“Giải độc” IS bằng tư tưởng thần học Trung Cổ

21akyol-master675

Nguồn: Mustafa Akyol, “The Medieval Antidote to ISIS”, The New York Times, 21/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc tàn sát gần đây ở Paris và San Bernardino, California một lần nữa cho thấy khả năng của cái gọi là Nhà nước Hồi Giáo trong việc lôi kéo những người Hồi Giáo bất mãn. Bằng cách sử dụng một sự pha trộn giữa việc diễn giải kinh Quran sát theo nghĩa đen và tự khẳng định “chính nghĩa” của mình, nhóm cực đoan này đã có thể thuyết phục các thanh niên, thiếu nữ từ khắp Pakistan đến Bỉ tuyên bố trung thành với nó và hành động bạo lực nhân danh nó.

Đây là lý do mà hệ tư tưởng tôn giáo của Nhà nước Hồi Giáo cần phải được xem xét nghiêm túc. Sẽ là sai lầm khi cho rằng những tư tưởng của nhóm này đại diện cho Hồi Giáo chính thống, như những người bài Hồi Giáo thường hay làm, và cũng không đúng khi nghĩ rằng Nhà nước Hồi Giáo “không liên quan gì đến đạo Hồi” như là những người Hồi Giáo sợ những người bài Hồi Giáo thường nói. Thực tế, những kẻ cầm đầu thánh chiến rất am hiểu tư tưởng và giáo lý Hồi Giáo cho dù chúng sử dụng hiểu biết của mình cho những mục đích lầm lạc và tàn ác. Continue reading ““Giải độc” IS bằng tư tưởng thần học Trung Cổ”

Vụ cướp ngân hàng lịch sử ở Hy Lạp

greece_bailout-692x360

Nguồn: Yanis Varoufakis, “The Great Greek Bank Robbery”, Project Syndicate, 15/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ năm 2008, những đợt giải cứu ngân hàng đã dẫn đến việc chuyển nhiều tổn thất của các cá nhân sang cho người trả thuế ở châu Âu và Mỹ. Đợt giải cứu ngân hàng Hy Lạp gần đây nhất là một cảnh báo về cách mà chính trị (trong trường hợp này là ở châu Âu) đã hướng tới việc tối đa hóa tổn thất của công chúng để mang lại những lợi ích đáng nghi vấn cho các cá nhân như thế nào.

Vào năm 2012, nhà nước Hy Lạp hết khả năng chi trả đã mượn 41 tỉ euro (45 tỉ đô la, tương đương 22% tổng thu nhập quốc gia ngày càng giảm dần của Hy Lạp) từ những người trả thuế châu Âu để tái cấp vốn cho những ngân hàng thương mại Hy Lạp không còn khả năng chi trả. Với một nền kinh tế bị kìm nén trong vòng vây của những khoản nợ không bền vững, và vòng xoáy nợ – giảm phát đi kèm với nó, khoản vay mới và những điều kiện thắt lưng buộc bụng đi kèm chính là những xiềng xích. Ít ra thì người Hy Lạp được hứa là gói cứu trợ này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho các ngân hàng nước này từ đó trở đi. Continue reading “Vụ cướp ngân hàng lịch sử ở Hy Lạp”

Bảo tàng Boris Yeltsin âm thầm thách thức Putin

BORIS YELTSIN PRESIDENTIAL CENTER

Nguồn: Masha Gessen, “Boris Yeltsin quietly challenges Putin”, The New Yorker, 09/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Nga lâu nay bị ám ảnh bởi những đặc lợi, và biểu tượng của nó là các phương tiện vận chuyển. Đó là lý do vì sao ba khu trưng bày quan trọng đầu tiên tại Trung tâm Tổng thống Boris Yeltsin, được khai trương vào cuối tháng 7 vừa qua tại Yekaterinburg, lại bao gồm hai xe hơi và một xe buýt điện.

