Trung Quốc đang buộc chúng ta xem xét lại về chiến tranh sinh học?

Nguồn: Al Mauroni và Glenn Cross, “Will China Force a Rethink of Biological Warfare?”, War on the Rocks, 10/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Bộ Quốc phòng Mỹ có còn đang chuẩn bị cho chiến tranh sinh học như thể vẫn là năm 1970?

Khi chuẩn bị cho chiến tranh sinh học, hầu hết các quốc gia đều hình dung các kịch bản trong đó kẻ thù công khai phun các chất hóa học truyền thống trên diện rộng để tiêu diệt đối thủ. Tuy nhiên, những khả năng mang tính cách mạng trong khoa học đời sống và công nghệ sinh học đã làm thay đổi mối đe dọa. Cách tiếp cận chiến tranh của Trung Quốc, kết hợp với các công nghệ mới nổi này, cho thấy những điểm yếu mới của các lực lượng phương Tây mà cho đến nay vẫn chưa được thừa nhận đầy đủ. Phần lớn là do chính phủ Mỹ tiếp tục dựa vào chiến lược chống vũ khí hủy diệt hàng loạt của thế kỷ 20. Đặc biệt, vì Trung Quốc là một cường quốc hạt nhân lớn, nước này không thể bị đe dọa sau khi sử dụng vũ khí sinh học dễ dàng như một quốc gia phi hạt nhân. Với những điểm này, liệu Trung Quốc có thể bị răn đe không sử dụng các loại vũ khí sinh học tiên tiến như vậy trong một cuộc khủng hoảng khu vực ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt là một cuộc xâm lược Đài Loan? Và nếu không, liệu có thể giảm thiểu thiệt hại từ một kịch bản như vậy không? Continue reading “Trung Quốc đang buộc chúng ta xem xét lại về chiến tranh sinh học?”

Mỹ chưa hiểu về đảng tịch của đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “What Washington Doesn’t Understand About CCP Membership”, Foreign Policy, 10/06/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Dựa trên mối liên hệ của sinh viên với đảng mà nhắm đến họ, nhìn chung là một sai lầm.

Tiêu điểm tuần này: Chính quyền Trump đảo ngược chính sách thị thực cho sinh viên Trung Quốc; Đàm phán thương mại Mỹ – Trung được nối lại ở London; Một thẩm phán Bắc Kinh biển thủ công quỹ.

Washington bị ám ảnh bởi vấn đề đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc

Trong những tuần gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính quyền của ông liên tục thay đổi quan điểm về việc hạn chế thị thực cho sinh viên Trung Quốc. Ngày 28/5, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố sẽ “tích cực thu hồi” các thị thực này, nhất là đối với những sinh viên có liên hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Continue reading “Mỹ chưa hiểu về đảng tịch của đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Sự vắng mặt bí ẩn của quan chức quân đội Trung Quốc

Nguồn:The mystery of China’s missing military”, The Economist,  10/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Quân đội Trung Quốc chưa bao giờ giỏi giao tiếp. Trong suốt 15 năm chuyên mục của chúng tôi đưa tin từ Bắc Kinh, cách duy nhất để yêu cầu bình luận từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc là gửi fax. Phản hồi thường mất vài tuần, nếu có. Các cuộc họp báo thường kỳ mà họ tổ chức vào năm 2011 vẫn bị chi phối bởi các câu hỏi đã được sắp đặt trước từ truyền thông nhà nước. Các quân nhân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) phải có sự cho phép đặc biệt để nói chuyện với người nước ngoài. Và những quân nhân được phép nói chuyện với người nước ngoài thường là những chuyên gia “xử lý người ngoài” được đào tạo đặc biệt để quản lý các cuộc tiếp xúc với người bên ngoài—và tiết lộ càng ít thông tin về PLA càng tốt. Continue reading “Sự vắng mặt bí ẩn của quan chức quân đội Trung Quốc”

Các kịch bản và động lực tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025

Nguồn: Michael Pettis, “How to Predict China’s Economic Performance for 2025: A Sectoral Approach”, Carnegie China, 21/05/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Tăng trưởng GDP ở Trung Quốc về cơ bản rất khác so với phần lớn các quốc gia.

