Lý do dân chủ tự do thất bại và tính ưu việt của mô hình Trung Quốc

Nguồn: Eric Li on the failure of liberal democracy and the rise of China’s way”, The Economist, 8/12/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nền dân chủ đang ở trong tình trạng báo động. Freedom House tuyên bố “sự suy giảm dân chủ toàn cầu đã tăng tốc” và ngay cả ở Mỹ, dân chủ đã “suy giảm đáng kể”. Theo nghiên cứu của Viện V-Dem ở Thụy Điển, phần lớn sự suy yếu của dân chủ đang diễn ra ở các quốc gia liên kết với Mỹ. Larry Diamond, một nhà xã hội học chính trị, lập luận rằng “suy thoái dân chủ” đã đạt đến mức “khủng hoảng”, một tình trạng được thúc đẩy thêm bởi đại dịch. Có rất nhiều chẩn đoán được đưa ra. Francis Fukuyama, một nhà khoa học chính trị, tin rằng chính phủ Mỹ bị giới tinh hoa thao túng và công chúng bị chia rẽ bởi bản sắc văn hóa. Cũng có những người luôn muốn tìm câu trả lời dễ dàng bằng cách đổ lỗi cho Trung Quốc và Nga. Continue reading “Lý do dân chủ tự do thất bại và tính ưu việt của mô hình Trung Quốc”

Cuộc tranh luận về dân chủ ở Việt Nam

Tác giả: Lê Vĩnh Triển

Bối cảnh cuộc tranh luận

Những cải cách kinh tế của Việt Nam dưới thời kỳ Đổi Mới từ cuối thập niên 1980 đã giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo và có những cải thiện về mặt kinh tế. Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng qua ba thập niên dựa trên khai thác tài nguyên, lao động rẻ và ưu đãi dành cho các tập đoàn nhà nước đã dẫn đến nhiều hệ lụy về môi trường, bất công trong phân phối lợi ích, tệ tham nhũng và thất thoát ngân sách nhà nước. Ngoài ra, việc lệ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài nhưng không tận dụng được hiệu ứng lan tỏa của công nghệ và quản lý từ dòng vốn này cũng khiến cho nền kinh tế không thoát ra khỏi tình trạng thậm dụng lao động rẻ vốn ngày càng hạn chế do dân số già đi. Nỗi lo không thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và nền kinh tế không khai thác được khoa học công nghệ để cất cánh trở nên phổ biến hơn. Continue reading “Cuộc tranh luận về dân chủ ở Việt Nam”

Vì sao người Trung Quốc vô duyên với tự do dân chủ?

Tác giả: Tiêu Kiện Sinh (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thập niên 1980 tôi nảy ra ý nghĩ tái suy ngẫm một cách có hệ thống về lịch sử Trung Quốc. Hồi ấy nhiều người vẫn còn quen dùng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp để xem xét các vấn đề lịch sử, lồng ghép lịch sử sống động vào trong cái khuôn phép giai cấp và đấu tranh giai cấp, tùy tiện xuyên tạc lịch sử, chia con người ra làm hai loại lớn là “cách mạng” và “phản động” để đánh giá người ta, không tôn trọng sự thực lịch sử. Tôi cảm thấy hiện tượng đó làm cho lịch sử bị đơn giản hóa và dung tục hóa.

Đến nay mấy chục năm đã trôi qua, lịch sử học của Trung Quốc đã có tiến bộ lớn. Nhưng trên nhiều vấn đề trọng đại, sử học Trung Quốc vẫn chưa có sự thay đổi thực chất, vẫn ở trong trạng thái tư tưởng hỗn loạn. Người nước ta không muốn triệt để suy ngẫm lại lịch sử của mình, cho nên không thể nhận thức chính xác các thành tựu văn minh trong lịch sử Trung Quốc, không học được các bài học kinh nghiệm thực sự hữu ích. Continue reading “Vì sao người Trung Quốc vô duyên với tự do dân chủ?”