Chiếc đầu tiên, được dùng để thu hút khách đến bảo tàng, được tọa lạc tại một tòa nhà mới xây chung với một số cửa hàng và phòng tranh, là một chiếc Zil lớn màu đen, chiếc siêu limousine cực kỳ vuông vắn mà Yeltsin từng sử dụng khi ông còn là bí thư thứ nhất – chức tương tự như thị trưởng – ở Yekaterinburg (hồi đó được gọi là Sverdlovsk) vào thập niên 1970 và 1980. Chiếc thứ hai, được đặt tại lối vào của bảo tàng, là một chiếc Zil còn to hơn – có tính năng chống đạn và được lắp ráp bằng tay –  được Yeltsin sử dụng khi ông còn là tổng thống, từ năm 1991 đến 1999. Continue reading “Bảo tàng Boris Yeltsin âm thầm thách thức Putin”

Đất và máu: Nguồn gốc của Thế chiến II tại châu Á

osaka-sb01s

Nguồn: Panka J. Mishra, “Land and blood: The origins of the Second World War in Asia”, The New Yorker, 25/11/2013.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đánh giá lại tầm quan trọng của chiến tranh Trung – Nhật

“Chúng ta sẽ có một cuộc chiến của riêng mình”, W. H. Auden nói với Christopher Isherwood trong lúc họ đang trên đường đến Hồng Kông vào tháng 1/1938 để viết một cuốn sách về cuộc xâm lược Trung Quốc của Nhật. Trong khi cuộc nội chiến Tây Ban Nha, theo Isherwood, “đã đầy những nhà quan sát có tên tuổi”, thì ít ai ở Phương Tây biết đến những Guernica (một thành phố Tây Ban Nha bị tàn phá) của chiến tranh Trung-Nhật lần hai, bao gồm cuộc hãm hiếp và tàn sát hàng vạn dân thường tại Nam Kinh bởi lính Nhật. Auden, trong bài thơ “Trong thời chiến” (In Time of War) (1939) viết, “Bản đồ có thể chỉ những nơi/Mà cuộc sống giờ thật bạo tàn/Nam Kinh. Dachau.” Tại Vũ Hán, thủ đô thời chiến bị vây hãm của Trung Quốc, Isherwood có trực cảm rằng “ẩn chứa ở đây là tất cả những đầu mối vốn cho phép một chuyên gia nếu tìm ra được chúng sẽ có thể dự đoán được những sự kiện trong 50 năm tiếp theo.” Continue reading “Đất và máu: Nguồn gốc của Thế chiến II tại châu Á”

Tác động từ cách mạng dầu đá phiến của Mỹ

shutterstock_175228745

Nguồn: Martin Wolf, “Understanding the new global oil economy”, The Financial Times, 01/12/2015

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu mức nhập khẩu của Mỹ giảm, tầm quan trọng của một Trung Đông ổn định đối với Mỹ sẽ giảm trong khi lại tăng với Trung Quốc và Ấn Độ.

Tại sao giá dầu giảm? Đây có phải là một hiện tượng tạm thời hay nó phản ánh một thay đổi mang tính cấu trúc của thị trường dầu quốc tế? Nếu mang tính cấu trúc, nó sẽ có nhiều hệ quả quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, địa chính trị và khả năng kiềm chế biến đổi khí hậu của chúng ta.

Nếu lấy giá tiêu dùng Mỹ làm hệ số giảm phát, thì giá dầu thực tế đã giảm hơn một nửa từ tháng 6/2014 đến tháng 10/2015. Vào tháng 10/2015, giá dầu thực tế thấp hơn giá trung bình kể từ năm 1970 đến 17%, cho dù vẫn cao hơn mức giá đầu thập niên 1970 và thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2000 (xem biểu đồ). Continue reading “Tác động từ cách mạng dầu đá phiến của Mỹ”

Ảo tưởng cải cách dưới thời Tập Cận Bình

xi-jinping

Nguồn: Ian Johnson, “Xi’s China: The Illusion of Change”, The New York Review of Books, 29/11/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Người ta thường nhận xét Tập Cận Bình là lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua, thậm chí từ thời của Mao. Ông được công nhận, dù đôi lúc miễn cưỡng, rằng đã đeo đuổi một chính sách ngoại giao quyết liệt, các cải cách kinh tế, và một chiến dịch trấn áp tham nhũng mang tính lịch sử.

