Ai sẽ lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc sau Đại hội 20? (P1)

Nguồn: Richard McGregor và Neil Thomas, “The next wolf warriors: China readies new generation of tough diplomats,” Nikkei Asia, 06/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đại hội đảng đang đến gần và Tập Cận Bình đã bắt đầu thay thế dàn lãnh đạo chính sách đối ngoại của đất nước.

Tập Cận Bình dự kiến sẽ tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba kéo dài 5 năm tại đại hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh vào cuối năm nay, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chủ tịch Trung Quốc trong việc xóa bỏ những quy định về tuổi nghỉ hưu và trở thành lãnh đạo trọn đời.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực chính sách đối ngoại lại là một câu chuyện rất khác: hai quan chức ngoại giao cấp cao nhất của đất nước chuẩn bị rời đi trong sự kiện sẽ trở thành đợt thay máu nhân sự hàng đầu lớn nhất của ngành ngoại giao Trung Quốc suốt nhiều thập niên qua. Continue reading “Ai sẽ lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc sau Đại hội 20? (P1)”

Tập Cận Bình đã gây hại cho kinh tế Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: How Xi Jinping is damaging China’s economy”, The Economist, 26/05/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Những chính sách thiếu linh hoạt đang lấn lướt chủ nghĩa thực dụng tại Trung Quốc.

Hơn 20 năm qua, Bắc Kinh là nguồn tăng trưởng mạnh nhất và đáng tin cậy nhất đối với nền kinh tế thế giới, đóng góp một phần tư vào tăng trưởng GDP toàn cầu suốt giai đoạn ấy, và liên tục tăng quy mô trong 79 trên tổng số 80 quý. Trong phần lớn thời gian kể từ lúc Trung Quốc mở cửa sau khi Mao qua đời, Đảng Cộng sản đã chọn hướng tiếp cận thực dụng trong việc làm giàu cho quốc gia bằng cách kết hợp các cải cách thị trường với sự kiểm soát của nhà nước.

Tuy nhiên, giờ đây, nền kinh tế ấy đang bị đe dọa. Trước mắt là bởi chiến dịch zero-covid khiến nền kinh tế thụt lùi và có thể đưa đến tình trạng bấp bênh. Điều đó làm trầm trọng thêm một vấn đề lớn hơn, đó là cuộc đấu tranh tư tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình để tái tạo chủ nghĩa tư bản nhà nước. Nếu cứ tiếp tục như vậy, Trung Quốc sẽ phát triển chậm hơn, theo một cách khó đoán hơn, với nhiều hậu quả cho thế giới và chính nó. Continue reading “Tập Cận Bình đã gây hại cho kinh tế Trung Quốc như thế nào?”

Hồi kết đặc biệt cho quan hệ giữa Tập Cận Bình và Shinzo Abe

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Dramatic final curtain on special Abe-Tập relationship,” Nikkei Asia, 14/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành sự tôn trọng khác thường cho kỳ phùng địch thủ suốt 10 năm qua của mình.

Định mệnh đã gắn kết cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình suốt cả một thập niên.

Tập được chọn làm người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 15/11/2012. Một tháng sau, Đảng Dân chủ Tự do của Abe giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ở Nhật Bản, quay trở lại nắm quyền và giúp Abe giữ chức Thủ tướng lần thứ hai. Continue reading “Hồi kết đặc biệt cho quan hệ giữa Tập Cận Bình và Shinzo Abe”

Tập thăng chức cho phụ tá ở Phúc Kiến theo chiến lược ‘súng và gươm’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi dispatches Fujian aides to polish up ‘guns and swords’,” Nikkei Asia, 07/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết định thăng chức cho những phụ tá thân cận đã theo ông hàng chục năm qua, nhưng phái Chiết Giang đã bỏ lỡ cơ hội của mình.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có hai cơ sở quyền lực trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thường được gọi là phái Chiết Giang và phái Phúc Kiến, họ bao gồm các thuộc hạ cũ của ông ở hai tỉnh này.

Tập đã làm việc 17 năm ở Phúc Kiến kể từ giữa thập niên 1980, sau đó trở thành quan chức hàng đầu của Chiết Giang vào những năm 2000.

Trước thềm đại hội toàn quốc của đảng vào mùa thu này, mọi con mắt đều đổ dồn về quyết định thăng chức cho các phụ tá của Tập thuộc hai phe này. Continue reading “Tập thăng chức cho phụ tá ở Phúc Kiến theo chiến lược ‘súng và gươm’”

Tại sao Tập giáng chức thứ trưởng ngoại giao thứ nhất Lạc Ngọc Thành?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Russia hand’s demotion signals shift in Xi’s strategy,” Nikkei Asia, 23/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lạc Ngọc Thành là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí ngoại trưởng tiếp theo của Trung Quốc.

Việc Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng), Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của Trung Quốc, bị giáng chức đã gây ra làn sóng chấn động trong giới chính trị nước này.

Ngày 14/06 vừa qua, người ta thông báo rằng Lạc đã được bổ nhiệm làm cục phó Cục Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia, đồng thời “không còn giữ chức vụ thứ trưởng ngoại giao.”

Điều đó có nghĩa là nhà ngoại giao thân Nga cũng không còn là người dẫn đầu trong cuộc đua trở thành ngoại trưởng tiếp theo của Trung Quốc. Continue reading “Tại sao Tập giáng chức thứ trưởng ngoại giao thứ nhất Lạc Ngọc Thành?”

Tập bịt miệng các cán bộ lão thành trên đường tiến tới nhiệm kỳ thứ ba

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi shushes party elders as he marches toward 3rd term,” Nikkei Asia, 09/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một danh hiệu mới – “lãnh tụ vĩnh cửu” – đã xuất hiện ngay trước mật nghị mùa hè ở Bắc Đới Hà.

Một tập tài liệu chính trị được phát hành ở một vùng nông thôn của Trung Quốc đã khiến nhiều người phải bất ngờ, vì nó sử dụng một cụm từ chưa từng được dùng trước đây để ca ngợi Chủ tịch Tập Cận Bình.

Đó là sự kết hợp của “vĩnh cửu” và “lãnh tụ” (lingxiu). Continue reading “Tập bịt miệng các cán bộ lão thành trên đường tiến tới nhiệm kỳ thứ ba”

Quá trình tái thiết kinh tế của Lý Khắc Cường có một tiền lệ nguy hiểm

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Premier Li’s economic rebuild has a dangerous precedent,” Nikkei Asia, 02/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lần gần đây nhất nhân vật số 2 của Trung Quốc sửa chữa chính sách của lãnh đạo tối cao, câu chuyện đã không kết thúc tốt đẹp.

Tuần trước, Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị trực tuyến về ổn định nền kinh tế. Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu trước khoảng 100.000 quan chức cấp cao tại hơn 2.800 thành phố trên toàn quốc – đây là quy mô chưa từng có đối với một sự kiện như vậy.

Hội nghị được tổ chức trong lúc nền kinh tế số 2 thế giới đang lao đao sau chính sách zero covid hà khắc và cuộc đàn áp của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với các ngành công nghiệp bất động sản và công nghệ. Continue reading “Quá trình tái thiết kinh tế của Lý Khắc Cường có một tiền lệ nguy hiểm”

Vương Kỳ Sơn đến Seoul mang theo thông điệp của Tập dành cho Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi envoy Wang Qishan visits Seoul with message for U.S.,” Nikkei Asia, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đàm phán đang âm thầm diễn ra để chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh với Biden

Đầu tuần này, Washington đã tiến hành một loạt các hoạt động ngoại giao cấp cao nhất ở châu Á. Chủ đề cơ bản trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Bộ tứ, và việc ra mắt Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là cách đối phó với Trung Quốc.

Trong khi đó, quan hệ Mỹ-Trung đang đứng bên bờ vực thẳm. Đây là một mối quan tâm lớn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khi ông cố gắng nắm giữ vị trí lãnh đạo tối cao của đất nước trong Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu năm nay. Continue reading “Vương Kỳ Sơn đến Seoul mang theo thông điệp của Tập dành cho Mỹ”

Lý Khắc Cường đã trở lại, và ‘Likonomics’ cũng vậy

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Premier Li is back, and so is ‘Likonomics’,” Nikkei Asia, 19/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những sai lầm kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình đã mở đường cho việc chia sẻ quyền lực.

Việc Thủ tướng Lý Khắc Cường bất ngờ quay lại gia tăng quyền lực gần đây đang là chủ đề bàn tán khắp Trung Quốc.

Thủ tướng Trung Quốc theo truyền thống sẽ chịu trách nhiệm về các chính sách kinh tế vĩ mô, với tư cách là người đứng đầu Quốc vụ viện, tức chính phủ Trung Quốc. Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã tập trung hết quyền lực vào tay mình, nên trong 9 năm qua, quyền lực của Lý chỉ là trên danh nghĩa. Continue reading “Lý Khắc Cường đã trở lại, và ‘Likonomics’ cũng vậy”

Thiếu sót của Biden và Tập trong cuộc cạnh tranh ở châu Á

Nguồn: James Crabtree, “Biden and Xi Struggle to Compete in Asia,” Foreign Policy, 11/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu hỏi hai siêu cường có điểm gì chung trong cách thu hút các nước châu Á, thì câu trả lời là: Chiến lược thiếu sót.

Tuần này, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đang trên đường tới Washington để gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong một cuộc họp thượng đỉnh được mong đợi từ lâu. Chương trình nghị sự cho cuộc họp của Biden với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vốn đã hai lần bị trì hoãn, là nhằm ngăn chặn khu vực này chuyển hướng về phía Trung Quốc. Nhưng hội nghị thượng đỉnh còn được coi là có tính bước ngoặt vì một lý do khác. Trong lúc Mỹ và Trung Quốc đẩy mạnh cuộc cạnh tranh toàn cầu để tranh giành ảnh hưởng và quyền lực, mỗi bên đều đang chuẩn bị kế hoạch mới để giải quyết các điểm mù chiến lược của mình. Nhưng cả hai kế hoạch đều không có khả năng thành công. Continue reading “Thiếu sót của Biden và Tập trong cuộc cạnh tranh ở châu Á”

Việc Tập tiếp tục nắm quyền có thể không còn là điều hiển nhiên

Nguồn: Gideon Rachman, “Triumphalism returns to haunt Xi Jinping,” Financial Times, 02/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc có nguy cơ bị đổ lỗi cho thất bại của chính sách zero Covid từng có vẻ thành công.

Chính phủ Trung Quốc không có tính chính danh đến từ chiến thắng trong bầu cử. Nhưng các quan chức của nước này thường tuyên bố rằng Đảng Cộng sản có một nguồn chính danh thậm chí còn tốt hơn: “tính chính danh nhờ hiệu quả.”

Ý tưởng rằng chính phủ Trung Quốc có hiệu quả vượt trội so với một phương Tây đang rối loạn đã được truyền bá mạnh mẽ trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Tại một buổi lễ vào năm 2020, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng “đại dịch một lần nữa chứng minh tính ưu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.” Vào ngày kỷ niệm lần đầu tiên virus bùng phát ở Vũ Hán, thành phố đã tổ chức một cuộc triển lãm minh họa cho thành công của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, với hình ảnh – như đài BBC đưa tin – “các mô hình nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ, … và ở khắp mọi nơi, là những bức chân dung khổng lồ của Tập Cận Bình.” Continue reading “Việc Tập tiếp tục nắm quyền có thể không còn là điều hiển nhiên”

Tập đưa ra ‘Sáng kiến An ninh Toàn cầu’ tập trung vào Thái Bình Dương

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi floats ‘global security initiative’ with eye on Pacific,” Nikkei Asia, 28/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc các dự án cơ sở hạ tầng trong sáng kiến Vành đai và Con đường bị đình trệ do vấn đề Ukraine, Chủ tịch Trung Quốc quyết định nhìn về phía đông.

Nhiều quốc gia hiện đang để những nhà quan sát Trung Quốc hàng đầu của mình sinh sống tại Tokyo. Một phần nguyên nhân là do Bắc Kinh giám sát các nhà ngoại giao rất chặt chẽ, và gần đây hơn, Trung Quốc còn áp đặt các biện pháp hạn chế nhập cảnh khó khăn nhất thế giới vì COVID-19.

