16/10/1793: Hoàng hậu Marie Antoinette bị hành quyết

Nguồn: Marie Antoinette is beheaded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1793, chín tháng sau khi chồng bà, Vua Louis XVI của Pháp, bị hành quyết, Hoàng hậu Marie Antoinette cũng theo ông lên máy chém.

Là con gái của Hoàng đế La Mã Thần thánh Francis I, Marie kết hôn với Louis vào năm 1770 nhằm củng cố liên minh Pháp-Áo. Vào thời điểm kinh tế hỗn loạn ở Pháp, Hoàng hậu lại có lối sống xa hoa và thường khuyến khích chồng chống lại việc cải cách chế độ quân chủ. Người ta kể lại rằng, một lần kia, khi hay tin tầng lớp nông dân Pháp không có bánh mì để ăn, Marie đã thẳng thừng đáp rằng, “Cứ để bọn họ ăn bánh kem đi.” Continue reading “16/10/1793: Hoàng hậu Marie Antoinette bị hành quyết”

27/07/1794: Robespierre bị lật đổ ở Pháp

Nguồn: Robespierre overthrown in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1794, Maximilien Robespierre, kiến trúc sư Thời kỳ Khủng bố (La Terreur) của Cách mạng Pháp, đã bị Quốc Ước lật đổ và bắt giữ. Là thành viên lãnh đạo Ủy ban An toàn Công cộng (Comité de salut public) từ năm 1793, Robespierre đã ủng hộ hành quyết, chủ yếu bằng máy chém, hơn 17.000 kẻ thù của Cách mạng. Một ngày sau khi bị bắt, Robespierre cùng 21 trong số những cận thần của ông đã bị chém đầu trước một đám đông đầy hả hê tại Quảng trường Cách mạng (Quảng trường Concorde), Paris.

Robespierre sinh tại Arras, Pháp, vào năm 1758. Ông theo học ngành luật nhờ đạt học bổng, đến năm 1789 thì được bầu làm đại diện của thường dân Arras trong Hội nghị các Đẳng cấp. Sau khi Đẳng cấp thứ ba, gồm các thường dân và các giáo sĩ cấp thấp, tuyên bố thành lập Quốc Hội Lập hiến, Robespierre đã trở thành một thành viên nổi bật của cơ quan Cách mạng. Continue reading “27/07/1794: Robespierre bị lật đổ ở Pháp”

21/09/1792: Chế độ quân chủ bị bãi bỏ ở Pháp

Nguồn: Monarchy abolished in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1792, tại nước Pháp cách mạng, Hội đồng Lập pháp đã bỏ phiếu bãi bỏ chế độ quân chủ và thành lập nền Cộng hòa thứ nhất. Biện pháp này được đưa ra một năm sau khi vua Louis XVI miễn cưỡng phê chuẩn một hiến pháp mới, tước đi phần lớn quyền lực của ông. Continue reading “21/09/1792: Chế độ quân chủ bị bãi bỏ ở Pháp”

13/07/1793: Charlotte Corday ám sát Jean Paul Marat

Nguồn: Charlotte Corday assassinates Marat, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1793, Jean Paul Marat, một trong những nhà lãnh đạo thẳng thắn nhất của Cách mạng Pháp, đã bị đâm chết trong bồn tắm của mình bởi Charlotte Corday, một người ủng hộ phe Bảo hoàng.

Xuất thân là một bác sĩ, Marat đã thành lập tạp chí L’Ami du Peuple (Bạn của Nhân dân) vào năm 1789 và những lời chỉ trích dữ dội của tờ báo nhắm vào tầng lớp cai trị là một yếu tố góp phần thúc đẩy bước ngoặt đẫm máu của Cách mạng năm 1792. Với việc bắt giữ nhà vua vào tháng 8 năm đó, Marat được bầu làm đại diện của Paris tại Quốc Ước (National Convention). Trong cơ quan lập pháp của phong trào cách mạng, Marat đã phản đối phe Girondin của những người cộng hòa ôn hòa, những người ủng hộ một chính phủ lập hiến và chiến tranh châu Âu lục địa. Continue reading “13/07/1793: Charlotte Corday ám sát Jean Paul Marat”

04/01/1796: Quốc hội Mỹ công nhận quốc kỳ Cộng hòa Pháp

Nguồn: Congress accepts Colors of the French Republic, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1796, Hạ viện Hoa Kỳ đã công nhận Quốc kỳ của Cộng hòa Cách mạng Pháp, tuyên bố đó là lời chứng thực đáng trân trọng nhất về sự đồng cảm giữa hai nền Cộng hòa.