Các cuộc cách mạng phẩm giá

Tác giả: Francis Fukuyama | Người dịch: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh

Nhu cầu được thừa nhận phẩm giá một cách bình đẳng thổi luồng sinh khí cho Cách mạng Pháp, và nó vẫn tiếp tục sống động cho đến ngày nay.

Ngày 17 tháng Mười hai năm 2010, cảnh sát tịch thu hàng hóa trên xe chở rau của một người bán hàng rong ở Tunisia tên là Mohamed Bouazizi, lấy lý do anh không có giấy phép. Theo lời gia đình kể lại, anh bị một nữ cảnh sát, Faida Hamdi, tát ngay trước mặt mọi người, cũng là người đã tịch thu cả cân điện tử của anh và nhổ nước bọt vào mặt anh (việc Hamdi là nữ có thể tăng thêm cảm giác nhục nhã trong một nền văn hóa trọng nam). Bouazizi đã đến văn phòng thống đốc để phàn nàn và lấy lại chiếc cân, nhưng thống đốc từ chối gặp anh. Bouazizi sau đó đổ xăng lên người và tự thiêu, hét lên, “Các người muốn tôi sống sao?” Continue reading “Các cuộc cách mạng phẩm giá”

Từ phẩm giá đến dân chủ

Tác giả: Francis Fukuyama | Người dịch: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh

Quan niệm hiện đại về bản sắc là sự hợp nhất ba hiện tượng khác nhau. Đầu tiên là thymos, khía cạnh phổ quát về tính cách con người khát khao có được sự thừa nhận. Thứ hai là việc phân biệt được nội ngã và ngoại ngã, và đề cao giá trị đạo đức của nội ngã đối với xã hội bên ngoài. Điều này chỉ xuất hiện ở châu Âu thời kỳ tiền hiện đại. Thứ ba là quan niệm về nhân phẩm ngày càng thay đổi, trong đó sự công nhận không chỉ dành cho một tầng lớp nhỏ, mà còn cho tất cả mọi người. Việc mở rộng và phổ quát hóa phẩm giá đã biến cuộc tự vấn về bản ngã trở thành một đề án chính trị. Trong tư tưởng chính trị phương Tây, sự thay đổi này diễn ra ở thế hệ sau Rousseau, bởi các triết gia Immanuel Kant và đặc biệt là Georg Wilhelm Friedrich Hegel. Continue reading “Từ phẩm giá đến dân chủ”

Mỹ nên thúc đẩy dân chủ ở Nga và Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Larry Diamond, “Democracy Demotion Foreign Affairs, July/August 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tái khởi động việc thúc đẩy dân chủ

Không có một biện pháp kỹ thuật nào có thể giải quyết các vấn đề gây thiệt hại cho tiến trình thúc đẩy dân chủ . Vấn đề là rất lớn, sâu sắc và đã tồn tại từ lâu. Do đó giải pháp cũng phải dài hơi như thế. Trước tiên, các nhà lãnh đạo Mỹ phải nhận thức rằng họ đang một lần nữa đứng giữa cuộc cạnh tranh toàn cầu về các giá trị và tư tưởng. Cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Điện Kremlin đều đang chiến đấu quyết liệt và bất chấp. Chiến thuật trung tâm của Kremlin là bác bỏ việc tồn tại sự thật khách quan, chứ đừng nói đến các giá trị phổ quát. Nếu không tồn tại sự thật khách quan, và không có giá trị đạo đức nào sâu sắc hơn bản thân quyền lực, thì kẻ nói dối vĩ đại nhất sẽ thắng – và dĩ nhiên đó là Putin. Giới lãnh đạo của Trung Quốc thì đang chơi một cuộc chơi dài hơi hơn: thâm nhập vào các xã hội dân chủ và chậm rãi làm suy yếu chúng từ bên trong. Họ có trong tay nhiều thủ pháp hơn, cùng với một nền tảng tài lực mạnh hơn hẳn Nga – trong đó quan trọng nhất là mạng lưới khổng lồ các cá nhân và tổ chức thuộc đảng Cộng sản, nhà nước và các chủ thể phi chính phủ. Continue reading “Mỹ nên thúc đẩy dân chủ ở Nga và Trung Quốc như thế nào?”

