Chiến dịch ‘nước Mỹ trước tiên’ nguy hiểm của Trump

donald-trump-foreign-policy-america-first

Nguồn: Yuriko Koike, “Trump’s Dengerous America First Campaign”, Project Syndicate, 27/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đầy lỗ mãng của Donald Trump đã khiến cả thế giới bối rối và kinh ngạc, có lẽ chỉ ngoại trừ Tổng thống Nga Vladimir Putin và các đồng minh châu Âu khác theo chủ nghĩa dân túy của ông, như chính trị gia Pháp Marine Le Pen. Quả thực là khó có thể đánh giá được không chỉ việc ông Trump sẽ làm gì trên cương vị Tổng thống, mà còn là dân tộc, tôn giáo thiểu số, hay quốc gia nào bị ông ta coi thường nhất.

Kể tên bất kỳ một nhóm người hoặc quốc gia nào, và bạn gần như có thể cá rằng Trump đã từng xúc phạm họ. Ông ta gọi những người nhập cư Mexico là “tội phạm” và “những kẻ hiếp dâm” của nước Mỹ. Ông ta đã đề xuất ngăn cấm người Hồi giáo đến Mỹ. Ông ta đã quăng những lời lẽ công kích phân biệt giới tính vào những phụ nữ có địa vị, như chuyên gia về chính trị Megyn Kelly, người đã can đảm đứng lên chống lại ông ta. Trump cũng từng gọi những người khác là “đồ chó” và “những kẻ lười biếng béo ị”. Ông ta đã chế nhạo các đồng minh châu Á và châu Âu của Mỹ, đồng thời đổ lỗi cho Trung Quốc về các tai ương kinh tế của Hoa Kỳ. Continue reading “Chiến dịch ‘nước Mỹ trước tiên’ nguy hiểm của Trump”

Các bài học về Trung Quốc của Việt Nam

binh_OIPN

Nguồn: Yuriko Koike, “Vietnam’s Chinese Lessons,” Project Syndicate, 15/11/2010.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong 30 năm sau Thế chiến II, Việt Nam được cả thế giới chú ý đến. Chiến thắng của nước này trước Pháp và Hoa Kỳ là những cuộc chiến định nghĩa cho khái niệm độc lập trong thời kỳ hậu thực dân. Nhưng sau những hình ảnh bất hủ của trực thăng quân sự Mỹ lượn trên nóc tòa Đại sứ quán bị di tản của Hoa Kỳ tại Sài Gòn năm 1975, Việt Nam gần như đã trượt khỏi sự quan tâm của thế giới.

Tình thế đã thay đổi. Vị trí chiến lược của Việt Nam – láng giềng của Trung Quốc và nằm dọc theo các tuyến vận tải thương mại đường biển lớn của châu Á – luôn khiến nước này có vai trò cực kỳ quan trọng, và điều này có thể giải thích tại sao các cuộc chiến chống thực dân của Việt Nam đã kéo dài như vậy. Trong những năm gần đây, tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng, nhờ vào sự chuyển mình mạnh mẽ – dù không phải lúc nào cũng được công nhận rộng rãi – của phát triển kinh tế và định hướng chính sách đối ngoại của nước này. Continue reading “Các bài học về Trung Quốc của Việt Nam”

Tiền từ Nhật giúp Triều Tiên phát triển tên lửa?

p00xftgs

Nguồn: Yuriko Koike, “North Korea’s Pachinko Missile”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ba cảnh tượng thường là chủ đề của những bức ảnh được du khách nước ngoài đến thăm Nhật Bản chụp: Một là một rừng cột điện; một cảnh khác là những chiếc ô tô được nâng lên trong các bãi đỗ xe cơ khí. Thứ ba là pachinko.

Pachinko là một loại trò chơi đánh bạc dạng pinball (hình), và người chơi xếp hàng dài trước những chiếc máy được xếp thẳng đứng trông giống như họ đang làm việc trong một nhà máy. Theo một báo cáo (bằng tiếng Nhật), có 11,5 triệu người nghiện chơi pachinko, và thị trường trò chơi này có giá trị tới 24,5 nghìn tỷ Yên, gần gấp đôi doanh thu của nhà sản xuất ô tô Toyota năm ngoái. Continue reading “Tiền từ Nhật giúp Triều Tiên phát triển tên lửa?”

