Trái đất có bốn hay năm đại dương?

Nguồn: How many oceans are there?”, The Economist, 21/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Một đại dương mới đã xuất hiện trên bản đồ của Hiệp hội Địa lý Quốc gia, một tổ chức nghiên cứu và bảo tồn của Mỹ. Nam Đại Dương (Southern Ocean), bao quanh Nam Cực, từ nay sẽ có cùng địa vị như Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nhưng tất nhiên Nam Đại Dương không thực sự mới. Khối nước này không những đã tồn tại ở đó khoảng 30 triệu năm, kể từ khi Nam Cực và Nam Mỹ tách rời nhau, mà việc gọi nó là gì cũng được nghiên cứu và tranh cãi nhiều lần trước đó. Vậy có bao nhiêu đại dương? Và việc xác định các đại dương được quyết định như thế nào? Continue reading “Trái đất có bốn hay năm đại dương?”

Rộ tin đồn Thứ trưởng An ninh Quốc gia TQ Đổng Kinh Vỹ đào tẩu sang Mỹ

Nguồn: Rumors of U.S. Secretly Harboring Top China Official Swirl”, Daily Beast, 17/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các phương tiện truyền thông và tài khoản Twitter chống cộng bằng tiếng Hoa tuần này đã gây xôn xao với tin đồn rằng Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc Đổng Kinh Vỹ (Dong Jingwei) đã đào tẩu vào giữa tháng Hai vừa rồi, bay từ Hong Kong đến Hoa Kỳ cùng với con gái của ông, Đổng Dương (Dong Yang).

Đổng Kinh Vỹ được cho là đã cung cấp cho Hoa Kỳ thông tin về Viện Virus học Vũ Hán và làm thay đổi lập trường của chính quyền Biden về nguồn gốc của đại dịch COVID-19.

Đổng là, hoặc từng là, một quan chức lâu năm trong Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS), còn được gọi là Quốc An Bộ. Lý lịch công khai của ông cho thấy ông phụ trách các nỗ lực phản gián của Bộ, tức là bắt gián điệp, kể từ khi được thăng chức thứ trưởng vào tháng 4 năm 2018. Nếu những câu chuyện này là sự thật, Đổng sẽ là quan chức giữ chức vụ cao nhất trong lịch sử của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từng đào tẩu. Continue reading “Rộ tin đồn Thứ trưởng An ninh Quốc gia TQ Đổng Kinh Vỹ đào tẩu sang Mỹ”

Thấy gì từ sự kiện Belarus bắt cóc máy bay trên không phận mình?

Nguồn: Victor Mallet, “Belarus hijack echoes events in Libya 50 years ago”, Financial Times, 26/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Ngay sau khi Belarus buộc một chuyến bay của hãng Ryanair đang trên đường bay đến Litva phải hạ cánh ở Minsk trong tuần này để nhà chức trách có thể bắt giữ nhà báo và nhà hoạt động đối lập Roman Protasevich và bạn đời của ông, một người nào đó đã hỏi trên Twitter: “Đã có tiền lệ nào về việc một quốc gia buộc máy bay dân dụng bay qua không phận của họ phải hạ cánh để bắt giữ một người bất đồng chính kiến chưa?”

Tôi biết câu trả lời là có, bởi vì tôi đã có mặt trên một chuyến bay cách đây 50 năm khi một hành động bắt cóc máy bay do nhà nước tổ chức tương tự đã xảy ra. Chuyến bay 045 của hãng BOAC đang bay từ London đến Khartoum nối chuyến ở Rome vào ngày 22 tháng 7 năm 1971 thì được lệnh phải hạ cánh xuống Benghazi bởi chính quyền Libya Muammar Gaddafi khi nó đang băng qua không phận nước này. Continue reading “Thấy gì từ sự kiện Belarus bắt cóc máy bay trên không phận mình?”

Cơ hội bị bỏ lỡ từ cuộc gặp Thượng định Mỹ – Hàn Quốc

Nguồn: John Bolton, “No News Is Bad News When the U.S. and South Korea Meet”, WSJ, 23/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Nếu sức mạnh của một liên minh được đo bằng độ dài của các tuyên bố chung mà các nhà lãnh đạo của họ đưa ra khi gặp nhau, thì mối quan hệ của Mỹ với Hàn Quốc sẽ thực sự bền chặt. Tuy nhiên, các cuộc trao đổi hôm thứ Sáu (21/5/2021) giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong chuyến công du Washington lần đầu tiên của ông Moon kể từ tháng Giêng 2020 không mang lại nhiều kết quả thực sự. Các ưu tiên trong nước như biến đổi khí hậu và Covid đã làm lu mờ chiến lược quốc tế của họ.

