Cuộc đua AI toàn cầu: Trung Quốc có đang bắt kịp Mỹ?

Nguồn: Madhumita Murgia, Richard Waters, và Eleanor Olcott, “The global AI race: Is China catching up to the US?,” Financial Times, 01/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc DeepSeek phát hành mô hình AI mới đã làm lung lay những giả định về việc ai là người nắm quyền phát triển công nghệ này.

Vào thứ Hai ngày 27/01, thế giới đã chứng kiến cảnh 1 nghìn tỷ đô la bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán chỉ trong một ngày, một đám cháy khổng lồ được châm ngòi bởi một công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo kém tiếng của Trung Quốc: DeepSeek.

Việc công ty này phát hành mô hình AI mới, được gọi là R1, đã đảo ngược hoàn toàn các giả định về sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực AI và làm dấy lên khả năng rằng người Trung Quốc đang học cách đánh bại Thung lũng Silicon trong chính trò chơi của họ. Continue reading “Cuộc đua AI toàn cầu: Trung Quốc có đang bắt kịp Mỹ?”

DeepSeek gây chia rẽ giữa giới cầm quyền và các ông trùm công nghệ Mỹ

Nguồn: Diêu Húc, Khâu Lệ, 美国观察|DeepSeek引发全球人工智能“技术-市场-政治”冲击波产生了何种影响?, fddi.fudan.edu.cn (Fudan Development Institute), 02/02/2025 (lược dịch).

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào đầu năm Ất Tỵ, công ty AI Trung Quốc DeepSeek với những đột phá về công nghệ và mô hình kinh doanh đổi mới đã trở thành tâm điểm chú ý trong bối cảnh phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu, thậm chí còn đưa hợp tác và cạnh tranh về AI giữa Trung Quốc và Mỹ lên một tầm cao mới.

Trong bài báo trang nhất được xuất bản vào ngày 31/1, SemiAnalysis, một tổ chức nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực bán dẫn và AI, cho rằng DeepSeek không phải là tin tức “mới” đối với những người quan tâm đến lĩnh vực này: “DeepSeek rất có năng lực, nhưng phần lớn công chúng Mỹ không mấy quan tâm. Khi thế giới cuối cùng đã chú ý đến nó, thì nó chỉ còn là sự cường điệu hóa và không phản ánh đúng thực tế.” Điều này thể hiện DeepSeek đã tìm kiếm danh tiếng từ lâu, đồng thời cũng phản ánh sức ảnh hưởng lớn lao đằng sau việc đột ngột trở nên nổi tiếng. Continue reading “DeepSeek gây chia rẽ giữa giới cầm quyền và các ông trùm công nghệ Mỹ”

“Cuộc đua thành tích chính trị” ở Mỹ đang dẫn thế giới đến một thảm họa?

Nguồn: Trình Á Văn, 程亚文:这群人看起来极有良心和正义感,却将世界引向又一次灾难, Guancha, 03/02/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Sự trở lại của Trump, dù là tuyên bố phải giành lại Kênh đào Panama hay lời hứa xây dựng một đội quân hùng mạnh, đều cho thấy quyết tâm của nhà lãnh đạo mới trong việc đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Lịch sử từng mang đến cho nước Mỹ rất nhiều cơ hội như vậy. Bản thân Trump cũng từng có một cơ hội, nhưng liệu nước Mỹ đã vĩ đại trở lại chưa? Hay đang trên bước đường suy tàn?

Vào tháng 3/1991, sau khi chiến dịch Lá chắn sa mạc (Desert Shield) kết thúc và Iraq chấp nhận thất bại, Tổng thống Mỹ khi đó là George H. W. Bush đã quyết định rút 540.000 quân Mỹ khỏi Vịnh Ba Tư. Tại sao quân đội Mỹ, vốn có ưu thế tuyệt đối, lại không thuận thế lật đổ chính quyền Saddam Hussein? Continue reading ““Cuộc đua thành tích chính trị” ở Mỹ đang dẫn thế giới đến một thảm họa?”

Cái giá của chiến lược chính trị cường quyền của Trump

Nguồn: Ivo H. Daalder và James M. Lindsay, “The Price of Trump’s Power Politics,” Foreign Affairs, 30/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Trung Quốc và Nga có thể chiến thắng trong một thế giới nơi kẻ mạnh là kẻ đúng?

