Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (28/07/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Thông tin đáng chú ý nhất trong tuần qua có lẽ là việc Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel, tại Hội thảo Biển Đông được tổ chức tại CSIS, khẳng định rằng: đối với nước Mỹ, vấn đề không phải là các đảo đá và bãi cạn ở Biển Đông hay là các nguồn tài nguyên trong vùng biển này, mà là vấn đề luật lệ. Hoa Kỳ không hề trung lập khi vấn đề có liên quan đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế và sẽ mạnh mẽ đứng về phía pháp luật. Trong bài phát biểu của mình, ông Russel cho rằng để giảm căng thẳng tại Biển Đông và tạo ra không gian cho ngoại giao, cần thực hiện 3 cách: (1) dừng hoạt động cải tạo trên các thực thể ở Biển Đông; (2) dừng xây dựng các cơ sở mới; (3) dừng quân sự hoá các điểm chiếm đóng hiện tại. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (28/07/2015)”

Bảo vệ không gian mạng quốc gia: Bài học từ phòng vệ dân sự

4010965162_d30fea0560_b-470x260

Nguồn: David Barno & Nora Bensahel, “Defending the Cyber Nation: Lesson From Civil Defense”, War on The Rocks, 02/06/2015.

Biên dịch: Hoàng Cao Quyền | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Nếu bạn lớn lên trong thời kì Chiến Tranh Lạnh như cả hai chúng tôi, có lẽ bạn vẫn còn nhớ những cách thức mà chúng ta chuẩn bị cho một cuộc tấn công hạt nhân. Rùa Bert đã dạy ta cách “cúi xuống và che đầu” (duck and cover),[1] và chúng ta cũng đã thực hành việc trốn dưới gầm bàn học ở trường. Hàng ngàn gia đình người Mỹ xây dựng nơi trú bụi phóng xạ ở sân sau và dự trữ lương thực cho nhiều tháng. Các bài tập thực hành đảm bảo rằng các thành viên của Quốc hội, Toà án tối cao và Tổng thống có thể sơ tán kịp thời đến những căn cứ dưới lòng đất, đảm bảo sự hoạt động liên tục của chính phủ.

Người ta gọi chung sự chuẩn bị như vậy là phòng vệ dân sự. Những vị Tổng thống Mỹ nhìn nhận phòng vệ dân sự như một phần trong cân bằng chiến lược với Liên Xô, và như một hình thức “bảo hiểm cho người dân” trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. May thay, hiệu quả của nó chưa bao giờ được kiểm chứng. Thế nhưng người Mỹ nhận thức được tầm quan trọng của phòng vệ dân sự vì thành thật mà nói, nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn luôn hiện hữu và thật sự rất đáng sợ. Continue reading “Bảo vệ không gian mạng quốc gia: Bài học từ phòng vệ dân sự”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (21/07/2015)

b8ac6f27b000160591b318

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Độ ồn luôn là điểm yếu chí tử của tàu ngầm Trung Quốc. Trong hoàn cảnh đó, việc phát triển năng lực chống tàu ngầm được xem là biện pháp khả dĩ cho Trung Quốc. Trớ trêu thay, ngay cả trong tác chiến chống ngầm, Bắc Kinh lại còn thua Washington ở khoảng cách xa hơn. Do đó, Trung Quốc đã và đang dành nguồn lực đáng kể nhằm tăng cường năng lực chống ngầm. Điều này giúp cải thiện phần nào năng lực của hải quân Trung Quốc, nhưng sẽ còn mất rất nhiều năm nữa mới đạt đến trình độ mà Bắc Kinh mong muốn.

