Vẫn chưa quá trễ để đảo ngược tình trạng suy thoái chính trị của Mỹ

Nguồn: Francis Fukuyama, “It’s not too late to reverse America’s political decay,” Financial Times, 02/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi các thể chế của một xã hội không thể thích ứng với hoàn cảnh thay đổi, chúng sẽ trở nên xơ cứng.

Theo thống kê của tổ chức phi lợi nhuận Freedom House, số lượng và chất lượng của các nền dân chủ tự do trên thế giới đã giảm dần đều suốt 18 năm qua. Và trong số những nước đang đi thụt lùi, không có trường hợp nào nghiêm trọng hơn nước Mỹ. Continue reading “Vẫn chưa quá trễ để đảo ngược tình trạng suy thoái chính trị của Mỹ”

Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P2)

Nguồn: Francis Fukuyama, “A Country of Their Own”, Foreign Affairs, 01/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Một cuộc sống tốt đẹp

Sự phê phán của chủ nghĩa bảo thủ dành cho chủ nghĩa tự do, về cốt lõi, chứa đựng một hoài nghi hợp lý trước sự nhấn mạnh của chủ nghĩa tự do đối với quyền tự chủ cá nhân. Các xã hội tự do giả định sự bình đẳng về nhân phẩm, một loại phẩm giá bắt nguồn từ khả năng lựa chọn của một cá nhân. Vì lẽ đó, xã hội tự do tận tâm bảo vệ quyền tự chủ như một quyền cơ bản. Nhưng dù quyền tự chủ là một giá trị tự do cơ bản, nó không phải là điều duy nhất tự động vượt qua mọi tầm nhìn khác về cuộc sống tốt đẹp. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P2)”

Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P1)

Nguồn: Francis Fukuyama, “A Country of Their Own”, Foreign Affairs, 01/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ nghĩa tự do đang gặp nguy hiểm. Các nguyên tắc cơ bản của xã hội tự do – là chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng các quyền cá nhân, pháp quyền, và nhiều nguyên tắc khác – đang bị đe dọa, khi thế giới chịu ảnh hưởng từ thứ có thể gọi là suy thoái dân chủ, hoặc thậm chí là khủng hoảng dân chủ. Theo tổ chức Freedom House, các quyền chính trị và tự do dân sự trên khắp thế giới đã giảm đều mỗi năm trong suốt 16 năm qua. Sự suy tàn của chủ nghĩa tự do thể hiện rõ qua sức mạnh ngày một lớn của các chế độ chuyên chế như Trung Quốc và Nga, sự sa sút của các thể chế tự do – hay tự do trên danh nghĩa – ở các nước như Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, và sự thụt lùi của các nền dân chủ tự do như Ấn Độ và Mỹ. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P1)”

Francis Fukuyama: Putin quá liều lĩnh, Trung Quốc sẽ không dại dột như vậy

Nguồn: Francis Fukuyama: „Putin ist leichtsinnig ein großes Risiko eingegangen. Die Chinesen sind nicht so dumm“, WELT, 10/06/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nhà khoa học chính trị Hoa Kỳ Francis Fukuyama nói cuộc chiến tranh ở Ukraine sẽ làm xáo trộn trật tự quốc tế. Mặc dù Nga không đạt được thắng lợi về quân sự nhưng phương Tây không được phép lơ là. Ngay cả khi không có Putin, đất nước đó vẫn có lý do là một mối đe dọa.

Hỏi: Thưa ông Fukuyama, cuộc chiến tranh của Nga chống lại Ukraine có phải là sự mở đầu của một trật tự quốc tế mới? Continue reading “Francis Fukuyama: Putin quá liều lĩnh, Trung Quốc sẽ không dại dột như vậy”

