Chiến lược đối phó với một nước Nga đang suy thoái

moscow_1375008c

Tác giả: Joseph S. Nye | Biên dịch: Nguyễn Hoàng Minh

Nhóm Chiến lược Aspen, một nhóm phi đảng phái gồm những chuyên gia về chính sách đối ngoại mà cựu cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Brent Scowcroft và tôi đồng chủ trì, gần đây đã trăn trở với vấn đề làm thế nào để đối phó lại những hành động của Nga tại Ukraine. Và giờ đây NATO cũng đang phải vật lộn với cùng vấn đề như vậy.

Dù phương Tây phải chống lại thách thức của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với quy tắc từ sau năm 1945 là không yêu sách đòi lãnh thổ bằng vũ lực, họ không thể hoàn toàn cô lập Nga, một nước có nhiều lợi ích chồng chéo với phương Tây về an ninh hạt nhân, không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, Bắc Cực và các vấn đề khu vực như Iran và Afghanistan. Hơn thế nữa, yếu tố địa lý đơn giản mang lại cho Putin lợi thế trong bất kì sự leo thang nào của cuộc xung đột tại Ukraine. Continue reading “Chiến lược đối phó với một nước Nga đang suy thoái”

#208 – Các cấu trúc chính trị

4._equilibre_simplebig

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Political Structures” (Chapter 5) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 79-101.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics; So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị

Chúng ta đã thấy trong Chương 2, 3 và 4 là sự kiện chính trị quốc tế không thể giải thích theo cách giản lược. Chúng ta đã thấy trong Chương 3 rằng ngay cả lối tiếp cận hệ thống đã được thừa nhận vẫn nhầm lẫn giữa nguyên nhân cấp đơn vị với nguyên nhân cấp hệ thống. Sau khi xem xét các lý thuyết theo mô hình hệ thống phổ quát, chúng ta đi đến kết luận rằng mô hình này không đủ tương thích hoàn toàn với chính trị quốc tế để có thể trở nên hữu dụng và rằng cần phải nghiên cứu chính trị quốc tế bằng một dạng lý thuyết hệ thống khác. Để thành công, lý thuyết đó phải chỉ ra được cách mô tả chính trị quốc tế như một lĩnh vực tách bạch với kinh tế, xã hội và bất kỳ lĩnh vực quốc tế nào có thể tưởng tượng được. Continue reading “#208 – Các cấu trúc chính trị”

Cách đối phó với lực lượng bán quân sự hùng hậu của Trung Quốc trên Biển Đông

14154964437_ff3a4f31ce_c_800

Tác giả: David Brown | Biên dịch: Lê Văn Sang

Mùa mưa bão bắt mọi thứ tuân theo đúng với nhịp điệu hàng năm của nó, và tháng vừa rồi, Trung Quốc đã phải kéo giàn khoan nước sâu của họ ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam đã tuyên bố. Các nhà phân tích ngay lập tức bắt đầu tranh luận ai “thắng” ai “thua”. Nhưng thực ra, ý nghĩa của mười tuần thử thách ý chí chủ yếu là các bài học rút ra bởi Bắc Kinh, Hà Nội và chính phủ các quốc gia cảm thấy bất an bởi tham vọng “chủ quyền không thể thay đổi được” của Trung Quốc.

Mẫu hình xâm lấn của Trung Quốc đã trở nên rõ ràng từ khi nước này trình lên Liên Hiệp Quốc năm 2009 một bản yêu sách rất rộng dựa vào một bản đồ không rõ ràng. Bắc Kinh đã dương oai diễu võ thể hiện sức mạnh hàng hải của minh kể từ đó, trục lợi từ sự bối rối và hoài nghi kéo dài tại nhiều thủ đô khác nhau, trong đó có Washington. Continue reading “Cách đối phó với lực lượng bán quân sự hùng hậu của Trung Quốc trên Biển Đông”

Tư tưởng Đặng Tiểu Bình đã hết thời

20111022_BKP001_0

Tác giả: Minxin Pei | Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh

Trung Quốc vừa mới tổ chức một chuỗi sự kiện quan trọng mà bên ngoài ít biết đến để kỉ niệm 110 năm ngày sinh của cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Nhưng cũng như nhiều buổi lễ chính trị khác tại Trung Quốc, chẳng mấy người thèm suy nghĩ về những gì đang được ca ngợi cũng như ý nghĩa sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình. Sự thật là, mặc dù Đặng Tiểu Bình đáng được ca ngợi vì đã giải thoát Trung Quốc khỏi vực sâu của chủ nghĩa Mao, “tư tưởng Đặng Tiểu Bình” – hay chủ nghĩa độc tài kiến tạo phát triển – đang chắn bước tương lai của Trung Quốc. Continue reading “Tư tưởng Đặng Tiểu Bình đã hết thời”