Pax Americana (nền hòa bình kiểu Mỹ) giờ đây đã không còn. Ra đời sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng vào ngày 07/12/1941, trật tự quốc tế dựa trên luật lệ do Mỹ lãnh đạo đã chết sau lễ nhậm chức lần thứ hai của Donald J. Trump. Vị tổng thống từ lâu vẫn tin rằng trật tự này gây bất lợi cho Mỹ khi đặt lên vai nước này gánh nặng phải giám sát toàn cầu và cho phép các đồng minh lợi dụng nước này. “Trật tự toàn cầu thời hậu chiến không chỉ lỗi thời,” Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố trong phiên điều trần phê chuẩn của Thượng viện. “Mà còn đang trở thành một vũ khí được sử dụng để chống lại chúng ta.” Continue reading “Cái giá của chiến lược chính trị cường quyền của Trump”

Tình trạng sùng bái cá nhân Tập Cận Bình đang suy giảm?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s star wanes at key military gala,” Nikkei Asia, 30/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Truyền thông nhà nước đã tránh tập trung vào Tập Cận Bình khi sự sùng bái cá nhân của ông suy yếu.

Một sự kiện quân sự gần đây ở Trung Quốc đã mang lại góc nhìn hiếm hoi về những gì thực sự đang diễn ra đằng sau bức mành tre.

Vào ngày 17/01, Quân ủy Trung ương, cơ quan quân sự hàng đầu giám sát Quân đội Giải phóng Nhân dân, đã tổ chức một buổi dạ tiệc dành cho các bậc lão thành và cựu chiến binh trong quân đội tại Bắc Kinh. Như thường lệ, Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo tối cao 71 tuổi của Trung Quốc, cũng tham dự. Continue reading “Tình trạng sùng bái cá nhân Tập Cận Bình đang suy giảm?”

Cuộc Chiến tranh Lạnh mà Putin muốn

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “The Cold War Putin Wants,” Foreign Affairs, 23/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Nga muốn thay đổi chứ không phải chấm dứt xung đột ở Ukraine?

Ba năm sau khi phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang phải đối mặt với một lựa chọn đáng lo ngại. Trước công chúng, ông tỏ ra lạc quan. Ông đã kéo đất nước mình trở lại từ vực thẳm, và bằng các biện pháp quân sự, ông đã bảo vệ chủ quyền của đất nước mình, hay đúng hơn là những thứ mà ông cho là thuộc chủ quyền của đất nước mình. Ông khẳng định rằng nếu không làm vậy, nước Nga sẽ không còn tồn tại. Trong khi đó, GDP của Nga đang tăng trưởng – tăng khoảng 4% vào năm 2024, theo số liệu chính thức – và tiền lương không chỉ tăng mà còn rõ ràng là theo kịp giá cả dù tỷ lệ lạm phát hàng năm hiện đang ở mức hơn 9%. Đằng sau lớp vỏ hào nhoáng này, ngân sách quân sự đã tăng gấp đôi sau ba năm và tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi nền kinh tế quân sự; còn khu vực tiêu dùng, nơi lạm phát thậm chí còn cao hơn, lại đang trì trệ. Continue reading “Cuộc Chiến tranh Lạnh mà Putin muốn”

Ba nữ chính trị gia dẫn dắt sự trỗi dậy của phe cực hữu ở châu Âu

Nguồn: Lưu Yến Đình, 刘燕婷: 三个女人,带领欧洲极右崛起, Guancha, 26/01/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Đối với phe cực hữu châu Âu, năm 2024 là một năm tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở Ý, Pháp và Đức.

Trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6/2024, số ghế cực hữu đã tăng từ 135 ghế vào năm 2019 (chiếm 18% tổng số ghế) lên 187 ghế (chiếm 26% tổng số ghế) vào năm 2024, trong đó bao gồm việc một số quốc gia đã không cử các nghị sĩ cực hữu tới Brussels vào năm 2019: Síp, Luxembourg, Bồ Đào Nha và Romania. Đảng Fratelli d’Italia (FdI) do Giorgia Meloni lãnh đạo đã tăng trưởng đáng kinh ngạc, với mức tăng từ 6,4% phiếu bầu vào năm 2019 lên 28,8% vào năm 2024. Continue reading “Ba nữ chính trị gia dẫn dắt sự trỗi dậy của phe cực hữu ở châu Âu”

Chào mừng đến với Weimar 2.0

Nguồn: Robert D. Kaplan, “Welcome to Weimar 2.0,” Foreign Policy, 17/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các cường quốc toàn cầu ngày nay đang trở thành một mô phỏng kỳ lạ của nền cộng hòa yếu kém và bất ổn từng cai trị nước Đức trước Thế chiến II.

Ngày nay, Trung Quốc, Nga, và Mỹ, chưa kể đến các cường quốc tầm trung và nhỏ hơn, đều đang trở thành một mô phỏng kỳ lạ về Cộng hòa Weimar: một chế độ chính trị yếu kém và bất ổn đã cai trị nước Đức trong 15 năm từ đống tro tàn của Thế chiến I cho đến khi Adolf Hitler lên nắm quyền. Continue reading “Chào mừng đến với Weimar 2.0”

Trump mong đợi Tập giúp chấm dứt chiến tranh ở Ukraine bằng cách nào?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Trump expects Xi to help end war in Ukraine,” Nikkei Asia, 23/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự tham gia của Bắc Kinh có thể ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Trung trong kỷ nguyên mới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Donald Trump, người vừa tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 47 của Mỹ vào thứ Hai ngày 20/01, đã nhiều lần trao đổi quan điểm một cách nghiêm túc trong hơn hai tháng rưỡi qua, kể cả ở đằng sau hậu trường.

Cuộc trao đổi đã diễn ra bất chấp niềm tin phổ biến rằng cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ leo thang trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Trump. Continue reading “Trump mong đợi Tập giúp chấm dứt chiến tranh ở Ukraine bằng cách nào?”

Mối đe dọa từ Trump đối với ngành tình báo Mỹ

Nguồn: Peter Schroeder, “Trump’s Threat to U.S. Intelligence,” Foreign Affairs, 17/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự gián đoạn và yêu cầu lòng trung thành sẽ làm suy yếu an ninh quốc gia.

Vào ngày 21/01/2017, một ngày sau lễ nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến thăm Trụ sở Cục Tình báo Trung ương (CIA) tại Langley, Virginia. Đây là một trong những sự kiện chính thức đầu tiên của ông trong tư cách là tổng thống và cũng là cơ hội để thiết lập lại quan hệ với cộng đồng tình báo. Chỉ mười ngày trước đó, ông đã cáo buộc các cơ quan tình báo làm rò rỉ một báo cáo tuyên bố rằng các điệp viên Nga có thông tin cá nhân và tài chính của ông. Continue reading “Mối đe dọa từ Trump đối với ngành tình báo Mỹ”

Việt Nam vừa muốn Mỹ giúp ở Biển Đông, vừa muốn Trung Quốc giúp về an ninh chế độ

Nguồn: Sheena Chestnut Greitens và Isaac B. Kardon, “Vietnam Wants U.S. Help at Sea and Chinese Help at Home”,  Foreign Policy, 13/1/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Washington không nên đánh giá quá cao sức ảnh hưởng của mình đối với Hà Nội.

Trong bốn năm qua, chính quyền Biden đã đầu tư đáng kể nhằm mở rộng và làm sâu sắc mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Những nỗ lực này đã đạt đến một tầm cao mới khi hai bên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Joe Biden tới Hà Nội vào tháng 9 năm 2023.

Đối với Mỹ, thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam là một phương thức quan trọng để hiện thực hóa “lợi ích an ninh chung” ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhất là để đối phó với các hoạt động của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp. Điều này được nhấn mạnh rõ trong cuộc gặp giữa Biden và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm tại New York vào tháng 9 năm ngoái. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc “hợp tác để đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” và “tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông”. Continue reading “Việt Nam vừa muốn Mỹ giúp ở Biển Đông, vừa muốn Trung Quốc giúp về an ninh chế độ”

Máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc thực sự báo hiệu điều gì?

Nguồn: Benjamin Jensen, “What China’s New Fighter Jet Really Signals,” Foreign Policy, 16/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các quốc gia thường tiết lộ vũ khí chiến tranh mới trong thời bình để thay thế cho các cuộc đối đầu quân sự trực tiếp hơn.

Vào ngày 26/12/2024, ngày sinh của Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công bố một máy bay tàng hình mới. Được gọi là J-36, máy bay này kết hợp khả năng tàng hình với khả năng tải trọng lớn, cho phép thực hiện cả nhiệm vụ không đối không và không đối đất trên phạm vi rộng với tốc độ siêu thanh. Những tính năng này khiến nó trở thành thách thức đáng gờm đối với các hệ thống phòng không hiện đại. Continue reading “Máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc thực sự báo hiệu điều gì?”

Các nhóm vũ trang đứng sau khu phức hợp lừa đảo Myawaddy ở Myanmar

Nguồn: Hanh Khải, 妙瓦底电诈园的背后是谁?, Huxiu, 20/01/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Đầu năm 2025, vụ việc nam diễn viên Vương Tinh bị lừa vào ổ lừa đảo ở Myanmar sau khi tới Thái Lan đã khiến địa danh “Myawaddy” nhanh chóng chiếm sóng dư luận. Trước khi sự việc này xảy ra, một địa danh khác được công chúng biết đến nhiều hơn cả là “Bắc Myanmar”.

Kể từ tháng 7/2023, khi Bộ Công an Trung Quốc cùng Bộ Nội vụ Myanmar triển khai một chiến dịch đặc biệt nhằm trấn áp tội phạm lừa đảo điện tử ở miền Bắc Myanmar đến nay, các khu phức hợp lừa đảo trực tuyến quy mô lớn ở miền Bắc Myanmar đã bị xóa sổ hoàn toàn, có tổng cộng hơn 53.000 nghi phạm lừa đảo mang quốc tịch Trung Quốc đã bị bắt. Mặt khác, khi nhóm tội phạm “tứ đại gia tộc” ở miền Bắc Myanmar lần lượt bước vào giai đoạn tố tụng, vụ việc “Tinh Tinh về nhà” không chỉ nhắc nhở dư luận về sự cần thiết của việc phải tiếp tục duy trì sự trấn áp mạnh mẽ đối với tội phạm lừa đảo điện tử xuyên biên giới, mà còn đưa các khu phức hợp Myawaddy vào tầm mắt của công chúng. Continue reading “Các nhóm vũ trang đứng sau khu phức hợp lừa đảo Myawaddy ở Myanmar”

Kế hoạch hòa bình của Putin không hề có hòa bình

Nguồn: Lloyd J. Austin III và Antony J. Blinken, “Putin’s Plan for Peace Is No Peace at All,” New York Times, 14/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gần ba năm trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khiến thế giới kinh hoàng khi phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Ông lên kế hoạch lật đổ chính phủ dân chủ được bầu của Ukraine, lập nên chế độ bù nhìn của Điện Kremlin, và vạch trần phương Tây là yếu đuối, chia rẽ, và suy yếu.

Sau hơn 1.000 ngày giao tranh liều lĩnh trong cuộc chiến mà Putin lựa chọn, ông đã không đạt được một mục tiêu chiến lược nào. Quyền lực và ảnh hưởng của Nga đã giảm đi rất nhiều; họ thậm chí còn không thể chống đỡ cho một đối tác có giá trị như chế độ của Bashar al-Assad ở Syria. Trong khi đó, Ukraine vẫn đứng vững như một nền dân chủ tự do và có chủ quyền, với nền kinh tế được liên kết với phương Tây. Continue reading “Kế hoạch hòa bình của Putin không hề có hòa bình”

Chính trị Trung Quốc chuẩn bị bước vào một năm đầy sóng gió?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Chinese politics enters a potentially stormy year,” Nikkei Asia, 16/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những người trung thành với Tập Cận Bình đang từ chối lời kêu gọi về một định hướng chính sách mới từ phe “đa số thầm lặng”.

Sau một thời gian dài lắng dịu, chính trường Trung Quốc đang bước vào giai đoạn hỗn loạn mới, với những bất đồng sâu sắc xoay quanh chính sách chính trị, kinh tế và xã hội giữa các phe chính thống và phi chính thống trong đảng.

Cuộc đối đầu diễn ra bất chấp việc Chủ tịch Tập Cận Bình thắt chặt quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc, tổ chức mà ông đã lãnh đạo hơn 12 năm qua. Và đối đầu cũng gia tăng khi đất nước đang cố gắng vượt qua những khó khăn lớn về kinh tế. Continue reading “Chính trị Trung Quốc chuẩn bị bước vào một năm đầy sóng gió?”

Nga đang đẩy mạnh cuộc chiến bí mật bên ngoài Ukraine

Nguồn: Bart Schuurman, “Russia Is Stepping Up Its Covert War Beyond Ukraine,” Foreign Policy, 10/01/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dữ liệu cho thấy một giai đoạn mới đáng lo ngại đã xuất hiện trong chiến thuật của Điện Kremlin, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của người dân châu Âu.

Trong ba năm qua, Nga đã tiến hành một chiến dịch phá hoại và lật đổ ngày càng trắng trợn chống lại các đồng minh châu Âu của Ukraine. Trong năm 2024, Moscow đã leo thang đáng kể các chiến thuật của mình – chuyển sang ám sát, xâm phạm các cơ sở cấp nước ở một số quốc gia châu Âu, và nhắm vào các mục tiêu hàng không dân dụng. Continue reading “Nga đang đẩy mạnh cuộc chiến bí mật bên ngoài Ukraine”

Năm câu hỏi lớn về kinh tế Trung Quốc trong năm 2025

Nguồn: Stella Yifan Xie, “What’s in store for China’s economy in 2025: 5 things to watch,” Nikkei Asia, 06/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà phân tích nhận định tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào tương tác giữa thuế quan của Mỹ và các biện pháp kích thích của Bắc Kinh.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dự kiến sẽ trải qua một năm đầy biến động.