Những chiếc thuyền ma của Triều Tiên

8592475dd782bfce7a7360f58dc60b6a

Nguồn: Yuriko Koike, “The Ghosts of North Korea”, Project Syndicate, 30/12/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đối với nhiều người, năm mới là dịp nhìn lại những thứ đã làm được và những điều cần thay đổi. Người Triều Tiên không nằm trong số đó. Ở đất nước tăm tối này, “mục tiêu năm mới” không hẳn là một lựa chọn cho dân thường. Những gì xảy đến với họ hoàn toàn phụ thuộc vào lãnh đạo tối cao Kim Jong-un, và đó thường là sự thiếu thốn và hoang tưởng nghiệt ngã.

Người Triều Tiên chịu đựng nhiều điều mà người ngoài chỉ có thể suy đoán. Hãy xem những “con thuyền ma” bí ẩn đi vào biển Nhật Bản mỗi mùa thu theo gió tây nam. Thuyền thô sơ, nhỏ (dài khoảng 10 mét), và chỉ có những ngư cụ cơ bản. Một vài thuyền trống, một số khác chở thi thể của người không rõ danh tính. Chỉ trong tháng qua, 13 thuyền và 26 thi thể (đa số đã gần như phân huỷ) được tìm thấy. Trong năm 2014, có khoảng 60 thuyền như vậy. Continue reading “Những chiếc thuyền ma của Triều Tiên”

Ý nghĩa của Hiệp định TPP đối với Nhật Bản

750x-1

Nguồn: Yuriko Koike, “Japan’s TPP Transformation”, Project Syndicate, 30/10/2015.

Biên dịch: Nông Thị Nghi Phương | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Ngày 5/10, sau nhiều năm ròng thương lượng miệt mài và kỹ lưỡng, cuối cùng, mười hai quốc gia Vành đai Thái Bình Dương đã kết thúc đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó hứa hẹn nhiều điều từ tăng cường thương mại đến bảo vệ môi trường. Những cuộc đàm phán này đã khiến mái tóc đen của ông Akira Amari, Bộ trưởng Bộ Chính sách Kinh tế và Tài chính Nhật Bản, chuyển hẳn sang màu muối tiêu. Tuy nhiên, niềm an ủi của ông là TPP sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho “Thế kỷ Châu Á”.

Tiền thân của TPP, trước khi có sự tham gia của ông Amari, là một hiệp định thương mại được ký năm 2006 giữa bốn nước Singapore, New Zealand, Chile và Brunei – được gọi là “Pacific 4”. Sau đó, Mỹ, Úc, Peru và Việt Nam, nhận thấy triển vọng về một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp tại châu Á, đã tham gia đàm phán vào tháng 3/2010. Vậy là, trong phút chốc chiếc thuyền nhỏ bé của P-4 bỗng trở thành chiếc tàu biển khổng lồ. Continue reading “Ý nghĩa của Hiệp định TPP đối với Nhật Bản”

Thế kỷ châu Á ngắn ngủi?

533524209

Nguồn: Yuriko Koike, “The Short Asian Century?”, Project Syndicate, 24/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhà sử học Mác-xít người Anh Eric Hobsbawm đã từng gọi giai đoạn từ Cách mạng Pháp năm 1789 đến sự bùng nổ Thế chiến I năm 1914 là một “thế kỷ dài”. Hơn một thập niên trước, người ta bắt đầu nói về một “thế kỷ châu Á”. Ý tưởng này được đưa ra dựa trên thực tế về một Trung Quốc phát triển không ngừng và được củng cố thêm bởi giả thiết về sự suy yếu không thể tránh khỏi của Mỹ. Tuy nhiên, với tình trạng bất ổn của nền kinh tế Trung Quốc, sự lúng túng của các “con hổ” Đông Á khác như Malaysia và Thái Lan, và ngay cả Singapore cũng đang đối mặt với các câu hỏi về khả năng tồn tại của mô hình kinh tế của mình, thì liệu có phải “thế kỷ châu Á” đang đi đến một cái kết sớm hơn dự kiến? Continue reading “Thế kỷ châu Á ngắn ngủi?”