Như hội nghị thượng đỉnh này cho thấy, bốn tháng sau khi nhậm chức, chính quyền Biden vẫn thiếu một kế hoạch chi tiết cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Seoul và Washington phải đối mặt với hai vấn đề chiến lược lớn, quan trọng đối với chính họ và toàn bộ khu vực. Thứ nhất và trước mắt là mối đe dọa quân sự thông thường và hạt nhân của Triều Tiên. Thứ hai, lâu dài hơn và mang tính chiến lược hơn, là cuộc tấn công ý thưc hệ, kinh tế và chính trị-quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc nhằm vào Hoa Kỳ và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung. Continue reading “Cơ hội bị bỏ lỡ từ cuộc gặp Thượng định Mỹ – Hàn Quốc”

Chênh lệch giới tính tại TQ góp phần dẫn tới căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Nguồn: Shang-Jin Wei, “Sex and the Chinese Economy”, Project Syndicate, 18/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Kết quả cuộc điều tra dân số được công bố gần đây của Trung Quốc xác nhận tình trạng dư thừa nam giới ở mức đáng báo động ở quốc gia này so với tiêu chuẩn toàn cầu. Sự mất cân bằng giới tính từ khi sinh gây ra một số tác động kinh tế đáng kể – và không chỉ đối với Trung Quốc.

Vì phụ nữ nhìn chung sống lâu hơn nam giới nên dân số của hầu hết các quốc gia đều có nhiều nữ hơn nam. Ví dụ, ở Hoa Kỳ năm 2020 có 96 nam trên 100 nữ. Ngược lại, Trung Quốc có 111.3 nam trên 100 nữ, theo kết quả điều tra dân số mới nhất. Phụ nữ Trung Quốc sống lâu hơn trung bình khoảng 3 năm so với đàn ông Trung Quốc, vì vậy tình trạng “thừa nam” hoàn toàn là kết quả của tỷ lệ trẻ trai cao bất thường so với trẻ gái lúc mới sinh. Continue reading “Chênh lệch giới tính tại TQ góp phần dẫn tới căng thẳng thương mại Mỹ-Trung”

Tại sao các tổng thống Mỹ ngày càng nhiều quyền lực?

Nguồn: Eric Posner, “Long Live the Imperial Presidency?”, Project Syndicate, 12/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Một trong những điểm tương phản nổi bật giữa chính quyền Trump và chính quyền Biden nằm ở cuộc tranh luận về việc liệu tổng thống có quá nhiều quyền lực hơn so với mức cần thiết để đảm bảo lợi ích công hay không. Nhiệm kỳ của Donald Trump đi kèm với một loạt các bình luận cho rằng vị trí tổng thống đã trở nên quá quyền lực, giúp một kẻ điên hoặc một kẻ chuyên quyền phá hoại quyền tự do của người Mỹ. Những người chỉ trích thúc giục Quốc hội và các tòa án khẳng định lại vai trò của mình trước khi đất nước rơi vào chế độ chuyên chế.

Tuy nhiên, kể từ khi Joe Biden nhậm chức, Đảng Dân chủ đã không làm gì để kiềm chế tổng thống – mặc dù họ biết rằng một nhân vật giống Trump, hoặc chính Trump, có thể kế nhiệm Biden. Thay vào đó, họ đã chuyển trọng tâm thể chế sang vấn đề quyền bỏ phiếu. Continue reading “Tại sao các tổng thống Mỹ ngày càng nhiều quyền lực?”

Nạn sùng bái CEO: Trường hợp Elon Musk, Jack Ma và những mặt trái

Nguồn:The cult of an Elon Musk or a Jack Ma has its perks—but also perils”, The Economist, 11/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

