Tố chất nào của người Hoa?

article-2212963-155860FF000005DC-408_634x422

Tác giả: Lưu Du | Biên dịch: Phạm Thị Hoài

Nhiều người hẳn biết rằng một số khái niệm đặc sắc trong tiếng Trung rất khó dịch sang tiếng Anh, thí dụ đột kích thủ (突击手) [1], bất chiết đằng (不折腾) [2], tinh thần văn minh (精神文明), ban tử kiến thiết(班子建设) [3]… Ai dịch được huyết nhiễm đích phong thái (血染的风采) [4] thì tôi xin tặng ngay cờ luân lưu. Tố chất (素质) là một trong những từ như thế.

“Người Hoa tố chất kém, vì thế Trung Quốc không nên…” Câu này phổ biến tới mức nếu không đi cùng với hai từ kém và người Hoa thì từ tố chất như thể bơ vơ lạc lõng. Nhưng dịch tố chất như thế nào đây? Dịch thành quality có vẻ hợp hơn cả. Tuy nhiên, thử nghĩ kĩ thì câu tiếng Anh Continue reading “Tố chất nào của người Hoa?”

Doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc và phép thử ở Biển Đông

344faer

Tác giả: M. Bowman, G. Gilligan & J. O’Brien | Biên dịch: Cảnh Mai Hương

Vào đầu tháng 5, giàn khoan dầu HD-981 (Haiyang Shiyou – 981) của Trung Quốc đã vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa đang bị tranh chấp trên biển Đông. Giàn khoan này thuộc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) và được vận hành bởi Công ty TNHH Dịch vụ Giếng dầu Trung Hải (China Oilfield Services Limited). Giàn khoan này được triển khai với sự chấp thuận của Bắc Kinh để tiến hành khoan thăm dò cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) – một doanh nghiệp khác cũng trực thuộc nhà nước. Continue reading “Doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc và phép thử ở Biển Đông”

Hiến pháp tạm thời của Thái Lan: Tiến đến một nền dân chủ phản bầu cử

Thailand Coup Leader-3

Tác giả: Puangthong Pawakapan | Biên dịch: Vũ Trọng Toàn

Vào ngày 22/7/2014, hai tháng sau cuộc đảo chính quân sự, quân đội Thái Lan ban hành một bản Hiến pháp tạm thời được ký bởi nhà vua Bhumibol Adulyadej. Với quyền lực tối thượng được đặt trong tay tướng Prayuth Chan-Ocha, người đứng đầu Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia (NCPO), lời mở đầu của bản hiến pháp tạm thời hứa hẹn sẽ nhổ tận rễ nạn tham nhũng, mang đến “cải cách” và sau đó là “nền dân chủ thực sự” cho xã hội Thái Lan. Continue reading “Hiến pháp tạm thời của Thái Lan: Tiến đến một nền dân chủ phản bầu cử”

#197 – Vai trò truyền thông Hoa Kỳ trong sự sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm

ngo-diemx-large

Nguồn: Zi Jun Toong (2008). “Overthrown by the Press: The US Media’s Role in the Fall of Diem”, Australian Journal of American Studies, Vol.27, No.1, pp. 56-72.>>PDF

Biên dịch: Đỗ Hải Yến| Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 1963 là năm mà các tín đồ Phật giáo ở miền Nam Việt Nam được cả thế giới chú ý đến. Thông qua các cuộc biểu tình, văn chương phản kháng, các vụ tuyệt thực và tự thiêu, các tín đồ Phật giáo đã phản đối sự phân biệt đối xử nhằm vào họ kể từ thời thực dân Pháp, và sau đó là dưới thời chính quyền Công giáo của Ngô Đình Diệm do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Diễn ra trong bối cảnh thời kỳ Chiến tranh Lạnh của chủ nghĩa toàn cầu, các tín đồ Phật giáo này nhận thức rằng sự xuất hiện của các cố vấn Mỹ – và quan trọng hơn cả là báo chí quốc tế – tại miền Nam Việt Nam như một phần của nỗ lực chiến tranh chống lại Chủ nghĩa cộng sản, đã cho họ cơ hội công khai sự đấu tranh của mình trước thế giới và thúc đẩy phong trào của họ. Continue reading “#197 – Vai trò truyền thông Hoa Kỳ trong sự sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm”

“Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản

xi-jinping-speech-story-top

Tác giả: Gordon G. Chang | Biên dịch: Phan Trinh

“Tập Cận Bình, giống Gorbachev, muốn làm điều vĩ đại để cải cách một hệ thống bệnh hoạn. Nhưng cũng như lãnh tụ cuối của Liên Xô cũ, Tập vừa kích hoạt những chuyển biến mà ông không thể kiểm soát được.”

Sống-chết, mất-còn

“Tôi không màng mình sẽ  sống hay chết, tiếng tăm mình sẽ còn hay mất, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng này.” Tập Cận Bình đã mạnh miệng như thế, trong một phiên họp kín của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 26/6 vừa qua. Lãnh tụ nhiều tham vọng họ Tập cũng nhắc đến hai đội quân, một bên là đội quân “tham nhũng”, bên kia là đội quân “chống tham nhũng”, và hai lực lượng, theo ông, đang lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan.” Continue reading ““Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản”

Gorbachev: Anh hùng bất đắc dĩ

gorbachev

Tác giả: Victor Sebestyen | Biên dịch: Nguyễn Phương Tú | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Mikhail Gorbachev được phương Tây âm thầm ca ngợi, nhưng lại bị phớt lờ ở Moscow. Tuy nhiên ở cả hai nơi này, danh tiếng của ông đều dựa trên việc cải tổ thất bại một hệ thống đang hấp hối mà ông ta từng đặt trọn niềm tin.

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên cách đây không lâu, Mikhai Gorbachev hồi tưởng lại những năm tháng của ông trên đỉnh cao quyền lực ở Liên Xô. Khi đã vào luồng vấn đề thì thường rất khó để ngắt lời ông. Nhưng lần này thì ông lại ngập ngừng, im lặng trong một lúc lâu và nhìn chằm chằm vào người phỏng vấn một cách khó chịu với cặp mắt soi mói. “Anh biết không, bây giờ tôi có thể vẫn đang ở đó, trong điện Kremlin”, ông nói. “Nếu tôi bị thôi thúc chỉ vì quyền lực cá nhân, có lẽ tôi vẫn còn sở hữu nó… Continue reading “Gorbachev: Anh hùng bất đắc dĩ”

#196 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 11): “Công thức Rothschild” giúp trục lợi từ chiến tranh

rothschild

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Rothschild Formula”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 11.

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island 

Nội dung chính: Sự trỗi dậy của gia tộc Rothschild ở châu Âu; truyền thống của các nhà tài chính trong việc thu lợi từ cả hai phía của xung đột vũ trang; công thức chuyển chiến tranh thành nợ và chuyển nợ quay ngược lại chiến tranh.

Cho đến giờ chúng ta đã theo sát các nhà khoa học chính trị và tiền tệ trong chủ đề về tiền cùng với lịch sử thao túng nó. Bây giờ ta sẽ vòng lại một chút dọc theo con đường song song để xem xét cùng khung cảnh lịch sử đó dưới một góc độ khác. Continue reading “#196 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 11): “Công thức Rothschild” giúp trục lợi từ chiến tranh”

Tranh chấp biển Đông: Triển vọng và những vấn đề của COC

30191247-01_big

Tác giả: Trương-Minh Vũ, Nguyễn Thế Phương 

Kể từ khi căng thẳng leo thang tại biển Đông vào đầu năm 2014, việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử (COC) đã trở nên cấp bách. Các Bộ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc và ASEAN gặp nhau tại thủ đô Naypyitaw vào cuối tuần trước đã đồng ý đẩy nhanh việc đàm phán để xây dựng nên một COC mang tính ràng buộc pháp lý. Liệu có thể có một kết thúc khả quan cho COC?