Sự trỗi dậy nguy hiểm của chủ nghĩa sô vanh Phật giáo

_67354744_154146214(1)

Nguồn: Yuriko Koike, “The Dangerous Rise of Buddhist Chauvinism,” Project Syndicate, 28/07/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đức Phật, Siddhartha Gautama, chưa từng soạn ra bản kinh nào về hận thù tôn giáo hay phân biệt sắc tộc. Vậy nhưng chủ nghĩa sô vanh Phật giáo lại đang đe dọa tiến trình dân chủ ở cả Myanmar và Sri Lanka. Một số nhà sư từng chống lại chính quyền quân sự Myanmar trong “Cuộc cách mạng cà sa” (Saffron Revolution) năm 2007 ngày nay lại cổ vũ bạo lực chống lại các thành viên của cộng đồng thiểu số người Hồi giáo Rohingya tại đất nước này. Ở Sri Lanka, chủ nghĩa sô vanh dân tộc của Phật tử người Sinhala, do một cựu tổng thống quyết tâm lấy lại quyền lực khuấy động, đang đi ngược lại mục tiêu hòa giải đã định với người Tamils theo Ấn Độ giáo bại trận (trong nội chiến Sri Lanka). Continue reading “Sự trỗi dậy nguy hiểm của chủ nghĩa sô vanh Phật giáo”

Sự trỗi dậy trong chính sách đối ngoại Nhật Bản

0,,17808617_303,00

Nguồn: Yuriko Koike, “Japan Stands Up”, Project Syndicate, 24/06/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định gia hạn kỳ họp hiện tại của Quốc hội đến ngày 27 tháng 9, nghĩa là thêm 95 ngày, biến đây trở thành kỳ họp liên tục dài nhất trong lịch sử quốc hội Nhật kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Lí do của việc này chính là quyết tâm của thủ tướng Abe muốn thông qua một loạt những dự luật mới về an ninh quốc gia nhằm diễn dịch lại Hiến pháp Nhật Bản, cho phép nâng cao vai trò của đất nước trong việc đảm bảo an ninh quốc gia cũng như thúc đẩy hòa bình thế giới.

Những động thái này của Thủ tướng Abe nối tiếp những gì ông đã thể hiện ở hội nghị G7 gần đây, khi ông đã phá vỡ phong cách truyền thống của Nhật Bản. Suốt 39 năm qua, những đại diện của Nhật Bản ở G7 thường chỉ tập trung sôi nổi vào các thảo luận kinh tế, còn khi những lãnh đạo của các quốc gia công nghiệp phát triển khác bàn về các điểm nóng chính trị an ninh thì họ thường giữ im lặng phần lớn thời gian, và chỉ đưa ra đề xuất về hành động hoặc, thông thường hơn, là không hành động. Continue reading “Sự trỗi dậy trong chính sách đối ngoại Nhật Bản”

AIIB và chiến lược của Trung Quốc

ST_20141029_STBIHUGH_777459e

Nguồn: Yuriko Koike, “The AIIB and Chinese Strategy”, Project Syndicate, 27/5/2015

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong tháng 6, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ tổ chức cuộc họp toàn thể lần đầu tiên với mục đích chính thức đi vào hoạt động trước khi kết thúc năm 2015. Và hiện nay Trung Quốc đang nhân đôi nỗ lực của mình nhằm bảo đảm vai trò kiểm soát ở ngân hàng mới bằng cách gia tăng khoản đầu tư ban đầu từ 50 tỷ USD theo kế hoạch lên 100 tỷ USD.

Những khoản đầu tư bổ sung của Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng cường chỉ số tín nhiệm của AIIB. Nhưng Trung Quốc lẽ ra nên duy trì quyền kiểm soát ngân hàng, bởi số lượng các  quốc gia đồng ý tham gia vào AIIB đã vượt xa con số mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc dự đoán. Continue reading “AIIB và chiến lược của Trung Quốc”

Lý thuyết của Piketty và trường hợp Nhật Bản

610915599_o

Nguồn: Yuriko Koike, “Thomas Piketty’s Japanese Tour,” Project Syndicate, 01/03/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuốn Capital in the Twenty-First Century (Tư bản trong thế kỷ 21) của Thomas Piketty đã trở thành cuốn sách bán chạy ở Nhật Bản 6 tháng sau khi tạo nên một làn sóng tranh luận tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Nhưng sự khác biệt lớn giữa Nhật Bản và các nước phát triển khác ở phương Tây đã làm cho các lập luận của Piketty có thêm những ý nghĩa độc đáo mới, giống như đã từng xảy ra với nhiều món hàng xuất khẩu khác của phương Tây sang đất nước này.