Vào thời điểm hiện tại, Hải quân Trung Quốc không có đủ các trang thiết bị, kiến thức và huấn luyện cần thiết cho một cuộc chiến săn ngầm hiệu quả. Tàu săn ngầm hiện có của Trung Quốc – Type 037 – chỉ được trang bị sonar, tên lửa chống ngầm, súng cối và thủy lôi. Với cấu hình như vậy, Type 037 chỉ có thể “hù” được các tàu ngầm ở vùng nước cạn hoặc ven bờ. Đối với các tàu ngầm hạt nhân, vốn có khả năng lặn rất nhanh và sâu, Type 037 trở nên “bất lực”. Để khắc phục nhược điểm đó, Bắc Kinh đã đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu thế hệ tàu mới. Kết quả là tàu hộ tống lớp Type 056A ra đời năm 2014. Tuy nhiên, các tàu ngầm hạt nhân mới của Trung Quốc vẫn còn quá ồn để có thể trở thành một vũ khí săn ngầm hiệu quả. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (21/07/2015)”

Tác chiến bất đối xứng và chiến lược bù đắp lần thứ ba

1024px-Safe_detonation_of_IED_Afghanistan_2012-470x260

Nguồn: Benjamin Locks, “Bad Guys Know What Works: Asymmetric Warfare and the Third Offset”, War on The Rocks, 13/07/2015

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

“Chỉ có hai cách để chống lại quân đội Mỹ: thực sự ngu ngốc (trong tác chiến quy ước) hay áp dụng tác chiến bất đối xứng”

Thiếu tướng H.R. McMaster

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đang chuẩn bị những nền tảng quan trọng nhằm thiết kế chiến lược bù đắp lần thứ ba (third offset strategy) tập trung chủ yếu vào yếu tố công nghệ. Đồng thời, họ cũng đang nỗ lực lật sang một chương mới các cuộc phiêu lưu quân sự kéo dài 12 năm ở Iraq và Afghanistan. Trong giai đoạn dịch chuyển từ chiến tranh quy mô nhỏ sang những cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn, Bộ Quốc phòng và toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng đối mặt với rủi ro lớn khi tập trung quá nhiều thời gian và tiền bạc vào mối đe doạ chống xâm nhập, chống tiếp cận (A2/AD) gây ra bởi Trung Quốc tại khu vực Tây Thái Bình Dương mà quên đi sự chuẩn bị cho tác chiến bất đối xứng – đặc biệt chống lại các nhóm chủ thể phi nhà nước phức tạp hay các cường quốc sử dụng những chiến thuật tương tự. Continue reading “Tác chiến bất đối xứng và chiến lược bù đắp lần thứ ba”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/07/2015)

taubuom-2_dajt

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Cội nguồn chiến lược A2/AD của Trung Quốc xuất phát từ chính nỗi sợ trong quá khứ của họ, Harry J. Kazianis – cựu biên tập của tờ The National Interest khẳng định trong bài viết của mình. Theo Kazianis, mục tiêu mà chiến lược A2/AD của Trung Quốc muốn nhắm tới là ngăn chặn các lực lượng Hoa Kỳ tiến gần bờ biển, xuất phát từ những bài học trong quá khứ. Đô đốc Wu Shengli, cựu tư lệnh hải quân Trung Quốc đã từng nói: “Trong lịch sử Trung Quốc hiện đại, các thế lực thực dân và đế quốc đã tiến hành hơn 470 cuộc xâm lược Trung Quốc, trong đó có 84 lần xâm lược lớn là đến từ biển”. Thêm vào đó, khi trực tiếp đụng độ với các nước phương Tây, người Trung Quốc thật sự bị sốc. Khoan nói về những yếu tố khác, nhưng chính sự vượt trội về công nghệ là điều khiến Trung Quốc lép vế trong cuộc đối đầu. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/07/2015)”

Đáp trả Trung Quốc: hợp tác dựa trên sức mạnh

Nguồn: Patrick Cronin, “Respond to the China Challenge by Cooperating Through Strength”, War on The Rocks, 18/5/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là phần cuối trong chuỗi bài của Patrick Cronin viết về chiến lược thống trị Châu Á -Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem lại bốn phần trước: Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm, Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung QuốcCác nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung QuốcMười bước để Mỹ ngăn chặn chiến lược của Trung Quốc

Một thách thức mang tính cấp bách cho các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ là tìm ra phương pháp hiệu quả để đáp trả lại hành động gia tăng sức ép của Trung Quốc vốn không quan tâm đến các quy tắc hay các nước láng giềng. Điều cần thiết lúc này là một đánh giá rõ ràng về điều gì tạo ra các hành vi không thể chấp nhận được và việc phát triển một tập hợp các lựa chọn chính sách linh hoạt giúp áp đặt chi phí lên các hành động mang tính cưỡng ép và gây mất ổn định.