Trong bình luận của mình trên RSIS vào ngày 2 tháng 6 năm 2014 với tựa đề A Tale of Three Fears: Why China Does Not Want to Be No 1 (Tạm dịch: Câu chuyện về ba nỗi sợ: Tại sao Trung Quốc không muốn đứng đầu), tác giả Kai He đã chỉ ra rằng làm thế nào mà việc ký kết một bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông có thể là bước đầu tiên để Trung Quốc trở thành một lãnh đạo toàn cầu. Continue reading “Tranh chấp biển Đông: Triển vọng và những vấn đề của COC”

Có phải Trung Quốc đã lùi bước trên biển Đông?

pix1_072514

Tác giả: Alexander L. Vuving | Biên dịch: Vũ Thành Công

Trong 75 ngày tính từ 2/5/2014, Trung Quốc đã đơn phương triển khai giàn khoan 1 tỷ đô la HYSY-981 (hay còn gọi là HD-981) khoan thăm dò tại vùng biển thuộc Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Theo tuyên bố đầu tiên, giàn khoan dự kiến sẽ lưu lại khu vực đến 15/8/2014, nhưng vào 15/7/2014, Trung Quốc tuyên bố giàn khoan đã hoàn thành công việc và sẽ được di chuyển tới Đảo Hải Nam. Việc di chuyển giàn khoan HD-981 cũng đơn phương và bất ngờ như lúc nó được triển khai. Được biết khi giàn khoan neo đậu tại khu vực thuộc vùng biển tranh chấp, nó đã làm bùng phát cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong quan hệ Việt – Trung kể từ năm 1988. Continue reading “Có phải Trung Quốc đã lùi bước trên biển Đông?”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.13): Những thập niên của sự thay đổi 1960-1980

Vietnamdem

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 13.

“Tôi mơ ước có một ngày kia, trên những ngọn đồi cháy đỏ bang Georgia, con cái của những người nô lệ và của chủ nô xưa có thể ngồi bên nhau như những người anh em”
– Martin Luther King Jr, 1963

Đến năm 1960, nước Mỹ đã sắp sửa chứng kiến sự thay đổi xã hội lớn lao. Xã hội Mỹ luôn là một xã hội cởi mở và linh hoạt hơn bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới. Tuy nhiên, xã hội Mỹ cho đến thời điểm đó vẫn do người da trắng thống trị. Trong những năm 1960, các nhóm dân cư trước kia không có tiếng nói hoặc bị coi là thuộc tầng lớp dưới đã trở nên mạnh mẽ hơn và đã đạt được thành công trong việc đòi quyền dân sự ở các phong trào như: phong trào của người Mỹ gốc Phi, của người da đỏ, phụ nữ, con cái của các dân tộc da trắng mới nhập cư và người châu Mỹ La-tinh. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.13): Những thập niên của sự thay đổi 1960-1980”

Tư tưởng của Weber về quan hệ giữa tôn giáo và phát triển

weber

Biên dịch: Phạm Hồng Anh

Lời mở đầu

Max Weber là một trong ba nhà triết học có khả năng giải thích cho chúng ta một cách cặn kẽ nhất về hệ thống kinh tế đặc thù có tên gọi Chủ nghĩa tư bản (Karl Marx và Adam Smith là hai người còn lại).

Sinh ra tại Erfurt, Đức vào năm 1864, Weber lớn lên trong bối cảnh đất nước của ông chấn động bởi những biến chuyển mạnh mẽ bắt nguồn từ Cuộc Cách mạng Công nghiệp. Các thành phố bùng nổ diện tích, những công ty lớn được hình thành, một thế hệ lãnh đạo quản lý mới dần thay thế sự thống trị của tầng lớp quý tộc cũ. Continue reading “Tư tưởng của Weber về quan hệ giữa tôn giáo và phát triển”

#195 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 2)

Gorbachev_and_Reagan_1988-11

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “The Cold War” (Chapter 5), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 115-156.[1]

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Phần còn lại của Chiến tranh Lạnh

