28/09/1918: Cuộc diễu hành khiến hàng nghìn người nhiễm cúm Tây Ban Nha

Nguồn: Philadelphia parade exposes thousands to Spanish flu, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, một cuộc diễu hành của Liberty Loan (Trái phiếu Tự do) ở Philadelphia đã gây ra một đợt bùng phát dịch cúm Tây Ban Nha lớn trong thành phố. Vào thời điểm dịch bệnh kết thúc, ước tính có khoảng 20 triệu đến 50 triệu người đã chết trên toàn thế giới.

Cúm (Influenza) là một loại virus rất dễ lây lan. Nó tấn công hệ hô hấp và có thể biến đổi rất nhanh để tránh bị hệ thống miễn dịch của con người tiêu diệt. Nhìn chung, chỉ những người rất già và rất trẻ mới dễ bị tử vong do cúm. Dù đại dịch cúm năm 1889 đã giết chết hàng nghìn người trên khắp thế giới, nhưng phải đến năm 1918, người ta mới phát hiện ra mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Continue reading “28/09/1918: Cuộc diễu hành khiến hàng nghìn người nhiễm cúm Tây Ban Nha”

28/09/2018: Tuyến vận chuyển Bắc Cực được mở do băng tan

Nguồn: Arctic shipping lane opens due to ice melt; cargo ship completes the journey, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2018, tàu chở hàng Venta Maersk cập cảng St. Petersburg, Nga, hơn một tháng sau khi khởi hành từ Vladivostok ở bờ bên kia đất nước. Chuyến đi thành công xuyên qua vùng Bắc Cực của Nga (Russian Arctic) là một bước ngoặt đối với ngành vận tải biển quốc tế, đồng thời là một lời nhắc nhở nghiêm túc về mức độ tan chảy của các chỏm băng trên Trái Đất. Continue reading “28/09/2018: Tuyến vận chuyển Bắc Cực được mở do băng tan”

28/09/1928: Alexander Fleming tìm ra Penicillin

Nguồn: Penicillin discovered by Sir Alexander Fleming, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1928, Sir Alexander Fleming – lúc bấy giờ còn là một nhà vi khuẩn học trẻ tuổi – đã tình cờ phát hiện điều sẽ trở thành một trong những phát triển vĩ đại của y học hiện đại. Sau khi để một đĩa vi khuẩn tụ cầu (staphylococcus) bên ngoài mà không đậy lại, Fleming nhận thấy rằng một loại nấm mốc rơi vào đĩa nuôi cấy đã giết chết nhiều cá thể vi khuẩn. Ông sớm xác định loại nấm mốc đó là penicillium notatum, tương tự như loại được tìm thấy trên bánh mì. Continue reading “28/09/1928: Alexander Fleming tìm ra Penicillin”

28/09/1781: Trận Yorktown bắt đầu

Nguồn: Battle of Yorktown begins, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1781, Tướng George Washington – chỉ huy một lực lượng gồm 17.000 quân Pháp và quân Lục địa – đã bắt đầu cuộc bao vây tướng Charles Cornwallis và 9.000 quân Anh tại Yorktown, Virginia. Được gọi là Trận Yorktown, đây là trận đánh quan trọng nhất trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ.

Trước đó, hạm đội của Pháp do Francois, Bá tước xứ Grasse, chỉ huy đã rời St. Domingue (lúc đó là thuộc địa của Pháp và nay là Haiti) để đến Vịnh Chesapeake, còn Cornwallis đã chọn Yorktown – địa điểm nằm ở cửa vịnh Chesapeake – làm căn cứ của mình. Washington nhận ra đã đến lúc phải hành động. Ông đã ra lệnh cho Hầu tước Lafayette và 5.000 lính Mỹ chặn đường rút lui trên bộ của Cornwallis từ Yorktown, trong khi hạm đội hải quân Pháp chặn đường rút lui trên biển. Continue reading “28/09/1781: Trận Yorktown bắt đầu”

28/09/1994: Tàu Estonia bị chìm, 852 người thiệt mạng

Nguồn: Estonia sinks, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, 852 người đã thiệt mạng trong một trong những thảm họa hàng hải tồi tệ nhất thế kỷ khi Estonia, một tàu chuyên chở xe hơi và hành khách, chìm ở Biển Baltic.

Con tàu do Đức chế tạo đang trên hành trình qua đêm từ Tallinn, thủ đô của Estonia, đến Stockholm, Thụy Điển, thì bị chìm ngoài khơi Phần Lan. Estonia, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ giành được độc lập vào năm 1991 (lính Nga cuối cùng rời khỏi nước này vào năm 1994), là điểm đến du lịch phổ biến với giá cả phải chăng cho người Thụy Điển. Estonia thuộc loại phà “ro-ro” – thường xuyên tổ chức tiệc buffet Smörgåsbord, nhạc sống, khiêu vũ và rượu, ngoài ra còn cho phép hành khách điều khiển xe của mình chạy dọc con tàu (đi vào ở một đầu và đi ra ở đầu kia.) Continue reading “28/09/1994: Tàu Estonia bị chìm, 852 người thiệt mạng”

28/09/1066: William “Kẻ chinh phạt” xâm lược nước Anh

Harold_dead1

Nguồn:William the Conqueror invades England,” History.com (truy cập ngày 27/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1066, tuyên bố mình có quyền thừa kế ngai vàng nước Anh sau khi vua Edward qua đời vào tháng 1 trước đó, William, công tước xứ Normandy, bắt đầu cuộc chinh phạt nước Anh từ Pevensey trên bờ biển phía Đông Nam đảo Anh. Thất bại sau đó của Vua Harold II trong trận Hastings đã đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Anh.

William là con ngoài giá thú của Robert I, công tước xứ Normandy, với vợ lẽ Arlette của ông, con gái một thợ thuộc da ở thị trấn Falaise (thuộc tỉnh Calvados của Pháp ngày nay). Do không có người con trai nào khác ngoài William, công tước Robert đã chỉ định ông làm người thừa kế của mình, và sau khi Robert I qua đời năm 1035, William chính thức trở thành công tước xứ Normandy từ năm bảy tuổi. Continue reading “28/09/1066: William “Kẻ chinh phạt” xâm lược nước Anh”