Trong khi chúng ta cần hiện diện quân sự tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương, những thách thức từ “vùng xám” của Trung Quốc đòi hỏi nhiều hơn là những phương án có sẵn từ Bộ Quốc phòng. Thật vậy, một đánh giá chính sách liên cơ quan của chính phủ nên hài hoà với các hệ quả mang tính chiến lược của Hoa Kỳ: duy trì và thích ứng với một hệ thống hướng nội và dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ – Châu Á – Thái Bình Dương. Continue reading “Đáp trả Trung Quốc: hợp tác dựa trên sức mạnh”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/07/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc thông qua dự thảo Luật An ninh Quốc gia mới hôm thứ tư vừa rồi, nhiều khả năng bao gồm cả vấn đề biển Đông. Động thái có thể xem là sự thể hiện cho tham vọng lớn của Bắc Kinh. Luật mới chủ yếu đề cập đến các vấn đề không gian mạng, vũ trụ, đại dương và vùng cực, trong đó bao gồm cả biển Đông và xem đây là nơi Trung Quốc có quyền phòng vệ.

Zheng Shu’na – một đại diện của Ủy ban Lập pháp thuộc Quốc hội Trung Quốc đánh giá luật an ninh mới là điều kiện cho “sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia” cũng như “sự phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội”. Zheng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh trong không gian địa lý, cụ thể là ở biển Đông. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/07/2015)”

Mười bước để Mỹ ngăn chặn chiến lược của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “Pushing Back Against China’s Strategy: Ten Steps for the United States”, War on The Rocks, 18/5/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là phần thứ tư trong chuỗi bài của Patrick Cronin viết về chiến lược thống trị Châu Á -Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem lại ba phần trước: Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm, Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung QuốcCác nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc

Trung Quốc vừa có chiến lược mới nhằm gia tăng lợi thế quân sự của mình trong khu vực. Mặc dù lớn tiếng về việc cân bằng giữa bảo vệ chủ quyền với ổn định khu vực, đây là một chiến lược khôn khéo của Trung Quốc nhằm từ từ tiến tới bá quyền. Bằng việc nhấn mạnh rằng Trung Quốc không chỉ là cường quốc lục địa mà còn là cường quốc trên biển, chiến lược mới đề cập tới việc dịch chuyển từ phòng thủ gần bờ sang phòng thủ ngoài biển khơi: đặt trọng tâm hướng đến khả năng tác chiến biển xanh, nghĩa là Hải Quân Trung Quốc có khả năng triển khai một cách tương xứng với Hải Quân Hoa Kỳ, ít nhất là trong những vùng biển gần và phần biển phía Tây Thái Bình Dương vốn mang vị trí yếu lược đối với Trung Quốc. Qua đó, Trung Quốc ngầm cảnh báo các nước lân cận rằng đừng tập hợp sức mạnh cũng như đối đầu với một Trung Quốc đang trỗi dậy, sẵn sàng giành lấy sứ mệnh lịch sử của mình. Dù tỏ rõ lập trường cứng rắn và không khoan nhượng, chiến lược thực sự của Trung Quốc không tập trung vào đối đầu trực tiếp hay gây ra xung đột, mà vẫn trong thế tìm kiếm một vị trí thuận lợi hơn cho mình. Continue reading “Mười bước để Mỹ ngăn chặn chiến lược của Trung Quốc”

30/06/1967: Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống

Nguồn: “Thieu becomes President“, History.com (truy cập ngày 30/6/2015)

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vào ngày này năm 1967, Hội đồng Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã giải quyết việc tranh giành chức vụ tổng thống theo cách thức có lợi cho ông Nguyễn Văn Thiệu, khi đó là Quốc trưởng. Cựu Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, người đã tuyên bố vào ngày 11 tháng 5 là sẽ tranh cử chức Tổng thống, bị ép buộc phải chấp nhận vị trí quyền lực số hai (Phó Tổng thống).