Luận đề cơ bản của Piketty cho rằng nhân tố hàng đầu làm bất bình đẳng gia tăng ở các nước phát triển là sự tích lũy của cải của những người vốn đã giàu có nhờ tỷ lệ lợi nhuận trên vốn luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, Nhật Bản lại có mức độ bất bình đẳng thấp hơn so với hầu hết các nước phát triển khác. Thật vậy, dù từ lâu Nhật Bản đã là một cường quốc công nghiệp, nó vẫn thường được gọi là đất nước cộng sản thành công nhất thế giới. Continue reading “Lý thuyết của Piketty và trường hợp Nhật Bản”

Tại sao Thủ tướng Abe tái đắc cử?

949273-shinzo-abe

Nguồn: Yuriko Koike, “Four more years for Abe”, Project Syndicate, 30/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Thị Xuân | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trong cuộc bầu cử trước thời hạn vào tháng 12 do Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản Shinzo Abe khởi xướng, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đối tác trong liên minh cầm quyền là Đảng Công Minh đã giành thắng lợi với 326 ghế trong tổng số 475 ghế tại Quốc hội, tiếp tục chiếm đa số tại hạ viện. Đây được xem là một chiến thắng phi thường – điều mà nước Nhật chưa từng chứng kiến trong nhiều thập niên qua.

Các đảng đối lập của Nhật đã không đưa ra được lựa chọn có sức thuyết phục nào để thay thế các chính sách của Thủ tướng Abe. Trong khi đó, Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) từng nắm quyền lãnh đạo gần 3 năm trước thậm chí không có đủ ứng cử viên để tranh cử vào mỗi ghế trong quốc hội. Có lẽ con đường quay lại sân khấu chính trị của đảng này còn khá dài  và ảm đạm. Continue reading “Tại sao Thủ tướng Abe tái đắc cử?”

Trung Quốc và trật tự mới của Châu Á

247706-files-china-forex-yuan-invest-business-asia

Nguồn: Yuriko Koike (2013). “Chapter seven: The new shape of Asia”, Adelphi Series, 53:439, pp. 127-132.

Biên dịch: Trần Thị Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #126 – Trung Quốc, các nhà tài trợ mới nổi và cuộc cách mạng thầm lặng trong hỗ trợ phát triển

Vai trò của đồng nhân dân tệ trong nền kinh tế thế giới phải được nhìn nhận trong bối cảnh quản lý sự trỗi dậy của Trung Quốc trong trật tự quốc tế hiện tại, điều có lẽ là thách thức lớn nhất mà các nhà chiến lược về ngoại giao và quân sự đang phải đối mặt ngày nay. Hiện nay Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai, đồng thời cũng là nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. Sức mạnh kinh tế này cho phép Trung Quốc gây ảnh hưởng lên nhiều khu vực trên toàn cầu, nơi mà cách đây một thập kỷ sự hiện diện của Trung Quốc còn rất hạn chế. Continue reading “Trung Quốc và trật tự mới của Châu Á”

Thượng đỉnh APEC: Cơ hội cải thiện quan hệ Nhật-Trung-Hàn

Asia-Pacific-Economic-Cooperation-APEC-China-2014

Tác giả: Yuriko Koike | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Tại các hội nghị thượng đỉnh ngoại giao thành công, những công việc chuẩn bị với mọi khía cạnh của cuộc họp luôn được tỉ mỉ dàn dựng từ trước, từ những cái bắt tay đầu tiên cho tới các thông cáo cuối cùng. Nhưng Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng tới có vẻ là một kế hoạch đầy rủi ro. Thậm chí chưa rõ liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có đồng ý gặp gỡ một trong những khách mời quan trọng nhất của ông là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hay không. Và liệu Abe có thể gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hay không cũng còn chưa chắc chắn. Continue reading “Thượng đỉnh APEC: Cơ hội cải thiện quan hệ Nhật-Trung-Hàn”