Cứ vài tuần hoặc vài tháng một lần, các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng toàn cầu lớn lại cập nhật các dự báo về tăng trưởng GDP của Trung Quốc và điều chỉnh chúng theo số liệu mới. Trong năm 2025, vòng lặp điều chỉnh này vẫn tiếp tục diễn ra theo khuôn mẫu quen thuộc: các mức dự báo được điều chỉnh tăng hoặc giảm dựa trên số liệu hàng tháng, chuyển dịch động lực thương mại toàn cầu, hoặc dựa trên những động thái chính sách của Bắc Kinh. Continue reading “Các kịch bản và động lực tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025”

Đường lối ngoại giao thực dụng của Lee Jae-myung sẽ cải thiện quan hệ Trung-Hàn?

Nguồn: Hwang Jae-ho, 黄载皓:未来中韩关系的走向,可能与这一群体脱不开干系, Guancha, 05/06/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Bế tắc chính trị kéo dài suốt sáu tháng qua ở Hàn Quốc cuối cùng đã khép lại khi ứng cử viên của Đảng Dân chủ Đồng hành (DPK) Lee Jae-myung đắc cử tổng thống mới của Hàn Quốc với 49,42% số phiếu bầu.

Sự kiện này đánh dấu việc Hàn Quốc sẽ bước vào một giai đoạn mới của chính trường quốc nội trong cái được gọi là “kỷ nguyên Lee Jae-myung”. Không chỉ vậy, đường lối ngoại giao thực dụng của Lee Jae-myung còn được kỳ vọng sẽ là cơ hội quan trọng để quan hệ Trung-Hàn đạt được ổn định và cải thiện, đồng thời tạo ra ảnh hưởng sâu sắc đến cục diện địa chính trị của khu vực Đông Bắc Á. Continue reading “Đường lối ngoại giao thực dụng của Lee Jae-myung sẽ cải thiện quan hệ Trung-Hàn?”

Nghi vấn về sức mạnh của chế độ Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Question mark hangs over Xi Jinping regime’s strength,” Nikkei Asia, 05/06/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc giữ im lặng về việc liệu có cuộc họp quan trọng nào của Bộ Chính trị được tổ chức vào tháng 5 hay không.

Trong một diễn biến kỳ lạ làm dấy lên câu hỏi về sức mạnh và sự ổn định của chính quyền Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các phương tiện truyền thông chính thức đã không đưa ra bất kỳ thông báo nào về việc liệu có cuộc họp hàng tháng quan trọng nào được tổ chức vào tháng 5 hay không.

Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm 24 quan chức cấp cao nhất của đảng, được cho là sẽ nhóm họp mỗi tháng một lần. Khi cơ quan này họp vào ngày 25/04, Tân Hoa Xã đã đưa tin về cuộc họp ngay cuối ngày hôm đó. Continue reading “Nghi vấn về sức mạnh của chế độ Tập Cận Bình”

Vì sao người Mỹ phát âm sai tên Chủ tịch “Tập Cận Bình”?

Nguồn: James Palmer, “Why Do Americans Mispronounce ‘Xi Jinping”, Foreign Policy, 03/06/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Hiện tôi đang đi du lịch, và thay vì theo format thường lệ, tôi thiết nghĩ, chúng ta nên tạm gác lại tin tức để thưởng thức một vài chủ đề nhẹ nhàng hơn. Tuần này, tôi muốn giải tỏa, một lần và mãi mãi, một trong những điều khiến tôi bực bội nhất. Hy vọng các bạn sẽ thích – và tham gia sứ mệnh lần này cùng tôi.

Hành trình của cái tên “Ji Jinping” (Chập Cận Bình)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cầm quyền hơn 12 năm. Trong khoảng thời gian ấy, ông Tập đã trở thành một cái tên quen thuộc đối với nền chính trị toàn cầu, và những động thái của ông sẽ nằm ở mục tin trang nhất. Thế nhưng, điều đó vẫn không ngăn được nhiều người Mỹ phát âm sai tên ông Tập. Continue reading “Vì sao người Mỹ phát âm sai tên Chủ tịch “Tập Cận Bình”?”

Các cường quốc phân chia ‘vùng ảnh hưởng’ không giúp ích cho hòa bình thế giới

Nguồn: Sarang Shidore, “Spheres of Influence Are Not the Answer,” Foreign Policy, 28/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngay cả khi các cường quốc có thể tạo nên một thế giới kết nối với nhau, Washington vẫn có thể không đạt được kết quả họ muốn.

Cuộc đụng độ tại Phòng Bầu dục giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước toàn thể giới truyền thông, tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio rằng Ukraine “không phải là cuộc chiến của chúng tôi,” và sự chấp thuận của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với bất kỳ cuộc sáp nhập Greenland nào của Mỹ đã làm dấy lên đồn đoán về việc liệu Mỹ có đang từ bỏ mô hình “đồng minh và đối tác” đã tồn tại hàng thập kỷ, để chuyển sang áp dụng cách tiếp cận “các vùng ảnh hưởng” trong đại chiến lược của mình hay không. Những tín hiệu này đã được củng cố bởi bài phát biểu gần đây của Trump tại Ả Rập Saudi, trong đó Tổng thống Mỹ bác bỏ những gì ông xem là xu hướng của các đời tổng thống trước – “nhìn sâu vào tâm can các nhà lãnh đạo nước ngoài và dùng chính sách của Mỹ để phán xét những tội lỗi của họ.” Continue reading “Các cường quốc phân chia ‘vùng ảnh hưởng’ không giúp ích cho hòa bình thế giới”

Ý đồ của Bắc Kinh tại Đá Hoài Ân

Nguồn: Lynn Kuok, “Beijing’s Play for Sandy Cay,” Foreign Policy, 01/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến thuật cắt lát salami của Trung Quốc ở Biển Đông đang làm xói mòn uy tín của Mỹ.

Các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đang gia tăng trở lại – nhưng không thu hút được nhiều sự chú ý quốc tế. Tháng trước, lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng tấn công các tàu đánh cá của Philippines, gây ra một vụ va chạm gần Đá Hoài Ân, nơi đang nhanh chóng trở thành điểm nóng mới trong các hành động gây sức ép của Trung Quốc và sự phản kháng của Philippines ở Biển Đông. Sự kiện này diễn ra sau khi Trung Quốc giương quốc kỳ trên bãi đá này vào cuối tháng 4 – đây là lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, nước này chính thức khẳng định chủ quyền trên thực địa đối với một thực thể địa lý chưa từng có người ở. Động thái này xuất hiện trong bối cảnh các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Philippines đang diễn ra và các chính phủ nước ngoài đang bận rộn đối phó với những mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt. Continue reading “Ý đồ của Bắc Kinh tại Đá Hoài Ân”

Căng thẳng Mỹ – Trung lan sang cả vấn đề biên phiên dịch

Nguồn: Jane Caiin và Meredith Chen, “‘Never right’: why there’s a war of words over Beijing’s English translations,” SCMP, 28/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, và chính trị khiến việc dịch thuật trở nên rất khó, nhưng các nhà phân tích cũng chỉ ra các nguyên nhân khác như đối tượng mục tiêu.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Marco Rubio đã công khai bày tỏ sự không tin tưởng vào bản dịch tiếng Anh của Bắc Kinh đối với phát biểu của các quan chức Trung Quốc – nói rằng chúng “không bao giờ đúng.”

Thay vào đó, Ngoại trưởng Mỹ, người chủ trương đi theo đường lối cứng rắn với Trung Quốc, đã thúc giục các đồng nghiệp của mình xem bản gốc tiếng Trung của các tuyên bố do Bắc Kinh đưa ra để hiểu chính xác hơn những gì đang diễn ra. Continue reading “Căng thẳng Mỹ – Trung lan sang cả vấn đề biên phiên dịch”

Liệu Đông Nam Á có ngả về Trung Quốc khi Mỹ từ bỏ ‘bá quyền nhân từ’?