Thiệu vốn là sĩ quan chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 5 đóng gần Sài Gòn khi ông ta cùng một số sỹ quan cấp cao khác tiến hành đảo chính chống lại Tổng thống Ngô Đình Diệm. Theo sau cuộc đảo chính đó, liên tiếp các nhóm khác nhau rơi vào vòng xoáy tranh giành quyền lực. Continue reading “30/06/1967: Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc tiếp tục là đề tài được đem ra mổ xẻ, phân tích. Taylor Fravel đến từ Viện Công nghệ Massachusetts khẳng định Bắc Kinh đã có một chiến lược quân sự mới, với tên gọi “Winning Informationalised Local Wars” (Chiến thắng cuộc chiến tranh thông tin hoá ở cấp độ khu vực). Đây là kết quả của quá trình so sánh và phân tích các ngôn từ được sử dụng trong Sách trắng. Trước đó, Nghị quyết Trung Ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2013 đã từng ám chỉ về việc Bắc Kinh nên có sự thay đổi trong chiến lược quân sự để phù hợp với bối cảnh mới.

Theo cách tiếp cận của Trung Quốc, một bản định hướng chiến lược quân sự cũng gần như là đại diện cho chiến lược quân sự quốc gia. Được định hình bởi Quân ủy Trung ương, bản định hướng là sự bao quát cấp ở cấp độ cao nhất về mọi khía cạnh của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Kể từ khi lập quốc từ năm 1949 cho đến nay, Bắc Kinh đã 8 lần đưa ra các bản định hướng chiến lược. Sách trắng 2015 cho thấy sự thay đổi lần thứ 9 đã xảy ra, chuyển dịch từ mục tiêu “chiến thắng các cuộc chiến tranh khu vực dưới điều kiện thông tin hoá” (Winning Local Wars Under the Conditions of Informationization) sang “Winning Informationized Local Wars”. Như vậy, sự thay đổi lần này là một bước tiến hóa về chất chứ không phải là một sự đột phá mới hoàn toàn. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/06/2015)”

Các nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “In Search of a Southeast Asian Response To China’s Bid for Dominance”, War on The Rocks, 18/5/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là phần thứ ba trong chuỗi bài của Patrick Cronin viết về chiến lược thống trị Châu Á -Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem lại hai phần đầu: Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm, Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc.

Đôi khi muốn duy trì trật tự đòi hỏi phải thực thi các quy tắc công bằng, thậm chí có khi phải đối mặt với những nguy cơ đối đầu mang tính nhất thời. Điển hình là trường hợp máy bay tuần tra Poseidon P8-A của Mỹ bay ngang Đá Chữ Thập và các đảo nhân tạo khác. Đá Chữ Thập và các dự án cải tạo đảo cho thấy những nỗ lực trắng trợn của Trung Quốc biến đường lưỡi bò 9 đoạn gây tranh cãi nhằm độc chiếm phần lớn vùng biển Đông trở thành việc đã rồi – trước khi tòa án quốc tế thông báo về tính hợp pháp của yêu sách này. Đá Chữ Thập không chỉ là một dự án đảo nhân tạo mang tính khiêu khích mà không lâu nữa, thực thể này sẽ trở thành một căn cứ quân sự mà quân đội Trung Quốc và các lực lượng chấp pháp có thể sử dụng để vận hành máy bay và tàu thủy. Continue reading “Các nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (24/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Chính phủ Trung Quốc vừa thông qua một kế hoạch mới liên quan đến việc sử dụng tàu dân sự cho mục đích quân sự. Với tên gọi chính thức là “Những Tiêu chuẩn Kỹ thuật dành cho những Tàu Dân sự mới phục vụ Yêu cầu Quốc phòng”, các hãng đóng tàu dân sự buộc phải đảm bảo các tàu thuyền dân sự có thể được quân đội sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Bản kế hoạch là kết quả của dự án nghiên cứu 5 năm giữa ngành công nghiệp đóng tàu và quân đội. Có tất cả 5 loại tàu được đề cập trong bản kế hoạch. Theo ước tính Trung Quốc hiện có khoảng 172,000 tàu dân sự. Số tiền nâng cấp các tàu này để phục vụ mục đích quân sự sẽ do Chính phủ Trung Quốc chi trả.