Vào năm 1952, Dwight Eisenhower được bầu làm tổng thống với cam kết đưa ra trong chiến dịch tranh cử là kết thúc chiến tranh Triều Tiên và tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Đảng Cộng hòa cho rằng chính sách ngăn chặn là một sự thỏa hiệp hèn nhát đối với chủ nghĩa cộng sản. Chính sách đúng đắn phải là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên trong vòng 6 tháng, thực tế đã cho thấy việc tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản là quá nguy hiểm vì có thể dẫn tới chiến tranh hạt nhân. Sau khi Stalin mất năm 1953, các mối quan hệ vốn đóng băng trở nên ấm lên dần dần. Continue reading “#195 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 2)”

Thất bại thảm hại của Trung Quốc trên Biển Đông

pix5_080414

Tác giả: Bill Hayton | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dù Bắc Kinh hi vọng đạt được điều gì qua việc triển khai giàn khoan HD-981 đi chăng nữa– dầu mỏ, lợi thế lãnh thổ, hay các lợi ích chiến lược dài hạn – thì tất cả đều không đem lại kết quả.

Dù đánh giá bằng bất kỳ thước đo nào, chuyến phiêu lưu khoan dầu gần đây trên biển Đông của Trung Quốc cũng đều là thảm họa. Không có chút dầu mỏ mới nào đến tay người tiêu dùng Trung Quốc, nước này không chiếm được vùng lãnh thổ mới trên biển nào, và lợi thế khu vực lại rơi vào tay Hoa Kỳ. Tình đoàn kết ASEAN được giữ vững và vị thế của các phe nhóm “thân Bắc Kinh” ở các nước có vai trò trọng yếu, đặc biệt là Việt Nam, đã bị suy yếu nghiêm trọng. Continue reading “Thất bại thảm hại của Trung Quốc trên Biển Đông”

Chính sách của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông từ 1995 đến nay

bilde

Tác giả: M. Taylor Fravel | Biên dịch: Trần Quang

Chính sách của Mỹ đối với Biển Đông thay đổi và vận động phụ thuộc cơ bản vào việc các tranh chấp sẽ diễn biến như thế nào, hành vi của Trung Quốc hung hăng hay hòa dịu, hợp tác. Với tình hình tranh chấp và hành vi của Trung Quốc thời gian gần đây, chắc chắn Mỹ sẽ tăng cường đẩy mạnh sự can dự của mình vào vấn đề Biển Đông.

Tóm tắt nội dung

Chính sách của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông có 4 đặc điểm. Đầu tiên, Mỹ sẽ có sự thay đổi về chính sách nhằm đối phó với những thay đổi về mức độ căng thẳng trong tranh chấp. Thứ hai, Continue reading “Chính sách của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông từ 1995 đến nay”

#194 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 1)

the-cold-war-era

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “The Cold War” (Chapter 5), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 115-156.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Với nửa đầu đầy bạo lực, đặc điểm nổi bật nhất của nửa sau thế kỷ 20 là sự vắng bóng của Chiến tranh thế giới lần thứ ba. Thay vào đó là cuộc Chiến tranh lạnh, một thời kỳ thù địch căng thẳng mà không có cuộc chiến nào trên thực tế. Sự thù nghịch này căng thẳng đến mức mà nhiều người nghĩ rằng sẽ có một cuộc xung đột vũ trang giữa các siêu cường. Giao tranh đã xảy ra nhưng chỉ ở khu vực ngoại biên mà không diễn ra trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô. Continue reading “#194 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 1)”

Trung Quốc và rủi ro từ hệ thống ngân hàng ngầm

Shanghai financial district

Tác giả: Daniel Kollar | Biên dịch: Cảnh Mai Hương

Trong khi Giấc Mộng Trung Hoa là lý tưởng và bình lặng thì Thực Tế Trung Hoa có nhiều khả năng sẽ trở thành ác mộng. Mới gần đây, Trung Quốc đã phải chịu bẽ mặt với lần đầu tiên vỡ nợ trái phiếu công ty, kéo theo đó là sự vỡ nợ của trái phiếu “rác” hay trái phiếu có lợi tức cao. Trong các tháng tới đây, một số lượng lớn các sản phẩm tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc sẽ tới kì hạn thanh toán – trong đó một lượng không nhỏ sẽ không có khả năng trả đủ lãi suất chứ chưa nói đến tiền gốc ban đầu. Continue reading “Trung Quốc và rủi ro từ hệ thống ngân hàng ngầm”