Những khoảng tối dân chủ ở châu Á

987007-imran-khan

Tác giả: Shashi Tharoor | Biên dịch: Nguyễn Phương Tú

Nền dân chủ ở châu Á gần đây đã tỏ ra dày dặn hơn nhiều người từng mong đợi, với các cuộc bầu cử công bằng và tự do đã cho phép những xã hội lớn và chia rẽ như Ấn Độ và Indonesia xoay xở vượt qua những cuộc chuyển giao chính trị quan trọng. Nhưng một số nền dân chủ châu Á – điển hình là Thái Lan và Pakistan – lại dường như đang đi lạc hướng.

Người Ấn Độ có nhiều kinh nghiệm với việc thay đổi chính phủ qua thùng phiếu bầu, và cuộc bầu cử năm nay – lần bầu cử thứ 16 của nước này kể từ sau độc lập năm 1947 – cũng không có gì khác. Trong cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu dân chủ lớn nhất thế giới này, cử tri Ấn Độ đã bác bỏ Liên minh Tiến bộ Thống nhất, đảng đã cầm quyền qua hai nhiệm kỳ, và đưa phần thắng về cho Đảng Bharatiya Janata do Narendra Modi dẫn dắt. Continue reading “Những khoảng tối dân chủ ở châu Á”

#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây

article-2650257-1e8689df00000578-786_964x704

Nguồn:John J. Mearsheimer, “Why the Ukraine Crisis Is the West’s Fault”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch và Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Bài liên quan: Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh 

Theo lối tư duy hiện đang thịnh hành ở phương Tây, cuộc khủng hoảng tại Ukraine có thể gần như được đổ lỗi hoàn toàn cho cuộc tấn công của Nga. Theo như mạch lập luận này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập Crimea để hiện thực hóa khát khao khôi phục lại đế chế Xô Viết đã tồn tại từ lâu, và ông ta rốt cuộc có thể làm điều tương tự với phần còn lại của Ukraine cũng như những quốc gia Đông Âu khác. Cũng theo quan điểm đó, việc Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ vào tháng 2/2014 chỉ mang lại một cái cớ cho Putin quyết định đưa lực lượng quân đội Nga chiếm giữ một phần lãnh thổ Ukraine. Continue reading “#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây”

Vở kịch của Chủ nghĩa Khủng bố

Foley001_3015027b

Tác giả: Robert Kaplan | Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Sự kiện nhà báo người Mỹ James Foley bị Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria (ISIS) chặt đầu không chỉ đơn thuần là một thảm kịch đáng ghê tởm. Đó còn là một đoạn phim được quay rất tinh vi và chuyên nghiệp với những biểu tượng được nhấn mạnh một cách có chủ đích. Foley mặc một chiếc áo liền quần màu da cam gợi nhớ tới các tù nhân Hồi giáo bị giam giữ bởi Hoa Kỳ tại nhà tù ở Guantanamo. Anh ấy thú tội một cách dõng dạc, như thể đã được diễn tập từ trước. Kẻ đã hành hình anh, đeo mặt nạ và mặc quần áo toàn màu đen, đưa ra một tuyên bố dài và đều đều với một chất giọng Anh rất bình tĩnh, một lần nữa, như thể đã được luyện tập trước. Tất cả mọi thứ diễn ra như thể vụ hành hình này chỉ là thứ yếu so với thông điệp mà nó đưa ra. Continue reading “Vở kịch của Chủ nghĩa Khủng bố”

Inflation dynamics and monetary policy transmission in Vietnam and emerging Asia

VietnamEconomy-621x321

Title: Inflation dynamics and monetary policy transmission in Vietnam and emerging Asia

Author: Rina Bhattacharya

Source: Journal of Asian Economics 34 (2014) 16–26

Abstract: This paper provides an overview of inflation developments in Vietnam in the years following the doi moi reforms, and uses empirical analysis to answer two key questions: (i) what are the key drivers of inflation in Vietnam, and what role does monetary policy play? and (ii) why has inflation in Vietnam been persistently higher than in most other emerging market economies in the region? It focuses on understanding the monetary policy transmission mechanism in Vietnam, and in understanding the extent to which monetary policy can explain why inflation in Vietnam has been higher than in other Asian emerging markets over the past decade. Continue reading “Inflation dynamics and monetary policy transmission in Vietnam and emerging Asia”

Điều gì giúp hình thành Hệ thống Bretton Woods?