“Chiến tranh hải quân hiện đại thường đòi hỏi phải huy động và triển khai một số lượng lớn các tàu trong khi việc sản xuất hàng loạt tàu chiến hải quân trong thời bình lại không hợp lý về mặt kinh tế”, Cao Weidong – một chuyên viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hải quân PLA cho biết. Do đó, kế hoạch này sẽ “cho phép Trung Quốc chuyển đổi những hạm đội tàu dân sự đáng kể và tiềm năng của mình thành sức mạnh quân sự”, Trung Hoa Nhật báo viết. Đồng thời, nó cũng giúp cải thiện “những dự án chiến lược và năng lực hỗ trợ hàng hải” của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (24/06/2015)”

19/06/1965: Nguyễn Cao Kỳ nhậm chức Thủ tướng

nguyen_cao_ky_TIQQ

Nguồn:Ky becomes premier of South Vietnam,” History.com (truy cập ngày 19/6/2015).

Biên dịch: Hàng Duy Linh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Phó Tư lệnh Không lực Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Cao Kỳ nhậm chức Thủ tướng của chính phủ lần thứ 9 được thiết lập chỉ trong vòng 20 tháng. Ngày 11 tháng 6, Hội đồng Quân lực chỉ định Kỳ làm Thủ tướng, và tướng Nguyễn Văn Thiệu được chỉ định vào vị trí Quốc trưởng hầu như không có nhiều quyền lực.

Leo đến chức Thiếu tướng trong Không lực Miền Nam Việt Nam, Kỳ là một trong những người thuộc một nhóm các quan chức nắm lấy quyền lực vào đầu năm 1965, kết thúc tình trạng vô chính phủ từ sau vụ ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm tháng 11 năm 1963. Continue reading “19/06/1965: Nguyễn Cao Kỳ nhậm chức Thủ tướng”

Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “How China’s Land Reclamation Fits in Its Regional Strategy for Dominance”, War on The Rocks, 18/5/2015

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là bài thứ hai trong loạt bài của Patrick Cronin về chiến lược thống trị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem Phần 1 tại đây.

Một số nhà phân tích cho rằng “đội hình” đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông không đáng gây ra bận tâm lo lắng vì chúng có thể bị “xử” dễ dàng một khi chiến tranh nổ ra. Tuy nhiên, họ không nhìn ra được cách thức mà những hòn đảo này gắn kết vào chiến lược “chậm mà chắc” đưa Trung Quốc trở thành bá quyền khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, Hoa Kỳ và các quốc gia trong khu vực luôn muốn vừa tối đa hóa hợp tác, lại vừa tối thiểu hoá xung đột. Chính điều này đã đẩy chúng ta rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trước các hành động hung hăng và mang tính cưỡng ép của Trung Quốc, ví dụ như hành vi xây đắp các đảo nhân tạo. Trung Quốc đang tích cực gia tăng gấp đôi diện tích đất trên Biển Đông mà họ có ban đầu. Họ tìm cách biến tuyên bố chủ quyền mập mờ về đường chín đoạn, bao phủ gần hết toàn bộ Biển Đông (điều theo Hoa Kỳ là không có cơ sở pháp lý), thành một “chuyện đã rồi”. Bắc Kinh cũng đã từ chối không tham gia vào vụ kiện được đệ trình bởi Philippines trước Tòa Trọng tài về Luật Biển (ITLOS). Điều này đặt một dấu hỏi lớn về các lợi ích thực sự của Trung Quốc liên quan tới việc tuân thủ pháp luật quốc tế. Continue reading “Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc nỗ lực tăng cường hợp tác an ninh với các quốc gia khác. Đây là nội dung được đề cập trong chương cuối Sách trắng Quốc phòng mà Bắc Kinh vừa công bố. Theo đó, mục tiêu của các lực lượng vũ trang Trung Quốc trong quan hệ quân sự nước ngoài là làm sâu sắc thêm các mối quan hệ quân sự với tất cả các nước trên thế giới. Dựa trên tiêu chí “không liên minh, không đối đấu” và không nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào. Trong đó, đặc biệt nổi bật là quan hệ giữa Trung Quốc với hai quốc gia: Nga và Hoa Kỳ. Bắc Kinh hi vọng, mô hình quan hệ với Nga sẽ dựa trên hai yếu tố chính là trao đổi và hợp tác. Trong khi đó, trong quan hệ với Hoa Kỳ, Trung Quốc hy vọng có thể mở rộng phạm vi hợp tác quân sự từ lĩnh vực phi truyền thống sang các lĩnh vực truyền thống. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/06/2015)”

Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm

Nguồn: Patrick Cronin, “Chinese Regional Hegemony in slow motion”, War on The Rocks, 18/5/2015

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chúng ta đang ở giữa một cuộc cạnh tranh khốc liệt ở châu Á. Kẻ thúc đẩy cuộc cạnh tranh này chính là một đất nước Trung Quốc đang ngày càng trở nên hùng mạnh, với mục tiêu thiết lập lại các quy tắc ứng xử trên toàn bộ khu vực ngoại vi của mình; trong đó biển Đông chính là trọng tâm đối đầu chính yếu. Thông qua quá trình mở rộng ảnh hưởng của mình tại Đông Nam Á, Trung Quốc có thể chỉ đơn giản nghĩ rằng bản thân đang cố gắng xác lập lại vị thế lịch sử vốn có của mình như là một cường quốc thống trị khu vực. Trung Quốc cũng có thể cho rằng các hành động mà nước này đang thực hiện chỉ mang tính chất phòng thủ, được tạo ra nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, tiếp cận với các nguồn tài nguyên và những tuyến đường hàng hải quan trọng.

Tuy nhiên, Bắc Kinh nhận ra rằng trật tự quốc tế sau Thế chiến thứ hai chủ yếu do Hoa Kỳ xây dựng vẫn là một lực cản cho việc hoàn thành các mục tiêu kể trên. Vì vậy, Trung Quốc hy vọng sẽ thay thế vị trí của Hoa Kỳ và, một cách chậm rãi, thống trị toàn bộ các quốc gia láng giềng theo một cách thức tránh tạo ra những phản ứng dữ dội, đúng thời điểm và mang tính quyết định (từ các quốc gia khác, đặc biệt là Hoa Kỳ – ND). Continue reading “Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm”

AIIB và chiến lược của Trung Quốc

ST_20141029_STBIHUGH_777459e

Nguồn: Yuriko Koike, “The AIIB and Chinese Strategy”, Project Syndicate, 27/5/2015

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong tháng 6, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ tổ chức cuộc họp toàn thể lần đầu tiên với mục đích chính thức đi vào hoạt động trước khi kết thúc năm 2015. Và hiện nay Trung Quốc đang nhân đôi nỗ lực của mình nhằm bảo đảm vai trò kiểm soát ở ngân hàng mới bằng cách gia tăng khoản đầu tư ban đầu từ 50 tỷ USD theo kế hoạch lên 100 tỷ USD.