Nhưng khi Tập kết thúc năm thứ ba cầm quyền vào tháng này, sự đánh giá trên ngày càng trở nên sai lầm, khi Trung Quốc vẫn bị cầm chân bởi những điều cấm kỵ đã giới hạn những người tiền nhiệm của Tập. Điểm cốt lõi ở đây là một chính quyền độc đảng không muốn rút khỏi vai trò lãnh đạo đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Lĩnh vực duy nhất mà chính quyền cho thấy sự sáng tạo thực thụ là việc tìm ra những phương thức mới để hợp thức hóa sự cai trị của họ, thông qua cách lảng tránh những vấn đề mà đất nước thực sự đối mặt. Continue reading “Ảo tưởng cải cách dưới thời Tập Cận Bình”

Giới “con ông cháu cha” và tương lai nước Nga

01_R15JUD_1192489k

Nguồn: Ben Judah, “Young, rich and grabbing the reins of Russia”, The Sunday Times, 15/11/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đằng sau một bức màn thép bí mật, cô con gái tỷ phú của Putin và con của những đầu sỏ khác đang tạo dựng nên những triều đại mới. Nhưng có những nỗi lo sợ rằng họ không được trang bị đầy đủ để nắm quyền.

Moskva là thành phố của những bí mật. Không ai biết chắc nơi đặt các tuyến metro bí mật phục vụ điện Kremlin hoặc độ sâu của các hầm quân sự. Gia đình của Putin là một trong những bí mật đó. Vợ cũ Lyudmila và các con gái của Putin, Maria và Katerina, được bảo vệ kỹ lưỡng bởi cục tình báo FSB y như các bí mật kỹ thuật tên lửa của Nga. Continue reading “Giới “con ông cháu cha” và tương lai nước Nga”

Những người tiêu dùng “bất đắc dĩ” của Trung Quốc

1433819571605

Nguồn: Keyu Jin, “China’s Unwilling Consumers”, Project Syndicate, 11/11/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những năm qua, các lãnh đạo Trung Quốc đã theo đuổi việc “tái cân bằng” nền kinh tế. Mô hình kinh tế hiện hữu của Trung Quốc vốn dựa vào đầu tư và xuất khẩu sẽ được thay thế bởi một mô hình mới dựa vào dịch vụ và tiêu dùng nội địa. Đó là một sự thay đổi cần thiết đối với Trung Quốc. Không may là tăng trưởng dựa vào tiêu dùng sẽ còn là một điều xa vời.

Đúng là tỉ lệ đóng góp của tiêu dùng trong GDP đã tăng chút ít trong vài năm qua. Nhưng điều đó chủ yếu phản ánh nhu cầu đầu tư yếu, chứ không phải là tăng trưởng tiêu dùng mạnh. Sự thật là tích lũy tài sản vẫn là mục đích chính của các hộ gia đình Trung Quốc. Và do cấu trúc của nền kinh tế Trung Quốc, thị trường tài chính thiếu phát triển, và chế độ an sinh xã hội kém, nên mức tiết kiệm dự phòng cao sẽ vẫn tiếp tục tồn tại trong tương lai gần. Continue reading “Những người tiêu dùng “bất đắc dĩ” của Trung Quốc”

Căn cứ Mỹ khiến Okinawa muốn độc lập với Nhật

Map-okinawa-pref

Nguồn:US bases, other sore points fuel support for Okinawan independence”, Today Online, 04/11/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Trong một văn phòng cũ kỹ ở bên dưới một phòng bida tại thành phố Naha, thủ phủ của Okinawa ở phía nam Nhật Bản, một nhóm nhỏ đang mơ ước về một đất nước mới.

Vây quanh bởi những lá cờ có ba ngôi sao trên hai lằn màu xanh dương, tượng trưng cho biển và vùng trời Okinawa, họ là đại diện cho một phong trào mới hồi sinh với mục đích là tuyên bố quần đảo Ryukyu, trong đó có đảo Okinawa, được độc lập khỏi nước Nhật.