BRETTON-articleLarge

Tác giả: Harold James & Domenico Lombardi | Biên dịch: Hà Quỳnh Hương

Việc tổ chức kỷ niệm 70 năm Hội nghị Bretton Woods, hội nghị đã thành lập Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, gần với những ngày kỷ niệm lịch sử như cuộc đổ bộ của Đồng Minh vào  Normandy cho thấy các nhà tổ chức đã tham vọng như thế nào. Thật vậy, trong bối cảnh khá lộn xộn thời đó, hội nghị đã nhắm tới việc tạo ra một khung khổ tiền tệ quốc tế ổn định có thể xem như một hòn đá tảng của một trật tự thế giới hòa bình. Và nó đã thành công – ít nhất là trong một thời gian.

Bretton Woods vẫn giữ được sự hấp dẫn mạnh mẽ của nó, bằng chứng là ít nhất ba cuốn sách gần đây về đề tài này đã đạt được thành công thương mại đáng kể. Điều gì làm cho một sự kiện mà trong đó một nhóm chủ yếu toàn đàn ông nói về tiền bạc lại thu hút đến như vậy? Continue reading “Điều gì giúp hình thành Hệ thống Bretton Woods?”

#206 – Sau vụ xử Bạc Hy Lai: Tham nhũng có đe dọa tương lai TQ?

130731181908-bo-xilai-timeline-12-story-top

Nguồn: Roderic Broadhurst & Peng Wang (2014).“After the Bo Xilai Trial: Does Corruption Threaten China’s Future?”, Survival: Global Politics and Strategy, 56:3, pp. 157-178.

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: “Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản 

Tham nhũng, đi liền với đó là thực phẩm độc hại, thuốc giả, sự lạm dụng quyền lực nghiêm trọng và tội phạm “xã hội đen” đã gây ra một chuỗi xì căng đan tại Trung Quốc. Nếu không tiến hành cải cách, những biến cố như vậy có thể nhanh chóng bào mòn tính chính đáng không chỉ của lực lượng cảnh sát và các cơ quan tư pháp, mà còn của chính đảng cầm quyền: Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vụ xét xử Bạc Hy Lai – cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh và là một trong 25 quan chức cấp cao trong Bộ chính trị – đã phơi bày vấn nạn tham nhũng mà cựu Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo rằng có thể dẫn tới “sự sụp đổ của Đảng và nhà nước”.[1] Continue reading “#206 – Sau vụ xử Bạc Hy Lai: Tham nhũng có đe dọa tương lai TQ?”

Trưng cầu dân ý Scotland: Nguồn gốc và tác động

referendum

Tác giả: George Friedman | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ý tưởng về một Scotland độc lập đã chuyển từ không tưởng sang rất khả quan. Dù trên thực tế nó có xảy ra hay không thì ý tưởng về việc khối liên hiệp đã tồn tại hơn 300 năm nay giữa Anh và Scotland có thể bị giải thể tự thân nó đã có nhiều tác động to lớn, đồng thời gây ra nhiều hệ lụy quan trọng đối với sự ổn định của châu Âu, thậm chí là toàn cầu.

Vương quốc Liên hiệp Anh là trung tâm quyền lực của hệ thống quốc tế từ sau Chiến tranh Napoléon đến Đệ nhị Thế chiến. Nó tạo nên một cấu trúc đế quốc đã định hình không chỉ hệ thống quốc tế mà còn cả trật tự chính trị nội bộ của nhiều quốc gia khác nhau như Hoa Kỳ và Ấn Độ. Continue reading “Trưng cầu dân ý Scotland: Nguồn gốc và tác động”

Chiến tranh kinh tế Nga – Phương Tây trong lịch sử

20140802_EUD001_0

Tác giả: Lê Hùng (tổng hợp)

Từ 0h00 ngày 12/9, EU quyết định áp đặt biện phạt trừng phạt kinh tế mới với Nga do cáo buộc là Nga có những hành động can thiệp tại Đông Ukraina. Những biện pháp trừng phạt mới này sẽ bao gồm: hạn chế các ngân hàng và doanh nghiệp Nga tiếp cận thị trường vốn châu Âu, nhất là các doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí, hạn chế xuất khẩu vào Nga các mặt hàng công nghệ cao, cấm đi lại và đóng băng tài sản với nhiều quan chức cấp cao của Nga.