Những khoản đầu tư bổ sung của Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng cường chỉ số tín nhiệm của AIIB. Nhưng Trung Quốc lẽ ra nên duy trì quyền kiểm soát ngân hàng, bởi số lượng các  quốc gia đồng ý tham gia vào AIIB đã vượt xa con số mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc dự đoán. Continue reading “AIIB và chiến lược của Trung Quốc”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (9/6/2015)

1359680

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc được cho là đang phát triển tiêm kích có khả năng cất cánh – hạ cánh thẳng đứng (VTOL). Chi phí để phát triển một loại máy bay như vậy là rất tốn kém, và do đó, nó cho thấy sự quyết tâm của Bắc Kinh trong một quyết định mang tính chiến lược về quân sự. Về mặt lý thuyết, một máy bay có khả năng VTOL sẽ rất hữu dụng bởi chúng không cần đường băng dài như các loại máy bay thông thường khác, đặc biệt tại các khu vực địa hình hiểm trở như rừng núi, hải đảo.

Trong lịch sử, Liên Xô đã từng thử nghiệm một loại máy bay tương tự là Yak-38 trong cuộc chiến ở Afghanistan. Công tác thử nghiệm cho thấy còn tồn tại nhiều khuyết điểm cần phải giải quyết, đặc biệt là khả năng cất cánh và hạ cánh của máy bay khi tải trọng nặng. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (9/6/2015)”

Triển vọng xây dựng lực lượng tuần tra chung trên biển Đông

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Đầu tháng 3, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Đô đốc Robert Thomas phát biểu tại triển lãm quốc tế Langkawi rằng các nước Đông Nam Á nên tăng cường phối hợp với nhau liên quan tới các vấn đề an ninh biển mà vẫn đảm bảo tôn trọng chủ quyền biển của nhau. Ông cũng nói rằng “nếu các nước ASEAN dẫn đầu trong một nỗ lực như vậy, Hạm đội 7 sẽ sẵn sàng hỗ trợ”.

Mỹ không phải là cường quốc duy nhất ủng hộ các hoạt động tuần tra đa phương cùng một lực lượng hải quân chung tại Biển Đông. Nhật Bản gần đây cũng đã để ngỏ khả năng tham gia vào các hoạt động tuần tra chung trên không với Mỹ tại Biển Đông. Khuôn khổ hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật mới cũng đã cho phép Tokyo hỗ trợ Washington tại những điểm nóng toàn cầu dưới danh nghĩa phòng vệ tập thể. Ngoài Nhật Bản, Ấn Độ cũng đang là đối tác chiến lược của Việt Nam và cũng đang thúc đẩy chính sách hướng Đông. Đây chính là yếu tố bên ngoài thuận lợi, giúp tạo dựng một dạng “liên minh bên trong liên minh” vốn là sự tập hợp của các quốc gia có cùng lợi ích. Continue reading “Triển vọng xây dựng lực lượng tuần tra chung trên biển Đông”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (02/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc vừa công bố Sách trắng Quốc phòng đề cập tới chiến lược quân sự Trung Quốc trong bối cảnh an ninh khu vực và thế giới đang diễn biến phức tạp. Sách trắng tuyên bố rõ quan điểm của nước này: “Chúng tôi (Trung Quốc) sẽ không tấn công trước trừ khi bị tấn công nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ phản công nếu bị tấn công”. Theo đó, không quân Trung Quốc sẽ chuyển trọng tâm nhiệm vụ từ phòng thủ sang cả tấn công và phòng thủ. Trong khi đó, hải quân cũng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động, từng bước chuyển đổi mô hình của lực lượng hải quân từ “phòng thủ ven bờ” sang kết hợp giữa “phòng thủ ven bờ” và “bảo vệ tầm xa”; xây dựng hệ thống tác chiến trên biển mang tính chất đa binh chủng hợp thành, đa năng và hiệu quả. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (02/06/2015)”