“Sự ủng hộ độc lập cho quần đảo Ryukyu ngày càng tăng lên”, ông Chousuke Yara, một ứng cử viên tranh cử vốn ủng hộ phong trào, nói. “Mọi người đang dần hiểu là quần đảo Okinawa từng là một phần của vương quốc Ryukyu, sau đó bị Nhật xâm chiếm và bị Nhật hóa thông qua giáo dục”. Continue reading “Căn cứ Mỹ khiến Okinawa muốn độc lập với Nhật”

Tham nhũng ở Trung Quốc: Tác động và giải pháp

15000516391_3da0a1ac96_o

Nguồn: Paulo Mauro, “Curbing Chinese Corruption”, Project Syndicate, 15/09/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi các nhà chính trị học cho rằng tham nhũng đôi khi có thể giúp nền kinh tế phát triển, họ thường nghĩ tới Trung Quốc như một ví dụ điển hình. Trong một nền kinh tế mà một số ngành vẫn bị trói buộc bởi những luật lệ và bị quản lý một cách sâu rộng, những khoản hối lộ để đổi lấy giấy phép đôi khi có thể mang lại một phần nào đó bề ngoài của một thị trường tự do.

Quả thật, tuy tham nhũng thường gây tác hại đến phát triển kinh tế, nhưng có lập luận cho rằng sau khi Trung Quốc bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường vào cuối những năm 1970, tham nhũng là một điều xấu xa cần thiết, bởi vì hoàn cảnh khởi đầu đặc biệt của nước này, đó là sự quản lý chặt chẽ của nhà nước và quy mô thương mại quốc tế hạn chế. Continue reading “Tham nhũng ở Trung Quốc: Tác động và giải pháp”

Nghệ thuật chuyển vốn ra ngoài bằng tác phẩm hội họa

india-christies

Nguồn: Kenneth Rogoff, “The Art of Capital Flight”, Project Syndicate, 04/09/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Trung Quốc phát triển chậm lại sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường các tác phẩm mỹ thuật đương đại đang nóng hổi? Câu hỏi này có thể không phải là một câu hỏi rõ ràng cho đến khi người ta nhận ra rằng đối với những nhà đầu tư đến từ các thị trường mới nổi thì các tác phẩm nghệ thuật là một công cụ quan trọng để di chuyển vốn và cất giấu tài sản. Những nhà đầu tư này đã trở thành một nhân tố quan trọng trong việc hình thành bong bóng giá ngoạn mục của thị trường các tác phẩm nghệ thuật trong những năm vừa qua. Vì thế, khi các nền kinh tế mới nổi từ Nga cho tới Brazil đang vướng vào suy thoái, liệu bong bóng này có vỡ hay không?

Chỉ mới 5 tháng trước, Larry Fink, chủ tịch kiêm tổng giám đốc của BlackRock, công ty quản lý quỹ lớn nhất thế giới, tuyên bố trước một nhóm thính giả ở Singapore rằng các tác phẩm nghệ thuật đương đại đã trở thành một trong hai công cụ tích lũy tài sản quan trọng nhất trên toàn thế giới, cùng với các căn hộ trong những thành phố lớn như là New York, London hay Vancouver. Mua vàng để đề phòng lạm phát ư? Quên nó đi, hãy mua tranh! Continue reading “Nghệ thuật chuyển vốn ra ngoài bằng tác phẩm hội họa”

Đằng sau cuộc đối đầu giữa Hy Lạp và châu Âu

_81048451_tv025906172

Nguồn: Yanis Vaoufakis, “Democratizing the Eurozone”, Project Syndicate, 01/09/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giống như Macbeth,[1] những người làm chính sách thường phạm thêm những sai lầm mới để che giấu những tội lỗi cũ. Và các hệ thống chính trị (phải) chứng minh giá trị của chúng bằng việc nhanh chóng chấm dứt các sai lầm chính sách triền miên và chất chồng lên nhau của các quan chức. Nhưng nếu đánh giá bằng tiêu chuẩn nay, thì khu vực Eurozone, bao gồm 19 nền dân chủ lâu đời, bị tụt lại đằng sau nền kinh tế phi dân chủ lớn nhất thế giới.

