Nhà nước Hồi giáo tái định hình khu vực Trung Đông

iraq-crisis-western-elites.si

Nguồn: George Friedman, “The Islamic State Reshapes the Middle East”, Stratfor, 25/11/2014.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Những cuộc đàm phán hạt nhân với Iran đã không thể đạt được một sự đồng thuận, nhưng hạn chót để ký kết một thỏa thuận đã được kéo dài mà không gặp trở ngại nào. Điều mà một năm trước có thể trở thành một cuộc khủng hoảng lớn với đầy rẫy đe dọa và căng thẳng thì giờ đây đã được giải quyết mà không có kịch tính hay khó khăn gì. Phản ứng chưa từng thấy trước một thất bại nữa trong đàm phán đã đánh dấu một sự chuyển biến trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran, một bước chuyển biến muốn hiểu được thì trước tiên phải xem xét những chuyển biến địa chính trị to lớn đã diễn ra tại Trung Đông, và xác định lại tính cấp thiết của vấn đề hạt nhân. Continue reading “Nhà nước Hồi giáo tái định hình khu vực Trung Đông”

#234 – CIA, cuộc đảo chính chống lại Allende và sự nổi lên của Pinochet

130911125935-chile-coup-11-horizontal-gallery

Nguồn: Jack Devine,[1] “What Really Happened in Chile – The CIA, the Coup Against Allende, and the Rise of Pinochet”, Foreign Policy, July/August 2014, pp. 26-35.

Biên dịch: Võ Kim Hà | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Vào ngày 9/11/1973, khi tôi đang ăn trưa tại Da Carla, một nhà hàng Ý ở Santiago, Chile, thì một đồng nghiệp đến bàn tôi và thì thầm vào tai: “Gọi về nhà ngay; có chuyện khẩn”. Thời gian này tôi đang làm điệp viên ngầm của CIA. Chile là nhiệm sở đầu tiên của tôi ở nước ngoài, và đối với một người phụ trách tổ chức tình báo còn trẻ và nhiệt huyết, đây là một công việc đáng mơ ước. Trong nhiều tháng qua ở Chile đã lan truyền tin đồn về một cuộc đảo chính quân sự nhằm lật đổ tổng thống theo chủ nghĩa xã hội Salvador Allende. Cũng đã có một lần đảo chính hụt. Những đối thủ của Allende đổ xuống đường. Các cuộc đình công lao động và sự xáo trộn nền kinh tế khiến cho các mặt hàng nhu yếu phẩm trở nên khan hiếm. Thỉnh thoảng lại có bom phát nổ làm chấn động thủ đô. Cả đất nước kiệt sức và căng thẳng. Nói cách khác, đây chính xác là loại địa điểm mà mọi điệp viên CIA mới qua đào tạo muốn tới. Continue reading “#234 – CIA, cuộc đảo chính chống lại Allende và sự nổi lên của Pinochet”

Bức tường Berlin sụp đổ: Yếu tố tư tưởng và địa chính trị

Timeline_B

Nguồn: George Friedman, “What the fall of the Wall did not change”, Stratfor, 11/11/2014

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Hai mươi lăm năm trước, một đám đông đầy hân hoan lẫn thịnh nộ đã kéo đổ Bức tường Berlin. Niềm hân hoan trước dấu chấm hết cho sự chia cắt nước Đức và chính quyền chuyên chế. Và cơn thịnh nộ của nhiều thế hệ đã phải sống trong sợ hãi. Một trong những nỗi lo sợ đó chính là sự đàn áp của chế độ cộng sản. Một nỗi sợ khác đến từ nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh – vốn là bóng đen bao phủ châu Âu và nước Đức kể từ năm 1945. Một nỗi sợ thuộc về tinh thần và tư tưởng, trong khi nỗi sợ kia mang tính lý trí và địa – chính trị. Cũng như trong mọi khoảnh khắc chính trị quyết định, nỗi sợ hãi và cơn cuồng nộ, hệ tư tưởng và địa – chính trị, tất cả trộn lẫn vào nhau thành một thứ hỗn hợp gây say. Continue reading “Bức tường Berlin sụp đổ: Yếu tố tư tưởng và địa chính trị”