Francis Fukuyama dự báo: Nga nên chuẩn bị cho thất bại ở Ukraine

Nguồn: Francis Fukuyama, Preparing for Defeat, American Purpose, 10/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tôi viết bài này khi đang ở Skopje, Bắc Macedonia, nơi tôi vừa đến hồi tuần trước, để giảng dạy một trong các khóa học của Học viện Lãnh đạo về Phát triển (Leadership Academy for Development). Việc theo dõi cuộc chiến Ukraine ở nơi này thực ra không khác gì về mặt thông tin, ngoại trừ việc tôi đang ở múi giờ liền kề với chiến trường, và thực tế là có nhiều sự ủng hộ hơn dành cho Putin ở khu vực Balkan, so với các khu vực khác của châu Âu. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ Serbia, và việc nước này cho phép vận hành trang tin Sputnik của Nga. Continue reading “Francis Fukuyama dự báo: Nga nên chuẩn bị cho thất bại ở Ukraine”

Các cuộc cách mạng phẩm giá

Tác giả: Francis Fukuyama | Người dịch: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh

Nhu cầu được thừa nhận phẩm giá một cách bình đẳng thổi luồng sinh khí cho Cách mạng Pháp, và nó vẫn tiếp tục sống động cho đến ngày nay.

Ngày 17 tháng Mười hai năm 2010, cảnh sát tịch thu hàng hóa trên xe chở rau của một người bán hàng rong ở Tunisia tên là Mohamed Bouazizi, lấy lý do anh không có giấy phép. Theo lời gia đình kể lại, anh bị một nữ cảnh sát, Faida Hamdi, tát ngay trước mặt mọi người, cũng là người đã tịch thu cả cân điện tử của anh và nhổ nước bọt vào mặt anh (việc Hamdi là nữ có thể tăng thêm cảm giác nhục nhã trong một nền văn hóa trọng nam). Bouazizi đã đến văn phòng thống đốc để phàn nàn và lấy lại chiếc cân, nhưng thống đốc từ chối gặp anh. Bouazizi sau đó đổ xăng lên người và tự thiêu, hét lên, “Các người muốn tôi sống sao?” Continue reading “Các cuộc cách mạng phẩm giá”

Từ phẩm giá đến dân chủ

Tác giả: Francis Fukuyama | Người dịch: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh

Quan niệm hiện đại về bản sắc là sự hợp nhất ba hiện tượng khác nhau. Đầu tiên là thymos, khía cạnh phổ quát về tính cách con người khát khao có được sự thừa nhận. Thứ hai là việc phân biệt được nội ngã và ngoại ngã, và đề cao giá trị đạo đức của nội ngã đối với xã hội bên ngoài. Điều này chỉ xuất hiện ở châu Âu thời kỳ tiền hiện đại. Thứ ba là quan niệm về nhân phẩm ngày càng thay đổi, trong đó sự công nhận không chỉ dành cho một tầng lớp nhỏ, mà còn cho tất cả mọi người. Việc mở rộng và phổ quát hóa phẩm giá đã biến cuộc tự vấn về bản ngã trở thành một đề án chính trị. Trong tư tưởng chính trị phương Tây, sự thay đổi này diễn ra ở thế hệ sau Rousseau, bởi các triết gia Immanuel Kant và đặc biệt là Georg Wilhelm Friedrich Hegel. Continue reading “Từ phẩm giá đến dân chủ”

Phần thứ ba của tâm hồn và nguồn gốc của “chính trị bản sắc”

Tác giả: Francis Fukuyama | Người dịch: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh

Các lý thuyết về chính trị thường được xây dựng trên nền tảng lý thuyết về hành vi con người. Các lý thuyết này rút ra đặc tính thường xuyên trong hành động của con người từ khối lượng thông tin thực nghiệm mà chúng ta tiếp nhận về thế giới quanh mình, và hy vọng thiết lập mối liên hệ nhân quả giữa những hành động này và môi trường xung quanh. Khả năng lý thuyết hóa là một yếu tố quan trọng đóng góp cho thành công tiến hóa của loài người. Nhiều cá nhân thực dụng khinh thường lý thuyết và khả năng lý thuyết hóa, nhưng họ lại luôn hành động dựa trên các lý thuyết ngầm ẩn nào đó mà họ đơn giản không nhận ra.

