09/10/1967: Che Guevara bị hành quyết

Che

Nguồn:Che Guevara is executed,” History.com (truy cập ngày 8/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1967, nhà lãnh đạo du kích và cách mạng xã hội chủ nghĩa Che Guevara bị quân đội Bolivia hành quyết ở tuổi 39. Các lực lượng người Bolivia được Hoa Kỳ hậu thuẫn đã bắt được Guevara hôm mùng 8 tháng 10 trong khi đang chiến đấu với lực lượng du kích của ông ở Bolivia và sát hại ông ngay ngày hôm sau. Hai bàn tay của Guevara đã bị cắt rời để làm bằng chứng cho cái chết của ông còn thi thể ông được chôn trong một nấm mồ vô danh. Năm 1997, phần hài cốt còn lại của Guevara được tìm thấy và đưa trở về Cuba, nơi họ cải táng ông trong một buổi lễ có sự tham dự của Chủ tịch Cuba Fidel Castro và hàng ngàn người dân Cuba.

Ernesto Guevara Rafael de la Serna sinh ra trong một gia đình khá giả ở Argentina năm 1928. Trong khi theo học y khoa tại Đại học Buenos Aires, ông đã dành thời gian đi du lịch trên khắp Nam Mỹ bằng một chiếc xe máy; trong thời gian này, ông đã chứng kiến sự nghèo đói và tình cảnh bị áp bức của các tầng lớp thấp trong xã hội. Sau khi nhận bằng y khoa năm 1953, ông tiếp tục hành trình của mình trên khắp châu Mỹ Latinh, bắt đầu tham gia vào các tổ chức cánh tả. Continue reading “09/10/1967: Che Guevara bị hành quyết”

Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis)

hith-cuban-missile-crisis

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra vào tháng 10 năm 1962 trong lúc Chiến tranh Lạnh đang ở giai đoạn cao trào, khiến tình hình thế giới trở nên vô cùng căng thẳng trước nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng tên lửa là việc Liên Xô triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại Cuba, vốn cách bờ biển Florida của Mỹ chỉ gần một trăm dặm. Cơ quan tình báo Mỹ đã phát hiện ra kế hoạch này, dẫn đến tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng giữa hai siêu cường thế giới lúc bấy giờ khi chính quyền John F. Kennedy sau đó đã tìm kiếm các hành động trả đũa quyết liệt. Mấu chốt của vấn đề chính là việc Mỹ phát hiện ra tên lửa Liên Xô có mặt tại Cuba sau khi chúng được triển khai, trước đó người Mỹ luôn tin tưởng rằng lãnh đạo Liên Xô sẽ không đem các loại vũ khí này vào Tây bán cầu. Washington như bị giáng một đòn mạnh vì cho rằng an ninh nước Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng và đây là hành động thách thức của khối xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô. Continue reading “Khủng hoảng tên lửa Cuba (Cuban missile crisis)”

09/07/1960: Xô – Mỹ đe dọa nhau về tình hình Cuba

DB4751D2-EDDD-41DF-B94DA5698A8BDD5D

Nguồn:Khrushchev and Eisenhower trade threats over Cuba,” History.com (truy cập ngày 08/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1960, Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower và Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô (Thủ tướng) Nikita Khrushchev đã trực tiếp đưa ra những lời đe dọa về tương lai của Cuba. Trong những năm sau đó, Cuba đã trở thành tiêu điểm nguy hiểm  của cuộc cạnh tranh thời Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.

Vào tháng Giêng năm 1959, nhà cách mạng Cuba Fidel Castro đã lật đổ chế độ độc tài lâu năm của Fulgencio Batista. Mặc dù Hoa Kỳ công nhận chính quyền mới của Castro, nhưng nhiều thành viên trong chính phủ Eisenhower vẫn còn những hoài nghi sâu sắc liên quan đến định hướng chính trị của nhà lãnh đạo mới đầy lôi cuốn của Cuba. Continue reading “09/07/1960: Xô – Mỹ đe dọa nhau về tình hình Cuba”

Vì sao quan hệ Hoa Kỳ – Cuba nồng ấm lên?