Trong một thông điệp kèm theo, Ủy ban An ninh Công cộng Pháp đã ca ngợi Hoa Kỳ là những tiền đồn hàng đầu bảo vệ quyền con người ở bên kia bán cầu. Các nhà cách mạng Pháp đã rất háo hức liên hệ sự lật đổ vua Louis XVI của nước Pháp vào năm 1789 với sự lật độ Vua George III vào năm 1776 (tức cách mạng Mỹ). Họ đã xem bản Tuyên ngôn Độc lập và Tuyên ngôn Nhân quyền của Hoa Kỳ như là tiền thân cho bản Tuyên ngôn Nhân quyền mang tính cách mạng của mình. Continue reading “04/01/1796: Quốc hội Mỹ công nhận quốc kỳ Cộng hòa Pháp”

15/07/1789: Lafayette chỉ huy Vệ binh Quốc gia Paris

Nguồn: Lafayette selected colonel-general of the National Guard of Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, chỉ một ngày sau khi ngục Bastille sụp đổ – đánh dấu sự ra đời của một chế độ cách mạng mới ở Pháp, nhà quý tộc người Pháp và anh hùng trong cuộc Cách mạng Mỹ, Marie-Joseph Paul Roch Yves Gilbert du Motier, Hầu tước xứ Lafayette, đã trở thành Đại tướng của Vệ binh Quốc gia Paris trong sự hoan nghênh nhiệt liệt. Lafayette đã trở thành cầu nối giữa Mỹ và Pháp trong thời điểm mà đôi khi còn được biết đến với tên gọi Thời đại Cách mạng (The Age of Revolutions).

Năm 19 tuổi, sự sẵn lòng phục vụ trong quân ngũ mà không cần tiền lương của chàng thanh niên Pháp trẻ tuổi đã giúp ông giành được sự tôn trọng của Quốc hội Mỹ, và Lafayette trở thành một vị tướng trong Quân đội Lục địa vào ngày 31/07/1777. Lafayette đã tham gia trận chiến ở Brandywine năm 1777, cũng như các trận chiến ở Barren Hill, Monmouth và Rhode Island năm 1778. Continue reading “15/07/1789: Lafayette chỉ huy Vệ binh Quốc gia Paris”

14/07/1789: Quân cách mạng Pháp chiếm ngục Bastille

Nguồn: French revolutionaries storm Bastille, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, quần chúng cách mạng và quân lính nổi dậy ở Paris đã tấn công và phá hủy Bastille, từng là pháo đài của hoàng gia, sau chuyển thành nhà ngục, vốn đã trở thành biểu tượng cho sự tàn bạo của dòng họ Bourbon. Hành động kịch tính này là dấu hiệu cho sự khởi đầu của Cách mạng Pháp, thập niên của những xáo trộn chính trị và khủng bố, trong đó vua Louis XVI bị lật đổ và hàng chục ngàn người, bao gồm cả nhà vua và vợ ông – Marie-Antoinette, đã bị hành quyết.