Kinh tế học hiện đại dựa trên một lý thuyết như vậy, cho rằng con người là những kẻ “tối đa hóa lợi ích duy lý”: họ là những cá nhân sử dụng khả năng nhận thức mạnh mẽ của mình để tìm kiếm tư lợi. Gắn liền với lý thuyết này là một số giả định. Continue reading “Phần thứ ba của tâm hồn và nguồn gốc của “chính trị bản sắc””

Sự trỗi dậy của “chính trị phẩm giá”

Tác giả: Francis Fukuyama | Người dịch: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh

Tại một thời điểm ở khoảng giữa thập niên thứ hai của thế kỷ 21, chính trị thế giới thay đổi đột ngột.

Thời kỳ từ đầu những năm 1970 cho đến giữa những năm 2000 chứng kiến hiện tượng mà Samuel Huntington gọi là “Làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa, khi số lượng quốc gia xếp vào nhóm dân chủ bầu cử tăng từ khoảng 35 lên đến 110. Trong thời kỳ này, dân chủ tự do đã trở thành hình thức chính quyền mặc định cho phần lớn thế giới, ít nhất là về khát vọng nếu không phải là trên thực tế. Continue reading “Sự trỗi dậy của “chính trị phẩm giá””

Đại dịch và trật tự chính trị

Nguồn: Francis Fukuyama, “The Pandemic and Political Order”, Foreign Affairs, Jul/Aug 2020.

Biên dịch: Mặc Lý

Ba yếu tố quan trọng trong việc đối phó hữu hiệu với đại dịch là khả năng của nhà nước, lòng tin của xã hội và lãnh đạo.

Cuộc khủng hoảng lớn nào cũng kèm theo những hệ quả lớn, thường là khó thấy trước được. Cuộc Đại Khủng Hoảng thập niên 1930 đã kích thích chủ nghĩa cô lập, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phát xít và Thế chiến 2 nhưng đồng thời cũng dẫn đến chính sách Kinh Tế Mới, sự trỗi dậy của nước Mỹ như một siêu cường thế giới và cuối cùng là việc phá bỏ chế độ thực dân trên toàn thế giới. Cuộc tấn công 9/11 đã gây ra hai cuộc chiến mà nước Mỹ đã can thiệp thất bại, sự trỗi dậy của Iran và những dạng Hồi Giáo cực đoan. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 làm nổi lên phong trào dân túy chống lại những định chế cũ, làm thay đổi nhiều lãnh đạo trên thế giới. Các sử gia sau này sẽ truy ra những hệ quả to lớn từ đại dịch gây ra bởi virus corona chủng mới. Nhưng với chúng ta, thách thức là làm sao hình dung được những hệ quả này, ngay từ thời điểm này. Continue reading “Đại dịch và trật tự chính trị”

Francis Fukuyama: ‘Việt Nam làm khác Trung Quốc’

Triết gia Mỹ Francis Fukuyama nói với BBC rằng ông Tập Cận Bình đi theo truyền thống ‘Hoàng đế xấu’ và Việt Nam đi con đường khác Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của Vincent Ni, phóng viên BBC World Service, qua điện thoại hôm 01/03/2018 từ San Francisco, ông đánh giá tin mới nhất rằng Trung Quốc có thể xóa giới hạn hai nhiệm kỳ để ông Tập Cận Bình cầm quyền quá 2023.

GS Francis Fukuyama: Tôi nghĩ đây là một quyết định rất đáng tiếc, cho cả Trung Quốc lẫn thế giới nói chung. Tôi nghĩ rằng chế độ độc tài của Trung Quốc khác với các chế độ độc tài khác, bởi thực tế là nó đã được thể chế hóa, có nghĩa là nó không phụ thuộc vào thẩm quyền cá nhân của một nhà lãnh đạo duy nhất. Có các luật định, và đặc biệt, có một quy tắc rõ ràng trong hiến pháp rằng các chủ tịch chỉ có thể phục vụ hai nhiệm kỳ 5 năm. Và kể từ năm 1978, đã có ba lần chuyển giao quyền lực, khi mà toàn bộ ban lãnh đạo hàng đầu rời chức vụ để tạo điều kiện cho một thế hệ trẻ hơn. Continue reading “Francis Fukuyama: ‘Việt Nam làm khác Trung Quốc’”

Vì sao chủ nghĩa dân tộc dân túy trỗi dậy vào lúc này?