Giải cứu nền dân chủ Mỹ

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Can American Democracy Come Back?”, Project Syndicate, 06/11/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hoa Kỳ từ lâu đã trở thành cứ điểm của chế độ dân chủ. Nước này đã thúc đẩy dân chủ trên toàn thế giới. Vì sự nghiệp dân chủ, dù chịu tổn thất nặng nề nhưng Hoa Kỳ đã chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít ở châu Âu trong Thế chiến II. Bây giờ một cuộc chiến như vậy đang diễn ra tại nước Mỹ.

Uy tín của nền dân chủ Mỹ luôn có những vết nhơ nào đó. Từ lúc lập quốc Hoa Kỳ đã tồn tại dưới hình thái một nền dân chủ đại diện, nhưng chỉ một phần nhỏ công dân nước này – chủ yếu nam giới da trắng có tài sản- là đủ điều kiện để bỏ phiếu. Sau khi bãi bỏ chế độ nô lệ, những người da trắng ở miền Nam nước Mỹ đã đấu tranh chống quyền bỏ phiếu của người Mỹ gốc Phi gần một thế kỷ, sử dụng thuế khoán ​​và các bài kiểm tra khả năng đọc viết để ngăn người nghèo không tiếp cận được với lá phiếu. Quyền bầu cử của họ đã được định chế hóa gần nửa thế kỷ sau khi phụ nữ giành được quyền bỏ phiếu vào năm 1920. Continue reading “Giải cứu nền dân chủ Mỹ”

Chế độ dân chủ chết như thế nào?

Nguồn: Steven Levitsky & Daniel Ziblatt, “This is how democracies die”, Guardian, 21/01/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Chế độ độc tài trần trụi – dưới hình thức chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản hoặc chế độ quân quản – đã biến mất gần như khắp thế giới. Những vụ đảo chính quân sự hoặc cướp chính quyền bằng bạo lực ít khi xảy ra. Đa số các quốc gia đều tổ chức tuyển cử định kỳ. Các nền dân chủ chết nhưng theo những cách thức khác.

Từ cuối cuộc Chiến tranh Lạnh, phần lớn những vụ sụp đổ của các chế độ dân chủ đều không do các tướng lãnh và binh lính gây ra mà do chính các chính phủ được bầu lên. Giống như ông Hugo Chávez ở Venezuela, các nhà lãnh đạo được bầu lên đã làm băng hoại các thiết chế dân chủ (democratic institutions)ở Gruzia, Hungary, Nicaragua, Peru, Philippines, Ba Lan, Nga, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine. Continue reading “Chế độ dân chủ chết như thế nào?”

Truyền thông xã hội thay đổi nền dân chủ như thế nào?

truyen thong xa hoi

Nguồn:How are social media changing democracy“, The Economist, 28/03/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump có thể không thích hợp để trở thành tổng thống của nước Mỹ, nhưng rõ ràng ông là một bậc thầy về truyền thông xã hội. Những dòng tweet thường gây sốc đã giúp ông trùm bất động sản-hóa-chính trị gia này có hơn 7 triệu người theo dõi trên Twitter. Và hầu hết các thông điệp của ông lại được nhìn thấy bởi hàng triệu người khác vì chúng được đăng lại hàng ngàn lần và bao phủ rộng khắp trên các phương tiện truyền thông chính thống. Do đó, chiến dịch của Trump là bằng chứng về tầm quan trọng của truyền thông xã hội đối với chính trị và tất cả các loại hành động tập thể khác. Điều này đang thay đổi nền dân chủ như thế nào? Continue reading “Truyền thông xã hội thay đổi nền dân chủ như thế nào?”

Vì sao nền dân chủ Myanmar còn nhiều thử thách?