Những tuyên bố trên ngay lập tức có tác dụng. Thị trường chứng khoán Nga bắt đầu chao đảo, tỷ giá đồng rúp – đô la Mỹ ngày 16/9 đã xuống thấp kỷ lục 38 rúp/01 đô la Mỹ (cụ thể là 38,68 rúp), đối với đồng euro – tỷ giá đã là 50,5 rúp/01 euro. Continue reading “Chiến tranh kinh tế Nga – Phương Tây trong lịch sử”

Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là ‘vô lý’

1-Khmer-Krom-Monks

Tác giả: Nguyễn Văn Huy

Trong khoảng thời gian gần đây, cộng đồng người Khmer Krom tại Campuchia đã liên tục tổ chức nhiều cuộc biểu tình trước sứ quán Việt Nam phản đối chính sách đất đai của Việt Nam.

Nguyên do của những cuộc xuống đường này là phát biểu của ông Trần Văn Thông, tham tán sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh, nói rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu trước khi Pháp chuyển giao lại cho Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 09/09/2014, ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia, cho biết: Continue reading “Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là ‘vô lý’”

Piketty và trường hợp Trung Quốc

_63517166_china_rich-poor_getty

Tác giả: Andrew Sheng & Xiao Geng | Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Phượng

Trong cuốn sách bán chạy nhất của ông “Tư bản trong thế kỉ 21”, Thomas Piketty[1] chỉ ra rằng chủ nghĩa tư bản làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng thông qua một số cơ chế, tất cả những cơ chế đó đều dựa trên quan điểm cho rằng r (lợi nhuận từ vốn) giảm chậm hơn so với g (tăng trưởng thu nhập). Trong khi cuộc tranh luận về tác phẩm của Piketty phần lớn tập trung vào các quốc gia có nền kinh tế tiên tiến, khái niệm cơ bản này lại phù hợp với tình hình kinh tế của Trung Quốc gần đây, và vì vậy xứng đáng được xem xét kĩ lưỡng hơn. Continue reading “Piketty và trường hợp Trung Quốc”

#205 – Con đường tái vũ trang của Nhật Bản

13.07.19_Turning_Point_1

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter One: The Trajectory of Japan’s Remilitarisation”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 21-34.

Biên dịch & Hiệu đính: Nông Thị Nghi Phương

Bài liên quan: Các bài về quá trình tái vũ trang của Nhật Bản

Nhật Bản thể hiện những đặc trưng của một quốc gia nửa vũ trang nửa phi vũ trang. Chương này cung cấp một cái nhìn tổng quát về chính sách an ninh và tình hình vũ trang của Nhật Bản từ hậu Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đến thời kỳ đương đại, với trọng tâm cụ thể là những diễn biến trong vòng thập kỷ gần đây nhất nhằm đưa ra bối cảnh và các tiêu chuẩn cần thiết cho việc đánh giá quy mô tái vũ trang dưới thời Koizumi và những người kế nhiệm ông. Continue reading “#205 – Con đường tái vũ trang của Nhật Bản”

Thế kỉ Trung Quốc?

ST-Seah Kwang Peng -LKY & Schmidt

Phạm Thị Hoài lược dịch

Cuộc trò chuyện kéo dài ba ngày mới đây giữa hai chính khách kì cựu, một ở phương Đông và một ở phương Tây: cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và cựu Thủ tướng Đức Helmut Schmidt (Đảng Dân chủ Xã hội) có thể cung cấp cho người đọc Việt Nam một số góc nhìn tham khảo về những đề tài lớn, đặc biệt về sự dịch chuyển quyền lực, sự phân cực trên thế giới và vai trò của Trung Quốc trong thế kỉ này. Continue reading “Thế kỉ Trung Quốc?”

Trung Quốc và Hồng Kông: Chúng tôi cử, các anh bầu

Hong Kong, Sunday, Sept. 28, 2014. (AP Photo/Vincent Yu)

Tác giả: George Chen | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trung Quốc lo sợ dân chủ sẽ lan truyền vào đại lục nếu cho phép phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông.

Mười bảy năm sau khi nắm quyền kiểm soát đối với Hồng Kông và cam kết thực hiện phổ thông đầu phiếu ở vùng lãnh thổ này, Bắc Kinh đã biến nguyên tắc mỗi người một phiếu trở nên vô nghĩa bằng cách tự cho mình đặc quyền lựa chọn ứng cử viên. Trong khi Hồng Kông gồng mình trước cú sốc từ sự đảo ngược xu thế dân chủ hóa này, cộng đồng quốc tế nghi ngại về tương lai của Hồng Kông và vị thế của họ trong con mắt của thế giới.

Năm 1997, Hồng Kông trở về với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng lời hứa từng bước chuyển đổi sang một chính quyền dân cử. Năm 2010, Trung Quốc làm dấy lên hi vọng rằng trong cuộc bầu cử năm 2017, quyền phổ thông đầu phiếu có thể sẽ được áp dụng với các chi tiết cụ thể sẽ được làm rõ sau. Continue reading “Trung Quốc và Hồng Kông: Chúng tôi cử, các anh bầu”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.14): Chủ nghĩa bảo thủ mới và trật tự thế giới mới

gty_ronald_reagan_birthday_memorial_lpl_130206_wmain

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 14.

“Tôi luôn tin tưởng rằng một sự sắp đặt thánh thần nào đó của tạo hóa đã khiến cho châu lục rộng lớn nằm giữa hai đại dương này được tìm thấy bởi những người có một tình yêu cháy bỏng đối với tự do và một lòng dũng cảm đặc biệt”

– Thống đốc bang California, Ronald Reagan, 1974

Một xã hội trong thời kỳ quá độ

Bước sang thập niên 1980, sự thay đổi trong cấu trúc xã hội Mỹ vốn đã được bắt đầu từ nhiều năm, thậm chí từ nhiều thập niên trước đây, đã trở nên rõ ràng. Cơ cấu dân cư và những ngành nghề, những kỹ năng quan trọng nhất trong xã hội Mỹ đã có những đổi thay căn bản.

Sự thống trị của ngành dịch vụ trong nền kinh tế đã trở nên không thể phủ nhận. Cho đến giữa những năm 1980, có 3/4 số công nhân viên làm việc trong khu vực dịch vụ. Họ là các nhân viên bán lẻ, nhân viên văn phòng, giáo viên, thầy thuốc và các viên chức chính phủ. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.14): Chủ nghĩa bảo thủ mới và trật tự thế giới mới”

#204 – Phân tích chính sách đối ngoại

2013-09-12-BZSSR

Nguồn: Baris Kesgin, “Foreign Policy Analysis”, in John T. Ishiyama and Marijke Breuning (eds), 21st Century Political Science: A Reference Handbook (Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, 2011), pp. 336- 343.

Biên dịch: Đào Tuấn Ninh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các bài về phân tích chính sách đối ngoại

Trong lĩnh vực Quan hệ quốc tế, nghiên cứu học thuật về chính sách đối ngoại đã xuất hiện từ những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỉ trước. Điều này có nghĩa là Phân tích chính sách đối ngoại vẫn còn là một lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành tương đối mới. Tuy nhiên, lượng văn liệu về lĩnh vực này lại đa dạng và phong phú. Như những gì sẽ được bàn luận ở các phần sau cho thấy, Phân tích chính sách đối ngoại đã phát triển qua những giai đoạn nhất định kể từ lúc xuất hiện Continue reading “#204 – Phân tích chính sách đối ngoại”

Hiệp định 123 Việt-Mỹ hỗ trợ nhu cầu điện của Việt Nam

9190668190_d37bf4008f_c_800

Tác giả: Duong Tran | Biên dịch: Lê Văn Sang

Việt nam có nhu cầu cấp thiết trong việc nâng cao khả năng sản xuất điện nếu muốn duy trì mức độ tăng trưởng như hiện nay. Chính phủ Việt nam đã đặt ra một kế hoạch tham vọng để thỏa mãn nhu cầu điện trong tương lai, nhưng làm sao tận dụng được nhiều nguồn năng lượng vẫn còn là một thách thức. Trong phạm vi vấn đề này, thỏa thuận hợp tác hạt nhân Việt-Mỹ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình ngành sản xuất điện của đất nước này trong nhiều thập kỷ tới. Continue reading “Hiệp định 123 Việt-Mỹ hỗ trợ nhu cầu điện của Việt Nam”