Sau khi bị suy thoái tấn công sau khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc mất 7 năm để thay thế nhu cầu xuất khẩu giảm dần bằng một bong bóng đầu tư nội địa, được bơm lên bằng việc các chính quyền địa phương bán đất quyết liệt. Và khi thời khắc quyết định đã đến, các lãnh đạo Trung Quốc chi 200 tỉ đôla tiền dự trữ ngoại tệ họ đã cất công tích lũy để đóng vai vua Canute[2] nhằm cố gắng đẩy lùi cơn sóng tạo ra bởi cuộc tháo chạy tán loạn của thị trường chứng khoán. Continue reading “Đằng sau cuộc đối đầu giữa Hy Lạp và châu Âu”

Hai cách lý giải cho sự trì trệ kinh tế toàn cầu

05062012_economy_snail_article

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “A Tale of Two Theories”, Project Syndicate, 31/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu lại gây thất vọng. Một năm trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo sản xuất toàn cầu sẽ tăng 4% vào năm 2015. Bây giờ thì Quỹ dự đoán mức tăng 3,3% cho năm nay – gần giống mức tăng trưởng của năm 2013 và 2014, và thấp hơn mức tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2000-2007 đến hơn một phần trăm.

Trong khu vực Eurozone, tăng trưởng trong quý gần đây nhất không ấn tượng. Nhật quay về vùng âm. Brazil và Nga đang suy thoái. Thương mại toàn cầu đã chậm lại. Và việc kinh tế Trung Quốc chậm lại kèm theo những biến động thị trường mùa hè này đã tạo thêm những bất ổn.

Sự thật thì vẫn có những điểm sáng: Ấn Độ, Tây Ban Nha và Anh đang vượt quá mong đợi. Nước Mỹ đang phục hồi vững chắc. Châu Phi thì khá khả quan. Nhưng nhìn chung rất khó để phủ nhận rằng nền kinh tế thế giới đang thiếu sức bật. Continue reading “Hai cách lý giải cho sự trì trệ kinh tế toàn cầu”

Mổ xẻ siêu quyền lực của Tập Cận Bình

tpbje201411162a1_46773781

Nguồn: Roderick MacFarquhar, “China: The Superpower of Mr. Xi”, New York Review of Books,
13/08/2015.[1]

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quá trình tập trung quyền lực của Tập Cận Bình

Trong gần một trăm năm tồn tại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tổng bí thư đương nhiệm Tập Cận Bình mới là người thứ hai được chọn lựa rõ ràng bởi các đồng nghiệp của mình. Người đầu tiên là Mao Trạch Đông. Cả hai người đều đánh bại các đối thủ, và do đó có được tính chính danh mà những người tiền nhiệm không có.[2] Vậy tại sao ông Tập lại được chọn?

Các tin đồn ở Bắc Kinh từ lâu cho thấy các vị lãnh đạo cao niên sắp từ nhiệm đã tìm kiếm một người thay thế trong thế hệ “thái tử Đảng”, nghĩa là con của những lãnh đạo cách mạng thế hệ đầu. Các “thái tử” được xem là có nhiều quyền lợi gắn với cách mạng hơn phần lớn mọi người, và vì thế họ sẽ là những người kiên định nhất trong việc bảo vệ quyền lực của Đảng. Continue reading “Mổ xẻ siêu quyền lực của Tập Cận Bình”

Tác động của phá giá nhân dân tệ tới Mỹ và thế giới

rmb_afp__153652162_cropped

Nguồn: David Chovanec, “Let the Global Race to the Bottom Begin”, Foreign Policy, 11/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tại sao việc phá giá tiền tệ quy mô lớn của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng xấu đối với Trung Quốc, Mỹ, và toàn thế giới.

