Hậu tấn công Paris: Chúng ta đang lâm chiến!

20150109Parisattack

Nguồn: Dominique Moisi, “We Are At War,” Project Syndicate, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo và một siêu thị kosher (bán thực phẩm dành cho người Do Thái – NBT) hồi tháng Giêng, người dân Paris đều biết rằng những kẻ man rợ vẫn còn lẩn khuất đâu đó, và chúng sẽ lại tấn công. Nhưng biết hay dự đoán điều đó và đối mặt với thực tế nghiệt ngã là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Đêm thứ 6 tuần trước, thực tế đã khiến chúng ta vô cùng bàng hoàng. Chúng ta đang lâm chiến. Sẽ là sai lầm – thậm chí nguy hiểm – nếu chúng ta không thừa nhận điều này. Và chiến thắng trong cuộc chiến này đòi hỏi sự rõ ràng, đoàn kết, và kiên định.

Điều chúng ta cần nhất hiện nay là sự rõ ràng trong phân tích. Chúng ta gần như không biết rõ kẻ thù, ngoại trừ mức độ hận thù và tàn ác của chúng. Để hiểu chiến lược của chúng, chúng ta phải thừa nhận bản chất của chúng: một đối thủ thông minh, và duy lý theo cách của riêng chúng. Bao lâu nay chúng ta đã xem thường và đánh giá thấp chúng. Giờ chúng ta nhất thiết phải thay đổi cách suy nghĩ. Continue reading “Hậu tấn công Paris: Chúng ta đang lâm chiến!”

Cuộc tấn công Paris đã làm thay đổi mọi thứ

paris

Nguồn: Richard Cohen,”The Paris attacks change everything“, The Washington Post, 14/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tất cả mọi thứ đã thay đổi.

Ngay sau các cuộc tấn công Paris, thật khó để tưởng tượng (bác sĩ) Ben Carson vào làm chủ Nhà Trắng. Thật khó có thể hình dung một người thiếu kinh nghiệm đối ngoại như vậy lại đóng vai trò tổng tư lệnh quân đội. Cũng không thể nghĩ tới cảnh Donald Trump ngồi trong Phòng Bầu dục. Sẽ thật kinh hoàng khi nghĩ tới cảnh ông ta ngồi đó, suy nghĩ về thế giới như một trò chơi cờ – đương nhiên là trò chơi về bất động sản, có thể là trò Monopoly-  với niềm tin rằng thế giới sẽ tuân phục theo sự vĩ đại của mình. Tương tự, cũng sẽ thật khó để tưởng tượng ra cảnh Carly Fiorina ngồi đó, một người cũng nghĩ rằng tham vọng đồng nghĩa với kinh nghiệm. Bernie Sanders cũng vậy, đã hết thời rồi. Đột nhiên, các ngân hàng lớn là vấn đề nhỏ nhặt nhất đối với chúng ta. Continue reading “Cuộc tấn công Paris đã làm thay đổi mọi thứ”

Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu?

Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu - 01

Nguồn: “What Paris’ night of horror means for Europe”, The Economist, 14/11/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Chuỗi các vụ tấn công khủng bố tại Paris tối qua, ước tính đã cướp đi mạng sống của gần 140 người, là viễn cảnh thảm kịch mà các cơ quan tình báo và an ninh phương Tây đã cảnh báo trong suốt nhiều năm qua. Kể từ khi một nhóm thánh chiến Hồi Giáo tiến hành một vụ tấn công kéo dài 4 ngày theo phong cách biệt kích tại Mumbai cách đây 8 năm làm 166 người chết, đã có khá nhiều âm mưu tấn công tương tự bị phát hiện hoặc bị dự báo nhầm. Nhưng giống như IRA (tổ chức khủng bố Quân đội Cộng hòa Ai-len) đã từng cảnh báo đầy nham hiểm: “Các người lần nào cũng phải may mắn, còn chúng ta chỉ cần may mắn một lần”. Continue reading “Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu?”

Vụ án Dreyfus là gì?