“Tôi đã trở thành một biểu tượng, Kẻ hủy diệt những tên bán khống.” Dòng tweet gần đây của Elon Musk mang giọng điệu của một đấng cứu thế khiến các môn đệ của ông cảm thấy thích thú. Những diễn biến trong tháng 1/2021 đã thúc đẩy sự sùng bái đối với doanh nhân này. Câu chuyện GameStop đã mang lại cho Musk một kho đạn trong trận chiến dài hơi với những kẻ bán khống, đồng thời định vị ông như một người bảo trợ cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ đang tấn công Phố Wall. Tuần này, người hâm mộ ông đã bị mê hoặc bởi thông báo rằng công ty sản xuất ô tô điện của Musk, Tesla, đã đầu tư 1,5 tỷ đô la vào bitcoin và sẽ bắt đầu chấp nhận tiền điện tử như một hình thức thanh toán. Trước đó, một loạt các dòng tweet đầy tôn trọng từ Musk dành cho dogecoin (mà ông gọi là “tiền điện tử nhân dân”) đã khiến các nhà đầu tư nghiêm túc tranh nhau tìm hiểu thêm về một loại tiền kỹ thuật số vốn có khởi đầu như một trò đùa. Continue reading “Nạn sùng bái CEO: Trường hợp Elon Musk, Jack Ma và những mặt trái”

Ai sẽ là lãnh đạo tiếp theo của Cuba thời hậu Castro?

Nguồn: Who will run Cuba after the Castros?”, The Economist, 16/04/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Theo hiến pháp Cuba, Đảng Cộng sản là “lực lượng chính trị lãnh đạo xã hội và nhà nước.” Điều này có nghĩa là Đảng có thể thiết lập các chính sách quốc gia. Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba – vị trí do hai anh em nhà Castro (Fidel, sau đó là Raúl) liên tiếp nắm giữ trong sáu thập niên qua – chính thức là vị trí chính trị quyền lực lớn nhất tại đảo quốc này. Tại Đại hội lần thứ tám của Đảng, khai mạc ngày 16 tháng 4, Miguel Díaz-Canel, hiện là chủ tịch nước và nguyên thủ quốc gia của Cuba, có thể sẽ thay thế Raúl Castro làm bí thư thứ nhất và lãnh đạo đảng. Đó có phải là sự kết thúc của một kỷ nguyên? Continue reading “Ai sẽ là lãnh đạo tiếp theo của Cuba thời hậu Castro?”

Công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) là gì?

Nguồn: What is a SPAC, Grab’s path to a $40bn listing?”, The Economist, 12/04/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Đầu tư vào các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (special-purpose acquisition companies, hay SPAC), một loại hình công ty chỉ tồn tại trên giấy tờ gây tranh cãi, ngày càng bùng nổ lên một tầm cao mới. Vào ngày 13 tháng 4, một kỷ lục mới đã được thiết lập khi Grab, công ty Đông Nam Á có hoạt động giống Uber cung cấp các dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn và thanh toán kỹ thuật số, đồng ý sáp nhập với một SPAC do công ty quản lý đầu tư của Mỹ Altimeter thành lập trong một thỏa thuận định giá Grab vào khoảng 40 tỷ đô la. Điều này giúp Grab có một lối tắt để được niêm yết trên sàn Nasdaq và là giao dịch mới nhất trong chuỗi các giao dịch tương tự (Lucid, một nhà sản xuất ô tô điện, là một ví dụ đáng chú ý khác). Continue reading “Công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) là gì?”

Lào: Bạn học cũ của Tập Cận Bình làm chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước

Nguồn: Laos taps Xi classmate as presidential aide, deepening China tilt”, Nikkei Asia, 26/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Lào đã bổ nhiệm một người bạn học cũ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình làm trợ lý hàng đầu cho nhà lãnh đạo mới của nước này.

Khemmani Pholsena, 64 tuổi, được bổ nhiệm làm chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước. Bà sẽ là cố vấn cho cho Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith, người kiêm chức tổng bí thư của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cầm quyền.

Việc bổ nhiệm bà cho thấy Lào sẽ xích lại gần hơn với Trung Quốc, quốc gia cung cấp hỗ trợ kinh tế lớn cho nước này. Khemmani trước đây giữ chức Bộ trưởng Công Thương. Continue reading “Lào: Bạn học cũ của Tập Cận Bình làm chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước”

Tại sao Kênh đào Suez đối mặt với áp lực gia tăng?

Nguồn: Why the Suez Canal and other choke-points face growing pressure”, The Economist, 26/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Tuần này, Shoei Kisen Kaisha, một công ty Nhật Bản, đã phải đưa ra thông cáo báo chí xin lỗi sau khi con tàu của họ, Ever Given, bị mắc kẹt trên kênh đào Suez. Gió lớn được cho là đã làm con tàu chệch hướng vào thứ Ba, ngăn các tàu khác đi qua con kênh. Việc Ever Given bị mắc kẹt kéo dài đã dẫn tới sự hình thành hàng nghìn tranh ảnh biếm họa, nhưng thiệt hại về kinh tế không phải chuyện đùa. Kênh đào này chuyên chở 12% khối lượng thương mại toàn cầu và chỉ có một tuyến đường thay thế giữa châu Á và châu Âu là đi vòng qua Mũi Hảo Vọng, vốn làm hành trình kéo dài thêm hơn một tuần. Kênh đào Suez là một trong nhiều tuyến đường biển hẹp mà giao thương hàng hải quốc tế phải dựa vào. Các tuyến khác còn có Kênh đào Panama nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, và eo biển Hormuz nối Vịnh Ba Tư với Vịnh Oman. Ngay cả khi không có tàu nào dài cỡ Tòa nhà Empire State chắn ngang, những tuyến đường biển này cũng đang chịu nhiều áp lực hơn bao giờ hết. Continue reading “Tại sao Kênh đào Suez đối mặt với áp lực gia tăng?”

Liên minh Trà Sữa là gì?

Nguồn: What is the Milk Tea Alliance?”, The Economist, 24/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào ngày 01/02, ngày mà quân đội Myanmar phế truất chính phủ được bầu một cách dân chủ của nước này, một người dùng Twitter đã đăng tải hình ảnh của Royal Myanmar Teamix, một loại trà pha chế của địa phương. Bài tweet kể từ đó đã được chia sẻ hơn 22.000 lần. Bên cạnh hình ảnh là một hashtag đã được các nhà hoạt động ở Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan sử dụng trong gần một năm qua: #MilkTeaAlliance (Liên minh Trà Sữa). Các tấm biển với khẩu hiệu này xuất hiện tại các cuộc biểu tình đường phố ủng hộ dân chủ trên khắp Đông Nam Á. Chính xác thì Liên minh Trà Sữa là gì và những người ủng hộ nó có điểm chung nào? Continue reading “Liên minh Trà Sữa là gì?”

Tác động từ thử nghiệm tiền điện tử của các ngân hàng trung ương

Nguồn: Gillian Tett, “Central bankers’ crypto experiments should put investors on alert”, Financial Times, 26/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Năm nay, bitcoin đã mê hoặc nhiều nhà đầu tư. Bitcoin đã tăng giá gấp đôi, sau khi tăng gấp ba lần trong năm 2020; và những nhân vật như Elon Musk đã ủng hộ nó – tuần này, ông tweet rằng người dùng có thể mua xe Tesla bằng bitcoin. Điều đáng chú ý hơn nữa là một số ngân hàng chính thống như Citigroup hiện cho rằng bitcoin “có thể được định vị tối ưu để trở thành loại tiền tệ toàn cầu ưa thích cho thương mại” trong tương lai, một vai trò hiện đang được đồng đô la nắm giữ.

Nhưng trong khi những điều này đang gây chú ý thì có một câu chuyện tiền mã hóa thứ hai đang diễn ra mà hầu hết mọi người ít chú ý hơn: các thử nghiệm của các ngân hàng trung ương. Tuần này, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã tổ chức một hội nghị “đổi mới”, tại đó Jay Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed), giải thích rằng các quan chức Fed đang làm việc với Viện Công nghệ Massachusetts để tìm hiểu tính khả thi của tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC) dựa trên đồng đô la. Continue reading “Tác động từ thử nghiệm tiền điện tử của các ngân hàng trung ương”

Tóm lược báo cáo phát triển kinh tế – xã hội 2021 của chính phủ Trung Quốc 

Nguồn: SCMP | Biên dịch: Trần Hùng

Hơn 5.000 thành viên trong giới tinh hoa chính trị Trung Quốc đã hội tụ về Bắc Kinh trong tuần này để tham dự sự kiện lớn nhất trong lịch trình chính trị nước này. Được gọi là kỳ họp “lưỡng hội”, tức kỳ họp hàng năm của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) và Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân Đại), sự kiện cho thấy các ưu tiên và kế hoạch của chính phủ trung ương trong năm tới.

Trong sáng thứ Sáu, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đọc Báo cáo công tác của chính phủ trước Nhân Đại, trong đó đánh giá những thành tích của chính phủ trong năm qua và đưa ra định hướng chung về chính sách kinh tế – xã hội trong năm nay.

Sau đây là một số điểm nhấn chính rút ra từ báo cáo: Continue reading “Tóm lược báo cáo phát triển kinh tế – xã hội 2021 của chính phủ Trung Quốc “

Điều gì có thể dẫn tới chiến tranh Mỹ – Trung?

Nguồn: Joseph S. Nye, Jr., “What Could Cause a US-China War?”, Project Syndicate, 02/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gần đây kêu gọi cài đặt lại quan hệ song phương với Hoa Kỳ, một phát ngôn viên của Nhà Trắng đã trả lời rằng Hoa Kỳ coi quan hệ Mỹ – Trung là một trong những cuộc cạnh tranh mạnh mẽ đòi hỏi vị thế của sức mạnh. Rõ ràng là chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã không đảo ngược các chính sách của Trump đối với Trung Quốc.

Một số nhà phân tích, dẫn nhận định của Thucydides cho rằng Chiến tranh Peloponnese xuất phát từ nỗi sợ hãi của Sparta về một Athens đang trỗi dậy, tin rằng quan hệ Mỹ – Trung đang bước vào thời kỳ xung đột giữa một bá quyền cũ với một quốc gia thách thức ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ. Continue reading “Điều gì có thể dẫn tới chiến tranh Mỹ – Trung?”

Tại sao Ai Cập và Ethiopia tranh cãi về một con đập trên sông Nile?

Nguồn: Why is the Grand Ethiopian Renaissance Dam contentious?”, The Economist, 11/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các con đập có một số công dụng. Chúng tạo ra điện, trữ nước để tưới tiêu và ngăn lũ lụt. Chúng cũng có thể gây ra tranh chấp và những sự đau lòng — ví dụ như về thiệt hại đối với môi trường hoặc việc di dời những người dân bị mất nhà vì xây đập. Việc xây dựng một con đập trên sông Nile đã gây ra một cuộc tranh cãi giữa Ai Cập, Ethiopia và Sudan. Đập Grand Ethiopia Renaissance Dam (Đập Đại Phục hưng Ethiopia – GERD), trị giá 5 tỷ đô la, sẽ là dự án thủy điện lớn nhất châu Phi sau khi đi vào hoạt động đầy đủ vào cuối thập niên này. Nằm trên sông Nile Xanh ở phía bắc Ethiopia, tức phía thượng nguồn so với Ai Cập và Sudan, con đập sẽ sản xuất 6.000 megawatt điện, gấp đôi so với toàn bộ sản lượng điện hiện tại của Ethiopia. Mặc dù con đập có thể mang lại cho khu vực một sự thúc đẩy kinh tế lớn, các quan chức của ba nước đã không đạt được thỏa thuận về cách vận hành con đập. Và chính phủ Ai Cập thậm chí đã tính đến việc ném bom nó. Vào tháng Giêng, một vòng đàm phán trực tuyến khác đã thất bại. Vậy tại sao GERD lại gây tranh cãi như vậy? Continue reading “Tại sao Ai Cập và Ethiopia tranh cãi về một con đập trên sông Nile?”

Chính quyền Biden cần làm gì để đáp lại chiến lược BRI của Trung Quốc?

Nguồn: Jim Webb, “An American Belt and Road Initiative?”, WSJ,  17/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Tổng thống Biden tuần trước đã thông báo thành lập một nhóm công tác thuộc Lầu Năm Góc nhằm xem xét lại chính sách quân sự đối với Trung Quốc, tuyên bố rằng Mỹ sẽ “đối mặt với thách thức Trung Quốc” và “giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh trong tương lai.” Nếu xét thành phần của nhóm, rõ ràng nhóm sẽ tìm cách chuyển chính sách của Hoa Kỳ theo hướng chú trọng hơn vào các giải pháp ngoại giao. Nhưng khi xác định chiến lược quốc gia tương lai của Mỹ, chính quyền mới nên tiến thêm một bước nữa.

Chiến lược dài hạn của Trung Quốc vượt ra ngoài các vấn đề về chính sách thương mại, cạnh tranh nước lớn, phổ biến vũ khí hạt nhân và mở rộng quân sự. Điều quan trọng nhất trong cuộc tranh luận mở là việc Trung Quốc theo đuổi các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ ở các nước đang phát triển, nơi họ tìm cách củng cố các mối quan hệ lâu dài. Các mối quan hệ kinh tế và ngoại giao này là sự mở rộng quyền lực — trong đó sự can dự của quân đội và an ninh Trung Quốc được biện minh là nhằm bảo vệ lợi ích của nước này. Continue reading “Chính quyền Biden cần làm gì để đáp lại chiến lược BRI của Trung Quốc?”