Vào ngày 11/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố quyết định phá giá đồng nhân dân tệ ở mức 1,9 phần trăm bằng cách điều chỉnh biên độ tỷ giá hằng ngày. Đây là đợt phá giá lớn nhất trong một ngày của đồng nhân dân tệ từ năm 1994 – gây nên các ảnh hưởng quan trọng đến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Mỹ.

Để hiểu ý nghĩa của nước đi này và những phát ngôn đi cùng với nó, những nhà quan sát trước tiên cần phải nhận ra là những tranh luận chính trị ở Mỹ liên quan đến câu hỏi về đồng nhân dân tệ đang đi chậm hơn so với thời đại. Continue reading “Tác động của phá giá nhân dân tệ tới Mỹ và thế giới”

Vì sao tỷ lệ thất nghiệp dài hạn tại khu vực đồng euro cao?

20150801_blp529

Nguồn:Why long-term unemployment in the euro area is so high”, The Economist, 02/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những con số thống kê mới nhất của khu vực đồng euro được công bố vào ngày 31/7 cho chúng ta những tín hiệu tương đối khả quan. Nó cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của toàn khu vực đã giảm từ đỉnh điểm 12,1% trong tháng 4/2013 xuống còn 11,1%. Mặc cho những tin tức khả quan, một vấn đề khác đã xuất hiện trong khối đồng tiền có 19 thành viên này dưới hình thức tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (thường được định nghĩa là không có việc làm trong hơn 12 tháng). Trong 19 triệu người châu Âu thất nghiệp, hơn một nửa không có việc trong năm qua. Và hơn 15% trong số đó đã không có việc trong hơn 4 năm. Không có gì bất ngờ khi vấn đề này trầm trọng nhất ở khu vực Nam Âu, nơi khủng hoảng kéo dài làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tổng thể cũng như dài hạn. Nhưng khi số người tìm việc ở Mỹ giảm do nền kinh tế phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn ở Mỹ bây giờ chỉ khoảng hơn 20% tổng số người thất nghiệp. Vậy tại sao người châu Âu lại khó có thể kiếm việc lại đến như vậy? Continue reading “Vì sao tỷ lệ thất nghiệp dài hạn tại khu vực đồng euro cao?”

Có phải Hồi giáo không tương thích với dân chủ?

Turks-continue-to-support-democracy-in-Egypt-2

Nguồn: Dani Rodrick, “The Problem is Authoritarianism, Not Islam”, Project Syndicate, 12/08/2013.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Về mặt cơ bản, đạo Hồi có phải là không tương thích với dân chủ không? Lần này qua lần khác, các sự kiện thôi thúc chúng ta hỏi câu hỏi này. Nhưng câu hỏi này gây bối rối nhiều hơn là giải thích.

Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Tunisia là những quốc gia rất khác nhau, nhưng các quốc gia này đều có một điểm chung là những chính quyền theo chủ nghĩa Hồi giáo (hoặc ít ra là gần đây trong trường hợp của Ai Cập). Ở nhiều mức độ khác nhau, các chính quyền này đã làm xói mòn sự tin tưởng vào nền dân chủ của họ vì không bảo vệ quyền dân sự và quyền con người, và đã sử dụng những biện pháp nặng tay để chống lại các đối thủ. Mặc cho những cam kết được lặp đi lặp lại, các lãnh đạo Hồi giáo đã cho thấy ít quan tâm đến dân chủ, trừ lúc cần chiến thắng ở thùng phiếu. Continue reading “Có phải Hồi giáo không tương thích với dân chủ?”

Cuộc khủng hoảng đồng Euro của IMF

IMF-Get-Out

Nguồn: Ngaire Woods, “The IMF’s Euro Crisis”, Project Syndicate, 27/07/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong vài thập niên vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã học được 6 bài học quan trọng về phương pháp giải quyết khủng hoảng nợ công. Nhưng những bài học ấy đã bị lãng quên trong quá trình Quỹ giải quyết cuộc khủng hoảng Hy Lạp.

