Thế lưỡng nan của người Hoa Singapore khi Trung Quốc trỗi dậy

ST_20150601_SG50WANGART_1367011e

Nguồn: Wang Gungwu, “Singapore’s ‘Chinese Dilemma’ as China rises“, The Straits Times, 01/06/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Singapore sẽ như thế nào, khi là một xã hội với người Hoa chiếm đa số trong khu vực, trong bối cảnh một Trung Quốc được cho là sẽ ngày càng quyết đoán hơn trong tương lai?

Hoa Kỳ nói về việc tái cân bằng sang châu Á; Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) muốn một sự cân bằng chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ. Sau 50 năm, Singapore vẫn khẳng định, tương tự như ASEAN, rằng họ không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực.

Nhưng còn Trung Quốc thì sao? Trung Quốc mong muốn gì?

Khi Singapore kỷ niệm lễ quốc khánh thứ 50 và nhìn về tương lai, họ phải làm như vậy với một cái nhìn cứng rắn về người hàng xóm lớn nhất của mình là Trung Quốc. Singapore cần phải có sự đánh giá thực tế về những ý định của Trung Quốc, quyết tâm của Mỹ và vị thế của ASEAN và Singapore trong khu vực, nhằm vạch ra đường lối của mình trong thế giới địa chính trị tương lai. Continue reading “Thế lưỡng nan của người Hoa Singapore khi Trung Quốc trỗi dậy”

Nghịch lý của nền chính trị bản sắc

470423482

Nguồn: Kemal Derviş, “The Paradox of Identity Politics,” Project Syndicate, 12/05/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc tổng tuyển cử gần đây của Vương quốc Anh đã cung cấp một ví dụ rõ ràng về cách mà vấn đề bản sắc dân tộc đang định hình lại bộ mặt chính trị của châu Âu. Đảng Dân tộc Scotland (SNP), một phiên bản cánh tả của nền chính trị bản sắc, đã vượt qua Công đảng ở Scotland, cho phép Đảng Bảo thủ giành được đa số tuyệt đối tại Quốc hội (Vương quốc Anh). Chính phủ của Thủ tướng David Cameron – người tập trung vào bản sắc của người Anh hơn là vận mệnh chung của Vương quốc Anh với châu Âu – chắc chắn sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh có nên tiếp tục tư cách thành viên của mình tại Liên minh Châu Âu, với những hệ quả không thể lường trước. Continue reading “Nghịch lý của nền chính trị bản sắc”

Tại sao vũ khí khí đốt của Putin đã hết thời?

RUSSIA GAS LINK

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Europe Versus Gazprom,” Project Syndicate, 01/05/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong nhiều năm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lợi dụng sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn khí tự nhiên của đất nước mình như một vũ khí chính sách đối ngoại mà không sợ bị Liên minh châu Âu (EU) thách thức. Nhưng giờ thì đã khác. Với việc EU bắt đầu vụ kiện chống độc quyền (antitrust) chống lại Tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga, châu Âu đã gửi một tín hiệu rõ ràng rằng sự hung hăng của Putin không còn đáng sợ như trước đây nữa.

Thông điệp từ các ủy viên của Ủy ban châu Âu về Cạnh tranh – rằng các quy luật thị trường áp dụng cho tất cả mọi người – cũng đã bị Putin phớt lờ trong nhiều năm qua. Sự tin tưởng vào các phương tiện kinh tế và pháp lý để đạt được các mục tiêu chính trị từ lâu đã là một đặc điểm trong sự cai trị của Putin. Cách đây hơn một thập niên, Điện Kremlin đã sung công Tập đoàn Dầu khí Yukos, khi đó chiếm 20% sản lượng của Nga, và bỏ tù người sáng lập tập đoàn là ông Mikhail Khodorkovsky trong 10 năm vì tội trốn thuế bị dàn dựng sau khi ông dám phản đối Putin. Continue reading “Tại sao vũ khí khí đốt của Putin đã hết thời?”