20-Myanmar

Nguồn:Why Myanmar’s path to democracy will be bumpy“, The Economist, 03/04/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 30/03 tại Naypyidaw, thủ đô được xây dựng có chủ đích và kỳ lạ của Myanmar, ông Htin Kyaw đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống dân cử đầu tiên của quốc gia này trong hơn 50 năm qua. Quốc hội bầu ông làm tổng thống chỉ hơn hai tuần trước. Trong hệ thống bầu cử phức hợp của Myanmar, người dân bầu ra Quốc hội, và sau đó các nghị sĩ quốc hội sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống. Đảng của ông, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã giành đa số phiếu tuyệt đối ở cả hai viện của quốc hội vào cuối tháng 11/2015, cho phép họ bầu cho ứng cử viên mà họ lựa chọn một cách dễ dàng. Thein Sein, Tổng thống tiền nhiệm, đã bàn giao quyền lực một cách hòa bình. Min Aung Hlaing, người đứng đầu quân đội, lực lượng đã cai trị Myanmar trực tiếp hoặc thông qua đảng đại diện của nó kể từ năm 1962, cho biết ông ủng hộ sự chuyển đổi sang nền dân chủ của đất nước. Điều này có vẻ là một chiến thắng cho nền dân chủ Myanmar. Nhưng thực tế lại phức tạp hơn như vậy. Continue reading “Vì sao nền dân chủ Myanmar còn nhiều thử thách?”

Đâu là nền dân chủ cổ đại nhất thế giới?

2015-09-27-022

Nguồn: “What is the world’s oldest democracy?”, History.com (try cập ngày 28/09/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Thuật ngữ dân chủ, nghĩa là “cai trị bởi nhân dân”, được tạo nên bởi những người Hy Lạp thành Athens cổ đại để mô tả hệ thống tự trị thành bang của họ, hệ thống vốn đã đạt đến đỉnh cao vào khoảng năm 430 TCN dưới sự dẫn dắt của nhà hùng biện và chính trị gia lỗi lạc Pericles. Song có lẽ người Athens không phải là những người đầu tiên đi theo mô hình này (một số nơi ở Ấn Độ có truyền thống dân chủ địa phương được cho là xuất hiện từ sớm hơn thế) nhưng vì người Hy Lạp đặt ra tên gọi này, họ có thể dễ dàng tuyên bố rằng mình là nền dân chủ “đầu tiên”, mặc dù một phần lớn người dân ở Athens – đặc biệt là phụ nữ và nô lệ – không có quyền gì trong hệ thống đó. Continue reading “Đâu là nền dân chủ cổ đại nhất thế giới?”

Biểu tượng của Đảng Cộng hòa và Dân chủ có từ đâu?

2015-09-27-02

Nguồn: “How did the Republican and Democratic parties get their animal symbols?”, History.com (truy cập ngày 27/09/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: 07/09/1813: Mỹ được đặt biệt danh là Chú Sam

Hai biểu tượng con lừa của Đảng Dân chủ và con voi của Đảng Cộng hòa đã hiện diện trên chính trường Mỹ từ thế kỷ 19. Biểu tượng con lừa của Đảng Dân chủ có nguồn gốc từ
chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1828 của Andrew Jackson. Trong cuộc chạy đua đó, những đối thủ của Jackson gọi ông là “đồ con lừa”[1]. Tuy nhiên, thay vì chối bỏ tên gọi này, Jackson – vốn là một người hùng trong cuộc Chiến tranh năm 1812 và sau này là Nghị sỹ trong cả Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ – lại thấy thích thú với tên gọi đó và đã cho thêm hình ảnh con lừa vào những tấm áp phích tranh cử của mình. Jackson đã chiến thắng trước Tổng thống đương nhiệm John Quincy Adams và trở thành Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ đầu tiên của nước Mỹ. Trong những năm 1870, Thomas Nast, một họa sĩ chuyên vẽ tranh biếm họa chính trị có ảnh hưởng lớn, đã giúp hình ảnh con lừa trở nên nổi tiếng như là biểu tượng của toàn Đảng Dân chủ. Continue reading “Biểu tượng của Đảng Cộng hòa và Dân chủ có từ đâu?”

Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?

Supporters at political rally with patriotic ribbon and Vote pin

Nguồn: Harold James, “Democracy Versus Growth?Project Syndicate, 24/4/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tình trạng bất ổn hiện nay của châu Âu đã khơi lại cuộc tranh luận cũ về việc hình thức chính phủ nào sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế tốt hơn. Các chế độ chuyên chế, với khả năng ép buộc tiến hành những lựa chọn không phổ biến, liệu có hiệu quả hơn trong việc tạo ra tăng trưởng? Hay dân chủ tự do, với cơ chế kiểm soát và đối trọng, sẽ mang lại sự thịnh vượng vật chất lớn hơn?

Trong cuộc tranh luận này, các bằng chứng hỗ trợ dường như đã dao động từ bên này sang bên kia trong những thập niên gần đây. Trong những năm 1980, hoạt động kinh tế ở Chi-lê, dưới chế độ độc tài của Tướng Augusto Pinochet, và ở Singapore, dưới một chế độ ôn hòa hơn nhưng vẫn là chuyên chế của Lý Quang Diệu, là rất ấn tượng. Trong khi đó, các nước dân chủ của thế giới công nghiệp lại đang phải vật lộn với suy thoái và trì trệ. Continue reading “Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?”

#92 – Một số điều kiện xã hội tiên quyết của nền dân chủ: Sự phát triển kinh tế và tính chính danh chính trị

electionbox

Nguồn: Seymour Martin Lipset (1959). “Some Social Requisites of Democracy: Economic Development and Political Legitimacy”, The American Political Science Review, Vol. 53, No.1 (March), pp. 69-105.>>PDF

Biên dịch: Đoàn Trương Hiên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Nếu nhìn vào tình hình Thái Lan hiện nay, có thể thấy câu hỏi các điều kiện xã hội nào giúp tạo nên một nền dân chủ ổn định là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với vận mệnh chính trị của mọi quốc gia.  Trong bài viết nhiều ảnh hưởng gần như trở thành kinh điển này (đã được trích dẫn hơn 4.000 lần), tác giả Saymour M. Lipset phân tích các điều kiện gắn liền với sự phát triển kinh tế (bao gồm mức độ công nghiệp hóa, sự thịnh vượng, đô thị hóa, và nền giáo dục) tác động ra sao tới tính chính danh chính trị và mức độ ổn định của một nền dân chủ. Tác giả cũng phân tích tầm quan trọng đặc biệt của hiệu quả chính phủ cũng như các cơ chế giảm các chia rẽ xã hội trong việc duy trì một nền dân chủ ổn định. Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu với các bạn bài viết quan trọng này. Continue reading “#92 – Một số điều kiện xã hội tiên quyết của nền dân chủ: Sự phát triển kinh tế và tính chính danh chính trị”

#58 – Dân chủ có đem lại hòa bình hay không?

Nguồn: James Lee Ray (1998). “Does Democracy Cause Peace?” Annual Review of Political Science, No.1, pp. 27-46.

Biên dịch: Trần Tường Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tóm tắt

Quan điểm cho rằng các quốc gia theo chế độ dân chủ đã và sẽ không có xu hướng gây chiến với nhau là một quan điểm đi ngược lại với những tư tưởng truyền thống của chủ nghĩa hiện thực và tân hiện thực – những tư tưởng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực chính trị quốc tế.  Từ giữa thập niên 1970, sự xuất hiện của các dữ liệu mới cùng với sự phát triển của kỹ thuật phân tích, và sự phát triển mạnh mẽ về mặt lý thuyết đã hỗ trợ cho các chuyên gia đánh giá đưa ra nhiều bằng chứng thực nghiệm ấn tượng để bảo vệ cho mệnh đề hòa bình nhờ dân chủ ở trên. Một số ý kiến Continue reading “#58 – Dân chủ có đem lại hòa bình hay không?”