Nguồn: Tra Văn, 查雯:美国“仁慈霸权”终结,东南亚国家会倒向中国吗?, Guancha, 26/05/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Kể từ khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, Trump đã tập trung vào và phần nào hoàn thành ba nhiệm vụ trong chính sách đối ngoại:

Đầu tiên, tháo gỡ các trách nhiệm và nghĩa vụ mà Mỹ đã đảm nhận đối với Ukraine, cải thiện quan hệ Mỹ-Nga và cuối cùng là đảm bảo rằng Mỹ rút khỏi cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng như đảm bảo các lợi ích kinh tế của nước này trong quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh. Thành tựu tiêu biểu là việc ký kết Thỏa thuận Quỹ đầu tư tái thiết Mỹ – Ukraine. Continue reading “Liệu Đông Nam Á có ngả về Trung Quốc khi Mỹ từ bỏ ‘bá quyền nhân từ’?”

Tập Cận Bình chỉ đạo hoạch định chính sách một cách ‘khoa học’ và ‘dân chủ’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping resuscitates Hu Jintao’s parting words,” Nikkei Asia, 29/05/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao nhà lãnh đạo Trung Quốc đột nhiên nhấn mạnh đến việc hoạch định chính sách một cách “khoa học” và “dân chủ”?

Trong một động thái bất ngờ gây chấn động chính trị ở cả trong và ngoài nước, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh sự cần thiết phải kiên định duy trì việc hoạch định chính sách một cách “khoa học,” “dân chủ,” và “dựa trên pháp luật.”

Tập, người đồng thời giữ chức Chủ tịch nước và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã phát biểu những lời này trong bối cảnh Bắc Kinh đang chuẩn bị xây dựng Kế hoạch 5 năm lần thứ 15, một lộ trình kinh tế và xã hội cho giai đoạn 2026-2030. Continue reading “Tập Cận Bình chỉ đạo hoạch định chính sách một cách ‘khoa học’ và ‘dân chủ’”

Trump tấn công Harvard gây lo ngại ở Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “Trump’s Attacks on Harvard Cause Alarm in China”, Foreign Policy, 27/05/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Những mối lo ngại hiện nay về việc sinh viên làm gián điệp phần lớn là vô căn cứ.

Tiêu điểm tuần này: Sinh viên Trung Quốc bị cuốn vào cuộc đối đầu giữa Đại học Harvard với chính quyền Trump; Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không tham dự diễn đàn an ninh hàng đầu châu Á; Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nội địa.

Tổng thống Trump nhắm vào sinh viên quốc tế

Quyết định của chính quyền Trump hồi tuần trước nhằm ngăn Đại học Harvard tiếp nhận sinh viên quốc tế đã gây bàng hoàng ở Trung Quốc, nơi Harvard từ lâu có được vị thế gần như huyền thoại trong mắt các sinh viên đầy tham vọng và phụ huynh của họ. Hiện có 1,282 sinh viên Trung Quốc tại Harvard – chiếm khoảng 12,6% tổng số sinh viên quốc tế của trường. Tuy quy định mới đang được tạm hoãn theo lệnh của toà án nhưng theo đó, những sinh viên này sẽ buộc phải chuyển trường. Continue reading “Trump tấn công Harvard gây lo ngại ở Trung Quốc”

Nỗi ám ảnh của Trump về Greenland sẽ không đảm bảo an ninh cho Mỹ

Nguồn: Isaac B. Kardon và Alexander Gabuev, “Trump’s Greenland Obsession Will Not Secure America”, Foreign Policy, 26/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Một trong những mối bận tâm thường xuyên nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong 100 ngày đầu nhậm chức là mong muốn “có được Greenland”. Khi biện minh cho ý định cấp tiến này, tổng thống và các phụ tá đã viện dẫn sự cần thiết phải “đối trọng” với sự hợp tác ngày càng tăng ở Bắc Cực giữa các đối thủ quan trọng nhất của Mỹ — Nga và Trung Quốc.