Chính trị của việc bầu cử Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

 562214-ki-moon

Nguồn: Shashi Tharoor, “The Politics of UN Leadership“, Project Syndicate, 13/11/2014.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trên thế giới, các vòng (hay chiến dịch) bầu cử đang ngày càng kéo dài hơn. Chẳng hạn như ở Hoa Kỳ, các chính trị gia tham vọng đã bắt đầu chiến dịch vận động ráo riết tại các bang chủ chốt cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Tuy nhiên một số cuộc tranh cử – ví dụ như cuộc đua cho vị trí Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tiếp theo cũng được tổ chức vào năm 2016 – thì vẫn im lìm. Điều này cần phải thay đổi.

Cuộc chạy đua đến vị trí Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vốn thường diễn ra lặng lẽ đến mức có cảm tưởng đây là một bí mật. Cuộc tranh đua này hầu như chẳng có nét nào giống với sự phô trương của một chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Continue reading “Chính trị của việc bầu cử Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc”

#212 – Ảnh hưởng từ sự bùng nổ nhập khẩu năng lượng của TQ

US-China-Energy-2

Nguồn: Michal Meidan (2014). “The Implications of China’s Energy-Import Boom”, Survival: Global Politics and Strategy, 56:3, pp. 179-200.

Biên dịch: Chu Minh Châu | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Ngoại giao dầu mỏ của Bắc Kinh

Từ cuối thập niên 1990, việc đảm bảo tiếp cận nguồn dầu mỏ nước ngoài lớn hơn nữa là trọng tâm của cuộc tranh luận tại Trung Quốc khi mà sự  phụ thuộc ngày càng lớn của quốc gia này vào dầu mỏ nhập khẩu đã trở thành một thực tế tất yếu. Các viện nghiên cứu và các cố vấn cho giới lãnh đạo Trung Quốc đã bị cuốn vào việc xác định những rủi ro liên quan đến các nguồn cung dầu mỏ từ nước ngoài cho Trung Quốc và hoạch định chính sách để giảm thiểu những rủi ro đó. Continue reading “#212 – Ảnh hưởng từ sự bùng nổ nhập khẩu năng lượng của TQ”

#206 – Sau vụ xử Bạc Hy Lai: Tham nhũng có đe dọa tương lai TQ?

130731181908-bo-xilai-timeline-12-story-top

Nguồn: Roderic Broadhurst & Peng Wang (2014).“After the Bo Xilai Trial: Does Corruption Threaten China’s Future?”, Survival: Global Politics and Strategy, 56:3, pp. 157-178.

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: “Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản 

Tham nhũng, đi liền với đó là thực phẩm độc hại, thuốc giả, sự lạm dụng quyền lực nghiêm trọng và tội phạm “xã hội đen” đã gây ra một chuỗi xì căng đan tại Trung Quốc. Nếu không tiến hành cải cách, những biến cố như vậy có thể nhanh chóng bào mòn tính chính đáng không chỉ của lực lượng cảnh sát và các cơ quan tư pháp, mà còn của chính đảng cầm quyền: Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vụ xét xử Bạc Hy Lai – cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh và là một trong 25 quan chức cấp cao trong Bộ chính trị – đã phơi bày vấn nạn tham nhũng mà cựu Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo rằng có thể dẫn tới “sự sụp đổ của Đảng và nhà nước”.[1] Continue reading “#206 – Sau vụ xử Bạc Hy Lai: Tham nhũng có đe dọa tương lai TQ?”

Tư tưởng của Weber về quan hệ giữa tôn giáo và phát triển

weber

Biên dịch: Phạm Hồng Anh

Lời mở đầu

Max Weber là một trong ba nhà triết học có khả năng giải thích cho chúng ta một cách cặn kẽ nhất về hệ thống kinh tế đặc thù có tên gọi Chủ nghĩa tư bản (Karl Marx và Adam Smith là hai người còn lại).

