Canh bạc của Tập Cận Bình

Nguồn: Kerry Brown, “Xi won’t go”, China File, 25/02/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc, trên hết, là một cơ quan chiến lược. Nhưng chiến lược luôn luôn liên quan đến một số yếu tố “đánh cược” – những quyết định lớn, nơi bạn quyết định phải đi theo một hướng nhất định và loại trừ các hướng đi khác. Ngay cả Đảng cũng không thể cùng lúc đi theo hai hướng khác nhau.

Tổng Bí thư Đảng có một số chức năng – là người kể chuyện, nhân vật tượng trưng, ​​và người ra quyết định chính về những định hướng chiến lược này. Họ cũng là những tay bạc – đi theo bản năng của họ và đặt tất cả vốn liếng chính trị vào những quyết định lớn. Đối với người tiền nhiệm của Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào, canh bạc chỉ đơn giản là làm tất cả mọi thứ để duy trì tăng trưởng kinh tế. Continue reading “Canh bạc của Tập Cận Bình”

Vai trò của lực lượng nô lệ trong xã hội Đại Việt thời Lý

Tác giả: Đinh Thị Duyệt

Tìm hiểu lịch sử Đại Việt thời Lý (1009 – 1225), chúng ta cần làm sáng tỏ một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự sung túc của đất nước thời kỳ này. Đó là lực lượng nhân công được “nhập khẩu” về từ nhiều nguồn khác nhau: Trung Hoa, Chiêm Thành, Ai Lao… đã tham gia trong hầu hết các hoạt động kinh tế với thân phận nô lệ, góp phần tạo nên nhiều kiến trúc và công trình văn hóa trong giai đoạn đầu tự chủ. Bài viết đóng góp một giả thuyết mới vào vấn đề Việt Nam có chế độ chiếm hữu nô lệ hay không, từng là vấn đề được nhiều nhà sử học quan tâm và tranh luận. Continue reading “Vai trò của lực lượng nô lệ trong xã hội Đại Việt thời Lý”

Mỹ có thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam hay không?

Nguồn: Mark Moyar, “Was Vietnam Winnable?”, The New York Times, 19/05/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự quan tâm của tôi đối với Chiến tranh Việt Nam bắt đầu từ đầu những năm 1990 khi tôi đăng ký học một khóa học về lịch sử của cuộc xung đột này ở trường đại học. Một phần lý do đưa tôi tới chủ đề này là sự khinh thường mà các bạn học, các giáo sư và giới trí thức nói chung dành cho không chỉ cuộc chiến mà cả các cựu binh Mỹ. Đối với tôi, đó là một sự sai trái khi mà người ta cho rằng những thanh niên đánh cược cả mạng sống của mình ở Đông Nam Á lại bị xem là đáng khinh hơn những người ru rú an toàn ở nhà.

Lịch sử của cuộc chiến như được dạy trong các lớp học đại học dựa trên hai giả định chính. Thứ nhất, cuộc chiến là không cần thiết; “thuyết domino”, hay ý tưởng cho rằng việc cộng sản giành phần thắng ở Việt Nam sẽ dẫn tới sự sụp đổ ở phần còn lại của Đông Nam Á là sai. Hồ Chí Minh là một nhà dân tộc chủ nghĩa hơn là một nhà cộng sản, và vì vậy Hoa Kỳ không cần phải lo lắng về việc “đánh mất Việt Nam”. Thực tế rằng phần lớn các quân cờ domino không sụp đổ sau khi Nam Việt Nam bị đánh bại năm 1975 là bằng chứng rõ ràng nhất. Continue reading “Mỹ có thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam hay không?”

Tử huyệt của nhà lãnh đạo chuyên quyền

Nguồn: Alina Polyakova & Torrey Taussig, “The Autocrat’s Achilles’ Heel“, Foreign Affairs, 2 Febrary 2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc đã trở lại. Nga và Trung Quốc – hai cường quốc được lèo lái bởi các nhà lãnh đạo chuyên quyền – đang tích cực thử thách độ bền của trật tự quốc tế khi phương Tây dường như đang thoái trào. Tổng thống Nga Vladimir Putin, không hề bối rối vì những cuộc cấm vận của phương Tây, không chỉ dẫn dắt một chiến dịch tung tin giả mạo ở các nước dân chủ phương Tây để lũng đoạn các cuộc bầu cử quan trọng mà còn tiếp tục duy trì sự chiếm đóng của Nga ở bán đảo Crimea và vùng Donbas ở miền đông Ukraine. Trong khi đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang khai triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc ra Biển Đông và sức mạnh kinh tế trên khắp châu Mỹ Latin, châu Phi và châu Á. Continue reading “Tử huyệt của nhà lãnh đạo chuyên quyền”

Hoàng đế mới của Trung Hoa

Nguồn: Chris Patten, “China’s New Emperor”, Project Syndicate, 25/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một giai thoại về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon vào năm 1972 từ lâu được xem như là sự chứng thực cho tầm nhìn dài hạn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về lịch sử. Chu Ân Lai, nhân vật số hai mẫn cán của Mao Trạch Đông, được cho là đã trả lời câu hỏi về các bài học của cuộc Cách mạng Pháp bằng cách nói rằng còn quá sớm để nói lên được điều gì. Nhưng thực tế, theo các nhà ngoại giao có mặt ở đó, Chu không tranh luận về cuộc cách mạng năm 1789, mà là về phong trào nổi dậy của sinh viên ở Paris năm 1968, do đó có lẽ đúng là vẫn còn quá sớm để có thể nói lên điều gì. Continue reading “Hoàng đế mới của Trung Hoa”

Quá khứ chính là tương lai của Chủ nghĩa xã hội

Nguồn: Bhaskar Sunkara, “Socialism’s Future May Be Its Past”, The New York Times, 26/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một trăm năm sau khi con tàu niêm phong kín đưa Lenin đến Ga Phần Lan và bắt đầu chuỗi sự kiện dẫn tới những trại lao động khổ sai của Stalin, ý tưởng rằng chúng ta nên quay trở lại với sự kiện lịch sử này để tìm nguồn cảm hứng nghe thật vô lý. Nhưng phải có lý do chính đáng thì những người Bolshevik mới từng gọi mình là các nhà “dân chủ xã hội.” Họ là một phần trong phong trào rộng lớn hơn của các đảng đang lớn mạnh lúc đó để đấu tranh cho nền dân chủ chính trị, và sử dụng sự giàu có và tầng lớp lao động mới do chủ nghĩa tư bản tạo ra nhằm mở rộng quyền dân chủ sang các lĩnh vực xã hội và kinh tế mà không nhà tư bản nào cho phép. Continue reading “Quá khứ chính là tương lai của Chủ nghĩa xã hội”

Tại sao Mỹ bất ngờ trước trận Tết Mậu Thân?

Nguồn: Sam Oglesby, “Why Did No One See the Tet Offensive Coming?”, The New York Times, 23/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân nổ ra vào ngày 30/01/1968, lực lượng Mỹ đã bị bất ngờ. Tất cả 44 tỉnh thành của Nam Việt Nam đã gặp phải các cuộc tấn công có phối hợp gây choáng váng vốn làm thay đổi tiến trình cuộc chiến. Trong bối cảnh Mỹ dành rất nhiều nguồn lực cho việc thu thập thông tin tình báo, tại sao họ vẫn không có manh mối nào về cuộc tấn công này? Kinh nghiệm của tôi trong thời gian làm việc cho Cục Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ có thể mang lại một số lý giải cho thiếu sót này. Continue reading “Tại sao Mỹ bất ngờ trước trận Tết Mậu Thân?”

Bất đồng chính kiến, sự thật, và sự tan rã của Liên Xô

Nguồn: Gal Beckerman, “How Soviet Dissidents Ended 70 Years of Fake News”, The New York Times, 10/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 1990, vào thời điểm sống còn khi đất nước bắt đầu đi từ cải tổ sang tan rã, Mikhail S. Gorbachev đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Time rằng “Tôi ghét những lời nói dối.” Đó là một tuyên bố mang tính cách mạng, chỉ bởi nó xuất phát từ miệng một nhà lãnh đạo Liên Xô.

Ngoài mặt, ông chỉ đơn giản đang tung hô chính sách công khai hóa (glasnost) của mình, chính sách cởi mở mới được giới thiệu cùng với cải tổ (perestroika), hay việc cơ cấu lại nền kinh tế chỉ huy của Liên Xô nhằm cứu đất nước khỏi tình trạng “rơi tự do” về địa chính trị. Gorbachev đã đánh cược rằng quyền thể hiện ý kiến một cách thành thật và tự do – hay một nền báo chí có thể phê bình và điều tra, sách lịch sử không cần đổi tên nhân vật, cùng với một chính phủ trung thực và có trách nhiệm giải trình – sẽ có thể cứu vãn thành trì đang lung lay của chế độ Cộng sản. Continue reading “Bất đồng chính kiến, sự thật, và sự tan rã của Liên Xô”

Về Chương trình Phụng Hoàng của Mỹ tại Nam Việt Nam

Nguồn: Edward Miller, “Behind the Phoenix Program”, The New York Times, 29/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào cuối tháng 12/1967, Chính phủ Nam Việt Nam tuyên bố tái tổ chức nỗ lực chiến tranh của mình nhằm chống lại phong trào nổi dậy của lực lượng cộng sản. Có hiệu lực ngay lập tức, tất cả các hoạt động chống nổi dậy của Nam Việt Nam đều trở thành một phần của một chương trình mới được gọi là Phụng Hoàng, tên của một loài chim linh thiêng gắn liền với hoàng gia và quyền lực trong truyền thống văn hóa Việt Nam và Trung Quốc. Đáp lại động thái của Nam Việt Nam, các quan chức Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu gọi các nỗ lực phối hợp chống nổi dậy của họ với tên gọi Phoenix, tên gọi gần gũi nhất trong văn hóa phương Tây với loài vật huyền thoại này. Continue reading “Về Chương trình Phụng Hoàng của Mỹ tại Nam Việt Nam”

‘Quyền lực mềm’ và ‘quyền lực sắc nhọn’ của Trung Quốc

Nguồn: Joseph Nye, “China’s Soft and Sharp Power”, Project Syndicate, 04/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đô la vào việc gia tăng quyền lực mềm nhưng gần đây nước này đã vấp phải một làn sóng phản ứng ở các quốc gia dân chủ. Một báo cáo mới của Quỹ Quốc gia vì Dân chủ lập luận rằng chúng ta cần suy nghĩ lại về quyền lực mềm bởi vì nội hàm khái niệm vốn được sử dụng kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh dường như không còn đủ để mô tả tình hình hiện tại nữa.

Bản báo cáo gọi các ảnh hưởng mang tính chuyên chế được cảm nhận khắp thế giới này là “quyền lực sắc nhọn” (sharp power). Một bài viết trang bìa gần đây của tờ The Economist định nghĩa “quyền lực sắc nhọn” là việc dựa vào “lật đổ, bắt nạt và áp lực, những yếu tố kết hợp nhau để khiến các quốc gia phải tự kiểm duyệt hành vi của mình”. Trong khi quyền lực mềm sử dụng sức hấp dẫn của văn hóa và các giá trị để nâng cao sức mạnh quốc gia, quyền lực sắc nhọn giúp các chế độ chuyên chế cưỡng ép hành vi của người dân trong nước và thao túng công luận ở nước ngoài. Continue reading “‘Quyền lực mềm’ và ‘quyền lực sắc nhọn’ của Trung Quốc”

Sự suy tàn của ‘cái nôi cách mạng’ Moskva

Nguồn: Francis Beckett, “How Moskva Lost Its Luster as the School of Revolution”, The New York Times, 20/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau Cách mạng Bolshevik tháng 11/1917, nhà nước Liên Xô đã trở thành một ngọn hải đăng đầy hy vọng cho cánh tả, và Moskva biến thành thánh địa hành hương. Đó là bốn thập niên trước khi phép thuật biến mất, và thế giới vẫn đang chờ đợi điều sẽ thay thế nó.

Thật dễ dàng để xác định nguyên do hấp dẫn ban đầu. Năm 1917, hàng loạt người lính đã chết như ngả rạ trên những chiến trường đẫm máu ở Pháp và Bỉ. Nhiều người trong số họ là công nhân đang làm việc đã phải chấp nhận hy sinh cho những đất nước nơi họ không có quyền bỏ phiếu. Những người này ra đi để lại gia đình trong cảnh khốn cùng, trong khi những kẻ giàu vẫn tiếp tục giàu hơn. Continue reading “Sự suy tàn của ‘cái nôi cách mạng’ Moskva”

Những người cộng sản, cựu cộng sản và chống cộng ở Mỹ

Nguồn: Jennifer Burns, “Ayn Rand’s Counter-Revolution”, The New York Times, 24/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những đám đông xô đẩy lẫn nhau, những người lính hành quân dọc theo đại lộ lạnh giá, tiếng hò hét của người dân: Đó là tất cả những gì Ayn Rand đã chứng kiến từ căn hộ của gia đình mình, nằm trên cao, vượt khỏi sự điên rồ gần Nevsky Prospekt, một đại lộ lớn của Petrograd, thành phố trước đây từng được biết đến với tên gọi St. Petersburg.

Những ngày tháng Hai năm ấy là bước đầu tiên của một chu kỳ cách mạng sẽ kết thúc vào tháng Mười Một, mà sau đó sẽ chia đôi lịch sử thế giới thành trước và sau, khiến quân đội chống lại nhân dân, khiến những người cộng hòa chống lại phe Bolshevik, khiến người Nga chống lại người Nga. Nhưng phải đến khi Rand trở thành công dân New York khoảng 17 năm sau đó bà mới nhận ra rằng cuộc cách mạng này đã làm chia rẽ không chỉ xã hội Nga, mà còn cả cuộc sống của giới trí thức ở quê hương thứ hai của mình – nước Mỹ. Continue reading “Những người cộng sản, cựu cộng sản và chống cộng ở Mỹ”

Hình bóng Mao trong Trung Quốc của Tập Cận Bình

Nguồn: Roderick Macfarquhar, “Searching for Mao in Xi Jinping’s China,” Boston Review, 08/09/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

41 năm trước, ngày mùng 9 tháng 9 năm 1976, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông qua đời ở tuổi 82. Bốn thập niên sau, Trung Quốc đã trở thành một đất nước mà Mao sẽ không thể nhận ra. Được giải phóng bởi chính sách “cải cách và mở cửa” của Đặng Tiểu Bình, người dân Trung Quốc đã biến một đất nước nông nghiệp thành nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu cũng như công xưởng của thế giới. Ngày nay, hàng trăm triệu người Trung Quốc đã trở nên rất giàu có, nhiều người trong số họ còn trở thành tỉ phú. Việc hàn gắn mối quan hệ Trung-Mỹ được bắt đầu bởi Mao và Richard Nixon vào năm 1972 đã gắn kết hai quốc gia vào tất cả các tầng nấc quan hệ: chính thức và bình dân, kinh tế và giáo dục, chính trị và quân sự.

Trung Quốc thực sự đã trở thành một siêu cường được công nhận bởi tất cả, đặc biệt là các quốc gia láng giềng. Mao chắc hẳn sẽ rất thích thú trước quyền lực này. Nhưng còn giấc mơ về sự công bằng và chủ nghĩa tập thể của Mao khi ông tiến hành Cách mạng Văn hóa? Tư tưởng Mao Trạch Đông có liên quan như thế nào đến mức độ bất bình đẳng cao của Trung Quốc hiện nay? Liệu chân dung của Mao tại Quảng trường Thiên An Môn và tại Lăng Mao Trạch Đông có còn chút ý nghĩa chính trị nào không? Liệu Mao có còn quan trọng? Continue reading “Hình bóng Mao trong Trung Quốc của Tập Cận Bình”

Người Mỹ đã ‘ác quỷ hóa’ nước Nga như thế nào?

Nguồn: Stephen Boykewich, “Angels and Demons in the Cold War and Today”, The New York Times, 13/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

George Kennan luôn biết cách khiến cử tọa phấn khích. Đầu tiên, các khán giả của ông hoài nghi về việc liệu người Nga có thực sự muốn cải cách dựa vào mô hình của Mỹ hay không. Sau đó, ông nói với họ về các tù nhân chính trị Nga, những người đã dành nhiều tuần lễ trước ngày 04/07 (Quốc khánh Mỹ) để tìm kiếm những mảnh vải màu đỏ, trắng và xanh lam. Khi ngày lễ đến, họ chào những người quản ngục bằng cách vẫy một biển khổng lồ những lá cờ “Sao và Sọc” (Quốc kỳ Mỹ) được khâu tay qua chấn song sắt.

Nghe tựa như một câu chuyện tuyên truyền Chiến tranh Lạnh hoàn hảo. Nhưng ngày 04/07 mà Kennan đề cập đến không thuộc về những năm 1950 – mà là vào năm 1876. Và George Kennan kể câu chuyện này cũng không phải là nhà ngoại giao nổi tiếng thời Chiến tranh Lạnh, mà là một người họ hàng xa trùng tên với ông, một nhà báo đã dành thời gian sinh sống ở Nga trước khi đi thuyết giảng vào thập niên 1880. Continue reading “Người Mỹ đã ‘ác quỷ hóa’ nước Nga như thế nào?”

Liên Xô chi phối Đảng Cộng sản Mỹ như thế nào?

Nguồn: Harvey Klehr, “American Reds, Soviet Stooges”, The New York Times, 03/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ khi thành lập vào năm 1919, sau Cách mạng Nga, cho đến khi Liên bang Xô viết tan rã vào năm 1991, Đảng Cộng sản Mỹ (ĐCSM) đã luôn là một công cụ trong chính sách đối ngoại của Liên Xô. Quốc tế Cộng sản, hay Comintern, được thành lập dưới thời Lenin vào năm 1919 và sau đó được cho giải tán dưới thời Stalin vào năm 1943 như là một cử chỉ thể hiện sự thống nhất của Stalin với các đồng minh Thế chiến II của ông, đã thường xuyên gửi các đại biểu đến giám sát ĐCSM và truyền mệnh lệnh từ Moskva để chỉ đạo ai nên trở thành lãnh đạo đảng và những chính sách mà đảng này nên theo đuổi là gì.

Comintern tan rã cũng không chấm dứt sự kiểm soát của Liên Xô đối với ĐCSM. Việc giám sát chỉ đơn giản được chuyển giao cho bộ phận đối ngoại mới thành lập của Đảng Cộng sản Liên Xô. Continue reading “Liên Xô chi phối Đảng Cộng sản Mỹ như thế nào?”

Bao cao su Đức đã tài trợ cho Cách mạng Nga ra sao?

Nguồn: Catherine Merridale, “How German Condoms Funded the Russian Revolution”, The New York Times, 17/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cái tên Vladimir Ilyich Lenin thường không liên quan đến những băng nhóm buôn lậu chợ đen hay trục lợi trong thời chiến. Là một người nổi tiếng đứng đắn, ông không có gen cho các phi vụ lăng nhăng. Tuy nhiên, các hoạt động tội phạm và đầu cơ đã giúp tài trợ các hoạt động của ông vào năm 1917. Một khoản tiền lớn mà Lenin cần để chuẩn bị cho Đại Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười đã được chuyển qua một công ty xuất nhập khẩu chuyên buôn lậu dược phẩm, bút chì, và bao cao su của Đức. Continue reading “Bao cao su Đức đã tài trợ cho Cách mạng Nga ra sao?”

‘Liên lạc Pennsylvania’: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ ở Việt Nam

Nguồn: Robert K. Brigham, “A Lost Chance for Peace in Vietnam,” The New York Times, 16/06/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có lẽ không có câu hỏi nào ám ảnh một cách đáng ngại trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam trong năm 1967 hơn câu: Nếu Mỹ và các đối thủ ở Việt Nam có thể đạt được một thoả thuận hoà bình chấp nhận được trước cuộc leo thang lớn Tết Mậu Thân 1968 thì có thể mạng sống của hàng trăm nghìn người đã được cứu. Liệu một hòa ước như vậy có khả thi hay không?