HD-981: Việt Nam không hề thúc thủ trước Trung Quốc

all-about-south-china-sea-dispute

Tác giả: Carl Thayer

Việc Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam ngày 15/07/2014 đã dẫn đến một cuộc tranh luận giữa các học giả về việc ai thắng ai thua trong cuộc đọ sức kéo dài hơn hai tháng. Theo chuyên gia Carl Thayer, rõ ràng là Việt Nam đã không khuất phục trước sức ép của Bắc Kinh.  Continue reading “HD-981: Việt Nam không hề thúc thủ trước Trung Quốc”

Trung Quốc và tương lai địa chính trị của Châu Á

China_US

Tác giả: Mohan Malik | Biên dịch: Viết Tuấn | Hiệu đính: Kim Minh

Giáo sư Mohan Malik cho rằng đây là thập kỷ của những chuyển giao quyền lực ở Châu Á, trong đó Trung Quốc đóng vai trò quan trọng quyết định cục diện ở khu vực.

Hội nghị Shangri-la gần đây ở Singapore đã chứng kiến những đối đáp có phần gay gắt giữa Trung Quốc và các bên tham dự khác. Việc Bắc Kinh triển khai giàn khoan cùng hơn 80 tàu bảo vệ ra Biển Đông, chỉ bốn ngày sau “chuyến thăm mang tính trấn an” của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới các nước láng giềng Đông Á của Trung Quốc vào tháng 4 năm 2014, được xem là hành động khiêu khích có tính toán. Continue reading “Trung Quốc và tương lai địa chính trị của Châu Á”

#193 – Yêu sách đường chữ U của TQ có phù hợp với luật quốc tế không?

Ushape

Nguồn: Masahiro Miyoshi (2012). “China’s “U-Shaped Line” Claim in the South China Sea: Any Validity Under International Law?”, Ocean Development & International Law, Vol. 43, No. 1, pp. 1-17.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thùy Anh, Phan Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Võ Ngọc Diệp

Bài liên quan: Hội chứng “thêu dệt ký ức” của Trung Quốc

Yêu sách gần đây của Trung Quốc về khu vực“đường chữ U” rộng lớn trên biển Đông, liên quan đến các quần đảo đang tranh chấp là Trường Sa và Hoàng Sa, đã làm dấy lên những chỉ trích nghiêm trọng không chỉ từ các quốc gia láng giềng, mà còn từ một số quốc gia ngoài khu vực. Yêu sách này cũng đã đưa đến hàng loạt các câu hỏi mang tính lý thuyết, bao gồm liệu các yêu sách danh nghĩa lịch sử (historic title claims) mà không có bằng chứng cụ thể có giá trị theo luật quốc tế hay không. Bài viết đi sâu nghiên cứu vấn đề này và các vấn đề khác xoay quanh tuyên bố “đường chữ U” của Trung Quốc. Continue reading “#193 – Yêu sách đường chữ U của TQ có phù hợp với luật quốc tế không?”

Liệu Putin có thể sống sót?

hi-putin-852-cp-03451715-8col

Tác giả: George Friedman | Biên dịch: Nguyễn Phương Tú

Bài liên quan: Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

Nhiều người cho rằng Vladimir Putin điều hành nước Nga như một kẻ độc tài, từng uy hiếp và loại trừ những kẻ chống đối, đồng thời tạo ra một mối đe dọa lớn đối với những nước xung quanh. Đó là một quan điểm hợp lý, nhưng có lẽ nó cần được suy xét lại trong hoàn cảnh những sự kiện gần đây.

Ukraine và nỗ lực để đảo ngược sự suy thoái của nước Nga

Trước hết hiển nhiên phải bắt đầu từ Ukraine. Đây là quốc gia có ý nghĩa chiến lược quan trọng, được Nga xem như một nước đệm để chống lại phương Tây, và là con đường vận chuyển năng lượng sang châu Âu – một yếu tố nền tảng của kinh tế Nga. Continue reading “Liệu Putin có thể sống sót?”