Nguồn: Francis Fukuyama, “Why Populist Nationalism Now?”, The American Interest, 30/11/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Có ba lý do tại sao chúng ta đang chứng khiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc dân túy vào nửa sau của thập niên 2010: kinh tế, chính trị và văn hóa.

Những nguồn gốc kinh tế của chủ nghĩa dân túy đã được chú ý và bàn luận rộng rãi. Lý thuyết thương mại nói với chúng ta rằng, tính gộp lại tất cả các quốc gia tham gia vào cơ chế thương mại tự do đều giàu có lên; nhưng cũng chính lý thuyết ấy nói với chúng ta rằng không phải mọi cá nhân ở mỗi quốc gia đó đều khá giả lên: những người lao động kỹ năng thấp ở các nước giàu sẽ thua thiệt trước những công nhân cũng có kỹ năng thấp nhưng được trả công thấp hơn ở các nước nghèo. Continue reading “Vì sao chủ nghĩa dân tộc dân túy trỗi dậy vào lúc này?”

Francis Fukuyama: Chủ nghĩa dân túy là gì?

Nguồn: Francis Fukuyama, What Is Populism?”, American Interest, 28/11/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” (populism) đã được sử dụng rất lỏng lẻo trong thời gian gần đây. Chúng ta cần xác định rõ hơn.

Những năm gần đây đã trỗi dậy những hình thức mới của chủ nghĩa dân tộc dân túy (populist nationalism) mà ngày nay đã trở thành mối đe dọa chính đối với trật tự tự do quốc tế từng là nền tảng của hòa bình và thịnh vượng trên toàn cầu từ sau năm 1945. Chế độ dân chủ tự do đã liên tiếp bị các chế độ chuyên chế đe dọa trong suốt thế kỷ qua, ngoại trừ giai đoạn 1991-2008 khi quyền lực của Hoa Kỳ giữ vị trí gần như bá chủ. Continue reading “Francis Fukuyama: Chủ nghĩa dân túy là gì?”

Thế giới ‘hậu thực tế’ và mối đe dọa đối với dân chủ

Nguồn: Francis Fukuyama, “The Emergence of a Post-Fact World,” Project Syndicate, 12/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một trong những diễn biến nổi bật nhất của năm 2016 và nền chính trị rất bất thường của năm là sự xuất hiện của một thế giới “hậu thực tế” (post-fact), nơi mà hầu hết các nguồn thông tin đáng tin cậy bị nghi ngờ và bị thách thức bởi những thực tế trái ngược có chất lượng và nguồn gốc mập mờ.

Sự trỗi dậy của Internet và World Wide Web vào thập niên 1990 được chào đón như một thời khắc của giải phóng và một điều có lợi cho nền dân chủ trên khắp thế giới. Thông tin là một dạng quyền lực, và nhờ thông tin trở nên rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn, các cộng đồng dân chủ có thể tham gia vào những lĩnh vực mà trước kia họ bị loại trừ. Continue reading “Thế giới ‘hậu thực tế’ và mối đe dọa đối với dân chủ”

Mỹ chống lại thế giới? Trump và trật tự toàn cầu mới

trump-gl

Nguồn: Francis Fukuyama, “US against the world? Trump’s America and the new global order,” Financial Times, 11/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng đầy bất ngờ trong cuộc bầu cử vừa qua của Donald Trump trước Hillary Clinton đánh dấu một bước ngoặt không chỉ với nền chính trị Mỹ, mà còn với toàn bộ trật tự thế giới. Chúng ta có vẻ sắp bước vào một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa dân tộc dân túy, trong đó trật tự tự do vốn chiếm thế áp đảo được xây dựng từ những năm 1950 sẽ bị tấn công bởi những nhóm đa số dân chủ giận dữ và mạnh mẽ. Nguy cơ rơi vào một thế giới của các loại chủ nghĩa dân tộc đều giận dữ và cạnh tranh lẫn nhau là rất lớn, và nếu xảy ra thì điều này sẽ đánh dấu một thời điểm quan trọng tương tự sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989. Continue reading “Mỹ chống lại thế giới? Trump và trật tự toàn cầu mới”