11/05/1987: ‘Đồ tể Lyon’ ra tòa vì tội ác chiến tranh sau 40 năm lẩn trốn

Nguồn: “Butcher of Lyon,” former Nazi Gestapo chief, charged with war crimes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, Klaus Barbie – người đứng đầu đơn vị Cảnh sát Mật của Đức Quốc Xã, Gestapo, tại Lyon, Pháp – đã bị đưa ra xét xử ở Lyon, hơn bốn thập niên sau khi Thế chiến II kết thúc. Ông ta phải đối mặt với bản cáo trạng gồm 177 tội ác chống lại loài người.

Với tư cách là lãnh đạo của Gestapo ở Lyon, Barbie đã ra lệnh đưa 7.500 người Pháp gốc Do Thái hoặc các thành viên lực lượng Kháng chiến Pháp đến trại tập trung, đồng thời cho hành quyết khoảng 4.000 người khác. Ngoài ra, ông ta còn đích thân tra tấn và hành quyết nhiều tù nhân. Năm 1943, ông ta bắt được Jean Moulin, thủ lĩnh của Kháng chiến Pháp, và đã chỉ thị đánh cho Moulin chết từ từ. Năm 1944, ông ta tiến hành vây bắt 44 đứa trẻ người Do Thái và 7 giáo viên khi họ trốn trong một ngôi trường nội trú ở Izieu và đưa toàn bộ nhóm này đến trại tử thần Auschwitz. Trong số 51 người bị bắt hôm ấy, chỉ có duy nhất một giáo viên sống sót. Tháng 08/1944, khi quân Đức chuẩn bị rút khỏi Lyon, Barbie cho tổ chức một chuyến tàu cuối cùng đưa hàng trăm người đến trại tử thần. Continue reading “11/05/1987: ‘Đồ tể Lyon’ ra tòa vì tội ác chiến tranh sau 40 năm lẩn trốn”

Thế giới hôm nay: 12/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nigel Farage, lãnh đạo Đảng Brexit của Anh, cho biết đảng này sẽ không cạnh tranh giành 317 ghế Đảng Bảo thủ đang nắm giữ trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Ông Farage nói ông sẽ trao cho thủ tướng Boris Johnson “một nửa cơ hội” trong cuộc bầu cử để giúp ngăn chặn một cuộc trưng cầu dân ý khác về Brexit.

Cảnh sát Hồng Kông bắn đạn thật vào người biểu tình. Một người đàn ông được báo cáo đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện sau khi bị bắn vào phần thân trên ở cự ly gần. Vụ việc đã được phát trực tiếp trên Facebook. Căng thẳng ở lãnh thổ này leo thang nghiêm trọng kể từ thứ Sáu, sau khi một sinh viên thiệt mạng do các chấn thương vì ngã từ bãi đậu xe trong một cuộc biểu tình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/11/2019”

Thế giới hôm nay: 18/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đạt được thỏa thuận Brexit mới với EU. Jean-Claude Juncker, chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã gọi thỏa thuận này là “hợp lý và cân bằng”. Quốc hội Anh sẽ bỏ phiếu về thỏa thuận này vào thứ Bảy, nhưng việc phê chuẩn sẽ khó xảy ra nếu không có sự hỗ trợ của Đảng Liên minh Dân chủ Bắc Ireland. Đảng này phản đối thỏa thuận mới, mà nếu có hiệu lực sẽ lập biên giới hải quan trên biển Ireland nhằm tránh một biên giới cứng trên đất liền Ireland.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nói ông Recep Tayyip Erdogan, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đã đồng ý ngừng cuộc tấn công ở miền bắc Syria. Sau cuộc họp kéo dài năm giờ với ông Erdogan ở Ankara, ông Pence cho biết lệnh ngừng bắn kéo dài 120 giờ sẽ cho phép các chiến binh người Kurd rời khỏi khu vực. Sau đó, lệnh ngừng bắn sẽ trở thành vĩnh viễn. Đổi lại, Tổng thống Donald Trump sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt tiếp theo lên Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/10/2019”

Sự trở lại của đầu tư công

6024553683

Nguồn: Dani Rodik, “The Return of Public Investment,” Project Syndicate, 13/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ý tưởng cho rằng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng – đường, đập, nhà máy điện, vv… – là động lực không thể thiếu của tăng trưởng kinh tế luôn ăn sâu vào tâm trí các nhà hoạch định chính sách ở những nước nghèo. Nó cũng là lý do đằng sau các chương trình hỗ trợ phát triển xuất hiện ít lâu sau Thế chiến II, khi Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ song phương đổ nguồn lực vào các nước mới độc lập nhằm tài trợ cho các dự án quy mô lớn. Và nó còn thúc đẩy sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn đầu, với mục đích đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng được cho là lên tới 8 nghìn tỷ USD của khu vực. Continue reading “Sự trở lại của đầu tư công”