68531406

Nguồn:Why the United States and Cuba are cosying up”, The Economist, 08/04/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngoài đôi cái bắt tay vội vàng, đã chẳng có một cuộc tiếp xúc thực sự nào giữa một tổng thống đương nhiệm của Mỹ với các nhà lãnh đạo Cuba trong hơn nửa thế kỷ qua. Vì vậy cuộc họp được dự kiến giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ ở Panama City vào các ngày 10-11 tháng 4 được xem là một sự kiện lịch sử, đặc biệt là nếu hai bên trao đổi những điều có ý nghĩa.

Với cả hai ông, sự xích lại gần nhau này là một canh bạc. Các ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Cộng hòa hẳn sẽ chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận hồi tháng 12 của ông Obama với ông Castro về “bình thường hóa” quan hệ ngoại giao, cùng nỗ lực của ông Obama nhằm gở bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 54 năm. Fidel Castro, vị cựu lãnh đạo Cuba, cũng có vẻ không hài lòng với chính sách của ông em Raul của mình. Hơn nữa, ba vòng đàm phán ngoại giao giữa hai nước kể từ tháng 12 vẫn chưa vượt qua được nhiều thập kỷ mất lòng tin. Vì sao hai nhà lãnh đạo lại mong muốn chôn vùi những bất đồng đến vậy? Continue reading “Vì sao quan hệ Hoa Kỳ – Cuba nồng ấm lên?”

Fidel Castro – Lãnh tụ cách mạng Cuba

FidelCastro

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 2/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Fidel Castro sinh ngày 13 tháng 8 năm 1926 tại phía đông nam tỉnh Oriente, Cuba. Ông là con trai của một chủ đồn điền mía đường. Castro theo học ngành luật tại Đại học La Habana. Ông dự định tham gia tranh cử vào năm 1952, tuy nhiên Tướng Fulgencio Batista đã lật đổ chính phủ và cuộc bầu cử bị hủy bỏ. Castro phủ nhận nền dân chủ và tuyên bố ủng hộ cách mạng vũ trang. Năm 1953, Castro và em trai là Raúl tiến hành một cuộc nổi dậy chống lại Batista nhưng bất thành, do đó ông bị kết án 15 năm tù. Ông được trả tự do nhờ một lệnh ân xá và đến Mexico. Tại đây, ông liên kết với một người Argentina theo chủ nghĩa Marx – Ernest ‘Che’ Guevara. Continue reading “Fidel Castro – Lãnh tụ cách mạng Cuba”

17/04/1961: Mỹ tiến hành Sự kiện Vịnh Con Lợn

BayoPigs-e

Nguồn:The Bay of Pigs invasion begins,” History.com (truy cập ngày 15/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự kiện Vịnh Con Lợn là cuộc tấn công của một nhóm người Cuba lưu vong được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tài trợ và huấn luyện vào Cuba với mục đích lật đổ chính phủ cộng sản của Fidel Castro. Cuộc tấn công này là một thất bại thảm hại.

Fidel Castro là một mối lo ngại với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ kể từ khi ông lên nắm quyền ở Cuba sau cuộc cách mạng thành công tháng 1 năm 1959. Việc Castro tấn công vào các công ty và những lợi ích của Mỹ ở Cuba, những luận điệu chống Mỹ của ông, và việc Cuba có động thái hướng tới một mối quan hệ gần gũi hơn với Liên Xô đã khiến các quan chức Mỹ kết luận rằng nhà lãnh đạo Cuba này là một mối đe dọa tới những lợi ích của Mỹ ở Tây bán cầu. Continue reading “17/04/1961: Mỹ tiến hành Sự kiện Vịnh Con Lợn”

15/04/1959: Fidel Castro tới thăm Hoa Kỳ

politics-castro-nixon-630x459 (1)

Nguồn:Castro visits the United States,” History.com (truy cập ngày 14/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 15 tháng 4 năm 1959, hơn 4 tháng sau khi đưa Cách mạng Cuba tới thắng lợi, Fidel Castro tới thăm Hoa Kỳ. Chuyến thăm này được đánh dấu bằng những căng thẳng giữa Castro và chính phủ Mỹ.

Ngày mùng 1 tháng 1 năm 1959, cuộc cách mạng của Castro đã lật đổ nhà độc tài Cuba Fulgencio Batista. Từ khi chế độ mới ở Cuba ra đời, giới chức Mỹ đã lo lắng về nhà cách mạng với bộ râu quai nón này. Những bài hùng biện chống Mỹ của Castro, kế hoạch quốc hữu hóa tài sản của nước ngoài ở Cuba, và liên minh của Castro với một số người được cho là tả khuynh (bao gồm cả Che Guevara, người phó của Castro) đã nhắc các nhà ngoại giao Mỹ phải để mắt tới Castro. Continue reading “15/04/1959: Fidel Castro tới thăm Hoa Kỳ”

02/04/1989: Gorbachev tới thăm Cuba

??????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

Nguồn:Gorbachev begins visit to Cuba,” History.com (truy cập ngày 31/3/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 2 tháng 4 năm 1989, trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ đang căng thẳng giữa Liên Xô và Cuba, Tổng Bí thư Mikhail Gorbachev đã đến thăm Havana và gặp gỡ Fidel Castro. Mối nghi ngờ của Castro về các biện pháp cải cách kinh tế và chính trị của Gorbachev ở Liên Xô, cùng thực tế là nền kinh tế ốm yếu của Liên Xô đã không còn có thể cung cấp các khoản viện trợ khổng lồ cho Cuba, đã khiến các cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo hai nước không đạt được bất kỳ thỏa thuận vững chắc nào. Continue reading “02/04/1989: Gorbachev tới thăm Cuba”

Cuba: Bước đột phá của Obama

Barack Obama

Nguồn: Shlomo Ben-Ami. “Obama’s Cuban Breakthrough,” Project Syndicate, Jan. 5, 2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các nhà lãnh đạo thường xuyên trở thành con tin, chứ không phải người chi phối, của môi trường chính trị xã hội của họ. Thế giới lại hiếm khi được chứng kiến những bước chuyển lịch sử như chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon năm 1972 hay chuyến thăm Jerusalem của Tổng thống Ai Cập Anwar el-Sadat năm 1977.

Đó là lí do các cuộc xung đột như giữa Cuba và Hoa Kỳ kéo dài quá lâu. Trong hơn một nửa thế kỷ, không một Tổng thống Mỹ nào sẵn sàng trả giá chính trị cho việc thừa nhận thất bại và nối lại quan hệ với đảo quốc này. Nhưng khi nhiệm kỳ của Barack Obama bước vào giai đoạn cuối, dường như ông đã được giải thoát khỏi những ràng buộc như vậy. Continue reading “Cuba: Bước đột phá của Obama”

Yếu tố địa chính trị trong quan hệ Mỹ – Cuba

dc-1962-map-of-cuban-missile-crisis

Nguồn: George Friedman, “The Geopolitics of U.S. – Cuba Relations”, Stratfor, 23/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Quang Khải | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro vừa thống nhất trao đổi tù nhân bị giam giữ với tội danh tình báo. Ngoài ra, Washington và Havana còn nhất trí thảo luận về vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, chưa một thỏa thuận nào được đưa ra về việc chấm dứt lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba, một bước đi đòi hỏi sự chấp thuận của Quốc hội.

Đây là một thỏa thuận khiêm tốn, gây được tiếng vang chỉ bởi trước nay chẳng có một thỏa thuận nào. Quan hệ Mỹ-Cuba đã đóng băng nhiều thập niên, và cả hai bên đều không sẵn sàng nhượng bộ cũng như có những động thái đi trước. Một phần lý do là vì chính trị nội bộ ở cả hai nước đều khiến việc để mặc cho mối quan hệ đóng băng trở thành lựa chọn dễ dàng hơn. Continue reading “Yếu tố địa chính trị trong quan hệ Mỹ – Cuba”

Tại sao Cuba – Mỹ quyết định bình thường hóa quan hệ?

cuba us migration crop

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “Why Cuba Turned,” Project Syndicate, 19/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc điện thoại giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raúl Castro, theo sau là cuộc trao đổi một tù nhân Mỹ để đổi lại ba nhân viên tình báo Cuba bị giam giữ tại Mỹ, đánh dấu thời điểm quan trọng nhất trong quan hệ song phương nhiều thập kỷ qua. Không lâu sau đó, Mỹ và Cuba thông báo rằng họ sẽ bắt đầu quá trình khôi phục quan hệ ngoại giao đầy đủ.

Thoạt nhìn, thỏa thuận này có vẻ là một thắng lợi lớn của Cuba với việc Mỹ cuối cùng cũng phải từ bỏ nỗ lực cô lập hòn đảo cộng sản này. Thực tế có phần phức tạp hơn thế. Continue reading “Tại sao Cuba – Mỹ quyết định bình thường hóa quan hệ?”