2015-10-17-02-1

Nguồn: “What was the Dreyfus affair?”, History.com (truy cập ngày 17/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Vụ án Dreyfus là một vụ bê bối đã làm chấn động nước Pháp vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi một đại úy pháo binh gốc Do Thái trong quân đội Pháp, Alfred Dreyfus (1859 – 1935), bị kết án oan tội giao nộp bí mật quân sự Pháp cho Đức. Năm 1894, sau khi một gián điệp của Pháp trong Đại sứ quán Đức ở Paris phát hiện một lá thư bị xé nát trong thùng rác có nét chữ được cho là giống của Dreyfus, vị đại úy này đã bị đưa ra tòa án binh, bị kết tội phản quốc và phải chịu án chung thân trên đảo Quỷ ngoài khơi vùng Guiana thuộc Pháp. Trong một buổi lễ công khai diễn ra ở Paris sau khi tòa tuyên án, Dreyfus bị xé phù hiệu khỏi quân phục, gươm của ông bị đập gãy và ông bị giải đi trước một đám đông liên tục gào thét “Tử hình Judas,[1] tử hình tên Do Thái”. Continue reading “Vụ án Dreyfus là gì?”

Sự kiện XYZ là gì?

2015-10-17-1

Nguồn: “What was the XYZ Affair?”, History.com (truy cập ngày 17/10/215).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Có thể nghe như tên một chương trình giải trí của thiếu nhi, nhưng trên thực tế Sự kiện XYZ là một biến cố ngoại giao giữa Pháp và Mỹ xảy ra vào cuối thế kỷ 18 và sau đó đã dẫn đến một cuộc hải chiến không chính thức giữa hai quốc gia này.

Năm 1793, giữa Pháp và Anh đã xảy ra chiến tranh, khi đó Mỹ tuyên bố trung lập. Cuối năm tiếp theo, Mỹ và Anh cùng ký Hiệp định Jay (tên đầy đủ: Hiệp định về Tình Hữu nghị, Thương mại, và việc Đi Lại trên Biển giữa Quốc vương Anh và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ – ND) nhằm giải quyết một số vấn đề đã tồn đọng từ lâu trong quan hệ giữa hai nước. Pháp đã giận dữ trước Hiệp định này, tin rằng nó đã vi phạm những hiệp ước mà Mỹ và Pháp trước đây đã cùng ký; kết quả là họ đã tịch thu một số lượng lớn tàu buôn của Mỹ. Khi Tổng thống George Washington cử Charles Cotesworth Pinckney làm công sứ Hoa Kỳ tại Pháp vào năm 1796, chính quyền Pháp đã từ chối tiếp nhận ông này. Continue reading “Sự kiện XYZ là gì?”

10/09/1977: Pháp thôi tử hình bằng máy chém

ac_unity_guillotine_by_diablo_by_diabloazazel-d7pgl03

Nguồn: “The guillotine falls silent”, History.com, truy cập ngày 08/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1977 tại nhà tù Baumetes ở Marseille, Pháp, Hamida Djandoubi, một người nhập cư Tunisia bị kết tội giết người, đã trở thành người cuối cùng ở Pháp bị tử hình bằng máy chém.

Máy chém ban đầu trở nên nổi tiếng trong cuộc Cách mạng Pháp khi vị bác sĩ và nhà cách mạng Joseph-Ignace Guillotin thuyết phục được Quốc hội thông qua một đạo luật yêu cầu tất cả các án tử hình đều phải được thực hiện “bởi một cỗ máy”. Máy chặt đầu đã được sử dụng trước đó ở Ireland và Anh, và những người ủng hộ Guillotin xem máy chém là nhân đạo hơn các biện pháp tử hình khác, chẳng hạn như treo cổ hoặc xử bắn. Continue reading “10/09/1977: Pháp thôi tử hình bằng máy chém”