Sinh ra tại Erfurt, Đức vào năm 1864, Weber lớn lên trong bối cảnh đất nước của ông chấn động bởi những biến chuyển mạnh mẽ bắt nguồn từ Cuộc Cách mạng Công nghiệp. Các thành phố bùng nổ diện tích, những công ty lớn được hình thành, một thế hệ lãnh đạo quản lý mới dần thay thế sự thống trị của tầng lớp quý tộc cũ. Continue reading “Tư tưởng của Weber về quan hệ giữa tôn giáo và phát triển”

#181 – Lý giải sự tồn tại hay sụp đổ của các liên minh


Nguồn: Stephen M. Walt (1997). “Why alliances endure or collapse”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 39, No. 1, pp. 156-179.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Các bài về chủ đề “liên minh”

Giới thiệu

Sự hình thành và tính liên kết của các liên minh quốc tế có thể tác động sâu sắc đến an ninh của từng quốc gia riêng lẻ và có thể quyết định đến khả năng bùng nổ cũng như kết quả của chiến tranh. Bởi khả năng thu hút và duy trì hậu thuẫn từ đồng minh có thể trở thành một tài sản đáng kể, những người lãnh đạo cẩn trọng sẽ đặc biệt dành sự chú ý đến những thế lực có thể gắn kết hoặc chia rẽ các quốc gia. Continue reading “#181 – Lý giải sự tồn tại hay sụp đổ của các liên minh”

#115 – Trotsky tìm thấy độc giả tại Trung Quốc

trotsky

Nguồn: Chen Tian (2014). “Trotsky in China”, News China Magazine, January 2014 Issue.

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Nhà lý luận chủ nghĩa Cộng sản gây tranh cãi nhất cuối cùng đã tìm được độc giả cho mình tại Trung Quốc như thế nào?

Cuốn “Quan điểm của Trotsky” (Trotsky’s Views) được xuất bản rộng rãi tại Trung Quốc vào năm 1980, hai năm sau khi đất nước này bắt đầu bước vào thời kỳ Cải cách và Mở cửa, và 40 năm sau ngày Leon Trotsky, một trong những nhà tư tưởng chính trị gây nhiều tranh cãi nhất trên thế giới, bị ám sát.

Tiền thân của cuốn sách này là cuốn “Trích lược những quan điểm phản động của Trotsky” (Excerpts of Trotsky’s Reactionary Views), được biên soạn bởi Cục Biên soạn và Biên dịch Trung ương và in ấn bởi Nhà xuất bản Nhân dân. Đây là một trong những quyển “Bìa Xám” được xuất bản năm 1964, chỉ dành cho một số lượng nhất định cán bộ của Đảng. Continue reading “#115 – Trotsky tìm thấy độc giả tại Trung Quốc”

#112 – Tìm hiểu chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa chuyên chế

Nguồn: Edward Webb, “Totalitarianism and Authoritarianism”, in John T. Ishiyama and Marijke Breuning (eds), 21st Century Political Science, A Reference Handbook, (Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, 2011), pp. 249 – 257.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bước sang thế kỷ 20, một vài di chứng đen tối của thời kỳ cách mạng công nghiệp và chính trị cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 bắt đầu xuất hiện: các nước hùng mạnh tiến hành những cuộc tàn sát bằng phương pháp “được công nghiệp hóa” và khủng bố trên diện rộng nhắm đến chính xã hội của mình. Những sự kiện như cuộc thảm sát người Do Thái (Holocaust), cuộc Đại Thanh Trừng của Stalin (Stalin’s Terror), và cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc đã thôi thúc các nhà khoa học chính trị lý giải cách thức và nguyên nhân tại sao các nhà nước đó lại vận hành theo cách như vậy. Continue reading “#112 – Tìm hiểu chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa chuyên chế”