Trong suốt năm 2024, Trung Quốc đã phải vật lộn với tình trạng suy thoái bất động sản kéo dài, khủng hoảng ngân sách của chính quyền địa phương, và thị trường lao động trì trệ, làm suy yếu niềm tin vốn đã mong manh của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Continue reading “Năm câu hỏi lớn về kinh tế Trung Quốc trong năm 2025”

Mỹ có thể tạo đột phá trong quan hệ với Iran bằng cách nào?

Nguồn: Richard Haass, “The Iran Opportunity,” Foreign Affairs, 06/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ cần làm gì để đạt được đột phá?

Thật khó để tìm được một quốc gia nào khác đã mất đi ảnh hưởng chỉ trong một thời gian ngắn như Iran. Cho đến gần đây, vẫn có thể nói rằng Iran là nước có ảnh hưởng khu vực quan trọng nhất ở Trung Đông, với ảnh hưởng lớn hơn cả Ai Cập, Israel, Ả Rập Saudi hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, chỉ trong vài tháng, tầm ảnh hưởng của Iran đã sụt giảm đáng kể. Họ trở nên yếu hơn và dễ bị tổn thương hơn so với nhiều thập kỷ trước, có lẽ là yếu nhất kể từ cuộc chiến kéo dài một thập kỷ với Iraq, hoặc thậm chí từ cuộc cách mạng năm 1979. Continue reading “Mỹ có thể tạo đột phá trong quan hệ với Iran bằng cách nào?”

Liệu Trump có gây ra “sự sụp đổ” thứ tám?

Nguồn: Vương Văn, Harold James, 王文对话哈罗德·詹姆斯:特朗普会带来第八次“崩溃”吗?, Guancha, 10/01/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Kỷ nguyên Trump 2.0 đang đến, bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với những thay đổi lớn.

Vào ngày 9/1, Vương Văn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, đã có buổi trò chuyện với Harold James – nhà sử học kinh tế nổi tiếng thế giới, tác giả cuốn sách mới bán chạy Bảy lần sụp đổ: Những cuộc khủng hoảng kinh tế định hình toàn cầu hóa (Seven Crashes: The Economic Crises That Shaped Globalization) và là giáo sư tại Đại học Princeton, Hoa Kỳ. Hai bên đã tiến hành trao đổi chuyên sâu xung quanh chủ đề “Tác động của kỷ nguyên Trump 2.0 lên toàn cầu hóa và nền kinh tế Trung Quốc”. Bài viết này được biên soạn dựa trên nội dung phát sóng trực tiếp và được xuất bản bởi Guancha theo sự ủy quyền của Viện nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, mời quý độc giả cùng tham khảo. Continue reading “Liệu Trump có gây ra “sự sụp đổ” thứ tám?”

Thuyết Gã điên có thực sự hiệu quả trong trường hợp Donald Trump?

Nguồn: Daniel W. Drezner, “Does the Madman Theory Actually Work?,” Foreign Policy, 07/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng.

Trump thích nghĩ rằng sự khó đoán của mình là một lợi thế.

Khi Donald Trump lần đầu tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2016, ông ấy thường tỏ ra tức giận và điên rồ. Ông cũng không ngần ngại thể hiện sự tức giận trong suốt chiến dịch tranh cử. Trong cuộc tranh luận sơ bộ của Đảng Cộng hòa năm 2016, ông đã dựa vào cảm xúc này, nói rằng mình sẽ “vui vẻ chấp nhận chiếc áo choàng của sự tức giận” vì ông tin rằng đất nước đang là một “mớ hỗn độn” và được điều hành bởi những kẻ thiếu năng lực. Trump cũng chấp nhận suy nghĩ rằng ông là một kiểu người điên khác. Trong nhiều tuyên bố, ông nhấn mạnh rằng mình sẽ là một kiểu tổng thống khác vì ông sẵn sàng trở nên hơi điên một chút, hơi khó đoán một chút. Năm 2015, trong một cuộc phỏng vấn, ông đã trích lời một doanh nhân khác, “‘Có một sự khó đoán nhất định về Trump, và điều đó thật tuyệt.’” Trong bài phát biểu chính sách đối ngoại lớn đầu tiên của chiến dịch năm đó, ông công khai chỉ trích chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Barack Obama, nói rằng, “Là một quốc gia, chúng ta phải khó đoán hơn.” Continue reading “Thuyết Gã điên có thực sự hiệu quả trong trường hợp Donald Trump?”