Tại sao đồng đô la Mỹ giảm giá giữa đại dịch?

Nguồn: Why has the dollar weakened during the pandemic?”, The Economist, 04/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Kể  từ khi lên đỉnh cao nhất vào tháng 3 năm 2020, đồng đô la Mỹ đã mất hơn một phần mười giá trị so với đồng euro, cũng như giảm giá so với các đồng tiền nổi bật khác (như đồng yên Nhật và bảng Anh). Điều gì giải thích cho sự sụt giảm này trong khi các tài sản khác của Mỹ, đặc biệt là cổ phiếu, đã hoạt động rất tốt?

Giá trị của đồng đô la được quan tâm bên ngoài Hoa Kỳ vì nó vẫn là đồng tiền thống trị thế giới. Khoảng một nửa hàng hóa xuất khẩu của thế giới được lập hóa đơn bằng đồng đô la Mỹ mặc dù Mỹ chỉ chiếm một phần mười thương mại quốc tế. Các ngân hàng trung ương trên thế giới giữ hơn 60% dự trữ ngoại hối của họ bằng đô la Mỹ. Quan trọng hơn, khoảng một nửa số khoản vay ngân hàng xuyên biên giới và một phần tương tự trái phiếu quốc tế được định danh bằng đồng đô la. Continue reading “Tại sao đồng đô la Mỹ giảm giá giữa đại dịch?”

Trung Quốc có thực sự phạm tội ‘diệt chủng’ ở Tân Cương?

Nguồn: “Genocide” is the wrong word for the horrors of Xinjiang”, The Economist, 13/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi Ronald Reagan kêu gọi “hãy phá bỏ bức tường này”, mọi người đều biết ý của ông là gì. Có một bức tường ở đó. Nó đã giam cầm người dân Đông Đức. Nó đã phải bị dỡ xuống. Rồi đến một ngày, điều đó đã xảy ra. Trong cuộc đấu tranh giữa dân chủ và độc tài, điều cốt yếu là các nền dân chủ phải nói lên sự thật bằng một ngôn ngữ đơn giản. Các chế độ độc tài sẽ luôn dối trá và ngụy tạo để che giấu bản chất thật của họ. Còn các nền dân chủ có thể nói đúng thực tế. Hãy nhớ tới điều này khi quyết định nên gọi cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc là gì. Vào ngày cuối cùng tại vị, Ngoại trưởng của Donald Trump, Mike Pompeo, đã gọi đó là “diệt chủng”. Mặc dù Joe Biden đã không sử dụng thuật ngữ đó trong tuần này khi nói chuyện lần đầu tiên với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng chính quyền của ông đã lặp lại từ đó và các nhà lập pháp ở Anh cũng đang định làm như vậy. Nhưng thuật ngữ đó có chính xác không? Continue reading “Trung Quốc có thực sự phạm tội ‘diệt chủng’ ở Tân Cương?”

Chính quyền Biden bước đầu thể hiện sự cứng rắn với Trung Quốc

Nguồn: Biden shows his hawkish side on China”, Financial Times, 31/01/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Sau nhiều tháng Đảng Cộng hòa lo ngại rằng Joe Biden sẽ mềm mỏng với Bắc Kinh, tân Tổng thống Mỹ đã nhận được lời khen ngợi bất ngờ từ một nhân vật diều hâu chống Trung Quốc hàng đầu sau chưa đầy hai tuần ở Nhà Trắng.

Robert O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia cuối cùng của Donald Trump phát biểu tại một sự kiện của Viện Hòa bình Hoa Kỳ với người kế nhiệm, Jake Sullivan, rằng “Tổng thống Biden [và nhóm của ông] đang có một khởi đầu tuyệt vời trong vấn đề Trung Quốc”.

Sau bốn năm chính sách đầy biến động, các thành viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa kỳ vọng sẽ có một cách tiếp cận mang tính cấu trúc hơn dưới thời Biden. Tuy nhiên, các chuyên gia đang theo dõi sát sao các dấu hiệu cho thấy ông sẽ có thái độ diều hâu đến đâu trong mối quan hệ song phương quan trọng nhất của Hoa Kỳ. Continue reading “Chính quyền Biden bước đầu thể hiện sự cứng rắn với Trung Quốc”