Việt Nam và Mỹ “trở về tương lai”

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn.

-Lord Palmerston-

Việt Nam và Mỹ phải nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược là tất yếu. Nhưng quá trình đó bị trì hoãn quá lâu, làm cho dư luận vừa hồi hộp vừa phấn khích như xem một vở kịch đang đến đoạn kết vui vẻ. Tuy không nên quá nôn nóng, nhưng lúc này là thời điểm tốt nhất để hai nước tiếp tục “trở về tương lai”. Trước bước ngoặt mới, nếu trì hoãn lâu hơn nữa sẽ mất nốt cơ hội. Continue reading “Việt Nam và Mỹ “trở về tương lai””

Thuế tối thiểu toàn cầu: Lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Phan Xuân Dũng

Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị trình Quốc hội dự thảo luật liên quan đến Thuế tối thiểu toàn cầu (TTTTC) vào tháng 10 này. TTTTC, do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đề xuất và được các quốc gia thành viên G7 thông qua vào năm 2021, yêu cầu các doanh nghiệp đa quốc gia có doanh thu hàng năm trên 750 triệu euro (800 triệu USD) phải nộp mức thuế tối thiểu là 15% trên tổng lợi nhuận của họ. Biện pháp này, sẽ có hiệu lực từ năm tới, là nhằm giảm bớt sự cạnh tranh về thuế giữa các quốc gia và ngăn các công ty đa quốc gia trốn thuế bằng cách chuyển lợi nhuận sang những nơi có mức thuế thấp. Đến nay, đã có 142 quốc gia, bao gồm Việt Nam, bày tỏ ủng hộ đối với TTTTC. Continue reading “Thuế tối thiểu toàn cầu: Lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam?”

Giá trị châu Âu: Những gợi ý cho sự phát triển

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

1. Châu Âu “già nua”

Vài năm gần đây, hình ảnh về một châu Âu già nua (Old Europe, Secular Europe) thường ám ảnh các nhà chính trị và các nhà hoạt động xã hội châu Âu.

Thật ra đây là một định kiến thiếu công bằng và không mấy sáng suốt, nhất là đối với những người ở ngoài khu vực Tây Âu tin vào định kiến này. So với Phương Tây ngoài châu Âu và so với các khu vực khác mới nổi thì đúng là châu Âu đã già nua. Nhưng già nua đâu có phải là các giá trị châu Âu đã lỗi thời.

Bài viết này cố gắng đưa ra một cái nhìn như vậy. Nhưng trước hết, chúng tôi muốn điểm qua cội nguồn của những quan niệm đã làm nảy sinh định kiến này. Continue reading “Giá trị châu Âu: Những gợi ý cho sự phát triển”

Quảng Nam-Đà Nẵng gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Tỉnh Quảng Ngãi gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Tác giả Hải Nam tạp trước [海南雜著] Thái Đình Lan rời Quảng Ngãi tới Quảng Nam; tại đây tình cờ có cuộc hội ngộ thú vị. Thái Đình Lan sau này là vị Tiến sĩ duy nhất của đảo Bành Hồ, Đài Loan; lúc đến tỉnh thành Quảng Nam được diện kiến vị Tiến sĩ khai khoa Nam Kỳ Lục tỉnh, Phan Thanh Giản. Cụ Phan bấy giờ giữ chức Tuần vũ Nam Ngãi. Hai danh sĩ có dịp xướng họa thơ văn. Xin theo dõi cuộc gặp mặt qua phần dịch dưới đây [Chữ trong ngoặc [] là của người dịch; chữ trong ngoặc () của tác giả]: Continue reading “Quảng Nam-Đà Nẵng gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 09/08/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với BBC rằng nhóm lính đánh thuê Nga Wagner đang “lợi dụng” tình hình ở Niger. Chính quyền quân sự Niger được cho là đã kêu gọi hỗ trợ từ Wagner, công ty đang hoạt động ở nước láng giềng Mali kể từ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2021. Trước đó, các lãnh đạo mới của Niger đã từ chối nỗ lực ngoại giao của các thành viên Cộng đồng Kinh tế Các Quốc gia Tây Phi, với lý do quan điểm của người dân phản đối lệnh trừng phạt của khối khiến Niger không thể đón tiếp đoàn.