Việc tham gia vào quá trình giải cứu khu vực Eurozone của IMF có thể đã làm tăng ảnh hưởng và giúp Quỹ nhận được sự ủng hộ ở châu Âu. Nhưng việc Quỹ và các cổ đông châu Âu không tuân theo các tiêu chuẩn hành vi tốt nhất của mình đến một ngày sẽ cho thấy đó là một bước đi sai lầm chết người.

Một bài học quan trọng bị lãng quên trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp là khi việc cứu trợ trở nên cần thiết thì chỉ được thực hiện một lần và phải thật dứt khoát. Quỹ IMF học được bài học này vào năm 1997, khi gói cứu trợ cho Hàn Quốc bị thiếu hụt và điều này dẫn đến vòng đàm phán thứ hai. Tại Hy Lạp vấn đề còn tệ hơn nữa, vì gói cứu trợ trị giá 86 tỉ Euro đang được bàn bạc đến diễn ra sau một gói cứu trợ trị giá 110 tỉ Euro vào năm 2010 và một gói khác trị giá 130 tỉ Euro năm 2012. Continue reading “Cuộc khủng hoảng đồng Euro của IMF”

Trung Quốc có thể đánh bại giảm phát không?

beijing

Nguồn: Yu Yongding, “Can China Beat Deflation?”, Project Syndicate, 26/06/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong thời điểm nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại và nợ doanh nghiệp lên đến mức khổng lồ, một vòng xoáy giảm phát sẽ là ác mộng tồi tệ nhất của Trung Quốc. Và nguy cơ điều này sẽ xảy ra ngày càng gia tăng. Chỉ số giá sản xuất (PPI) đã ở mức âm trong 39 tháng liên tục kể từ tháng 2/2012. Mức tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang dần sụt giảm từ 6,5% vào tháng 7/2011 xuống còn 1,2% vào tháng 5 này. Nếu các kinh nghiệm quá khứ là chỉ dấu cho tương lai, thì chỉ số CPI sẽ ở mức âm trong tương lai gần.

Trong đợt giảm phát kéo dài từ năm 1998 đến năm 2002 ở Trung Quốc, việc giá cả liên tục giảm là kết quả của việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa được khởi động vào năm 1993, cộng với vấn đề các doanh nghiệp thất bại thiếu phương thức ra khỏi thị trường. Sau khi lên đỉnh 24% trong năm 1994, lạm phát bắt đầu giảm trong năm 1995. Nhưng tăng trưởng GDP cũng sớm sụt giảm nhanh chóng. Nhằm khởi động tăng trưởng trong môi trường kinh tế khó khăn và bảo vệ xuất khẩu khỏi những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ và tài chính từ tháng 11/1997. Continue reading “Trung Quốc có thể đánh bại giảm phát không?”

Ván bài cuối trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp

666290191435313227

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The Endgame in Greece”, Project Syndicate, 16/06/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều tháng tranh cãi, những tranh chấp giữa Hy Lạp và các chủ nợ châu Âu đã đi vào thế bế tắc, chủ yếu về lương hưu và thuế. Hy Lạp đã từ chối những đòi hỏi mà các chủ nợ đã đặt ra, rằng Hy Lạp phải cắt giảm các khoản trợ cấp cho người cao tuổi và tăng thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng thuốc và điện.

Các yêu sách của châu Âu – được cho là nhằm đảm bảo rằng Hy Lạp có khả năng trả nợ – thiếu khôn ngoan, ngây thơ và tự hại mình. Khi từ chối các yêu sách này, người Hy Lạp không phải đang làm trò, họ đang cố gắng sống còn.

Bất chấp những gì người ta đã nói về các chính sách kinh tế trong quá khứ của Hy Lạp, về nền kinh tế cạnh tranh kém, về quyết định gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), hay những sai lầm của các ngân hàng châu Âu khi cho phép Hy Lạp vay quá mức, tình hình kinh tế của Hy Lạp là rất bi đát. Tỷ lệ thất nghiệp lên đến 25%, trong đó tỷ lệ giới trẻ thất nghiệp lên đến 50%. Continue reading “Ván bài cuối trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp”