Tại sao cần tiến tới một Liên bang châu Âu?

Flag_of_the_United_States_of_Europe

Nguồn: Laszlo Bruszt & David Stark, “We the People of Europe”, Project Syndicate, 11/08/2015.

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những người châu Âu mong muốn làm sống lại quá trình thống nhất lục địa gần đây đã chuyển sự chú ý tới việc thành lập Hoa Kì. Tuy nhiên, nhiều người phủ nhận tiền lệ Hoa Kì trên cơ sở rằng vấn đề ngày nay quá khác so với những vấn đề diễn ra thời đó. Những người khác, vốn chấp nhận rằng các nguyên tắc liên bang có lẽ sẽ thích hợp để giải quyết những vấn đề của một thị trường chung châu Âu, lại thất vọng cho rằng “những người châu Âu” có thể mang lại cấu trúc chính trị mới này lại còn vắng bóng.

Nhưng có những mối tương đồng nổi bật giữa những năm tháng khi Hoa Kì được thành lập với những cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị đang tiếp diễn tại Liên minh châu Âu. Thực tế, sự ra đời của Hiến pháp Hoa Kì và sự khai sinh của dân tộc Mỹ mang lại những lý do để hi vọng rằng một vài những vấn đề khó khăn nhất châu Âu đang đối mặt có thể sẽ được giải quyết vào một ngày nào đó. Continue reading “Tại sao cần tiến tới một Liên bang châu Âu?”

21/08/1961: Anh trả tự do cho Jomo Kenyatta

_79533522_74ca6d05-6929-463a-a91b-303fc3e6fa9c

Nguồn:Kenyatta freed,” History.com (truy cập ngày 19/8/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1961, Jomo Kenyatta, lãnh đạo phong trào đòi độc lập cho Kenya, đã được chính quyền thực dân Anh trả tự do sau chín năm cầm tù và câu lưu. Hai năm sau đó, Kenya giành được độc lập và Kenyatta trở thành thủ tướng. Được mô tả như một biểu tượng nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc châu Phi, nhưng Kenyatta đã mang lại sự ổn định cho Kenya và bảo vệ những lợi ích của phương Tây ở đất nước ông trong suốt 15 năm làm lãnh đạo.

Kenyatta sinh ra trên vùng cao nguyên Đông Phi nằm ở phía Tây Nam núi Kenya vào khoảng cuối những năm 1890. Ông là thành viên của tộc người Kikuyu – tộc người lớn nhất ở Kenya – và được giáo dục bởi các giáo sĩ thuộc giáo hội trưởng lão. Năm 1920, Kenya chính thức trở thành thuộc địa của Anh, và đến năm 1921 Kenyatta chuyển tới sống tại thủ phủ Nairobi của thuộc địa. Continue reading “21/08/1961: Anh trả tự do cho Jomo Kenyatta”

20/08/1968: Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc

full-06

Nguồn:Soviets Invade Czechoslovakia,” History.com (truy cập ngày 19/8/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đêm 20 tháng 8 năm 1968, khoảng 200.000 lính khối hiệp ước Warszawa cùng 5.000 chiếc xe tăng đã tiến vào xâm lược Tiệp Khắc để dập tắt “Mùa xuân Praha” – một giai đoạn tự do hóa diễn ra trong thời gian ngắn tại quốc gia cộng sản này. Người dân Tiệp Khắc đã phản đối cuộc xâm lược bằng các cuộc biểu tình và các chiến thuật bất bạo động khác, nhưng họ đã bị áp đảo trước những chiếc xe tăng Liên Xô. Những cải cách tự do của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc Alexander Dubček đã bị bãi bỏ và một giai đoạn “bình thường hóa” được bắt đầu dưới thời người kế nhiệm ông là Gustáv Husák.

Phe cộng sản thân Liên Xô đã chiếm quyền kiểm soát chính phủ dân chủ Tiệp Khắc từ năm 1948. Lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin đã áp đặt ý chí của ông lên những nhà lãnh đạo cộng sản nước này, và Tiệp Khắc đã được điều hành như một quốc gia theo chủ nghĩa Stalin cho đến năm 1964, khi một khuynh hướng tiệm tiến đến tự do hóa bắt đầu. Continue reading “20/08/1968: Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc”

13/07/1930: World Cup đầu tiên được tổ chức

1930-world-cup

Nguồn:First World Cup,” History.com (truy cập ngày 12/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày 13 tháng 7 năm 1930, Pháp đánh bại Mexico với tỷ số 4-1 và Hoa Kỳ đánh bại Bỉ với tỷ số 3-0 là những trận bóng đầu tiên của Giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup), được tổ chức tại thành phố chủ nhà Montevideo, Uruguay. Từ đó, World Cup đã trở thành sự kiện thể thao được theo dõi nhiều nhất trên thế giới.

Sau khi bóng đá bị loại khỏi chương trình thi đấu của Thế vận hội Mùa hè 1932 tại Los Angeles, chủ tịch FIFA Jules Rimet đã giúp tổ chức một giải đấu quốc tế vào năm 1930. Trước sự thất vọng của các cầu thủ châu Âu, Uruguay, quốc gia liên tiếp dành huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa hè 1924 tại Paris và Thế vận hội Mùa hè 1928 tại Amsterdam, đã được chọn để đăng cai World Cup đầu tiên. Continue reading “13/07/1930: World Cup đầu tiên được tổ chức”

12/07/1990: Boris Yeltsin rời bỏ ĐCS Liên Xô

Boris-Yeltsin-right-with--007

Nguồn:Yeltsin resigns from Communist Party,” History.com (truy cập ngày 11/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, chỉ hai ngày sau khi Mikhail Gorbachev tái đắc cử chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Boris Yeltsin, tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Liên bang Nga, thông báo ông sẽ rời khỏi Đảng. Hành động của Yeltsin là một đòn nghiêm trọng đối với những nỗ lực của Gorbachev nhằm giữ lại một Liên Xô đang tan rã.

Vào tháng 7 năm 1990, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô đã gặp nhau tại đại hội để thảo luận và tiến hành bầu cử. Gorbachev, người đã lên nắm quyền ở Liên Xô từ năm 1985, phải chịu đựng một cuộc tấn công nặng nề của những người theo đường lối cứng rắn trong Đảng Cộng sản. Họ tin rằng những cải cách chính trị và kinh tế của ông đang hủy hoại sự kiểm soát của Đảng đối với đất nước. Continue reading “12/07/1990: Boris Yeltsin rời bỏ ĐCS Liên Xô”

11/07/1995: Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

screen-shot-2015-05-03-at-9-41-00-pm-1030x527

Nguồn:US establishes diplomatic relations with Vietnam,” History.com (truy cập ngày 10/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1995, hơn hai thập niên sau khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam, đề cập tới sự hợp tác của Việt Nam trong việc tìm kiếm 2.238 người Mỹ nằm trong danh sách mất tích trong Chiến tranh Việt Nam (như một lý do cho quyết định này).

Việc bình thường hóa của Hoa Kỳ với quốc gia cựu thù bắt đầu từ đầu năm 1994, khi tổng thống Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 19 năm với Việt Nam. Bất chấp việc dỡ bỏ lệnh cấm vận, hàng rào thuế quan cao vẫn tiếp tục được áp lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nước đang chờ được trao quy chế “tối huệ quốc,” một quy chế thương mại của Hoa Kỳ mà Việt Nam có thể đạt được sau khi mở rộng chương trình cải cách thị trường tự do. Continue reading “11/07/1995: Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam”

10/07/1990: Gorbachev tái đắc cử Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô

95e07d3e5d85f093f0102495c5d3b4729e47d229

Nguồn:Gorbachev re-elected as head of Communist Party,” History.com (truy cập ngày 08/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, như một dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ đối với những cải cách kinh tế và chính trị sâu rộng của mình, Mikhail Gorbachev đã đứng vững trước nhiều lời chỉ trích nặng nề từ các đối thủ chính trị và tái đắc cử chức Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô với đa số phiếu ủng hộ. Tuy nhiên, chiến thắng của Gorbachev chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991.

Gorbachev lên nắm quyền ở Liên Xô vào năm 1985 và ngay lập tức bắt đầu thúc đẩy cải cách trong các chính sách đối nội và đối ngoại của Liên Xô. Trong nước, ông ủng hộ sự tự do kinh tế lớn hơn và theo hướng kinh tế thị trường tự do trong một số lĩnh vực nhất định. Ông cũng yêu cầu tự do chính trị lớn hơn, và trả tự do cho một số lượng lớn tù nhân chính trị. Trong chính sách đối ngoại, Gorbachev tìm cách làm tan băng Chiến tranh Lạnh trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Continue reading “10/07/1990: Gorbachev tái đắc cử Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô”

09/07/1960: Xô – Mỹ đe dọa nhau về tình hình Cuba

DB4751D2-EDDD-41DF-B94DA5698A8BDD5D

Nguồn:Khrushchev and Eisenhower trade threats over Cuba,” History.com (truy cập ngày 08/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1960, Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower và Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô (Thủ tướng) Nikita Khrushchev đã trực tiếp đưa ra những lời đe dọa về tương lai của Cuba. Trong những năm sau đó, Cuba đã trở thành tiêu điểm nguy hiểm  của cuộc cạnh tranh thời Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.