23/07/1951: Thủ tướng chính quyền Vichy Philippe Pétain qua đời

VICHY1_63883c

Nguồn:Petain, leader of the Vichy government, dies,” History.com (truy cập ngày 22/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1951, Thống chế Henri-Philippe Pétain, anh hùng dân tộc Pháp trong Thế chiến I nhưng lại bị kết tội vì đã hợp tác với những kẻ chiếm đóng người Đức ở đất nước mình trong Thế chiến II và bị kết án tù chung thân, qua đời ở tuổi 95.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Saint-Cyr, Pétain phục vụ trong trung đoàn Alpine với cấp bậc trung úy, nơi ông dần có được danh tiếng vì tình bạn thân biết với những người lính bộ binh. Sau đó, ông bước vào sự nghiệp giảng dạy gây nhiều tranh cãi ở trường Đại học Chiến tranh, nơi ông đề xuất một những lý thuyết xung đột trực tiếp với các quan điểm truyền thống, đặc biệt là ý tưởng cho rằng quốc phòng vững mạnh là chìa khóa của chiến thắng, chứ không phải là chiến lược “luôn chủ động tấn công” vốn phổ biến trong quân đội Pháp ở thời điểm đó. Continue reading “23/07/1951: Thủ tướng chính quyền Vichy Philippe Pétain qua đời”

21/03/1804: Bộ luật Napoléon bắt đầu có hiệu lực

code-civil-napoleon

Nguồn:Napoleonic Code approved in France,” History.com (truy cập ngày 20/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 21 tháng 3 năm 1804, sau 4 năm thảo luận và lập kế hoạch, Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte đã phê chuẩn một khuôn khổ luật định mới cho nước Pháp, được biết đến dưới tên gọi Bộ luật Napoléon (hay Bộ luật Dân sự Pháp). Nó đem đến cho nước Pháp hậu cách mạng tư sản bộ luật thống nhất đầu tiên đề cập đến tư hữu, các vấn đề thuộc địa, gia đình, và các quyền cá nhân.

Năm 1800, tướng Napoléon Bonaparte, nhà chuyên chính mới của Pháp, bắt đầu nhiệm vụ đầy khó khăn là sửa đổi hệ thống pháp luật rắc rối và lạc hậu của nước này. Ông cho thành lập một ủy ban đặc biệt, đứng đầu là Jean-Jacques-Régis de Cambacérès, ủy ban này đã nhóm họp hơn 80 lần để bàn về những sửa đổi pháp lý mang tính cách mạng, và Napoléon đã chủ trì gần một nửa trong số đó. Tháng 3 năm 1804, Bộ luật Napoléon cuối cùng cũng được thông qua. Continue reading “21/03/1804: Bộ luật Napoléon bắt đầu có hiệu lực”

19/03/1962: Chiến tranh Algérie chấm dứt

algeria-war

Nguồn:French-Algerian truce,History.com (truy cập ngày 17/03/2015.)

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 18 tháng 3 năm 1962, Pháp và các nhà lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng Quốc gia Algérie (FLN) đã ký một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Algérie kéo dài 7 năm, báo hiệu sự kết thúc của giai đoạn 130 năm Pháp đô hộ Algérie.

Cuối tháng 10 năm 1954, một nhóm thanh niên Hồi giáo người Algérie đã lập nên FLN, một tổ chức du kích với mục đích giành lại độc lập từ Pháp. Họ tổ chức một số cuộc nổi dậy đẫm máu trong những năm sau đó, và đến năm 1956, FLN đã gần như tràn ngập khắp các thành phố thuộc địa, nơi ở của khá đông người châu Âu đến cai trị. Ở Pháp, chính quyền mới của Thủ tướng Guy Mollet hứa hẹn sẽ dập tắt cuộc nổi loạn Hồi giáo này và gửi 50 vạn quân Pháp đến để nghiền nát FLN. Continue reading “19/03/1962: Chiến tranh Algérie chấm dứt”

Liệu vụ Charlie Hebdo có phải là đòn thử của Al Qaeda?

150107120309-charlie-hebdo-620x348

Tác giả: Nguyễn Hải Vân

Nước Pháp đang trải qua những ngày tháng đen tối nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Vụ khủng bố vào tòa soạn tờ báo biến họa Charlie Hebdo làm 17 người Pháp thiệt mạng, 3 kẻ khủng bố bị tiêu diệt dường như đã kết thúc. Nhưng nó đã kết thúc thật chưa, hay đây mới chỉ là màn khởi đầu hay đòn thử cho một hình thức khủng bố mới mà Al-Qaeda hay IS đang chuẩn bị cho một trận chiến mới với Mỹ và các nước Phương Tây?