“Các tàu của Nga có mặt khắp nơi. Các tàu của Trung Quốc có mặt khắp nơi. Họ đang giong thuyền khắp Canada, họ đang giong thuyền ngay cạnh Greenland. Chúng ta sẽ không để điều đó xảy ra”, ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn. Ông nói đúng rằng sự hợp tác mở rộng giữa Bắc Kinh và Moscow ở vùng Cực Bắc thách thức an ninh quốc gia của Mỹ. Nhưng việc kiểm soát mối đe dọa mới nổi này đối với Tây Bán cầu đòi hỏi Washington phải hợp tác với các đồng minh Bắc Cực của mình, chứ không phải xa lánh hoặc sáp nhập họ. Các nhà hoạch định chính sách và chiến lược nên tập trung sự chú ý và nguồn lực của Mỹ vào vị trí của Mỹ ở Alaska, đặc biệt là gần eo biển Bering, vốn là điểm nút để Trung Quốc tiếp cận Bắc Băng Dương. Continue reading “Nỗi ám ảnh của Trump về Greenland sẽ không đảm bảo an ninh cho Mỹ”

Giới hạn trong chiến lược của Trung Quốc nhằm lấy lòng Gen Z Đài Loan

Nguồn: Nathan Attrill, “China’s love-bombing of Gen Z Taiwanese has its limits”, The Strategist, 26/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Thông qua việc sử dụng kết hợp các tour du lịch được trợ cấp, học bổng đại học, tuyên truyền kiểu TikTok và tiếp cận những người có ảnh hưởng, Bắc Kinh đang cố gắng thu phục thế hệ ở Đài Loan lớn lên cùng với dân chủ, tự do và ý thức sâu sắc về bản sắc Đài Loan tách biệt với Trung Quốc.

Nhưng chiến dịch này đã thành công đến mức nào? Và những hậu quả chính trị là gì? Mặc dù quyền lực mềm của Trung Quốc đã tạo được những bước đột phá về văn hóa – đặc biệt thông qua các ứng dụng phổ biến và nội dung về lối sống – nhưng nhìn chung, nó đã thất bại trong việc thay đổi niềm tin chính trị của giới trẻ Đài Loan. Kết quả là một thế hệ có ý thức chính trị hơn – một thế hệ ngày càng quen thuộc với các chiến thuật cưỡng chế được sử dụng chống lại họ. Continue reading “Giới hạn trong chiến lược của Trung Quốc nhằm lấy lòng Gen Z Đài Loan”

Thế lưỡng nan trong chính sách răn đe của Mỹ về vấn đề Đài Loan

Nguồn: Oriana Skylar Mastro và Brandon Yoder,  “The Taiwan Tightrope,” Foreign Affairs, 20/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Răn đe là một hành động cân bằng, nhưng Mỹ đang bắt đầu gặp khó khăn trong khía cạnh này.

Trong lúc căng thẳng dâng cao ở Eo biển Đài Loan, cuộc tranh luận về chính sách tại Washington vẫn còn gây chia rẽ. Chiến lược của Mỹ nhìn chung xoay quanh việc ngăn chặn Trung Quốc tấn công Đài Loan, và trong ba nhiệm kỳ tổng thống gần đây, chiến lược này bao gồm ba thành phần cốt lõi: tăng cường khả năng phòng thủ quân sự của Mỹ và Đài Loan; sử dụng ngoại giao để báo hiệu quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ Đài Loan, đồng thời trấn an Trung Quốc rằng Washington không ủng hộ hòn đảo giành độc lập; và sử dụng áp lực kinh tế để làm chậm nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Continue reading “Thế lưỡng nan trong chính sách răn đe của Mỹ về vấn đề Đài Loan”

Chiến lược ‘răn đe mở rộng’ ở châu Á đã đến hồi kết?