AIIB và chủ nghĩa đa phương châu Á

GFX_AIIB

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Asia’s Multilateralism”, Project Syndicate, 13/04/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã sẵn sàng tổ chức các cuộc họp thường niên của mình, nhưng tin tức quan trọng trong quản trị kinh tế toàn cầu sẽ không xuất phát từ Washington trong những ngày sắp tới. Thật vậy, tin tức đó đã xuất hiện từ tháng trước, khi Vương quốc Anh, Đức, Pháp và Ý cùng với hơn 30 quốc gia khác trở thành các thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB). Với số vốn 50 tỉ USD, AIIB, được khởi xướng bởi Trung Quốc, sẽ giúp đáp ứng các nhu cầu lớn về cơ sở hạ tầng của châu Á vốn nằm ngoài khả năng tài trợ của các dàn xếp thể chế hiện nay. Continue reading “AIIB và chủ nghĩa đa phương châu Á”

Tại sao các biện pháp trừng phạt Nga sẽ không hiệu quả?

640x-1

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Why Sanctions on Russia Don’t Work”, Project Syndicate, 28/03/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Phương pháp tiếp cận của phương Tây đối với Nga được xác định dựa trên giả thiết rằng tiếp tục gây áp lực đối với Nga sẽ làm cho chế độ của Tổng thống Vladimir Putin phải có những nhượng bộ và thậm chí là sụp đổ. Nhưng sự thật không phải như vậy.

Các giả định cơ bản về hiệu quả của các biện pháp trừng phạt của phương Tây là sự suy thoái nhanh chóng về kinh tế do các biện pháp này gây ra sẽ khiến cho công chúng Nga, đặc biệt là tầng lớp tinh hoa chính trị và tài chính, chống lại Điện Kremlin. Putin sẽ không thể chống lại sự bất đồng chính kiến đang gia tăng từ các khu vực thành thị giàu có và tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh của đất nước. Continue reading “Tại sao các biện pháp trừng phạt Nga sẽ không hiệu quả?”

Điều gì xảy ra sau khi Lý Quang Diệu qua đời?

leepic

Nguồn: Bill Emmott, “What Comes after Lee Kuan Yew?”, Project Syndicate, 25/03/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tất cả các nhà lãnh đạo chính trị đều lo lắng về các di sản của họ. Lý Quang Diệu – người đã nắm quyền lãnh đạo Singapore trực tiếp hoặc gián tiếp hơn nửa thế kỷ và vẫn duy trì được ảnh hưởng cho đến khi qua đời ở tuổi 91 – có nhiều thời gian cầm quyền hơn hầu hết các nhà lãnh đạo khác để làm việc đó. Nhiều cuốn hồi ký đã chứng thực mối bận tâm của Lý Quang Diệu về di sản của mình, mặc dù thành công phi thường của Singapore dưới sự lãnh đạo của ông là minh chứng cho di sản đó. Thích ông hay không – và có nhiều người đã không thích ông – thì không ai có thể phủ nhận sự thịnh vượng và ổn định lâu dài và nổi bật của quốc gia-thành phố này.

Tuy nhiên, nỗ lực đưa vào những cuốn hồi ký của người đàn ông đã tự gọi mình là “Bộ trưởng Cố vấn” trong những năm gần đây cung cấp một đầu mối về mối quan tâm chủ yếu của Lý Quang Diệu. Di sản của ông về sự thành công trong quá khứ của Singapore có thể rõ ràng, nhưng còn tương lai thì sao? Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Lý Quang Diệu qua đời?”

#249 – Các cam kết quân sự bên ngoài của Nhật Bản

warship-Izumo_5b94d66183a7682fb58b8791

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter Five: Japan’s External Military Commitments”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 79-98.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Quá trình tái quân sự hóa ở bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản cần được đánh giá không chỉ về khía cạnh triển khai trực tiếp các lực lượng quân sự của họ ra nước ngoài thông qua các cơ chế của liên minh Mỹ – Nhật và các hoạt động của Liên Hiệp Quốc mà còn thông qua việc mở rộng hỗ trợ về vật chất và tài chính của Nhật Bản cho quá trình triển khai sức mạnh của Hoa Kỳ ở cấp độ khu vực và toàn cầu, dưới hình thức cung cấp các căn cứ và khả năng phối kết hợp các năng lực quân sự. Quá trình triển khai quân đội ra nước ngoài và việc tái cơ cấu liên minh Mỹ – Nhật trong thời kỳ hậu Koizumi đã bị giảm sút và tiến triển chậm hơn mong muốn của các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bất chấp tranh cãi chính trị trong nước về khả năng triển khai lực lượng ra nước ngoài, Nhật Bản vẫn kiên trì trong việc tái cơ cấu liên minh của mình với Hoa Kỳ và tiếp tục tìm kiếm cách thức để triển khai Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) ra nước ngoài. Do đó, Nhật Bản đã tiếp tục củng cố các cam kết quân sự của mình ở nước ngoài. Continue reading “#249 – Các cam kết quân sự bên ngoài của Nhật Bản”

#223 – Trung Quốc và dân chủ ở Đông Á: Làn sóng sắp đến

A girl of Myanmar heritage holds a placard during a pro-democracy rally in New Delhi

Nguồn: Larry Diamond (2012). “China and East Asian Democracy: The Coming Wave”, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 1, pp. 5-13.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu có một làn sóng lớn mới đối với triển vọng dân chủ toàn cầu trong thập kỷ này, thì khu vực khởi nguồn rất có thể là Đông Á.

Với sự bùng nổ của hàng loạt phong trào thay đổi mang tính chất dân chủ trên khắp thế giới Ả Rập trong năm 2011, những nhà phân tích đầy hy vọng về triển vọng dân chủ toàn cầu đã tập trung sự chú ý vào khu vực Trung Đông. Ba chế độ Ả Rập chuyên quyền (Tunisia, Ai Cập và Libya) đã sụp đổ trong năm vừa qua. Ít nhất thì hai chế độ chuyên quyền nữa (Yemen và Syria) dường như cũng không thể tránh khỏi sự chấm dứt sớm. Các áp lực thay đổi dân chủ thực sự xuất hiện ngày càng nhiều ở Marốc, Jordan, Chính quyền Palestine và có thể là Kuwait. Các áp lực này cũng tồn tại dai dẳng ở cả Bahrain. Continue reading “#223 – Trung Quốc và dân chủ ở Đông Á: Làn sóng sắp đến”

Một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Á?

Tác giả: Barry Desker | Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền

China'Russia

Đối thoại thường niên Shangri-La được tổ chức tại Singapore vào cuối tháng Năm vừa qua đã chứng kiến những cuộc tranh luận sắc bén giữa các đại biểu đến từ Hoa Kỳ và Nhật Bản với các đại biểu đến từ Trung Quốc về các yêu sách đối địch nhau của Nhật Bản và Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Những đại diện tham dự của Việt Nam, Philippines và Mỹ cũng đã chỉ trích các yêu sách thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông. Continue reading “Một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Á?”

#138 – ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

Nguồn: Carlyle A. Thayer (2013). “ASEAN, China and the Code of Conduct in the South China Sea”, SAIS Review of International Affairs, Vol. 33, No. 2, pp. 75-84.>>PDF

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về những nỗ lực ngoại giao của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc để đi đến một thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Bài viết bao quát giai đoạn từ năm 1992, khi ASEAN đưa ra bản tuyên bố đầu tiên về vấn đề Biển Đông, đến tháng 9 năm 2013, khi hai bên bắt đầu những cuộc tham vấn chính thức về COC. Bài viết kết luận rằng quá trình này có thể bị kéo dài nếu không muốn nói là không thể kết thúc được. Continue reading “#138 – ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông”

#109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Southeast Asia”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 159-203.

