng Phạn (Sanskrit), và cuối cùng đến học tại Oxford. Sau khi gặp gỡ nhà thơ và người bạn tri kỷ Ezra Pound, Eliot chuyển đến sinh sống tại Anh. Năm 1915, ông kết hôn với Vivian Haigh-Wood, nhưng cuộc hôn nhân giữa họ không hạnh phúc, một phần do tinh thần của bà không ổn định. Bà qua đời trong một viện tâm thần vào năm 1947. Continue reading “26/09/1888: Ngày sinh T.S. Eliot”

26/09/1944: Lính Đồng minh bị quân Đức tàn sát tại Arnhem

Nguồn: Allies slaughtered by Germans in Arnhem, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Chiến dịch Market Garden, một kế hoạch của quân Đồng minh nhằm đánh chiếm các cây cầu ở thị trấn Arnhem của Hà Lan đã thất bại, khiến cho hàng nghìn quân Anh và Ba Lan bị giết, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh.

Tướng Anh Bernard Montgomery đưa ra ý tưởng chiến dịch giành quyền kiểm soát các cây cầu bắc qua sông Rhine, từ Hà Lan sang Đức, như một chiến lược để tạo ra “một cuộc thọc sâu mạnh mẽ nhắm thẳng đến trái tim của nước Đức.” Kế hoạch này dường như đã bị xui xẻo ngay từ đầu. Nó được phát động vào ngày 17/09, khi lính dù đổ bộ xuống Arnhem. Dù đã cầm cự hết sức có thể để chờ quân tiếp viện, cuối cùng họ vẫn buộc phải đầu hàng. Continue reading “26/09/1944: Lính Đồng minh bị quân Đức tàn sát tại Arnhem”

26/09/1918: Chiến dịch Meuse-Argonne bắt đầu

Nguồn: Meuse-Argonne offensive opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào lúc 5 giờ 30 phút sáng ngày này năm 1918, sau một cuộc oanh tạc kéo dài sáu tiếng kể từ đêm hôm trước, hơn 700 xe tăng của quân Hiệp Ước, theo sát bởi bộ binh, đã tiến vào căn cứ của Đức trong Rừng Argonne nằm dọc theo Sông Meuse.

Trên đà thành công của các cuộc tấn công trước đó của phe Hiệp Ước tại Amiens và Albert trong mùa hè năm 1918, chiến dịch Meuse-Argonne, được thực hiện bởi 37 sư đoàn của Pháp và Mỹ, thậm chí còn tham vọng hơn. Với mục đích tiêu diệt hoàn toàn Tập đoàn Quân số 2 của Đức, Tư lệnh Tối cao phe Hiệp Ước, Ferdinand Foch, đã ra lệnh cho Tướng John J. Pershing lên nắm quyền chỉ huy tổng thể cuộc tấn công. Lực lượng Viễn chinh Mỹ (AEF) của Pershing sẽ đóng vai trò tấn công chủ lực, trong chiến dịch lớn nhất của Mỹ trong Thế chiến I. Continue reading “26/09/1918: Chiến dịch Meuse-Argonne bắt đầu”

26/09/1989: Xô viết Tối cao thông qua luật chống kiểm duyệt

Boris-Pasternak-1

Nguồn:Anti-censorship law approved by Soviet legislature,” History.com (truy cập ngày 25/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, trong một trong những dấu hiệu phấn khởi nhất cho thấy lời hứa của nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev về sự cởi mở chính trị ở nước Nga đang trở thành hiện thực, các ủy ban của Xô viết Tối cao đã thông qua một dự luật cho phép xuất bản sách, báo, và tạp chí mà không cần sự phê duyệt của chính phủ. Đạo luật này là một lời cự tuyệt đối với quá khứ Xô viết, quãng thời gian mà sự kiểm duyệt của chính phủ đối với báo chí là một thực tế của cuộc sống.

Trong suốt thời kỳ hậu Thế chiến II, kiểm duyệt ở Liên Xô trở nên chặt chẽ hơn cả những năm trước chiến tranh. Dưới vỏ bọc là để “bảo vệ” công dân Liên Xô khỏi những lý tưởng phương Tây “suy đồi” và những tư tưởng “phản động,” chính phủ Liên Xô thường xuyên kiểm duyệt báo chí. Báo chí chỉ đơn thuần là một cơ quan của Đảng Cộng sản Liên Xô. Sách và tạp chí phải được phê duyệt trước khi xuất bản. Các tác giả như Boris Pasternak, có tác phẩm Bác sĩ Zhivago bị cấm từ năm 1956, sẽ không thể xuất bản sách ở Liên Xô. Nền kiểm duyệt còn mở rộng sang cả các lĩnh vực nghệ thuật và âm nhạc. Continue reading “26/09/1989: Xô viết Tối cao thông qua luật chống kiểm duyệt”