Trong nhiều năm, các học giả và các nhà hoạch định chính sách đã nghiên cứu khả năng này. Nhiều người cho rằng chiến tranh leo thang là không thể đảo ngược, rằng số phận chung của các đối thủ của Mỹ ở Việt Nam là định mệnh, như thực tế đã cho thấy. Nhưng những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một hướng mới. Viễn cảnh hoà bình có thể đã sáng sủa hơn những gì người ta nghĩ. Như trêu ngươi, một cách tiếp cận đã suýt thành công: đó là các cuộc hội đàm bí mật giữa Washington và Hà Nội bắt đầu từ tháng 6 năm 1967, dưới mật danh “Pennsylvania.” Continue reading “‘Liên lạc Pennsylvania’: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ ở Việt Nam”

Tiểu thuyết Thủy Hử trong mắt một học giả phương Tây

Tác giả: Bill Jenner (Australia) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cách đây ít lâu tiểu thuyết Thủy Hử được dựng thành phim truyền hình nhiều tập. Sau khi công chiếu, các nhân vật trong truyện đã trở thành đề tài ưa thích được dân chúng khắp Trung Quốc (TQ) sôi nổi bàn tán. Nhân dịp này, giáo sư Bill Jenner ở Đại học Quốc gia Australia, một người đã nhiều năm nghiên cứu văn học cổ điển TQ và từng dịch tác phẩm cổ điển TQ nổi tiếng Tây Du Ký ra tiếng Anh, đã trả lời phỏng vấn, nói lên quan điểm của ông đối với tiểu thuyết Thủy Hử. Qua đây có thể thấy người phương Tây và người Trung Quốc có quan điểm giá trị rất khác nhau. Continue reading “Tiểu thuyết Thủy Hử trong mắt một học giả phương Tây”

Những thịnh suy của phong trào cộng sản Pháp

Nguồn: Marc Lazar, “The Fertile Ground of French Communism”, The New York Times, 15/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm nay rất đặc biệt: vì Emmanuel Macron đã chiến thắng, vì sự có mặt của một đại diện đảng cực hữu ở vòng thứ hai, vì sự thất bại ngay từ vòng đầu tiên của hai đảng lớn nhất ở cánh tả và cánh hữu. Và cũng bởi vì màn thể hiện mạnh mẽ của Jean-Luc Mélenchon, người đứng đầu phong trào chính trị “Nước Pháp Bất Khuất”.

Ông Mélenchon, người cũng nhận được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp (Parti communiste français – PCF), đã giành được 19,5% số phiếu trong vòng bầu cử đầu tiên, dù ông chỉ đứng thứ tư và không thể tham gia vào vòng thứ hai. Bằng cách từ chối công khai ủng hộ Macron (mà trong mắt của Mélenchon là một người tân tự do), nhưng lại đồng thời tuyên bố rằng Marine Le Pen cần phải bị phản đối, Mélenchon đã gây ra nhiều tranh cãi và làm xuất hiện nghi vấn về quan điểm thực sự của ông. Cả Macron lẫn François Fillon, ứng viên trung hữu, đều không hề do dự khi gọi Mélenchon là một người cộng sản. Dường như bóng ma của Chủ nghĩa Cộng sản đã quay trở lại Pháp một cách đột ngột trong thế kỷ 21. Continue reading “Những thịnh suy của phong trào cộng sản Pháp”

Liệu ‘Tiểu cách mạng văn hóa’ có đe dọa Hồng Kông?

Nguồn: Ching Cheong, “Is a Sub-Cultural Revolution Threatening Hong Kong?”, The New York Times, 05/05/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào thời điểm này năm mươi năm trước, sự kiện được cho là vụ việc bạo lực và đau thương nhất trong lịch sử Hồng Kông kể từ sau Thế chiến II đã nổ ra. Ngày 06/05/1967, tranh chấp lao động tại một nhà máy sản xuất hoa giả bằng nhựa ở quận Kowloon đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kéo dài tám tháng, giết chết 51 người và làm bị thương 832 người khác, và trong một khoảng khắc ngắn ngủi, nó đã mang Cách mạng Văn hóa đến Hồng Kông.

Các nhân tố bên trong và bên ngoài đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng này. Chính sách thuộc địa của chính phủ Anh đã làm gia tăng khoảng cách giữa tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động, và người nghèo phải đối mặt với tình trạng đói nghèo hơn nữa sau khi có một dòng người tị nạn chạy trốn từ Trung Quốc cộng sản vào Hồng Kông. Trong khi đó ở đại lục, Cách mạng Văn hoá, vốn bắt đầu một năm trước đó, đang ngày càng trở nên cực đoan. Continue reading “Liệu ‘Tiểu cách mạng văn hóa’ có đe dọa Hồng Kông?”