Phải chăng Putin sẽ giết chết nền kinh tế toàn cầu?

Nguồn: Paul Krugman, “Will Putin Kill the Global Economy?”, New York Times, 31/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà bình luận kinh tế luôn thích tìm đến với những so sánh tương đồng trong lịch sử, và họ có lý do chính đáng để làm điều đó. Chẳng hạn, những người đã nghiên cứu các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong quá khứ sẽ có khả năng nắm bắt những gì xảy ra trong năm 2008 tốt hơn so với những người chưa tìm hiểu gì. Tuy nhiên, câu hỏi luôn là nên chọn phép so sánh nào.

Lúc này đây, nhiều người đang quay trở lại với thời kỳ lạm phát đi kèm tăng trưởng đình trệ của thập niên 1970. Bản thân tôi đã từng tranh luận rằng đây là một phép so sánh rất tệ; lạm phát hiện tại của chúng ta rất khác so với những gì xuất hiện trong những năm 1979-1980, và có lẽ, nó cũng dễ chấm dứt hơn nhiều. Continue reading “Phải chăng Putin sẽ giết chết nền kinh tế toàn cầu?”

28/06/1919: Keynes phản đối Hoà ước Versailles, tiên đoán hỗn loạn kinh tế

Nguồn: Keynes predicts economic chaos, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Cung điện Versailles bên ngoài Paris, Đức ký Hiệp ước Versailles với phe Hiệp ước, chính thức kết thúc Thế chiến I. Nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes, một thành viên tham dự hội nghị hòa bình nhưng sau đó đã rời đi để phản đối hiệp ước, là một trong những nhà phê bình thẳng thắn nhất đối với thỏa thuận mang tính trừng phạt này.

Trong cuốn The Economic Consequences of the Peace (Hậu quả kinh tế của hoà ước) xuất bản vào tháng 12/1919, Keynes dự đoán rằng khoản bồi thường chiến phí khổng lồ cùng các điều khoản khắc nghiệt khác áp đặt lên Đức sẽ dẫn đến sự sụp đổ tài chính của nước này, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên kinh tế và chính trị ở châu Âu và trên toàn thế giới. Continue reading “28/06/1919: Keynes phản đối Hoà ước Versailles, tiên đoán hỗn loạn kinh tế”

Các gánh nặng tài chính được truyền sang thế hệ tiếp theo như thế nào?

Nguồn: How burdens are passed on to the next generation, The Economist, 23/09/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc chuyển giao các nghĩa vụ là một hệ thống kim tự tháp tự nhiên, với những rủi ro đi kèm.

Trong dài hạn, tất cả chúng ta đều sẽ chết, John Maynard Keynes đã chỉ ra như vậy. Điều ông không nói thêm là một số người trong chúng ta cũng sẽ chết trong ngắn hạn. Và những người mà rốt cục sẽ chết vẫn chưa được sinh ra. “Chúng ta”, nói cách khác, bao gồm một loạt các thế hệ xen kẽ, những người sẽ gặp chung một số phận, nhưng không phải cùng một lúc. Những người già tồn tại đồng thời cùng những người trẻ, những người cuối cùng rồi cũng sẽ già đi. Và khi họ già đi, họ sẽ hòa mình vào một lớp những người trẻ tuổi mà hiện chưa tồn tại. Continue reading “Các gánh nặng tài chính được truyền sang thế hệ tiếp theo như thế nào?”

Phân tích hiệu chỉnh của Keynes đối với chủ nghĩa tư bản

20131130_fnp501_473

Tác giả: Trần văn Hùng

Sau những cải tổ, cải cách, đổi mới diễn ra gần như đồng loạt ở các nước xã hội chủ nghĩa cách nay trên dưới 30 năm, nếu không kể một vài tồn tại mà tôi cho rằng sớm hay muộn cũng sẽ có những cải cách, đổi mới tiếp tục, thì có thể nói hiện nay các nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới đều là những nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy trình độ phát triển rất không đồng đều.