Và các chuyên gia về Trung Quốc ở thủ đô của Nhật Bản hiện đang bối rối trước một đề xuất mà Tập đưa ra vào tuần trước. Continue reading “Tập đưa ra ‘Sáng kiến An ninh Toàn cầu’ tập trung vào Thái Bình Dương”

Sự tự tin của Tập vào hàng không mẫu hạm Trung Quốc bị lung lay

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s confidence in aircraft carriers shaken after Moskva sinking,” Nikkei Asia, 21/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiếc Liêu Ninh quý giá của Trung Quốc được sản xuất ở Ukraine thời Liên Xô, cũng giống như chiến hạm Moskva xấu số của Nga.

Hồi ký của một sĩ quan Nga trên soái hạm của Hạm đội Baltic thuộc Đế quốc Nga, chiếc Knyaz Suvorov, đã mô tả một cách sinh động hồi kết của con tàu trong Trận Tsushima.

Cuốn sách của Vladimir Semenoff, The Battle of Tsushima, tả lại cảnh ông đi về phía mũi tàu, chỉ để thấy rằng các tháp pháo cỡ nhỏ đã bị thổi bay hoàn toàn.

Trận chiến diễn ra ở Biển Nhật Bản vào ngày 27 và 28 tháng 05 năm 1905, chính thức kết thúc Chiến tranh Nga-Nhật. Continue reading “Sự tự tin của Tập vào hàng không mẫu hạm Trung Quốc bị lung lay”

Tập quay lưng với Thượng Hải, xa lánh phụ tá thân cận nhất

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi gives thumbs down to Shanghai, distancing closest aide,” Nikkei Asia, 14/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lý Cường từng được mong chờ sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Trung Quốc.

Tuần trước, trong bài phát biểu kỷ niệm thành công của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố giành chiến thắng trước Covid-19.

“Như một số vận động viên nước ngoài đã nói, nếu có huy chương vàng dành cho ứng phó với đại dịch, thì Trung Quốc xứng đáng nhận nó. Tôi cho rằng huy chương vàng ấy thuộc về tất cả các nhân sự tham gia tổ chức Thế vận hội,” ông nói tại buổi lễ ngày 08/04. Continue reading “Tập quay lưng với Thượng Hải, xa lánh phụ tá thân cận nhất”

Nếu đi sai nước cờ, Tập có nguy cơ ngã ngựa cùng Putin

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi risks stumbling with Putin if he plays his cards wrong,” Nikkei Asia, 07/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu Nga thất bại ở Ukraine, sẽ nảy sinh nhiều câu hỏi về lãnh đạo độc tài lâu dài.

Liên minh cá nhân giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin đang cản trở đường lối ngoại giao của Trung Quốc. Điều đó đang được thể hiện ngày càng rõ khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp diễn.

Cả hai người đã đặt xong nền móng để duy trì quyền lực của mình cho đến giữa thập niên 2030. Cả hai đều có tham vọng lãnh thổ: Putin muốn tái lập vùng ảnh hưởng của Liên Xô cũ, còn Tập muốn có Đài Loan. Continue reading “Nếu đi sai nước cờ, Tập có nguy cơ ngã ngựa cùng Putin”

Phong tỏa Thượng Hải ảnh hưởng đến kế hoạch nhân sự của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Shanghai lockdown affects Xi’s plans to promote allies,” Nikkei Asia, 31/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quyết định đưa Bí thư Thành ủy Thượng Hải Lý Cường (Li Qiang) đến Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ bị trì hoãn, cho đến khi các tác động kinh tế được cân nhắc kỹ hơn.

Việc Thượng Hải, trung tâm kinh tế quan trọng của Trung Quốc, bất ngờ bị phong tỏa đã gây ra một làn sóng chấn động trong giới chính trị nước này.

Đến tận những ngày trước khi ra lệnh phong tỏa hôm thứ Hai, các quan chức địa phương vẫn nói rằng hành động đóng cửa một thành phố 23 triệu dân là không có cơ sở. Continue reading “Phong tỏa Thượng Hải ảnh hưởng đến kế hoạch nhân sự của Tập”

Tập giữ lập trường ủng hộ Nga vì lo sợ mô hình Gorbachev

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Xi’s pro-Russia stance rooted in fear of Gorbachev model, Nikkei Asia, 24/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng nếu nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi ràng buộc với Moscow, một cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ sẽ xuất hiện.

Tại sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại kiên trì giữ lập trường thân thiện với Nga, bất chấp các hành động tàn sát ở Ukraine?

Chìa khóa để hóa giải bí ẩn này có thể nằm trong nhận xét của ông từ 10 năm trước.

Tháng 12/2012, chỉ vài tuần sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, tân Tổng Bí thư Tập nói rằng Trung Quốc cần phải rút ra bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô. Continue reading “Tập giữ lập trường ủng hộ Nga vì lo sợ mô hình Gorbachev”

Học giả khuyên Trung Quốc cần từ bỏ Putin ngay lập tức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, China needs to drop Putin now, scholar insists, Nikkei Asia, 17/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cố vấn chính phủ nói Bắc Kinh nên đứng về lề phải của lịch sử

“Trung Quốc không thể bị ràng buộc với Putin và cần phải cắt đứt [với ông ta] càng sớm càng tốt.”

Những lời này được viết bởi một học giả Trung Quốc nổi tiếng, và nó đã chi phối cuộc thảo luận giữa các chuyên gia đối ngoại và an ninh Trung Quốc trong những ngày gần đây.

Đề xuất táo bạo kêu gọi cắt đứt quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin đến từ Hu Wei, một nhà khoa học chính trị đang làm việc cho Văn phòng Quốc vụ viện Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường đứng đầu. Continue reading “Học giả khuyên Trung Quốc cần từ bỏ Putin ngay lập tức”

Ít Tập, nhiều Lý hơn trong các phát biểu về chính sách của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Less Xi, more Li in China policy speech, Nikkei Asia, 10/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi nền kinh tế suy thoái, các chính sách mang dấu ấn riêng của Chủ tịch Trung Quốc đã ít được nhấn mạnh hơn.

Thứ Sáu vừa qua, khi Lý Khắc Cường nhận câu hỏi từ các nhà báo trong và ngoài nước, đó có thể là lần xuất hiện cuối cùng của ông trong tư cách là thủ tướng Trung Quốc.

Cuộc họp báo của Thủ tướng diễn ra vào cuối kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hàng năm là thời điểm mà các phóng viên có thể trực tiếp đặt câu hỏi cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Theo thông lệ, một thủ tướng mới sẽ được chọn sau đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu này, và người đó sẽ nhậm chức vào mùa xuân năm sau, khi kỳ họp quốc hội kết thúc. Continue reading “Ít Tập, nhiều Lý hơn trong các phát biểu về chính sách của Trung Quốc”

Cuộc khủng hoảng Ukraine của Trung Quốc

Nguồn: Jude Blanchette và Bonny Lin, China’s Ukraine Crisis, Foreign Affairs, 21/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập được gì — và mất gì — từ việc hậu thuẫn cho Putin?

Khủng hoảng Ukraine chủ yếu là cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây, nhưng bên cạnh đó, còn có một người chơi khác đang lúng túng bên lề: Trung Quốc. Bắc Kinh đã cố gắng duy trì thế cân bằng trong vấn đề Ukraine. Một mặt, họ đứng về phía Nga, đổ lỗi rằng chính sự bành trướng của NATO đã gây ra khủng hoảng, và cáo buộc rằng những dự đoán của Mỹ về một cuộc xâm lược chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề. Mặt khác, đặc biệt là khi nguy cơ xung đột quân sự ngày càng gia tăng, nước này đã kêu gọi sử dụng con đường ngoại giao thay cho chiến tranh.

Nếu Bắc Kinh biết chơi đúng cách, họ sẽ duy trì quan hệ chặt chẽ với Moscow, bảo vệ quan hệ thương mại với Ukraine, giữ EU trong quỹ đạo kinh tế của mình, và tránh được hệ quả từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU lên Moscow – cùng lúc đó ngăn cản quan hệ với Mỹ xấu đi đáng kể. Tuy nhiên, việc đạt được bất kỳ một trong những mục tiêu này là khả thi, còn đạt được tất cả lại là điều bất khả. Continue reading “Cuộc khủng hoảng Ukraine của Trung Quốc”