Vào tháng Giêng năm 1959, nhà cách mạng Cuba Fidel Castro đã lật đổ chế độ độc tài lâu năm của Fulgencio Batista. Mặc dù Hoa Kỳ công nhận chính quyền mới của Castro, nhưng nhiều thành viên trong chính phủ Eisenhower vẫn còn những hoài nghi sâu sắc liên quan đến định hướng chính trị của nhà lãnh đạo mới đầy lôi cuốn của Cuba. Continue reading “09/07/1960: Xô – Mỹ đe dọa nhau về tình hình Cuba”

08/07/1994: “Lãnh tụ vĩ đại” của Triều Tiên qua đời

kim-il-sung

Nguồn:North Korea’s ‘Great Leader’ dies,” History.com (truy cập ngày 07/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1994, Kim Nhật Thành (Kim Il Sung), nhà độc tài cộng sản Bắc Triều Tiên lên nắm quyền từ năm 1948, qua đời sau một cơn đau tim ở tuổi 82.

Trong những năm 1930, Kim chiến đấu chống lại sự chiếm đóng bán đảo Triều Tiên của Nhật Bản và được chính quyền Xô viết tuyển chọn, ông được đến Liên Xô để huấn luyện về quân sự và chính trị. Sau đó, ông trở thành một người cộng sản và chiến đấu trong Hồng quân Liên Xô trong Thế Chiến II.

Năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai vùng ảnh hưởng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, và vào năm 1948, Kim trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên). Với hi vọng thống nhất bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực, Kim đã phát động một cuộc xâm lược Nam Triều Tiên vào tháng 6 năm 1950, châm ngòi cho cuộc Chiến tranh Triều Tiên, và kết thúc trong bế tắc trong năm 1953. Continue reading “08/07/1994: “Lãnh tụ vĩ đại” của Triều Tiên qua đời”

Về quyền lực của Hun Sen ở Campuchia

jdcambi25e

Nguồn: Milton Osborne, “Hun Sen’s Cambodia: Review,” Contemporary Southeast Asia Vol. 37, No. 1 (2015), pp. 134-36.

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có một thực tế đáng chú ý là trước khi cuốn sách xuất sắc của Sebastian Strangio được xuất bản năm 2014, chúng ta vẫn chưa có nghiên cứu nghiêm túc nào về Hun Sen, cựu chiến binh Khmer Đỏ, chính trị gia đáng chú ý nhất của Campuchia và là người giữ chức thủ tướng lâu nhất trên thế giới. Tôi đưa ra nhận định này sau khi đã biết rõ về cuốn Strongman: The extraordinary life of Hun Sen [Lãnh đạo chuyên quyền: Cuộc đời đặc biệt của Hun Sen] (2013) của hai tác giả H.C và J.B. Metha, một cuốn sách dù hữu ích theo góc nhìn biên niên ký nhưng về cơ bản lại thần thánh hóa nhân vật.

Có một số lý do giải thích cho việc tại sao tiểu sử quan trọng của Hun Sen lại chưa xuất hiện trước đây, bên cạnh việc một bài viết “thẳng thắn và không sợ hãi” có thể khiến tác giả khó có thể được quay trở lại Campuchia. Continue reading “Về quyền lực của Hun Sen ở Campuchia”

Lý tưởng phai nhạt trong các nền dân chủ

SPAIN TERRORISM ARRESTS

Nguồn: Richard K. Sherwin, “Democracy’s Missing Meaning,” Project Syndicate, 15/05/2015.

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Quyết định từ bỏ hòa bình và thịnh vượng tương đối để đổi lấy chiến tranh tàn bạo và sự bất ổn dường như là phi lý. Nhưng những người trẻ, được sinh ra và lớn lên trong những xã hội dân chủ, đang càng ngày hưởng ứng lời kêu gọi của những tổ chức giết chóc như Nhà nước Hồi giáo (IS), rời bỏ quê hương và gia đình của họ để tham gia các cuộc thánh chiến ở những nơi xa xôi. Tại sao nền dân chủ lại đánh mất lòng trung thành của những tâm hồn nổi loạn này, và làm thế nào nó có thể giành lại được trái tim và khối óc của những người đã đi chệch hướng?

Triết gia Friedrich Nietzsche từng viết rằng con người thà có lý trí với hư vô còn hơn là không có lý trí (Xem Friedrich Nietzsche, “Third Essay: What Do Ascetic Ideals Mean?” On the Genealogy of Morality, 1887). Những nỗi thất vọng nặng nề về cái chết, bất lực, và vô vọng đều ít hấp dẫn hơn nhiều so với sự mãnh liệt – ngay cả khi sự mãnh liệt đó được tìm thấy trong bạo lực, chết chóc, và sự hủy diệt. Continue reading “Lý tưởng phai nhạt trong các nền dân chủ”