Trong khoảng vài năm trở lại đây, cụm từ hay được giới phân tích và chuyên gia về an ninh, chống khủng bố hay nhắc tới và cảnh báo là “những con sói đơn độc” – ám chỉ những vụ tấn công tự phát hoặc có sự chỉ đạo một phần của các tổ chức khủng bố của một kẻ cuồng tín Hồi giáo với mong muốn tham gia “thánh chiến” bằng cách “tử vì đạo”. Continue reading “Liệu vụ Charlie Hebdo có phải là đòn thử của Al Qaeda?”

Động cơ đằng sau vụ tấn công Charlie Hebdo

Citizens carrying a giant cardboard pencil reading "Not Afraid" take part in a Hundreds of thousands of French citizens solidarity march (Marche Republicaine) in the streets of Paris January 11, 2015. French citizens will be joined by dozens of foreign leaders, among them Arab and Muslim representatives, in a march on Sunday in an unprecedented tribute to this week's victims following the shootings by gunmen at the offices of the satirical weekly newspaper Charlie Hebdo, the killing of a police woman in Montrouge, and the hostage taking at a kosher supermarket at the Porte de Vincennes.    REUTERS/Charles Platiau (FRANCE  - Tags: CRIME LAW POLITICS CIVIL UNREST SOCIETY TPX IMAGES OF THE DAY)   - RTR4KX9Q

Nguồn: Ian Buruma, “Charlie and Theo”, Project Syndicate, 15/1/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhà làm phim người Hà Lan Theo van Gogh bị một phần tử Hồi giáo cực đoan ám sát ở Amsterdam cách đây hơn mười năm có nhiều điểm tương đồng với các họa sĩ trào phúng của tạp chí Charlie Hebdo. Cũng giống như các họa sĩ và biên tập viên người Pháp, ông là một người khiêu kích, một kẻ vô chính phủ về mặt đạo đức, một nghệ sĩ gây sốc, người chưa bao giờ ngừng ham muốn phá hủy mọi điều cấm kị.

Bởi vì chủ nghĩa bài Do Thái là một điều cấm kị lớn ở châu Âu thời hậu Thế chiến, Van Gogh đã xúc phạm người Do Thái bằng những câu đùa thô lỗ về các phòng hơi ngạt (được Đức Quốc xã dùng để giết hại người Do Thái – NBT). Bởi vì người ta nói với chúng ta rằng phải “tôn trọng” đạo Hồi, ông ta đã nhạo báng thánh Allah và nhà tiên tri của Người, cũng gần giống như cách Charlie Hebdo đã làm. Continue reading “Động cơ đằng sau vụ tấn công Charlie Hebdo”

#29 – Công luận, cấu trúc quốc nội và chính sách đối ngoại trong các nền dân chủ tự do

8437680366_d53e10e748

Nguồn: Thomas Risse-Kappen (1991), “Public Opinion, Domestic Structure, and Foreign Policy in Liberal Democracies”, World Politics, Vol. 43, No. 4 (July), pp. 479-512.

Biên dịch: Vương Thảo Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Tại sao các quốc gia có sức mạnh tương đương nhau lại thường phản ứng khác nhau đối với cùng một điều kiện hoặc ràng buộc trong môi trường quốc tế? Nỗ lực nhằm trả lời câu hỏi trên đã dẫn tới việc nghiên cứu các nguồn gốc trong nước của chính sách đối ngoại và chính trị quốc tế. Tuy nhiên, văn liệu hiện có ít khi đề cập đến một vấn đề: Ai là người chịu trách nhiệm cho quá trình hoạch định chính sách đối ngoại tại các quốc gia dân chủ tự do? Giới tinh hoa hay quần chúng? Ai gây ảnh hưởng lên ai? Dư luận và các tác nhân xã hội gây ra những ảnh hưởng như thế nào lên chính sách? Liệu thái độ của quần chúng đối với chính sách đối ngoại có bị thao túng bởi giới tinh hoa hay không? Cuối cùng là, nếu thái độ của quần chúng đi theo một kiểu mẫu chung thì điều gì giải thích cho sự khác nhau giữa những ảnh hưởng từ dư luận lên chính sách tại các quốc gia khác nhau? Continue reading “#29 – Công luận, cấu trúc quốc nội và chính sách đối ngoại trong các nền dân chủ tự do”