Với hai đặc trưng chính là hoạt động theo cơ chế thị trường tự do (laissez faire) và công nhận rộng rãi quyền sở hữu tư nhân về tài sản-vốn, các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, ngay từ khi mới ra đời, đã cho thấy một động lực phát triển mạnh mẽ mà những nền kinh tế theo những hình thái kinh tế-xã hội trước nó đều không thể so sánh được. Continue reading “Phân tích hiệu chỉnh của Keynes đối với chủ nghĩa tư bản”

Nhìn lại ‘Lý thuyết tổng quát’ của Keynes sau 80 năm

Keynes gt

Nguồn: Robert Skidelsky, “Keynes’s General Theory at 80”, Project Syndicate, 23/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong lá thư gửi cho George Bernard Shaw vào năm 1935, John Maynard Keynes viết: “Tôi tin là mình đang viết một cuốn sách về lý thuyết kinh tế nhìn chung sẽ cách mạng hóa – không phải ngay lập tức, nhưng có thể trong mười năm nữa – cách mà thế giới suy nghĩ về các vấn đề kinh tế của mình.” Và thực sự thì tác phẩm lớn của Keynes, “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (The General Theory of Employment, Interest and Money) xuất bản vào tháng 2/1936 thực sự đã thay đổi kinh tế học và việc hoạch định chính sách kinh tế. Giờ đây, sau 80 năm, liệu lý thuyết của Keynes có còn phù hợp không?

Hai trong số các di sản của Keynes dường như vẫn còn trụ vững. Đầu tiên, Keynes phát minh ra kinh tế học vĩ mô – lý thuyết về đầu ra như một tổng thể. Ông gọi lý thuyết của mình là lý thuyết “tổng quát” để phân biệt với những lý thuyết trước đó, trong đó giả định một đầu ra duy nhất – trạng thái toàn dụng lao động. Continue reading “Nhìn lại ‘Lý thuyết tổng quát’ của Keynes sau 80 năm”

Keynes – Nhà kinh tế của thế kỷ 20

150414-keynes

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 25/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Keynes (1883-1946) là một nhà kinh tế học người Anh và là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20.

John Maynard Keynes sinh ngày 5 tháng 6 năm 1883 tại Cambridge trong một gia đình có truyền thống học thuật giàu có. Cha ông là một nhà kinh tế học kiêm triết gia, còn mẹ ông là thị trưởng nữ đầu tiên của thành phố. Keynes là một sinh viên xuất sắc nổi trội tại trường Eton cũng như Đại học Cambridge, nơi ông theo học ngành toán. Ông cũng kết bạn với các thành viên của nhóm Bloomsbury gồm các trí thức và nghệ sĩ. Continue reading “Keynes – Nhà kinh tế của thế kỷ 20”

#44 – John Maynard Keynes: Chủ nghĩa tư bản đối mặt với thách thức lớn nhất của nó

Nguồn: Mark Skousen (2007). “John Maynard Keynes: Capitalism Faces Its Greatest Challenge”, in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 133-162.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà

Tôi hy vọng một nghìn năm kể từ thời kỳ 1920-1970 sẽ là khoảng thời gian cho những nhà viết sử. Nó khiến tôi phát cuồng khi nghĩ về nó. Tôi tin rằng nó sẽ khiến những nguyên lý nghèo nàn của tôi, với rất nhiều người bạn nghèo nàn, trở thành trang giấy lộn.[1]

 – Alfred Marshall (1915) 

Keynes không phải là người theo chủ nghĩa xã hội, ông đến để cứu chủ nghĩa tư bản, không phải để chôn nó. . .  Trong lịch sử khoa học xã hội chưa từng có thành tựu nào tương tự như của Keynes.

 – Paul Krugman (2006)

Hệ thống tự do tự nhiên tư bản chủ nghĩa vốn được sáng lập bởi Adam Smith, điều chỉnh bởi cuộc cách mạng lãi suất và đã được cải tiến bởi Marshall, Fisher và những người Áo, đang trong tình trạng khó khăn triền miên. Continue reading “#44 – John Maynard Keynes: Chủ nghĩa tư bản đối mặt với thách thức lớn nhất của nó”