Mùa hè năm 1789, nước Pháp đã nhanh chóng tiến đến cách mạng. Bernard-René Jordan de Launay, quan quản ngục Bastille, sợ rằng pháo đài của ông sẽ thành mục tiêu cho những người cách mạng, nên đã yêu cầu quân tiếp viện. Ngày 12/07, hoàng gia cho chuyển 250 thùng thuốc súng tới Bastille, và Launay đã cho quân lính lui vào trong pháo đài khổng lồ và nâng hai cây cầu kéo lên. Continue reading “14/07/1789: Quân cách mạng Pháp chiếm ngục Bastille”

20/06/1789: ‘Lời thề tại sân tennis’ của Đẳng cấp Thứ Ba

Nguồn: Third Estate makes Tennis Court Oath, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, tại Versailles, Pháp, các đại biểu của Đẳng cấp Thứ Ba, đại diện cho thường dân và tăng lữ cấp thấp, đã họp nhau tại Jeu de Paume, một sân tennis trong nhà, nhằm thách thức lệnh giải tán từ vua Louis XVI. Chính trong khung cảnh khiêm tốn này, họ đã tuyên thệ một lời thề lịch sử, rằng sẽ không giải tán cho đến khi hiến pháp mới được thông qua.

Louis XVI, người lên ngôi năm 1774, đã chứng minh mình không phải người thích hợp để xử lý các vấn đề tài chính nghiêm trọng thừa hưởng từ ông nội, vua Louis XV. Năm 1789, trong nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính của đất nước, Louis triệu tập Hội nghị các Đẳng cấp (Estates-General) gồm đại diện của ba Đẳng cấp – quý tộc, tăng lữ, dân thường. Hội nghị các Đẳng cấp đã không được triệu tập từ năm 1614, và các đại biểu đã đưa ra một danh sách dài các yêu sách và kêu gọi cải cách chính trị và xã hội sâu rộng. Continue reading “20/06/1789: ‘Lời thề tại sân tennis’ của Đẳng cấp Thứ Ba”

21/01/1793: Vua Louis XVI bị xử tử

Nguồn: King Louis XVI executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1793, một ngày sau khi bị buộc tội cấu kết với ngoại bang và bị tuyên án tử hình bởi Quốc Ước (National Convention), Vua Louis XVI đã bị đưa lên máy chém ở Quảng trường Cách mạng tại Paris.

Louis XVI lên ngôi năm 1774. Ngay từ đầu, ông đã không phải người thích hợp để xử lý các vấn đề tài chính nghiêm trọng thừa hưởng từ ông nội của mình, vua Louis XV. Năm 1789, trong một nỗ lực cuối cùng để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính của đất nước, Louis triệu tập Hội nghị các Đẳng cấp (States-General) gồm đại diện của Đẳng cấp thứ nhất (tăng lữ), Đẳng cấp thứ hai (quý tộc), và Đẳng cấp thứ ba (gồm đại tư sản, tư sản công thương, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân nghèo). Continue reading “21/01/1793: Vua Louis XVI bị xử tử”

Robespierre – Nhà lãnh đạo Cách mạng độc tài

tumblr_nim27fErT21s79cado1_1280

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 21/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Robespierre là một luật sư và chính khách người Pháp. Ông là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc Cách mạng Pháp.

Maximilien Marie Isidore de Robespierre sinh ngày 6 tháng 5 năm 1758 tại Arras, là con trai của một luật sư. Ông học tập ở Paris và theo nghề của cha. Ông được bầu làm đại biểu ‘hội nghị quốc dân’ (estates-general: một hình thức giống như nghị viện, nhưng không có thực quyền) tổ chức vào tháng 5/1789, và sau đó trở thành đại biểu Quốc hội Lập hiến.

Robespierre trở nên nổi tiếng vì công kích chế độ quân chủ và ủng hộ các cải cách dân chủ. Tháng 4/1790, ông được bầu làm chủ tịch phái chính trị Jacobin đầy quyền lực. Sau khi nền quân chủ sụp đổ vào tháng 8/1792, Robespierre được bầu làm đại biểu thứ nhất của Paris dự Hội nghị Quốc ước. Hội nghị này đã xóa bỏ nền quân chủ, tuyên bố Pháp là một nước cộng hòa và đưa vua (Louis XVI) ra xét xử vì tội phản quốc. Robespierre ủng hộ mạnh mẽ tất cả những bước đi này. Nhà vua bị xử tử vào tháng 1/1793. Continue reading “Robespierre – Nhà lãnh đạo Cách mạng độc tài”