Cổ phiếu của các ngân hàng khu vực ở Mỹ giảm sau khi Moody’s hạ mức đánh giá  tín nhiệm mười ngân hàng cỡ trung. Cổ phiếu của một số gã khổng lồ ngân hàng cũng đi xuống sau tin này, bao gồm JPMorgan Chase với mức giảm khoảng 2% trong phiên giao dịch sớm. Hôm thứ Hai, Moody’s cho biết chiến dịch tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang đang có “tác động đáng kể” lên các ngân hàng Mỹ, khiến một số ngân hàng cỡ trung chịu “những khoản lỗ chưa thực hiện lớn.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/08/2023”

Tỉnh Quảng Ngãi gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thái Đình Lan, người đảo Bành Hồ, Đài Loan, đậu Tiến sĩ năm Đạo Quang thứ 25 [1845], là vị Tiến sĩ duy nhất của đảo này. Thời còn là sinh viên, sau khi dự kỳ thi tại tỉnh Phúc Kiến, vào ngày mồng 2 tháng 10 năm Ất Mùi Đạo Quang thứ 15 [21/11/1835], ông cùng em trai là Đình Dương, từ đảo Kim Môn đi thuyền về thăm mẹ tại Bành Hồ. Trên thuyền, vào canh ba [11 giờ đêm đến 1 giờ sáng] đêm hôm đó gió bão nổi lên, chẳng mấy chốc cuồng phong càng mạnh, thuyền chao đảo, sóng xô đâm xuống biển, nên phải chặt gãy cột buồm để thuyền khỏi vỡ. Trải mấy ngày trời, lênh đênh trên biển cả, không biết vị trí nơi đâu “xô về đông, hay dạt tới phương đoài”. Rồi một đêm bổng gió tắt, mưa tạnh, biển êm trở lại, chờ đến sáng thấy thuyền đánh cá đi qua, gọi lại hỏi, thất vọng không hiểu tiếng, nhưng có người trên thuyền viết hai chữ “An Nam”, dùng đốt ngón tay tính, thì hôm đó là ngày 11 tháng 10 [30/11/1835]. Nơi này gần đồn Thái Cần, tại cửa sông Trà Bồng, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Qua trình báo của thuyền đánh cá, hai ngày sau quan Thủ ngự đồn đích thân đến kiểm tra. Continue reading “Tỉnh Quảng Ngãi gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc”

Đông và Tây: Về triết lý con người “chinh phục tự nhiên” và “hòa hợp với tự nhiên”

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

Khi đề cập đến thái độ ứng xử của con người đối với giới tự nhiên, hầu hết các nhà lý luận đương đại đều quan niệm rằng triết lý con người chinh phục tự nhiên là thế giới quan chủ đạo của các dòng văn minh phương Tây. Thế giới quan này đối lập với triết lý con người hoà hợp với tự nhiên – thế giới quan chủ đạo trong các nền văn minh phương Đông. Đây là một đề tài rộng lớn và có rất nhiều nội dung thật đáng quan tâm. Trong bài này, chúng tôi xin đề cập đến một số nội dung cơ bản nhất mà logic của vấn đề đòi hỏi phải trình bày. Continue reading “Đông và Tây: Về triết lý con người “chinh phục tự nhiên” và “hòa hợp với tự nhiên””

Cảm nhận Ukraine trong tiếng còi báo động ở Kiev

Tác giả: Cao Chí Khải (Thời báo Hoàn cầu) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ghi chú của biên tập viên Thời báo Hoàn cầu: Cuộc khủng hoảng Ukraine đã leo thang toàn diện trong hơn một năm, chiến tranh liên miên đã đem lại tổn thất to lớn cho cả Ukraine và Nga. Trung tuần tháng 7 vừa qua, ông Cao Chí Khải (Gao Zhikai), phó giám đốc Globalization Think Tank (CCG), đã đến Kiev, thủ đô Ukraine, để nghiên cứu và điều tra tình hình thực địa. Mới đây, ông đã kể lại cho phóng viên Thời báo Hoàn cầu những gì ông nhìn thấy và nghe thấy ở đó, cũng như cảm xúc của ông sau khi giao tiếp với người Ukraine thuộc các ngành nghề khác nhau. Cao Chí Khải mong rằng chiến tranh sẽ kết thúc càng sớm càng tốt, mong rằng người dân Ukraine có thể sống một cuộc sống hòa bình, hài hòa, phát triển và thịnh vượng. Ông nói: “Hòa bình sẽ không đến một cách dễ dàng, nhưng hoà bình đáng được giành lấy bằng tất cả mọi cố gắng.” Bài viết này được biên soạn dựa trên lời kể của ông Cao Chí Khải. Continue reading “Cảm nhận Ukraine trong tiếng còi báo động ở Kiev”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P5)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thảng Giêng năm Hồng Đức thứ 2 [21/1-19/2/1471], tức Minh thành Hóa năm thứ 7, đại quân sắp vào đất giặc, Vua cho tập thủy chiến tại cửa biển Thuận Hóa và vẽ bản đồ Chiêm Thành dâng lên. Ngày mồng 6, bắt sống viên quan Chiêm Thành giữ cửa ải Cu Đê, Đà Nẵng. Bấy giờ theo truyền thống nhà Vua ngự giá ra cõi ngoài; các Tù trưởng dân tộc thiểu số và Sứ thần Ai Lao đến cống. Vua soạn sách lược bình Chiêm, cho dịch ra chữ Nôm để phổ biến rộng rãi; chuẩn bị thóc luộc chín có thể để lâu, dùng cung cấp quân lương lâu ngày: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P5)”

Về số phận của Nho giáo

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

Nho giáo là một trong số hiếm hoi các học thuyết chính trị – xã hội có số phận thật đặc biệt trong lịch sử tư tưởng nhân loại.

Đặc biệt ở chỗ, trải qua hàng nghìn năm, đến nay, Nho giáo vẫn là một “học thuyết sống”- còn đang sống, chứ không phải chỉ được trưng bày trong các “bảo tàng” như không ít học thuyết khác. Tuy trường tồn, nhưng số phận của Nho giáo lại “chẳng hề may mắn”, ngược lại, vị thế của Nho giáo rất thăng trầm. Nó thường bị người đời và các chính thể cầm quyền nhìn nhận khá phức tạp. Và do vậy, việc đánh giá vai trò của Nho giáo trong các thời đại cũng luôn diễn ra theo những khuôn thước khác nhau, với các thái độ khác biệt nhau, và thường là đối lập nhau. Sang thế kỷ 21, Nho giáo vẫn gây tranh cãi ở sức sống và tính lợi hại của nó. Mức độ ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo và sức thu hút của bản thân học thuyết Nho giáo vẫn phụ thuộc một cách đáng ngại vào những quan điểm thế quyền. Điều đó làm rối thêm sự tranh cãi trong nhiều diễn đàn và dường như đang có xu hướng tăng lên cùng với sự trỗi dậy của “con sư tử Trung Hoa” đương đại. Continue reading “Về số phận của Nho giáo”

Putin còn hữu ích với Tập Cận Bình bao lâu nữa?

Nguồn:  Sergey Radchenko, “習近平還能支持普丁多久”, New York Times 23/7/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1969, Trung Quốc và Liên Xô dường như đang ở trên bờ vực chiến tranh.

Hai nước đã có một cuộc đụng độ chết người ở biên giới vào tháng 3 năm đó và một cuộc đụng độ khác vào tháng 8. Điện Kremlin nói bóng gió về một cuộc tấn công hạt nhân. Trong vài năm tiếp theo, họ khẩu chiến dữ dội với nhau. Mao Trạch Đông cảnh báo, “Ai ị lên đầu chúng tôi thì chúng tôi sẽ trả đũa!” Nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev gọi Mao là “Đồ phản bội.” Một liên minh mà Moskva và Bắc Kinh trước đây coi là không thể phá vỡ đã nhanh chóng bị phá vỡ. Continue reading “Putin còn hữu ích với Tập Cận Bình bao lâu nữa?”

Trung Quốc công bố sai sự thật số người chết vì Covid-19

Nguồn:官方统计揭示中国新冠真实死亡人数,随后数据被删除”, The New York Times, 20/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Số liệu chính thức từ Trung Quốc cung cấp một cái nhìn hiếm hoi nhưng ngắn gọn về số người chết đích thực do dịch bệnh Covid-19 gây ra, cho thấy số ca tử vong do Covid-19 trong thời gian đầu năm nay tại một tỉnh ở Trung Quốc có thể gần bằng con số Bắc Kinh công bố về tổng số ca tử vong ở quốc gia này trong toàn bộ thời gian đại dịch diễn ra.

Số liệu nói trên được đăng ở trang web của chính quyền tỉnh vào hôm Thứ Năm (13/7) và đã bị xóa chỉ vài ngày sau đó. Nhưng các nhà dịch tễ học sau khi xem xét phiên bản trang được lưu trong bộ nhớ cache của thông tin đã cho biết đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy số liệu thống kê chính thức của nước này đã chênh lệch quá nhiều so với thực tế. Continue reading “Trung Quốc công bố sai sự thật số người chết vì Covid-19”

Bảy vấn đề bạn cần biết về NATO hiện nay

Nguồn: Matthew Mpoke Bigg, “关于现在的北约,你应该知道的七个问题”, New York Times, 12/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm Thứ Ba (11/7), các nhà lãnh đạo Khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) khai mạc hội nghị thượng đỉnh thường niên của họ tại Vilnius, thủ đô Litva. Trong chương trình nghị sự của hội nghị, phản ứng đối với cuộc chiến Nga-Ukraine chiếm phần chủ yếu.

Cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Âu kể từ khi NATO được thành lập cách đây 74 năm đã kích hoạt lại tổ chức này, đưa NATO trở về vai trò một liên minh tác chiến trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh. Chiến tranh Nga-Ukraine cũng đặt ra những câu hỏi hóc búa về viện trợ quân sự cho chính phủ Ukraine và việc Thụy Điển và Ukraine xin gia nhập NATO. Continue reading “Bảy vấn đề bạn cần biết về NATO hiện nay”

Đức công bố chiến lược Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam

Tác giả: Hùng Nguyễn

Ngày 13/7/2023, chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã công bố bản chiến lược toàn diện đối với Trung Quốc. Bên cạnh những chủ đề lớn giữa hai nước thì chiến lược đã nêu đậm nét quan điểm của chính phủ Đức với vấn đề Biển Đông. Trong bản chiến lược có 15 lần nhắc đến cụm từ châu Á – Thái Bình Dương và 3 lần nhắc trực tiếp đến Biển Đông với những góc độ có thể giúp Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với cường quốc quân sự này. Continue reading “Đức công bố chiến lược Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P4)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng năm Quang Thuận thứ 9 [25/1-23/2/1468], tức Minh Thành Hóa năm thứ 4, vua ra sắc chỉ cho những quan chức tại nơi nước độc xa xôi, nếu làm việc tốt, hết hạn 6 năm được thuyên chuyển về nơi đất lành; nếu bê trễ sẽ bị bổ đến miền biên cương xa xôi thêm 6 năm nữa, mới được cứu xét:

Mùa xuân, tháng Giêng, ra sắc chỉ rằng: Những quan viên nhậm chức nơi nước độc chốn biên cương xa xôi, người nào biết cách nuôi vỗ dân, đốc thúc không phiền nhiễu dân mà vẫn thu đủ thuế, đủ hạn 6 năm thì cho chuyển về nơi đất lành. Nếu ai kiếm cớ đau ốm né tránh, nộp thuế thiếu nhiều, thì phải bổ đi miền biên cương xa, đủ 6 năm nữa mới được quyết định lại. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 45a. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P4)”

Yêu sách đường chín đoạn đang gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc như thế nào?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đã gây ra nhiều phản ứng mạnh ở Việt Nam. Đầu tuần trước, nhà chức trách Việt Nam đã cấm chiếu bộ phim “Barbie” do Warner Bros sản xuất vì có hình ảnh được cho là mô tả đường chín đoạn. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng IME Entertainment, một công ty Trung Quốc đang chuẩn bị tổ chức sô diễn của nhóm Blackpink tại Hà Nội vào cuối tháng này, đã đưa vào trang web của mình một bản đồ thể hiện đường chín đoạn. Do đó, các nhà chức trách Việt Nam hiện đang điều tra vấn đề này, trong khi nhiều cư dân mạng Việt Nam kêu gọi tẩy chay buổi biểu diễn. Trước phản ứng dữ dội, IME Entertainment đã nhanh chóng đóng cửa trang web của mình và CEO của công ty đã đưa ra lời xin lỗi tới công chúng Việt Nam. Continue reading “Yêu sách đường chín đoạn đang gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 12/07/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các thành viên NATO ra một thông cáo chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius, Litva, để miễn áp dụng “Kế hoạch Hành động Thành viên” (MAP) cho Ukraine, vốn là một bước chuẩn bị chính thức trước khi gia nhập liên minh. Tuyên bố công nhận “tiến bộ đáng kể” mà Ukraine đạt được trong việc ban hành các cải cách dân chủ và quân sự. Bỏ qua MAP có nghĩa là Ukraine có thể gia nhập NATO “khi các Đồng minh đồng ý và các điều kiện được đáp ứng.”