Biên dịch và Hiệu đính: Trương Thị Thanh Hiền & Vũ Thị Hương Giang[1]

INDONESIA: Dịch chuyển khỏi trung ương

Sự phát triển quan trọng nhất trong nền chính trị Indonesia kể từ cuối thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Suharto là một sự phát triển không ấn tượng một cách đáng ngạc nhiên. Nó không liên quan đến các cuộc biểu tình đường phố ồn ào kêu gọi những thay đổi sâu rộng hay các kế hoạch táo bạo của chính phủ để thay đổi nền kinh tế đất nước. Bạn không thể tạo ra một bom tấn Hollywood từ điều đó. Tuy nhiên, tôi tin rằng các sử gia, những người nhìn lại nhiều năm trước, sẽ nhận ra bản chất rất quan trọng của nó. Sự phát triển mà tôi đang đề cập đến chính là sự khu vực hóa, còn được gọi là sự phân quyền (hay phi tập trung hóa – NHĐ). Continue reading “#109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam”

#57 – Giữa cân bằng quyền lực và cộng đồng: Tương lai hợp tác an ninh đa phương ở CA-TBD

Nguồn: G. John Ikenberry & Jitsuo Tsuchiyama (2002). “Between Balance of Power and Community: The Future of Multilateral Security Co-operation in the Asia – Pacific”, International Relations of the Asia Pacific, Vol 2., pp.69-94.>>PDF

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này tìm hiểu logic ẩn sau những cách tiếp cận của Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với an ninh khu vực và những triển vọng cho một trật tự an ninh hợp tác toàn diện hơn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trật tự an ninh hiện tại trong khu vực mang dấu ấn của các phương thức tiếp cận lâu đời và đặc trưng của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Những phương thức tiếp cận này mang đến kỳ vọng về việc xây dựng một trật tự hợp tác có sự tham gia của nhiều quốc gia hơn, tuy nhiên trong những năm tới, Châu Á – Thái Bình Dương sẽ vẫn là một khu vực hiện diện đâu đó ở giữa sự cân bằng quyền lực và một trật tự an ninh dựa vào cộng đồng.
Continue reading “#57 – Giữa cân bằng quyền lực và cộng đồng: Tương lai hợp tác an ninh đa phương ở CA-TBD”

#11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc

OB-XG630_bowrin

Nguồn: Corning, Gregory (2000). Managing the Asian Meltdown: The IMF and South Korea. Institute for the Study of Diplomacy School of Foreign Service, Georgetown University, Pew Case Study, 1.

Biên dịch: Lê Thị Mỹ Hương, Châu Ngọc Huyền, Trương Thị Thanh Hiền, Đặng Trang Ngọc Khánh, Lê Hoàng Ngọc Yến, Đỗ Hoài Thương |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #52 – IMF: Phương thuốc hay tai họa?

Cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953 đã gây nhiều thiệt hại cho Hàn Quốc. Hơn ¼ dân số quốc gia gồm 20 triệu người đã trở thành những người tị nạn vô gia cư và vô tài sản. Việc phục hồi sau chiến tranh đặc biệt khó khăn do sự phân chia bán đảo Triều Tiên với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nắm giữ hầu hết nguồn tài nguyên thiên nhiên và những cở sở hạ tầng về công nghiệp. Tuy nhiên, hơn 40 năm qua, Hàn Quốc đã phát triển với tỉ lệ tăng trưởng ngoạn mục khi theo đuổi một chính sách phát triển năng động có sự can thiệp của chính phủ. Là một trong bốn con hổ châu Á, Hàn Quốc trở thành một nhà sản xuất tàu, ô tô, hệ thống chip điện tử lớn. Continue reading “#11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc”