Tập Cận Bình cũng là tù nhân của Đảng Cộng sản

Nguồn: Kerry Brown, “Xi Jinping Is a Captive of the Communist Party Too”, New York Times, 10/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong mắt người phương Tây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có vẻ giống như hóa thân của chế độ độc tài độc nhân trị. Quan điểm ấy có lý do chính đáng.

Kể từ khi đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tới nay, ông xóa bỏ cơ chế chia sẻ quyền lực giữa các phe phái trong Đảng, biến một trong những tổ chức chính trị lớn nhất thế giới thành một khối thống nhất. Tại bất cứ nơi nào cũng có thể thấy lời nói, tư tưởng và hình ảnh của ông. Trong một bài phát biểu năm 2016, ông sử dụng các từ ngữ của Mao Trạch Đông, nói ĐCSTQ đang lãnh đạo “Đông Tây Nam Bắc Trung” của Trung Quốc. Có lẽ ông dùng câu nói này để nói về chính mình. Continue reading “Tập Cận Bình cũng là tù nhân của Đảng Cộng sản”

Nước Đức là quá khứ, thời điểm của Đông Âu đã đến 

Nguồn: Philipp Fritz, “Deutschland war gestern, jetzt kommt das Europa des Ostens”, WELT, 11/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Mặc dù có cơ hội lịch sử Berlin không muốn đảm đương vai trò lãnh đạo.Thay vào đó, các quốc gia Đông Âu đang thế chân vào khoảng trống và trở thành trung tâm mới của lục địa này. Ngoài việc mất quyền lực, điều này còn để lại hậu quả cho nền kinh tế và sự thịnh vượng của nước Đức.

Kaja Kallas (nữ Thủ tướng Estonia – NBT) là “Tương lai của Châu Âu”. Trên mạng xã hội nhiều người bày tỏ sự tin tưởng về điều này. Người ta chia sẻ một bức ảnh của vị Thủ tướng Estonia cùng với Sanna Marin, Thủ tướng Phần Lan. Bên cạnh đó, họ đặt một bức chân dung cựu Thủ tướng Angela Merkel, phía dưới có hàng chữ: “Quá khứ của Châu Âu”. Continue reading “Nước Đức là quá khứ, thời điểm của Đông Âu đã đến “

Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 2

Nguồn: Dan Macklin, “China’s 20th Party Congress: A Downside Scenario,” The Diplomat, 12/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu các quy chuẩn về nhân sự bị bỏ qua, Tập có thể sẽ bổ nhiệm những người thân tín với mình, từ đó làm tăng nguy cơ mắc sai lầm chính sách.

Trong bài viết trước, tôi đã phân tích một kịch bản có thể xảy ra tại đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sẽ bắt đầu vào ngày 16/10. Theo kịch bản đó, Tập Cận Bình sẽ đắc cử Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba, nhưng Ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ tập trung nhiều nhà cải cách ủng hộ thị trường, những người có khả năng thúc đẩy sự thay đổi trong chính sách kinh tế. Continue reading “Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 2”

Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 1

Nguồn: Dan Macklin, “China’s 20th Party Congress: An Upside Scenario,” The Diplomat, 04/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các quy chuẩn về nhân sự trong cơ quan ra quyết định hàng đầu ở Bắc Kinh có thể giúp kiềm chế quyền lực của Tập Cận Bình và nâng cao vị thế của các nhà cải cách ủng hộ thị trường.

Trước thềm đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khai mạc vào ngày 16/10 này, có nhiều đồn đoán xoay quanh việc ai sẽ được bổ nhiệm vào các vai trò lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Người ta đặc biệt quan tâm đến Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm bảy thành viên, cơ quan đưa ra các chỉ thị và quyết định quan trọng nhất của Bắc Kinh. Continue reading “Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 1”

Thất bại của Nga sẽ là vấn đề của Mỹ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Russia’s Defeat Would Be America’s Problem,” Foreign Policy, 27/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến thắng ở Ukraine có thể sẽ đồng nghĩa với sự kiêu ngạo ở Washington.

Trong bài phát biểu nhằm thuyết phục dân chúng thành Athen tuyên chiến với Sparta vào năm 431 TCN, Pericles tuyên bố rằng ông “sợ những sai lầm của chính chúng ta hơn là những trang bị của kẻ thù.” Đặc biệt, ông cảnh báo chống lại sự kiêu ngạo và nguy cơ kết hợp “các kế hoạch chinh phục mới với việc tiến hành chiến tranh.” Tuy nhiên, những lời cảnh báo của ông đã không được lắng nghe, và những người kế vị ông cuối cùng đã khiến Athen thất bại thảm hại. Continue reading “Thất bại của Nga sẽ là vấn đề của Mỹ”

Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s power struggles were ferocious in 1972 and remain so today,” Nikkei Asia, 06/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản là một công việc rủi ro đối với tất cả những người liên quan.

Nỗ lực bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Nhật Bản nửa thế kỷ trước là một động thái cực kỳ rủi ro đối với tất cả những người tham gia, và đối với một vài trong số này, không chỉ sự nghiệp chính trị mà cả mạng sống của họ cũng bị đe dọa.

Tháng 09/1972, Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka bay tới Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai. Sau nhiều vòng đàm phán, Tanaka và Chu đã ký một tuyên bố chung vào ngày 29/09, chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương. Continue reading “Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy”

Việt Nam có thể học được gì từ phương thức “cai trị hỗn hợp” của Hàn Quốc?

Tác giả: Lê Vĩnh Triển

Những thành tựu kinh tế xã hội của Hàn Quốc cho thấy sự cần thiết phải có một nhà nước mạnh bất kể hệ thống thể chế như thế nào.

Trước khi chuyển đổi sang nền dân chủ ổn định như ngày nay, Hàn Quốc là một quốc gia độc tài. Tuy nhiên, nhà nước độc tài này khác biệt với các nhà nước cùng loại ở hiệu quả của chính sách “cai trị hỗn hợp” (mixed governance), tạo điều kiện cho cả tăng trưởng kinh tế bền vững và cải thiện xã hội, đặc biệt là giảm nghèo và bất bình đẳng. Điều này đã mở đường cho thành tựu kinh tế và xã hội liên tục trong suốt quá trình dân chủ hóa của Hàn Quốc, và sau đó đưa đất nước này vào hàng ngũ các nền kinh tế phát triển. Continue reading “Việt Nam có thể học được gì từ phương thức “cai trị hỗn hợp” của Hàn Quốc?”

Trung Quốc bình luận về “Ngoại giao cây tre” của Việt Nam

Nguồn: Si Zhentao (Tư Trấn Thao), “司镇涛:越南为何此时突出宣扬“竹式外交””, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu), 30/9/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Là một trong những Phó Chủ tịch của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 77, hôm qua [29/9/2022] Việt Nam đã có những hoạt động nhộn nhịp tại hội trường Liên Hợp Quốc ở New York, thể hiện đầy đủ tư thế nổi bật của “Ngoại giao cây tre”.

Không phải trong năm nay Việt Nam mới đề xuất “Ngoại giao cây tre“. Ngay tại Hội nghị Ngoại giao Việt Nam hồi tháng 8/2016, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói: Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo phong cách ngoại giao “độc đáo, như cây tre” trong thực tiễn ngoại giao. Sau đó 5 năm, ngày 14 tháng 12 năm 2021, Nguyễn Phú Trọng kết thúc bài phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao toàn quốc bằng câu “Quyết tâm xây dựng và phát triển một nền Ngoại giao cây tre Việt Nam có đặc sắc vừa hiện đại vừa dân tộc“. Từ đó, “Ngoại giao cây tre” đã trở thành một chủ đề nóng, gây ra sự quan tâm rộng rãi cả trong và ngoài Việt Nam. Continue reading “Trung Quốc bình luận về “Ngoại giao cây tre” của Việt Nam”

Hồi kết của chính trị nguyên lão tại Trung Quốc?

Nguồn: Zhuoran Li, “The End of Senior Politics in China,” The Diplomat, 26/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo đầu tiên kể từ năm 1978 không bị hạn chế bởi các vị nguyên lão quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nhiều nhà quan sát Trung Quốc cho rằng thể chế hóa là chìa khóa cho sự ổn định chính trị của giới tinh hoa Trung Quốc kể từ thập niên 1980. Andrew Nathan nhận định thể chế hóa quá trình chuyển giao quyền lực là một trong những lý do chính đằng sau sự dẻo dai của chế độ chuyên chế ở Trung Quốc. Tuy nhiên, như Joseph Fewsmith đã lưu ý, điều mà các học giả Trung Quốc định nghĩa là thể chế chính trị ở nước này chỉ đơn giản là các quy chuẩn. Kể từ thời Đặng Tiểu Bình, các quy chuẩn này đã được xây dựng và được bảo vệ bởi các nhân vật lớn tuổi trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), những người là lực lượng duy trì sự ổn định trong nội bộ Đảng. Continue reading “Hồi kết của chính trị nguyên lão tại Trung Quốc?”

Phân tích 4 mô hình khả dĩ dành cho NATO trong tương lai

Nguồn: Stephen M. Walt, “Which NATO Do We Need?,” Foreign Policy, 14/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bốn tương lai khả dĩ cho liên minh xuyên Đại Tây Dương.

