26/06/1917: Những người lính Mỹ đầu tiên đến Pháp

Nguồn: First U.S. troops arrive in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong Thế chiến I, 14.000 lính bộ binh Mỹ đầu tiên đã đến Pháp tại cảng Saint-Nazaire. Địa điểm đổ bộ đã được giữ bí mật, vì mối đe dọa từ tàu ngầm Đức, nhưng vào thời điểm lính Mỹ xếp hàng để thực hiện nghi lễ đầu tiên trên đất Pháp, một đám đông nhiệt tình đã tập trung để chào đón họ. Tuy nhiên, Doughboys (Mấy cậu trai bột mì) – tên gọi mà người Anh dành cho lính Mỹ còn non trẻ – là một lực lượng không được đào tạo, trang bị kém, và chưa sẵn sàng cho những khó khăn của chiến trường dọc theo Mặt trận phía Tây. Continue reading “26/06/1917: Những người lính Mỹ đầu tiên đến Pháp”

26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu giết George H.W. Bush

Nguồn: President Clinton punishes Iraq for plot to kill George H.W. Bush, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, để trả đũa cho một âm mưu của Iraq nhằm ám sát cựu Tổng thống George H.W. Bush trong chuyến thăm Kuwait hồi tháng 4, Tổng thống Bill Clinton đã ra lệnh cho các tàu chiến Mỹ bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào trụ sở của cơ quan tình báo Iraq ở trung tâm thành phố Baghdad. Continue reading “26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu giết George H.W. Bush”

26/06/1963: John F. Kennedy thể hiện tình đoàn kết với người dân Berlin

Nguồn: John F. Kennedy claims solidarity with the people of Berlin, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1963, Tổng thống John F. Kennedy đã bày tỏ tình đoàn kết với các công dân Tây Đức trong một bài phát biểu. Đứng trước Bức tường Berlin chia cắt thành phố thành hai khu vực dân chủ và cộng sản, John F. Kennedy đã tuyên bố với đám đông: “Tôi cũng là một công dân Berlin.”

Trong bài phát biểu của mình, Kennedy đã khẳng định với người Tây Đức rằng các quốc gia tự do vẫn sẽ ủng hộ người dân trong các khu vực dân chủ của Berlin, những người đã sống bên trong biên giới thù địch với Đông Đức kể từ cuối Thế chiến II. Ngay sau chiến tranh, thành phố Berlin đã được chia thành Tây Berlin, gồm các khu vực dân chủ do Mỹ, Anh và Pháp quản lý, và Đông Berlin, khu vực do Đông Đức cộng sản quản lý. Continue reading “26/06/1963: John F. Kennedy thể hiện tình đoàn kết với người dân Berlin”

26/06/1945: Hiến chương Liên Hợp Quốc được ký

declarationun

Nguồn:U.N. Charter signed,” History.com (truy cập ngày 25/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, trong khán phòng của Nhà hát Herbst ở San Francisco, các đại biểu đến từ 50 quốc gia đã ký vào bản Hiến chương Liên Hợp Quốc, thành lập nên tổ chức quốc tế với vai trò cứu “những thế hệ sau khỏi thảm họa của chiến tranh.” Hiến chương Liên Hợp Quốc được phê chuẩn ngày 24 tháng 10 cùng năm, và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đầu tiên được triệu tập ở Luân Đôn vào ngày mùng 10 tháng 1 năm 1946.

Bất chấp sự thất bại của Hội Quốc Liên trong việc phân xử những xung đột dẫn đến Thế chiến II, đầu năm 1942, các nước Đồng Minh vẫn đề nghị thành lập một cơ quan quốc tế mới để duy trì hòa bình trong thế giới thời hậu chiến. Ý tưởng thành lập Liên Hợp Quốc bắt đầu được đưa ra từ tháng 8 năm 1941 khi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill ký bản Hiến chương Đại Tây Dương, trong đó bao gồm một bộ nguyên tắc hợp tác quốc tế trong vấn đề duy trì hòa bình và an ninh. Continue reading “26/06/1945: Hiến chương Liên Hợp Quốc được ký”