Nguồn:  David Santoro, “The End of Extended Deterrence in Asia?”, Foreign Affairs, 22/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Trong hơn 5 năm qua, các tàu của Trung Quốc triển khai ở Biển Đông đã nhiều lần va chạm với tàu của Philippines, đôi khi dùng vòi rồng xịt nước và làm bị thương thủy thủ. Đáp lại, Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa tầm trung Typhon tới quốc đảo này vào năm ngoái. Đây là lần đầu tiên Mỹ cung cấp cho một đồng minh một vũ khí có tầm cỡ như vậy kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc —và nó đã châm ngòi cho một cơn bão ngoại giao. Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập luận rằng việc triển khai vũ khí này “phá vỡ hòa bình và ổn định khu vực, làm suy yếu lợi ích an ninh hợp pháp của các quốc gia khác và đi ngược lại nguyện vọng hòa bình và phát triển của người dân”. Trung Quốc sẽ “không ngồi yên” nếu Philippines từ chối dỡ bỏ nó, bộ này nói thêm. Continue reading “Chiến lược ‘răn đe mở rộng’ ở châu Á đã đến hồi kết?”

Vai trò của Bộ trưởng Công an Vương Tiểu Hồng trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s drug czar plays outsized role in US tariff talks,” Nikkei Asia, 22/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mức thuế trả đũa fentanyl 20% của Donald Trump gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc.

Thỏa thuận đình chiến thuế quan kéo dài 90 ngày giữa Mỹ và Trung Quốc đã mang lại sự giải thoát vô cùng cần thiết đối với nhiều công ty Trung Quốc đang gặp khó khăn, đặc biệt là các nhà sản xuất vừa và nhỏ chuyên về những mặt hàng tương đối rẻ để xuất khẩu sang Mỹ.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gần đây đã đồng ý tạm thời giảm 115% thuế nhập khẩu hàng hóa của nhau trong vòng 90 ngày, chấm dứt tình trạng leo thang thuế quan ăn miếng trả miếng đã làm thị trường toàn cầu phải chao đảo. Continue reading “Vai trò của Bộ trưởng Công an Vương Tiểu Hồng trong đàm phán thuế quan với Mỹ”

Tại sao nguy cơ chiến tranh tại Eo biển Đài Loan đang ngày càng cao hơn?

Nguồn:  Bonny Lin, John Culver, và Brian Hart, “The Risk of War in the Taiwan Strait Is High—and Getting Higher”, Foreign Affairs, 15/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Nỗi lo của Bắc Kinh về tương lai có thể sớm dẫn đến một tính toán sai lầm chết người.

Tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan đang gia tăng. Ngay cả trước khi Đài Loan bầu ông Lại Thanh Đức làm tổng thống vào tháng 1 năm 2024, Trung Quốc đã mạnh mẽ phản đối ông, gọi ông là “kẻ ly khai” và “kẻ gây chiến”. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh đã gia tăng các cuộc công kích bằng lời lẽ: vào giữa tháng 3, người phát ngôn Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc gọi ông Lại là “kẻ phá hoại hòa bình eo biển” và cáo buộc ông đẩy Đài Loan đến “bờ vực chiến tranh nguy hiểm”. Hai tuần sau, khi Bắc Kinh tiến hành một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn xung quanh Đài Loan, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lan truyền các hình ảnh biếm họa mô tả ông Lại như một con côn trùng. Còn có một hình ảnh còn vẽ đôi đũa gắp “ký sinh trùng” Lại ra khỏi một Đài Loan đang bốc cháy. Continue reading “Tại sao nguy cơ chiến tranh tại Eo biển Đài Loan đang ngày càng cao hơn?”

Hà Lập Phong trở thành trung tâm của đàm phán thương mại Trung – Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s basketball buddy at center of US trade talks,” Nikkei Asia, 15/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phó Thủ tướng Hà Lập Phong sẽ bị thử thách trong thời gian “đình chiến” 90 ngày.

Người bạn cùng chơi bóng rổ thời xưa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu sau khi Trung Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận đình chiến thương mại trong 90 ngày.

Với tư cách là ông trùm kinh tế Trung Quốc, Phó Thủ tướng Hà Lập Phong, người đồng thời là thành viên Bộ Chính trị đầy quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tham dự các cuộc đàm phán thương mại cấp cao với Mỹ tại Thụy Sĩ vào thứ Bảy và Chủ Nhật ngày 10-11/05. Continue reading “Hà Lập Phong trở thành trung tâm của đàm phán thương mại Trung – Mỹ”