Trong một thế giới liên tục thay đổi, sự bền vững của quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương quả là điều đáng chú ý. NATO còn “lớn tuổi” hơn tôi, dù tôi không còn trẻ nữa. Nó đã tồn tại lâu hơn cả triều đại của Nữ hoàng Elizabeth II ở Anh. Lý do tồn tại ban đầu của nó – “loại trừ Liên Xô, giữ chân Mỹ, và kiềm chế Đức” (“keep the Soviet Union out, the Americans in, and the Germans down”) – đã không còn hợp thời như trước (bất chấp cuộc chiến của Nga ở Ukraine), nhưng nó vẫn tạo ra sự tôn trọng ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương. Nếu bạn là một chính khách đầy tham vọng đang mong muốn để lại dấu ấn của mình ở Washington, Berlin, Paris, London, học cách ca ngợi những đặc điểm bền bỉ của NATO vẫn là một nước cờ có ích cho sự nghiệp. Continue reading “Phân tích 4 mô hình khả dĩ dành cho NATO trong tương lai”

Đảng viên lão thành 105 tuổi gửi thông điệp thẳng thừng cho Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “105-year-old party elder sends blunt message to Xi,” Nikkei Asia, 22/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Cải cách và mở cửa là con đường duy nhất cho Trung Quốc,” Tống Bình nói.

Ở tuổi 105, Tống Bình (Song Ping) là quan chức về hưu cao tuổi nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nổi tiếng với việc từng thúc ép cựu chủ tịch Giang Trạch Dân phải nghỉ hưu hoàn toàn, mới đây, Tống đã xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên sau nhiều năm.

Do tuổi cao nên ông chỉ xuất hiện trong một đoạn video. Nhưng hành động đó đã gây xôn xao chính giới Trung Quốc trước thềm đại hội toàn quốc của đảng, sẽ khai mạc vào ngày 16/10. Continue reading “Đảng viên lão thành 105 tuổi gửi thông điệp thẳng thừng cho Tập”

Putin sẽ làm gì tiếp theo ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Putin’s Next Move in Ukraine,” Foreign Affairs, 16/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ra lệnh động viên, rút lui, hay còn một phương án khác?

Lần đầu tiên trong cuộc chiến ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin phải đối mặt với viễn cảnh thua cuộc. Những thất bại ban đầu xung quanh Kyiv và Chernigov đã được bù đắp nhờ chiến thắng của Nga ở miền nam và miền đông Ukraine. Những thất bại đó cũng có thể được coi là quyết định rút lui chiến thuật và do đó là sự lựa chọn của người Nga, bất kể chúng có thực sự là vậy hay không. Ngược lại, thất bại của binh lính Nga ở khu vực Kharkiv vào ngày 10/09 mới đây – và thành công của lực lượng Ukraine khi nhanh chóng chiếm lại lãnh thổ trải dài khoảng 2.000 dặm vuông ở miền nam và miền đông – cho thấy rõ ràng rằng Ukraine đang thắng thế, còn quân đội Nga có thể sẽ tiếp tục thất thế. Chiến dịch Kharkiv của Ukraine đã phá tan ảo tưởng về sự bất khả chiến bại của Nga. Nó cũng báo trước một giai đoạn mới trong kỳ vọng của phương Tây. Đột nhiên, các nhà lãnh đạo và chiến lược gia phương Tây có thể tin rằng Ukraine đang chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến này. Sự thay đổi quan điểm này chắc chắn sẽ mở ra một động lực hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine. Lập luận rằng Ukraine nên đầu hàng vì hòa bình, thay vì tiếp tục chiến đấu, nay đã bị bác bỏ. Continue reading “Putin sẽ làm gì tiếp theo ở Ukraine?”

Người Nhật ghê gớm

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong bài “Tản mạn trước đèn” đăng trên tuần báo Văn Nghệ Trẻ số 35, nhà văn Đỗ Chu có kể một chuyện như sau:

Trong đời, chị mới chỉ thấy người Nhật là ghê gớm. Ngày họ làm lễ giao nộp vũ khí cho quân đội Đồng Minh, chị có rủ mấy người bạn gái cùng đến xem. Bãi chợ Hôm đông chật người, có rất nhiều võ quan Tàu Tưởng. Lính Nhật đứng thành hàng thẳng tắp. Bại trận gì mà anh nào nom cũng sát khí đằng đằng. Viên quan Nhật thét lên mấy tiếng rợn người, đám lính của ông ta liền thét theo, rồi họ lần lượt bước lên quẳng súng làm thành mấy đống to như những đống củi. Đám Tàu Tưởng hoảng hồn, khi nghe tiếng thét thì cắm đầu bỏ chạy. Thành thử các chị đứng xem lại là người chứng kiến cảnh quân Nhật đầu hàng.”

Lính Quốc Dân Đảng Trung Quốc hèn như thế, còn lính của Mao Trạch Đông thì sao? Continue reading “Người Nhật ghê gớm”

Lý do Tập muốn giữ khoảng cách với cuộc chiến của Putin

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s new diplomacy keeps Putin’s war at arm’s length,” Nikkei Asia, 22/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc đã trở nên gần gũi hơn với Kazakhstan, khi quốc gia Trung Á này bắt đầu không còn thân thiện với Moscow.

Trong cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên sau bảy tháng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trò chuyện cùng người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình với thái độ khiêm tốn khác thường.

“Chúng tôi hiểu các nghi vấn và quan ngại của các bạn” về cuộc khủng hoảng Ukraine, ông nói vào ngày 15/09 tại Samarkand, Uzbekistan. “Trong cuộc họp ngày hôm nay, tất nhiên chúng tôi sẽ giải thích lập trường của mình, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết lập trường của chúng tôi về vấn đề này, dù chúng tôi đã từng nói về điều này trước đây.” Continue reading “Lý do Tập muốn giữ khoảng cách với cuộc chiến của Putin”

Lịch sử những cuộc đảo chính ở Điện Kremlin

Nguồn: Sergey Radchenko, “Coups in the Kremlin,” Foreign Affairs, 22/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lịch sử của những cuộc tranh giành quyền lực ở Nga cho chúng ta biết gì về tương lai của Putin?

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hoàn toàn xa rời thực tế. Ông vừa tuyên bố tổng động viên một phần để đảo ngược thất bại của mình ở Ukraine, và còn tung ra những luận điệu về vũ khí hạt nhân của Nga, một dấu hiệu cho thấy ông đã rơi vào tuyệt vọng. Chiến tranh càng kéo dài, đất nước của ông càng bị cô lập với phần còn lại của thế giới. Nga cũng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc để giữ cho nền kinh tế của họ không sụp đổ dưới sức nặng của các lệnh trừng phạt, ngay cả khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc bày tỏ quan ngại về cuộc xâm lược. Thất bại trong việc chiếm Kyiv, và những bước lùi gần đây tại khu vực Kharkiv ở miền đông Ukraine đã khiến các nhà bình luận ủng hộ Putin cũng phải nghi ngờ về quyết định của ông. Trong bối cảnh đó, có lẽ nhiều người Nga đã bắt đầu đặt câu hỏi rằng: Putin có thể nắm quyền và theo đuổi cuộc chiến man rợ của mình thêm bao lâu nữa. Một số ít các quan chức cấp tỉnh – những người mạnh dạn kiến nghị yêu cầu Putin từ chức – đã công khai bày tỏ điều mà nhiều thành viên của giới tinh hoa chính trị Nga đang cân nhắc một cách riêng tư. Hẳn là có ai đó trong những hành lang âm u của Điện Kremlin sẽ quyết định rằng ông ta phải ra đi. Continue reading “Lịch sử những cuộc đảo chính ở Điện Kremlin”

Điểm yếu của Tập Cận Bình (P2)

Nguồn: Thái Hà (Cai Xia), “The Weakness of Xi Jinping”, Foreign Affairs, 09-10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1`

vị HOÀNG ĐẾ không quần áo

Hệ thống chính trị càng tập trung vào một lãnh đạo duy nhất thì càng phải lưu tâm đến những thiếu sót và tính cách khác thường của nhà lãnh đạo đó. Trong trường hợp của Tập, nhà lãnh đạo là người không thích bị chỉ trích, cố chấp và độc tài.

Tính cách này đã hiện rõ ngay từ trước khi ông nhậm chức chủ tịch nước. Năm 2008, Tập trở thành Hiệu trưởng của Trường Đảng Trung ương, nơi tôi giảng dạy. Một năm sau đó, trong một cuộc họp cấp khoa, hiệu phó nhà trường đã chuyển lời đe dọa của Tập tới các giảng viên, rằng ông sẽ “không bao giờ cho phép họ vừa ăn từ bát cơm của đảng, vừa cố gắng đập vỡ nồi cơm của đảng” – nghĩa là nhận lương từ chính phủ trong khi vẫn âm thầm chỉ trích hệ thống. Tức giận trước quan điểm ngớ ngẩn của Tập rằng ĐCSTQ mới là người đóng góp cho ngân sách nhà nước, chứ không phải những người dân đóng thuế, từ chỗ ngồi của mình, tôi đã hỏi vặn lại thật to, “Thế còn đảng ăn từ bát cơm của ai? Đảng ăn từ bát cơm của dân nhưng ngày nào cũng đập nồi cơm của họ.” Đã không ai báo cáo tôi, vì các đồng nghiệp cũng đồng ý với tôi. Continue reading “Điểm yếu của Tập Cận Bình (P2)”

Điểm yếu của Tập Cận Bình (P1)

Nguồn: Thái Hà (Cai Xia), “The Weakness of Xi Jinping”, Foreign Affairs, 09-10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thói tự cao và chứng hoang tưởng đã đe dọa tương lai của Trung Quốc như thế nào?

Không lâu trước đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng cực kỳ thành công. Ông củng cố quyền lực của mình trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đưa bản thân lên ngang hàng với nhà lãnh đạo biểu tượng của đảng, Mao Trạch Đông, và loại bỏ giới hạn đối với nhiệm kỳ chủ tịch nước, cho phép ông trở thành lãnh đạo trọn đời. Trong nước, ông khoe khoang mình đã có bước tiến vượt bậc trong công cuộc xóa đói giảm nghèo; còn ở nước ngoài, ông tuyên bố đã nâng uy tín quốc tế của đất nước lên tầm cao mới. Đối với nhiều người Trung Quốc, chiến thuật lãnh đạo cứng rắn (strongman) của Tập là cái giá có thể chấp nhận được để phục hưng đất nước. Continue reading “Điểm yếu của Tập Cận Bình (P1)”

Ý nghĩa lệnh động viên quân sự đầu tiên của Nga sau Thế chiến II

Nguồn: 柳玉鹏, 张 锦, 白云怡, 赵觉珵 “ 二战后俄首个军事动员令意味着什么?”,

环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc), 21/09/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 21/9, Tổng thống Nga Putin tuyên bố ký Lệnh động viên quân sự từng phần, bắt đầu thực hiện công tác động viên liên quan. Tin này đã gây ra sự quan tâm cao độ của dư luận. Được hãng tin Reuters gọi là lần động viên quân sự từng phần “đầu tiên sau Thế chiến II”, đợt động viên này sẽ huy động những người nào và tài nguyên quân sự nào của nước Nga? Nó sẽ gây ra những ảnh hưởng sâu rộng nào đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine? Phát biểu hôm 21/9 của Tổng thống Nga Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu hé lộ nhiều thông tin quan trọng về vấn đề này. Continue reading “Ý nghĩa lệnh động viên quân sự đầu tiên của Nga sau Thế chiến II”

Lý Khắc Cường: ‘Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “In cryptic lingo, Premier Li says rivers only flow forward,” Nikkei Asia, 08/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc nhấn mạnh vào cải cách và mở cửa sẽ cản trở các chính sách kinh tế của Tập.

Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về việc trao lại sự nghiệp cho thế hệ tiếp theo, hoặc thảo luận về các xu hướng chính sách quan trọng, họ thường sử dụng các phép so sánh với sông Hoàng Hà và sông Dương Tử.

Hai con sông lớn nhất của đất nước đã bồi đắp cho nền văn minh Trung Hoa từ thời cổ đại. Các nhà lãnh đạo thường thích lồng ghép cảm xúc cá nhân vào chúng. Sẽ dễ nói về các chủ đề tế nhị hơn nếu ta so sánh chúng với những dòng sông. Continue reading “Lý Khắc Cường: ‘Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng’”

Chuyên gia quân sự châu Âu đánh giá triển vọng chiến trường Ukraine

Nguồn: Dann wäre ein russischer Atomwaffeneinsatz denkbar“, WELT, 19/09/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Sai lầm về chiến thuật, quân đội nhụt ý chí chiến đấu và những vấn đề nghiêm trọng về hậu cần. Quân đội Nga ở Ukraine đang phải vật lộn với những khó khăn lớn. Liệu đây có phải là lý do để Điện Kremlin đi đến các biện pháp cực đoan trong tương lai gần? Gustav Gressel, nhà phân tích quân sự tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, nhìn nhận hai kịch bản để Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.

Hỏi: Thưa ông Gressel, quân đội Nga đã suy sụp trong vòng vài ngày sau cuộc tiến công của Ukraine ở khu vực Kharkov. Quân Nga dường như hoàn toàn bị bất ngờ. Ông có nghĩ rằng công tác tình báo của Nga trước đó đã hoàn toàn thất bại hay không? Continue reading “Chuyên gia quân sự châu Âu đánh giá triển vọng chiến trường Ukraine”