Thông cáo cũng nói “các chính sách mang tính cưỡng ép” của Trung Quốc thách thức an ninh của các nước NATO, đồng thời kêu gọi Trung Quốc không cung cấp vũ khí sát thương cho Nga. Khi các quốc gia cam kết tăng hỗ trợ cho Ukraine, tuyên bố cũng nhắc lại cam kết đầu tư 2% GDP hàng năm cho quốc phòng. Tổng thư ký Jens Stoltenberg ca ngợi các kế hoạch phòng thủ được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh là kế hoạch “toàn diện” nhất kể từ sau chiến tranh lạnh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/07/2023”

Thế giới hôm nay: 11/07/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chấp nhận cho Thụy Điển gia nhập NATO. Được biết NATO vừa ra tuyên bố ghi nhận Thụy Điển đã “mở rộng đáng kể các nỗ lực chống khủng bố” đối với PKK, một nhóm ly khai người Kurd bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố. Thỏa thuận được công bố đúng một đêm trước hội nghị thượng đỉnh khai mạc vào thứ Ba tại Vilnius, Litva.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tuyên bố rời khỏi chính trường. Lãnh đạo Hà Lan từ năm 2010, ông Rutte là người đứng đầu một chính phủ tại vị lâu thứ hai ở châu Âu và lâu nhất trong lịch sử Hà Lan. Chính phủ liên minh của ông Rutte sụp đổ vào tuần trước vì vấn đề nhập cư khi quốc hội đe doạ bỏ phiếu bất tín nhiệm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/07/2023”

Cuộc chiến đất hiếm giữa Mỹ và Trung Quốc

Nguồn: Yifan Yu, “The US-China rare earths battle”, Nikkei Asia, 05/07/2023

Biên dịch: Gia Linh

Ở vùng sa mạc phía Nam California, một mỏ lộ thiên rộng lớn đã trở thành chiến trường trong cuộc đấu tranh toàn cầu để giành ưu thế vượt trội về công nghiệp.

Những chiếc xe tải khổng lồ màu vàng vận chuyển quặng từ mỏ đất hiếm Mountain Pass, mỏ đất hiếm từng có một thời gian đóng cửa. Sự hồi sinh đã diễn ra với cú hích là tinh thần yêu nước đang lên tại Mỹ.

Các bản can hình quốc kỳ Mỹ được trang trí trên đồng phục của công nhân khu mỏ. Những khối tinh thể quặng đất hiếm màu cam lưu niệm được tặng cho du khách có dòng chữ “Made in U.S.A” trên chứng nhận bảo hành. Một tuyên bố trên trang web của MP Materials, chủ sở hữu của mỏ, có nội dung: “Sứ mệnh của chúng tôi là khôi phục toàn bộ chuỗi cung ứng đất hiếm cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”. Continue reading “Cuộc chiến đất hiếm giữa Mỹ và Trung Quốc”

Nước Nga đang đi về đâu?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Đó là một câu hỏi nóng không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà còn cho những người quan tâm đến nước Nga. Vận mệnh của một siêu cường quân sự như nước Nga có tác động rất lớn tới tương lai của nhiều quốc gia và trật tự thế giới. Tuy còn quá sớm để kết luận, nhưng sau quyết định sai lầm của Putin xâm lược Ukraine, nhất là sau cuộc binh biến đầy kịch tính của ông trùm Wagner là Prigozhin, một nước Nga “hậu Putin” đang tới gần hơn. Continue reading “Nước Nga đang đi về đâu?”